Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vđv năng khiếu chạy 400m giai đoạn chuyên môn hóa...

Tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vđv năng khiếu chạy 400m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13 15

.PDF
28
741
134

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO VŨ QUỲNH NHƯ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN VẬN ĐỘNG VIÊN NĂNG KHIẾU CHẠY 400M GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ BAN ĐẦU LỨA TUỔI 13-15 Chuyên ngành : Huấn luyện thể thao. Mã số : 62.14.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 2 Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Chung Thủy 2. GS.TS Nguyễn Đại Dương Phản biện 1: GS.TS Lê Quý Phượng Trường Đại học TDTT Tp.HCM Phản biện 2: PGS.TS Phạm Xuân Thành Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Phản biện 3: TS Đàm Quốc Chính Tổng cục Thể dục thể thao Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2017. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2. Thư viện Viện khoa học Thể dục thể thao. 3. Thư viện Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. 3 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Quỳnh Như (2014), “Đặc điểm tâm, sinh lý và hình thái của VĐV chạy cự ly 400m”, Tạp chí Khoa học thể thao (3), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 2. Vũ Quỳnh Như (2014), “Đặc điểm tố chất thể lực chuyên môn trong huấn luyện VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu”, Tạp chí Khoa học thể thao (4), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Vũ Quỳnh Như (2016), “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nữ VĐV chạy 400m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15”, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao (3), Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 4. Vũ Quỳnh Như (2016), “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nam VĐV chạy 400m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15”, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao (4), Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 4 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình đổi mới giáo dục, Giáo dục Thể chất (GDTC) ở cấp Tiểu học vùng Tây - Tây Bắc có một vị trí đặc biệt: là môn học có thể tích hợp nhiều nội dung giáo dục; là phương tiện và môi trường thuận lợi để phát triển khả năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngôn ngữ và thực hành tiếng Kinh của trẻ; trang bị kiến thức và kỹ năng tiến hành các hoạt động vui chơi giải trí, góp phần cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần cho đông đảo trẻ em các dân tộc ít người. Tuy nhiên, GDTC ở cấp Tiểu học vùng Tây Tây Bắc (gồm 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) vẫn còn nhiều nhiều trở ngại về các mặt: trường, lớp phân tán; hơn 88% học sinh là con em đồng bào các dân tộc ít người; nội dung chương trình chưa phù hợp với năng lực vận động của học sinh; kế hoạch dạy học và cấu trúc nội dung giờ học chưa hợp lý; đội ngũ giáo viên chuyên trách còn thiếu, tình trạng giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp được phân công kiêm nhiệm giờ học Thể dục còn diễn ra phổ biến; thiết bị và dụng cụ phục vụ môn học vô cùng thiếu thốn, chưa đáp ứng điều kiện tập luyện, vui chơi theo nhu cầu của học sinh. Từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất nội khóa trong các trường Tiểu học vùng Tây - Tây Bắc Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu của đề tài hướng tới mục đích góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo nói chung, GDTC nội khóa nói riêng trong các nhà trường tiểu học vùng Tây - Tây Bắc. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng GDTC nội khóa trong các nhà trường tiểu học vùng Tây Tây Bắc. Mục tiêu 2: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa trong các nhà trường tiểu học vùng Tây - Tây Bắc. Giả thuyết khoa học Hiệu quả GDTC nội khóa trong các nhà trường tiểu học vùng Tây - Tây Bắc còn thấp, nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó là do: - Nội dung chương trình chưa phù hợp với năng lực vận động của học sinh. - Kế hoạch dạy học và cấu trúc nội dung giờ học chưa hợp lí. 5 - Nội dung GDTC nội khóa chưa được vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động vui chơi sau giờ học của học sinh. Thực trạng đó có thể được khắc phục một cách có hiệu quả nếu quá trình nghiên cứu đề ra được những giải pháp đảm bảo tính khoa học và khả thi. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài đã đánh giá được những hạn chế cơ bản trong GDTC nội khóa cấp tiểu học vùng Tây - Tây Bắc: - Nhiều bài tập vận động không còn phù hợp với trình độ thể lực, năng lực vận động của học sinh các lứa tuổi tiểu học. - Cấu trúc nội dung và kế hoạch dạy học trong từng tiết học kém hiệu quả, thiếu đồng bộ, không cho phép tạo ra lượng vận động cần thiết để thực hiện mục tiêu của môn học, tiết học. - Sự phân tán về hệ thống trường, lớp đã dẫn đến thực trạng: 42% số tiết học thể dục không có giáo viên chuyên trách Thể dục thể thao (TDTT) đảm nhiệm. - Cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ hoạt động dạy và học môn thể dục không đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình môn học ở hầu hết các nhà trương. - Sự thiếu cân đối, thiếu phù hợp giữa nội dung và thời lượng dành cho mỗi tiết học đã làm cho việc tổ chức giờ học trở nên hình thức, kém hiệu quả. - Trình độ thể lực của học sinh không có sự tăng trưởng sau mỗi năm học. Đề tài xây dựng được 3 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa trong các nhà trường tiểu học vùng Tây - Tây Bắc: - Đổi mới bài tập rèn luyện kỹ năng vận động (KNVĐ) cơ bản theo hướng đảm bảo tính toàn diện về nội dung và phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. - Đổi mới cấu trúc nội dung tiết học Thể dục theo hướng đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả. - Tổ chức trò chơi vận động cho học sinh vào giờ ra chơi giữa giờ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các giải pháp trên trong vòng 2 năm tại một số trường tiểu học vùng Tây – Tây Bắc. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh các giải pháp là phù hợp môi trường giáo dục thể chất học sinh Tiểu học (HSTH) vùng Tây - Tây Bắc góp phần nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa và phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 144 trang: Mở đầu (4 trang); Chương 1, Tổng quan những vấn đề nghiên cứu (42 trang); Chương 2, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (11 trang); Chương 3, Kết quả nghiên cứu và bàn 6 luận (83 trang); Kết luận và kiến nghị (4 trang). Với tổng số 58 bảng; 3 biểu đồ, 100 tài liệu tham khảo và 5 phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1.1.1. Vị trí và sự phát triển của Giáo dục Tiểu học trong hệ thống giáo dục phổ thông Giáo dục Tiểu học (GDTH) có vị trí rất quan trọng là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục đào tạo. Trải qua các thời kỳ phát triển, công tác giáo dục cấp tiểu học ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn về hệ thống trường lớp, CSVC trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, phương pháp... đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 1.1.2. Khái quát về cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam Hệ thống trường, lớp ngày càng được phát triển mở rộng, đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng với qui mô và số lượng rộng và nhiều hơn so với cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông. Thực hiện chương trình tiểu học mới từ năm 2006 đến nay cho thấy chương đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn đổi mới. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển chương trình đã dần bộc lộ những hạn chế cần phải có sự đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của xu thế mới. 1.1.3. Định hướng đổi mới Giáo dục tiểu học theo hướng căn bản và toàn diện Khái quát nội dung đổi mới giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết 29NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD và ĐT); Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015. 1.2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Thể chất trường học Thông qua Quan điểm, Đường lối của Đảng và Nhà nước về GDTC trường học từ năm 1945 đến nay cho thấy: TDTT nói chung và GDTC trường học nói riêng là một công tác cách mạng, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện. 1.2.2. Vị trí và tầm quan trọng của Giáo dục Thể chất trong Giáo dục tiểu học Là một môn học thuộc chương trình Giáo dục cấp Tiểu học; là nội dung quan trọng để thực hiện chức năng giáo dục toàn diện cho học sinh. Là phương tiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả chức năng liên kết và tích hợp các nội dung giáo dục cho HSTH. 1.2.3. Đặc điểm của chương trình Giáo dục Thể chất nội khóa cấp tiểu học 7 Tổng số tiết học dành cho môn thể dục ở cấp tiểu học là 315 tiết, chiếm 7,96% thời lượng chương trình (3.955 tiết); là một trong ba môn (trên tổng số 11 môn) được dạy liên tục từ lớp 1 đến lớp 5, có thời lượng đứng thứ ba trong toàn chương trình (sau môn toán – 1.619 tiết và môn Tiếng Việt – 840 tiết). 1.2.4. Đặc điểm phương pháp dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực cho học sinh Tiểu học GDTC trong GDTH chủ yếu sử dụng các bài tập vận động đơn giản để hình thành và phát triển các loại hình KNVĐ cơ bản cho học sinh lứa tuổi từ 7 đến 11 tuổi; thông qua đó phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là khả năng phối hợp vận động. 1.3. ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÙNG TÂY – TÂY BẮC 1.3.1. Khái quát vùng Tây – Tây Bắc Tây – Tây Bắc là vùng miền núi biên giới chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người sinh sống, điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thời tiết phức tạp, kinh tế xã hội chậm phát triển. Song đây là nơi có kho tàng văn hóa phong phú đa dạng, có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch, điện … 1.3.2. Đặc điểm về hệ thống trường lớp, giáo viên và học sinh cấp Tiểu học Về nhà trường Để đáp ứng nhu cầu học tập và khả năng đến trường của học sinh, mỗi nhà trường Tiểu học của vùng Tây - Bắc được phân bố thành nhiều điểm trường và điểm lớp. Tính đến năm học 2014 - 2015, vùng Tây - Tây Bắc có 605 trường Tiểu học (điểm trường chính), chiếm tỷ lệ 59,4% trên tổng số 1.018 trường phổ thông các cấp; có 2.475 điểm trường lẻ, trung bình mỗi điểm trường chính có 4,1 điểm trường lẻ. Về lớp học Toàn cấp tiểu học có 12.733 lớp học, trong không ít lớp học vẫn tồn tại tình trạng có học sinh ở nhiều trình độ khác nhau (lớp ghép, lớp nhô). Về học sinh Tính đến năm học 2014 – 2015, toàn cấp tiểu học có 236.259 học sinh, trong đó có 208.676 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 88,33%. Số liệu thống kê nêu trên đã phản ánh một cách khách quan những khó khăn trong tổ chức và quản lý đào tạo đối với cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc. 1.3.3. Đặc điểm tổ chức dạy và học cấp tiểu học vùng Tây – Tây Bắc Đến năm 2014, số trường tổ chức dạy học 2 buổi / ngày chỉ có thể thực hiện được chủ yếu ở các điểm trường chính, hầu hết các điểm trường lẻ chưa thể triển khai thực hiện do điều kiện CSVC còn nhiều thiếu thốn. Về tổ chức giảng dạy, hầu hết ở các điểm trường lẻ, GVCN lớp đồng thời kiêm nhiệm giảng dạy tất cả các môn học thuộc cấp học và lớp học. 8 Tình trạng tổ chức lớp học theo hình thức “lớp nhô”, “lớp ghép” đã hạn chế đáng kể chất lượng dạy và học của toàn cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc. 1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.4.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề vấn đề nghiên cứu Khái niệm về Giáo dục thể chất; khái niệm về giải pháp; khái niệm về hiệu quả; khái niệm về tiết học; khái niệm về tài liệu giảng dạy. 1.4.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan Các công trình nghiên cứu đã phản ánh thực trạng thể chất của HSTH nước ta qua các giai đoạn, là cơ sở quan trọng để xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT) và hoạch định công tác GDTC ở cấp tiểu học. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa trong các trường Tiểu học vùng miền núi Tây - Tây Bắc. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hoạt động dạy và học môn học Thể dục, HSTH, giáo viên chuyên trách và kiêm nhiệm TDTT, GVCN lớp, cán bộ quản lí, chuyên gia GDTC trường học, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên TDTT phía Bắc. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng một số phương pháp: phân tích và tổng hợp tài liệu; phỏng vấn; quan sát sư phạm; nhân trắc; kiểm tra sư phạm; thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3.1. Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 4/2013 – 12/2016. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại: Viện Khoa học TDTT, Trường Đại học Tây Bắc, các trường Tiểu học của tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NỘI KHÓA TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG TÂY – TÂY BẮC 3.1.1. Thực trạng chương trình môn học Thể dục trong thực tiễn giáo dục tiểu học vùng Tây - Tây Bắc 3.1.1.1. Nội dung chương trình và kế hoạch thực hiện 9 Nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình môn học Thể dục cấp Tiểu học ở được trình bày tại bảng 3.1. So sánh cấu trúc nội dung và phân phối thời lượng của chương trình với cấu trúc nội dung và thời lượng để triển khai một tiết học trong thực tiễn cho thấy: thời lượng thực hiện các nội dung của chương trình bị giảm 37%. Sự bất hợp lý đó sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng: mỗi tiết học không đủ thời lượng để thực hiện nội dung qui định của chương trình. Bảng 3.1. Phân phối nội dung và thời lượng thực hiện chương trình môn học Thể dục Tiểu học vùng Tây - Tây Bắc TT Nội dung 1 Đội hình đội ngũ 2 Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng cơ bản 3 Trò chơi vận động 4 Thể dục phát triển chung, Thể dục nhịp điệu 5 Môn thể thao tự chọn Tổng số tiết/năm học/lớp Số tiết học của từng nội dung trong một năm học (%) Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 6 8 8 8 8 (17,1%) (11,4%) (11,4%) (11,4%) (11,4%) 8 12 12 10 10 (22,9%) (17,1%) (17,1%) (14,3%) (14,3%) 13 38 38 30 30 (37,1%) (54,4%) (54,4%) (42,9%) (42,9%) 8 12 12 10 10 (22,9%) (17,1%) (17,1%) (14,3%) (14,3%) 0 0 0 12 12 (0,0%) (0,0%) (0,0%) (17,1%) (17,1%) 35 70 70 70 70 (100%) (100%) (100%) (100%) (100%) 3.1.1.2. Cấu trúc nội dung chi tiết của chương trình (chương trình chi tiết) Mạch nội dung cơ bản (4 nội dung) được sử dụng xuyên suốt 5 năm của cấp học. Nội dung chương trình được thiết kế từ các bài tập vận động đơn lẻ, chưa có cấu trúc hoàn thiện của một môn thể thao. 3.1.1.3. Đánh giá chương trình thông qua thực tiễn GDTH vùng Tây Tây Bắc Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về chương trình của giáo viên chuyên trách TDTT ở các trường Tiểu học vùng Tây - Tây Bắc cho thấy: Đối với chương trình khung Chương trình thể hiện được định hướng cơ bản của GDTC trường học; xác định mục tiêu cốt lõi là góp phần phát triển thể chất và hoàn thiện KNVĐ cơ bản cho học sinh. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, chương trình đã bộc lộ một số tồn tại trong xác định mục tiêu và cấu trúc nội dung; phát triển năng lực chung và tính tích cực cho học sinh chưa trở thành nhiệm vụ cốt lõi của hoạt động dạy và học. Đối với chương trình chi tiết Chưa cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển từng loại tố chất thể lực cho học sinh; chưa quan tâm đúng mức đến tính toàn diện của năng lực phối hợp vận 10 động (thiếu các bài tập trực tiếp phát triển năng lực định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực phản ứng, năng lực thích ứng). Hệ thống bài tập được lựa chọn để giải quyết nhiệm vụ rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động (từ lớp 1 đến lớp 3) không còn phù hợp với mức độ tăng trưởng về khả năng phối hợp vận động, khả năng hoạt động thể lực và vốn KNVĐ của HSTH. Yêu cầu vận động, mức độ vận động của trò chơi vận động được lựa chọn cho từng khối lớp không có sự tương thích và hỗ trợ cho các nội dung khác của chương trình. 3.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy môn Thể dục ở cấp Tiểu học vùng Tây - Tây Bắc 3.1.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ đào tạo Bảng 3.4. Thống kê số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên dạy môn Thể dục cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc năm học 2014 – 2015 TT Tỉnh 1 Sơn La 2 Điện Biên 3 Lai Châu Tổng số Số lượng trường Tiểu học 282 175 148 605 Số lượng giáo viên chuyên trách TDTT 172 214 180 566 Trình độ được đào tạo Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn (C.đẳng, Đ.học) (S. cấp, T. cấp) 172 0 214 0 180 0 566 0 Với tỷ lệ mỗi điểm trường chính có 4,1 điểm trường lẻ, kết quả thống kê tại bảng 3.4 cho thấy: tỷ lệ giáo viên chuyên trách / nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn dạy và học môn Thể dục; 100% giáo viên chuyên trách TDTT cấp Tiểu học đã được chuẩn hóa theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. 3.1.2.2. Thực trạng về cơ cấu và phân bố đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Thể dục ở cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc Bảng 3.5. Thống kê về số lượng trường lớp và HSTH năm học 2014 – 2015 TT 1 2 3 Tỉnh Sơn La Điện Biên Lai Châu Tổng cộng Số lượng trường Điểm Điểm trường chính trường lẻ 282 1.182 175 742 148 551 605 2475 Số lượng lớp 6.444 3.217 3.072 12.733 Số lượng học sinh Học sinh dân tộc Tổng số Số lượng Tỷ lệ % 122.814 107.691 87,69 63.281 55.653 87,95 50.164 45.332 90,37 236.259 208.676 88,33 Bảng 3.6. Thống kê tỷ lệ giáo viên dạy thể dục theo biên chế trường, lớp và học sinh cấp Tiểu học TT 1 Tỉnh Sơn La Tổng số trường Số lượng giáo Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ giáo (điểm trường viên chuyên giáo viên TDTT/ giáo viên viên TDTT/ chính và lẻ) trách TDTT Trường TDTT/ Lớp Học sinh 1.464 172 1/8 1 / 37 1 / 714 11 2 Điện Biên 3 Lai Châu Tổng cộng 917 699 3.080 214 180 566 1/4 1 /4 1 / 15 1 / 17 1 / 296 1 / 279 Bảng 3.7. Thống kê số tiết học môn Thể dục cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc không có giáo viên chuyên trách TDTT đảm nhiệm trong một tuần TT Tỉnh 1 Sơn La 2 Điện Biên 3 Lai Châu Tổng cộng Số lượng lớp 6.444 3.217 3.072 12.733 Số tiết định Số tiết g/v Số tiết Số lớp Số tiết theo mức của g/v chuyên trách không có không có chương chuyên thực g/v chuyên g/v chuyên trình/tuần trách/tuần hiện/tuần trách/tuần trách/tuần 11.238 23 3.956 7.282 3.641 5.745 23 4.922 823 411,5 5.471 23 4.140 1.331 665,5 22.454 13.018 9.436 4.718 Thực trạng về cơ cấu và phân bố đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Thể dục ở cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc được trình bày tại bảng 3.5, 3.6 và 3.7 cho thấy: Tính theo biên chế lớp: toàn vùng Tây – Tây Bắc có 37 % số lớp Tiểu học không có giáo viên chuyên trách TDTT giảng dạy môn Thể dục. Xét về tỷ lệ GV chuyên trách với số tiết thực hiện theo qui định: có 42% số tiết học môn Thể dục không có giáo viên chuyên trách TDTT giảng dạy. 3.1.2.3. Thực trạng về trình độ chuyên môn của giáo viên dạy môn Thể dục ở cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc Kết quả nghiên cứu cho thấy: - 100% giáo viên chuyên trách TDTT có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn học. - 100% giáo viên kiêm nhiệm TDTT chưa thông qua đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn để đảm nhiệm công tác GDTC cho học sinh Tiểu học. 3.1.3. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học môn thể dục trong các trường tiểu học vùng Tây - Tây Bắc Thống kê về CSVC phục vụ hoạt động dạy và học môn thể dục cho thấy: đại đa số các nhà trường chưa đáp ứng điều kiện về sân bãi và dụng cụ, đặc biệt là đối với các điểm trường lẻ, điểm lớp. 3.1.4. Thực trạng về tổ chức thực hiện chương trình môn học Thể dục ở cấp tiểu học vùng Tây - Tây Bắc 3.1.4.1. Về qui định thực hiện chương trình và bài học Theo qui định của chương trình lớp 1 học 35 tiết/năm, lớp 2 đến lớp 5 học 70 tiết/năm, mỗi tiết học 35 phút. Cấu trúc và phân phối thời lượng của mỗi giờ học gồm: Phần mở đầu “từ 6 đến 10 phút”; phần cơ bản từ “18 đến 22 phút”; phần kết thúc “từ 4 12 đến 6 phút”. Như vậy, phần cơ bản của mỗi tiết học, mỗi nội dung vận động có từ 7 đến 8 phút để thực hiện. Tổng thời lượng thực hiện các nội dung của chương trình (qui định tại sách Thể dục) thấp hơn so với qui định tại kế hoạch dạy học. Với các nội dung được phân phối cho mỗi tiết học qui định cho thấy: LVĐ ở các phần của tiết học còn thấp; cấu trúc nội dung ở các phần chưa hợp lý; nội dung thiếu sự gắn kết, không tạo ra mạch vận động để phát huy LVĐ. 3.1.4.2. Về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình có những thuận lợi và khó khăn: Nội dung chương trình khá đơn giản, học sinh và giáo viên dễ triển khai thực hiện; nhà trường có thể chủ động khắc phục được phần lớn những khó khăn về thiết bị dạy học. Những khó khăn trong công tác tổ chức giờ học chủ yếu nảy sinh từ sự bất hợp lý về cấu trúc nội dung, thời lượng của chương trình môn học. Sự phân tán hệ thống trường, lớp là một trở ngại lớn đối với việc quản lý và tổ chức thực hiện chương trình môn học. 3.1.4.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện chương trình môn học Thể dục ở cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: 100% nhà trường Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc đã thực hiện giờ học Thể dục theo qui định của chương trình. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên chuyên trách TDTT, các nhà trường đã sử dụng một tỷ lệ lớn GVCN lớp kiêm nhiệm giảng dạy môn Thể dục (37% số lớp). Sử dụng giáo viên kiêm nhiệm để giảng dạy môn học trở thành biện pháp tất yếu để đảm bảo qui định của cấp học, đồng nghĩa với việc các nhà trường chấp nhận thực trạng yếu kém về chất lượng của không ít giờ học Thể dục. 3.1.4.4. Thực trạng về hiệu quả chuyên môn của tiết học Thể dục Thông qua đánh giá kết quả giờ học của các chuyên gia phối hợp nghiên cứu và tự đánh giá của giáo viên chuyên trách TDTT cho thấy: Sự bất hợp lý về cấu trúc nội dung và phân phối thời lượng đối với từng tiết học (được qui định tại kế hoạch thực hiện chương trình) là nguyên nhân cơ bản hạn chế hiệu quả của tiết học. 3.1.4.5. Thực trạng về tác động của hoạt động Thể thao ngoại khóa đối với hiệu quả GDTC nội khóa Kết quả khảo sát cho thấy: 13 Giữa GDTC nội khóa và hoạt động thể thao không có mối tác động tương hỗ, thiếu gắn kết. Giờ ra chơi giữa giờ hầu hết các nhà trường không tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh. Nội dung GDTC nội khóa (trò chơi vận động) không được học sinh sử dụng để vui chơi. 3.1.4.6. Thực trạng và nhu cầu được vui chơi TDTT trong giờ ra chơi của học sinh Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu vui chơi của học sinh trong giờ ra chơi giữa giờ cho thấy: - Hoạt động vui chơi của học sinh mang tính tự phát không có sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và nhà trường. - Nội dung GDTC nội khóa không được học sinh sử dụng trong hoạt động vui chơi. Thực trạng đó, một mặt đã hạn chế chất lượng vui chơi giải trí của học sinh, mặt khác đã trực tiếp hạn chế hiệu quả của GDTC nội khóa. 3.1.5. Thực trạng thể lực học sinh cấp tiểu học vùng Tây - Tây Bắc 3.1.5.1. Thực trạng hình thái và thể lực học sinh tiểu học vùng Tây – Tây Bắc Số liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra hình thái và thể lực của HSTH vùng Tây – Tây Bắc cho thấy: Hình thái của học sinh: Chiều cao của học sinh có sự khác biệt rõ rệt ở các lứa tuổi cùng giới tính, lứa tuổi sau cao hơn lứa tuổi trước. Chiều cao của trung bình của học sinh nam so với học sinh nữ có sự khác biệt nhau không nhiều. Cân nặng của học sinh giữa các lứa tuổi có sự khác biệt rõ rệt, lứa tuổi lớn nặng hơn lứa tuổi nhỏ. Thể lực của học sinh: các chỉ số thể lực của HSTH miền núi Tây – Tây Bắc, giữa các lứa tuổi, giới tính đều có sự khác biệt. Lứa tuổi lớn tốt hơn lứa tuổi nhỏ, giới tính nam cùng lứa tuổi tốt hơn nữ cùng lứa tuổi. 3.1.5.2. So sánh hình thái, thể lực học sinh tiểu học vùng Tây – Tây Bắc với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 Thực trạng về hình thái và thể lực của học sinh nam, nữ lứa tuổi tiểu học vùng Tây – Tây Bắc so với điều tra thể chất nhân dân năm 2001 trình bày tại bảng 3.22 cho thấy: Về hình thái: HSTH vùng Tây – Tây Bắc có chiều cao thấp hơn so với chiều cao trung bình của người Việt Nam ở cùng độ tuổi và giới tính; không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng so với người Việt Nam ở cùng độ tuổi, giới tính. Về thể lực: kết quả khảo sát 60 chỉ tiêu thể lực của 5 độ tuổi và 2 giới tính đối với HSTH vùng Tây – Tây Bắc, có 54 chỉ tiêu thể lực cao hơn so với 14 kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 (chỉ có 8 chỉ tiêu thể lực thấp hơn), đã phản ánh sự trội hơn về trình độ thể lực của HSTH vùng Tây – Tây Bắc so với học sinh cùng độ tuổi, giới tính ở các vùng miền khác. 3.1.5.3. Đánh giá thể lực của học sinh tiểu học vùng Tây – Tây Bắc theo tiêu chuần rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quá trình nghiên cứu tiến hành xếp loại thể lực học sinh theo tiêu chuẩn RLTT của Bộ GD và ĐT cho thấy: với 6 tets kiểm tra thể lực của 500 HSTH tương ứng với 3.000 chỉ tiêu, HSTH vùng Tây – Tây Bắc có 2570 chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn RLTT (đạt 85.67%). 3.1.6. Bàn luận về thực trạng GDTC nội khóa trong các trường Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc Hiệu quả GDTC nội khóa nói chung và giờ học môn Thể dục nói riêng của cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc còn nhiều hạn chế do: Chương trình chi tiết của môn học Thể dục còn những bất cập về nội dung, phần lớn nội dung có lượng vận động (LVĐ) thấp; một tỷ lệ không nhỏ bài tập vận động không còn phù hợp với năng lực vận động và trình độ thể lực của học sinh lứa tuổi Tiểu học. Cấu trúc nội dung cho từng giờ học chưa hợp lý, thiếu đồng bộ về mạch kiến thức và kỹ năng, không cho phép giờ học có thể đạt được lượng vận động cần thiết để kích thích sự phát triển thể lực cho học sinh; thời lượng được phân phối cho từng nội dung thuộc phần cơ bản của giờ học không đủ để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ vận động. Do hệ thống trường lớp phân tán, nhiều trường rơi vào tình trạng thiếu giáo viên chuyên trách TDTT, đã tác động không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm thiếu năng lực chuyên môn, chưa đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của giờ học Thể dục. CSVC và thiết bị dạy học nhiều thiếu thốn đã trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chương trình. Phong trào thể thao ngoại khóa kém phát triển trong các nhà trường; GDTC nội khóa chưa trở thành nội dung và phương tiện để triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh, điều đó đã chi phối đáng kể tính tích cực của học sinh đối với giờ học Thể dục. Thực trạng đó vừa là nguyên nhân vừa là đặc trưng phản ánh sự thiếu hiệu quả của GDTC nội khóa trong các nhà trường Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc, đồng thời là cơ sở thực tiễn để hoạch định các giải pháp nhằm khắc phục thực trạng. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THỂ CHẤT NỘI KHÓA TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG TÂY – TÂY BẮC 15 3.2.1. Căn cứ và định hướng lựa chọn giải pháp 3.2.1.1. Căn cứ lựa chọn giải pháp Cơ sở pháp lý: Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT; Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Cơ sở thực tiễn: xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn GDTH nói chung và vùng Tây – Tây Bắc nói riêng trước yêu cầu đổi mới giáo dục; những tồn tại nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện chương trình môn học; những hạn chế trong công tác GDTC nội khóa. Sự đồng thuận của cơ quan quản lý giáo dục các tỉnh vùng Tây – Tây Bắc trong công tác đổi mới giáo dục. 3.2.1.2. Định hướng lựa chọn giải pháp Góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác GDTC nội khóa, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học môn học Thể dục ở cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc. Phù hợp với đặc điểm trường lớp; phù hợp với năng lực và trình độ của đội ngũ giáo viên. Từng bước góp phần hoàn thiện chương trình môn học theo hướng đảm bảo tính thực tiễn và khả thi; tối thiểu hóa những bất cập về nội dung môn học đối với năng lực vận động của học sinh. Hợp lý hóa cấu trúc nội dung của giờ học đảm bảo tính sư phạm, tính hiệu quả của LVĐ; tạo ra mối liên kết cơ hữu và có tác động tích cực lẫn nhau giữa các nội dung của giờ học. Tạo sự liên thông giữa GDTC nội khóa thành phương tiện để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí hàng ngày cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Thể dục. 3.2.2. Xác định nguyên tắc lựa chọn giải pháp Quá trình lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa trong các trường Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính khả thi và đảm bảo tính hiệu quả. 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất nội khóa trong các trường Tiểu học vùng Tây - Tây Bắc 3.2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Đổi mới bài tập rèn luyện KNVĐ cơ bản theo hướng đảm bảo tính toàn diện về nội dung và phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh Mục tiêu của giải pháp Khắc phục thực trạng thiếu toàn diện về nội dung, thiếu cân đối giữa nội dung và độ khó của bài tập phát triển KNVĐ cơ bản với với năng lực vận động và trình độ thể lực hiện có của học sinh 16 Giúp trẻ sớm tiếp thu và hoàn thiện các KNVĐ cơ bản, cung cấp vốn vận động để trẻ có điều kiện tiếp thu và phát triển KNVĐ cả về phạm vi và chiều sâu. Tạo ra sự liên thông giữa nội dung trò chơi vận động đã được xác định của chương trình với hệ thống bài tập rèn luyện KNVĐ; góp phần tạo ra sự động bộ về nội dung và độ lớn cần thiết của LVĐ ở mỗi giờ học. Nội dung của giải pháp Tiến trình lựa chọn bài tập rèn luyện KNVĐ bản được thực hiện theo các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính tương đồng về cấu trúc, độ khó và độ lớn LVĐ của bài tập với năng lực vận động của từng độ tuổi. - Đảm bảo tính toàn diện về tác động: đối với các bộ phận cơ thể; đối với các tư thế vận động và đối với loại hình năng lực vận động. - Phân loại và cấu trúc bài tập theo các nhóm: nhóm các bài tập cho từng bộ phận cơ thể (tay, chân và thân người); nhóm bài tập theo tư thế (tại chỗ, đi, chạy, nhảy). - Phân loại và cấu trúc bài tập theo theo các thành tố cơ bản cấu thành KNVĐ. Nội dung bài tập và chuẩn kiểm tra đánh giá rèn luyện KNVĐ cơ bản cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 được trình bày tại phụ lục số 1 và phụ lục số 2 trong luận án. Tổ chức thực hiện giải pháp Hệ thống các bài tập được sử dụng thay thế cho hệ thống các bài tập rèn luyện kỹ năng cũ, trên cơ sở lựa chọn và bố trí lại trình tự phối hợp thực hiện với các trò chơi vận động đã có của từng khối lớp. Vận dụng nội dung đổi mới được thực hiện trong điều kiện đảm bảo kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường cũng như đối với môn học. Đảm bảo tính toàn diện của nội dung bài tập theo hướng có tác động chọn lọc đến từng loại năng lực phối hợp vận động, kết hợp phát triển tố chất thể lực chuyên biệt phù hợp với đặc thù vận động của bài tập trong mỗi giờ học. Tiến trình dạy và học bài tập rèn luyện KNVĐ cơ bản trong từng lớp và tiết học được trình bày tại phụ lục 3; nội dung trò chơi vận động được lựa chọn phối hợp với các bài tập rèn luyện KNVĐ cơ bản cho từng lớp được trình bày tại phụ lục 4. 3.2.3.2. Giải pháp thứ hai: Đổi mới cấu trúc nội dung tiết học Thể dục theo hướng đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả Mục tiêu của giải pháp Khắc phục thực trạng thiếu cân đối về số lượng nội dung được phân phối cho phần cơ bản của mỗi tiết học. 17 Khắc phục thực trạng thiếu cân đối về lượng thời gian được phân phối cho từng nội dung của tiết học, đảm bảo cho mỗi nội dung có đủ thời lượng tối thiểu để thực hiện có hiệu quả theo mục tiêu của giờ học. Tạo ra cấu trúc mới về nội dung của từng tiết học theo hướng: có số lượng nội dung phù hợp với khung thời lượng thuộc phần cơ bản của tiết học; đảm bảo mạch kiến thức và kỹ năng có giá trị tăng hiệu quả của mỗi tiết học. Nội dung của giải pháp Chuyển đổi nội dung giữa các phần của tiết học nhằm đa dạng hóa nội dung phần khởi động, đảm bảo có LVĐ cần thiết để học sinh có thể đáp ứng nhiệm vụ vận động của phần cơ bản một cách có hiệu quả. Chủ động tạo ra độ lớn cần thiết về thời lượng cho các nội dung khác thuộc phần cơ bản; khắc phục thực trạng dồn nén nội dung và thiếu thời lượng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ vận động của phần cơ bản. Tích hợp nội dung trong mỗi tiết học nhằm tăng hàm lượng chuyên môn của tiết học, tạo ra sự liên thông về mạch kiến thức và kỹ năng. Tổ chức thực hiện giải pháp Cấu trúc nội dung và thời lượng của từng tiết học theo hướng: - Tạo ra sự cân đối giữa nội dung và thời lượng để thực hiện chức năng dạy học và tổ chức truyền thụ kiến thức, kỹ năng của mỗi tiết học đạt hiệu quả. - Tạo điều kiện để nâng cao mật độ vận động tích cực của tiết học; đảm bảo cho tiết học có lượng vận động thích hợp, có tác động cần thiết để phát triển thể chất của học sinh. - Chuyển bài tập thể dục phát triển chung từ phần cơ bản sang phần mở đầu, cho phép sử dụng trọn vẹn 22 phút của phần cơ bản cho các nội dung còn lại của giờ học. - Tích hợp nội dung bài tập rèn luyện KNVĐ với trò chơi vận động theo hướng: nội dung và loại hình trò chơi vận động có cấu trúc và đặc điểm phù hợp với định hướng tác động của bài tập. 3.2.3.3. Giải pháp thứ ba: Tổ chức trò chơi vận động cho học sinh vào giờ ra chơi giữa giờ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa. Mục tiêu của giải pháp Tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nội dung GDTC nội khóa với nhu cầu ứng dụng trong thực tiễn trường học. Sử dụng giờ ra chơi giữa giờ trong các ngày học tập làm môi trường và điều kiện để học sinh ôn tập và vận dụng kiến thức, kỹ năng có được từ môn học vào thực tiễn cuộc sống học đường. 18 Tạo môi trường để lành mạnh hóa hoạt động vui chơi giải trí của học sinh trong các nhà trường, gắn kết giữa học sinh với nhà trường, góp phần thu hút con em các dân tộc thiểu số đến trường học tập. Nội dung của giải pháp Thông qua giờ ra chơi, tổ chức và định hướng cho học sinh được vận động tích cực hàng ngày bằng nội dung của môn học Thể dục. Mở rộng phạm vi và chiều sâu tác động của GDTC nội khóa đối với sự phát triển thể chất của học sinh, tăng hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của môn học. Nội dung các Trò chơi vận động được sử dụng trong giờ ra chơi giữa buổi cho HSTH được trình bày tại phụ lục số 4. Tổ chức thực hiện giải pháp Học sinh được tổ chức hoạt động vui chơi theo lớp, khối lớp hoặc theo nhóm trong mỗi lớp. Nội dung trò chơi được thực hiện theo kế hoạch do GVCN lớp lựa chọn, hoặc học sinh lựa chọn theo nhu cầu căn cứ vào nội dung đã thiết kế. GVCN lớp, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chuyên trách TDTT, Ban cán sự lớp, Chi Đội trưởng, cán sự môn học Thể dục quản lý và điều hành nội dung. 3.2.3.4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức bồi đưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm dạy học môn học Thể dục Mục tiêu của giải pháp Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm dạy môn Thể dục trong các nhà trường Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc về kiến thức và kỹ năng triển khai thực hiện chương trình môn học. Khắc phục thực trạng thiếu giáo viên chuyên trách TDTT, thực trạng giờ học Thể dục thiếu hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng giờ học Thể dục ở các điểm trường lẻ, điểm lớp trong công tác GDTC nội khóa cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc. Nội dung của giải pháp Căn cứ nội dung chương trình môn học Thể dục, điều kiện triển khai, đề tài xác định các nhóm nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn: - Nhóm kỹ năng thực hành các bài tập vận động. - Nhóm kỹ năng thực hành phương pháp giảng dạy và tổ chức giờ học các bài tập vận động theo nội dung chương trình. - Nhóm kiến thức về phương pháp và chuyên môn. Tổ chức thực hiện giải pháp Kết hợp các hình thức: bồi dưỡng tại chỗ; bồi dưỡng trực tiếp trong triến trình dạy học; bồi dưỡng theo định kỳ; tập huấn Hè. 19 Kết hợp sử dụng đội ngũ giáo viên chuyên trác TDTT hiện có của các nhà trường với đội ngũ giảng viên để triển khai hoạt động bồi dưỡng. Phát huy vai trò của các giờ dạy mẫu để giảng viên kiêm nhiệm được học hỏi thường xuyên. 3.2.3.5. Bước đầu đánh giá tính thực tiễn và khả thi của các giải pháp Để thu nhận thông tin đánh giá bước đầu về tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp, quá trình nghiên cứu đã xin ý kiến đánh giá của: - 152 giáo viên chuyên trách TDTT cấp Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc. - 25 giảng viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo giáo viên TDTT của vùng Tây – Tây Bắc. Tóm tắt kết quả khảo sát ý kiến đánh giá trình bày tại bảng 3.27, bảng 3.28, bảng 3.29 và bảng 3.30 của luận án cho thấy: TT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.4 Đối tượng và nội dung đánh giá Đánh giá của giáo viên chuyên trách TDTT Đảm bảo tính thực tiễn (%) Không đảm bảo tính thực tiễn (%) Đảm bảo tính khả thi (%) Không đảm bảo tính khả thi (%) Đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý Đảm bảo tính thực tiễn (%) Không đảm bảo tính thực tiễn (%) Đảm bảo tính khả thi (%) Không đảm bảo tính khả thi (%) Các giải pháp Giải Giải Giải pháp 1 pháp 2 pháp 3 Giải pháp 4 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 0,0% 100% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 100% 0,0% 0,0% 100% Tổng hợp kết quả khảo sát cho phép có nhận xét: 100% các đối tượng đều thống nhất đánh giá các giải pháp có giá trị thực tiễn đối với giáo dục Tiểu học vùng Tây – Tây Bắc. 100% các đối tượng đều thống nhất đánh giá: giải pháp thứ nhất, thứ hai và ba đảm bảo tính khả thi, giải pháp thứ tư không có tính khả thi. 3.2.4. Thực nghiệm đánh giá hiệu quả các giải pháp 3.2.4.1. Lựa chọn cơ sở thực nghiệm và đối tượng thực nghiệm Thực nghiệm được triển khai ở lớp 2 và lớp 3 của mỗi nhà trường trong năm học 2014 – 2015; lớp 3 và lớp 4 trong năm học 2015 – 2016 (là học sinh lớp 2 và 3 – lớp thực nghiệm ở năm học trước). Lớp 2 và lớp 3 nhóm thực nghiệm (NTN) và nhóm đối chứng (NĐC) mỗi khối 5 lớp (tổng 20 lớp thực nghiệm và đối chứng) ở 4 trường Tiểu học của tỉnh Sơn La. 3.2.4.2. Xác định nội dung thực nghiệm Đề tài xác định nội dung tiến hành thực nghiệm là nội dung giải pháp 1, 2, 3. 3.2.4.3. Kế hoạch thực nghiệm Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong 2 năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016. Giáo viên tham gia giảng dạy tổ chức hướng dẫn các nội dung thực nghiệm cho học sinh là các giáo viên TDTT chuyên trách và GVCN lớp 20 được tập huấn về chuyên môn, thống nhất về nội dung, hình thức và qui trình tiến hành nội dung thực nghiệm. 3.2.4.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả nội dung thực nghiệm Đề tài đã xác định các tiêu chí đánh giá riêng của từng giải pháp và tiêu chí đánh giá chung về hiệu quả các giải pháp. 3.2.5. Kết quả thực nghiệm các giải pháp 3.2.5.1. Kết quả thực nghiệm giải pháp thứ nhất: Đổi mới bài tập rèn luyện kỹ năng vận động theo hướng đảm bảo tính toàn diện, phù hợp với năng lực vận động của học sinh lứa tuổi Tiểu học Tổng hợp kết quả đánh giá của giáo viên trực tiếp giảng dạy các lớp thực nghiệm và của chuyên gia về hiệu quả của giải pháp được trình bày tại bảng 3.31 và 3.32 trong luận án cho thấy: Giải pháp có giá trị khắc phục những tồn tại cơ bản của hệ thống bài tập rèn luyện KNVĐ cho HSTH. Nội dung của bài tập phù hợp với học sinh lứa tuổi Tiểu học, có tác dụng kích thích tính tích cực trong học tập. Phù hợp với điều kiện triển khai của nhà trường và năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ giáo viên; có tác dụng làm phong phú nội dung của tiết học, môn học; thu hút sự quan tâm và nỗ lực tự học của học sinh. 3.2.5.2. Kết quả thực nghiệm giải pháp thứ hai: Đổi mới cấu trúc nội dung tiết học Thể dục theo hướng đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả Phân tích ý kiến đánh giá về kết quả thực nghiệm giải pháp thứ hai được trình bày tại bảng 3.33 và 3.34 trong luận án cho thấy: Giải pháp tạo ra sự hợp lý cần thiết về diễn biến nội dung được qui định cho tiết học. Tăng hiệu quả của tiết học thông qua nâng cao sự tác động tương hỗ giữa các nội dung của tiết học. Tạo ra LVĐ cần thiết, phù hợp với năng lực vận động và khả năng tiếp thu của học sinh. Đảm bảo cho mỗi tiết học, thầy và trò có đủ điều kiện thực hiện trọn vẹn nội dung tiết học. 3.2.5.3. Kết quả thực nghiệm giải pháp thứ ba: Tổ chức trò chơi vận động cho học sinh vào giờ ra chơi giữa buổi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất nội khóa Tổng hợp kết quả đánh giá của GVCN lớp, giáo viên chuyên trách TDTT về hiệu quả của giải pháp được trình bày tại bảng 3.35 và 3.36 trong luận án cho thấy:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan