Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm của nhà văn yasunari kawabata...

Tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm của nhà văn yasunari kawabata

.PDF
75
1088
119

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Nhà văn Yasunari Kawabata - Cuộc đời và văn nghiệp 1.1.1 Cuộc đời 1.1.2 Văn nghiệp 1.2 Các tác phẩm được khảo sát trong đề tài 1.3 Giới thuyết phạm trù kỳ ảo trong văn học 1.3.1 Khái niệm chung về thuật ngữ "kỳ ảo" 1.3.2 Vài nét về văn học kỳ ảo 1.3.3 Đôi nét về biểu hiện của văn học kỳ ảo ở Nhật Bản Chương II: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN YASUNARI KAWABATA 2.1 Chi tiết liên truyện mang tính kỳ ảo trong các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata 2.1.1 Chi tiết tấm mặt nạ 2.1.2 Chi tiết chiếc gương soi 2.1.3 Chi tiết giấc mơ 2.1.4 Chi tiết cái chết 2.2 Không gian kỳ ảo 2 2.2.1 Không gian mộng ảo 2.2.1 Không gian trong những tấm gương 2.3 Thời gian kỳ ảo 2.3.1 Sự mơ hồ hóa thời gian 2.3.2 Sự quay ngược thời gian 2.4 Nghệ thuật thể hiện tạo nên yếu tố kỳ ảo 2.4.1 Thủ pháp dòng ý thức 2.4.2 Thi pháp chân không 2.4.3 Thủ pháp chiếc gương soi 2.4.4 Nghệ thuật kể chuyện Chương III: Ý NGHĨA CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN YASUNARI KAWABATA 3.1 Yếu tố kỳ ảo và chân trời hiện thực trong các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata 3.2 Kỳ ảo hóa nhằm tái hiện vẻ đẹp và cảm thức cô đơn của con người 3.3 Yếu tố kỳ ảo tạo sự hấp dẫn đối với người đọc PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài Yasunari Kawabata (1899-1972) là một nhà văn tài ba của Nhật Bản, cũng là nhà văn Nhật Bản đầu tiên được vinh dự nhận giải thưởng Nobel về văn chương, với lời ca ngợi của Viện Hàn lâm Thụy Điển: "Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người" (diễn văn của tiến sĩ Anders Osterling trong lễ trao giải Nobel Văn chương năm 1968) [32]. Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với độc giả trên thế giới, phản ánh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật. Một điều hiển nhiên mà không một ai có thể phủ nhận đựợc đó chính là hấp lực mạnh mẽ từ các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata. Khi tiếp nhận tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata độc giả như lạc vào một mê trận không gian, khó mà phân biệt được đâu là thực đâu là ảo và đó chính là một trong rất nhiều đặc điểm tạo nên sức hút cho tác phẩm của ông. Mỗi tác phẩm của nhà văn Kawabata là một trò chơi trí tuệ đầy thử thách về mặt tâm lý, triết học, mỹ học,  Mỗi chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn Kawabata đều mang thông điệp hay ý nghĩa biểu tượng riêng. Nói như vậy để thấy rằng nghệ thuật viết văn của tác giả Yasunari Kawabata vừa mang đặc trưng của thi pháp phương Đông vừa tiếp nhận bút pháp của văn học huyền ảo phương Tây. Nhà văn Kawabata từng tự bạch: "Tôi đã tiếp nhận nồng nhiệt văn chương Tây phương hiện đại và tôi cũng đã thử bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người Đông phương và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình " [26]. Có rất nhiều ý kiến, phê bình của độc giả cũng như giới chuyên môn về các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata, trong số đó có không ít ý kiến, phê bình đựợc đánh giá cao. Song, trên thực tế chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào nghiên cứu về biểu hiện của yếu tố huyền ảo trong tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata. Qua quá trình tiếp nhận các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata, người viết nhận thấy đây là một đề tài khá hấp dẫn, có nhiều vấn đề để nghiên cứu và đây cũng là lý do 5 người viết chọn đề tài "Yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata" để khai thác. 2. Lịch sử vấn đề Yasunari Kawabata là một nhà văn đa tài của nền văn học Nhật Bản, tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiến g trên thế giới. Năm 1969, tức một năm sau khi nhà văn Kawabata nhận giải thưởng Nobel văn học thì ở Việt nam đã xuất hiện một số bài nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của tác giả này. Trước tiên có thể nói đến ấn phẩm " Yasunari Kawabata, cuộc đời và tác phẩm" của tác giả Lưu Đức Trung, do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1997. Đây là một chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Kawabata, tác giả đã kết luận phong cách nổi bật của Kawabata là " chất trữ tình sâu lắng và nỗi buồn êm dịu" [35; tr.18]. Cho đến năm 1999, bài viết "Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp" do dịch giả Thái Hà dịch từ một nghiên cứu của nhà n ghiên cứu người Nga - Fedorenko, bản dịch này được in trên tạp chí văn học nước ngoài, số 4 năm 1999. Tác giả Fedorenko cho rằng "kinh nghiệm nghệ thuật của Kawabata chịu ảnh hưởng của mỹ học thiền luận, dựa vào suy niệm bên trong" đồng thời "ngôn ngữ của Kawabata là mẫu mực của phong cách Nhật: ngắn gọn, súc tích, sâu xa, mang tính biểu tượng và ẩn dụ kỳ diệu" [7; tr.128]. Trong bài giới thiệu giải Nobel văn chương năm 1968 do tiến sĩ Anders Osterling thay mặt viện Hàn Lâm Thụy Điển đọc tại buổi trao giải đã đề cập đến "nghệ thuật kể chuyện" của nhà văn Kawabata, " đôi khi ta có thể bị gạt ra khỏi cách viết của ông () có nghĩa là độc giả có thể không cảm nhận hết được những dụng ý của tác phẩm do được khoác tấm áo nghệ thuật quá bí ẩn, mơ hồ hoặc một loạt hệ thống tư tưởng và bản năng cổ xưa của Nhật Bản, nhưng người đọc vẫn có thể "cảm nhận" được những tình cảm sâu sắc, sự nhạy cảm đặc biệt của tác giả trước con người và thời cuộc" [12; tr.54]. Bên cạnh đó còn có thể kể đến bài viết Yasunari Kawabata dưới nhãn quan phương Tây của tác giả Chu Sĩ Hạnh in trên Tạp chí Văn Sài Gòn năm 1969, đã có 6 những cảm nhận sắc sảo về bút pháp cũng như âm hưởng chung về cái cô đơn, những suy nghĩ nội tâm,  trong các tác phẩm của nhà văn Kawabata. Năm 2000, nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu cho ra mắt b ài viết Thế giới Yasunari Kawabata in trên Tạp chí Văn học, số 3, một lần nữa đã nhấn mạnh đến nỗi buồn và sự cô đơn,  dưới nhãn quan duy mỹ của nhà văn Kawabata. Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Mai Liên đã giới thiệu đến độc giả bài viết Yasunari Kawabata - "Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp" được in trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học đã nhấn mạnh đến "cái đẹp" mà nhà văn Kawabata phản ánh trong tác phẩm với các tiêu chí khiêm nhường, thanh tao, trong sáng, thanh xuân, hài hòa, u buồn và hư ảo. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là phần lớn độc giả Việt Nam tiếp nhận tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata thông qua một số bản dịch của các dịch giả và cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn chương của Yasunari Kawabata cũng như yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata, ngoại trừ các đề tài của một số sinh viên ngành văn. Vì vậy mà lịch sử vấn đề của đề tài còn rất hạn chế . Qua quá trình tìm kiếm tài liệu, chúng tôi tìm thấy một số bài nghiên cứu được đăng trên các website văn học và một số chuyên luận nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Kawabata trong một số hội thảo khoa học về văn học. Hầu hết các bài viết đ ều khẳng định sự có mặt của yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata đồng thời công nhận yếu tố kỳ ảo được nhà văn Yasunari Kawabata sử dụng như một biện pháp nghệ thuật để chuyển tải những thông điệp của ông và chính điều này đã làm tăng sức hấp dẫn cho các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata. Khi bàn về một số ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây hiện đại trong sáng tác của nhà văn Kawabata , tác giả Hà Văn Lưỡng ( Đại học Khoa Học Huế) có nhận định như sau : "Trong văn học Nhật Bản hiện đại, Yasunari Kawabata (1899 - 1972) là một nhà văn lớn, nổi tiếng thế giới với giải Nobel văn học năm 1968. Ông là nhà văn tiêu biểu cho "xu hướng truyền thống", tìm về với cội nguồn dân tộc, nói lên vẻ đẹp của đất nước và con người Nhật Bản. Điều này t hể hiện trong nhiều tác phẩm lớn của nhà văn như Xứ tuyết, Cố đô, Vũ nữ Izu... Nhưng, Y.Kawabata cũng là nhà văn theo trường phái "Tân cảm giác", chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ nghệ thuật phương 7 Tây hiện đại. Những tiếp thu và chịu ảnh hưởng đối với chủ nghĩa hiện đại đã để lại dấu ấn không nhỏ trong sáng tác của Y.Kawabata. Tuy rằng, Y.Kawabata không hoàn toàn theo chủ nghĩa hiện đại hay bất kỳ một chủ nghĩa nào khác (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên...), nhưng "hầu như tất cả các nhà văn lớn của Nhật Bản ở thế kỷ XX đều là những người theo chủ nghĩa hiện đại ở một chừng mực nào đó" [26]. Nhà văn Yasunari Kawabata không phải là trường hợp ngoại lệ , qua khảo sát một số tác phẩm, chúng tôi thấy nghệ thuật phương Tây hiện đại đã có ảnh hưởng khá lớn đến sáng tác của nhà văn. Nó được thể hiện qua một số phương diện như: thủ pháp dòng ý thức (chủ yếu hướng tới tái hiện đời sống nội tâm nhân vật); sử dụng các yếu tố kỳ ảo, giấc mơ; các chi tiết và nhân vật liên truyện... Tất cả những yếu tố nghệ thuật trên đã góp phần quan trọng tạo nên phong cách và tài năng văn chương của Y.Kawabata. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Đào Thị T hu Hằng có nhận định như sau: "Đi trước Marquez, nhà văn Kawabata đã sử dụng huyền ảo như một phương thức để chuyển tải thông tin lý giải ẩn ức đời thường. Tuy nhiên, với Kawabata, huyền ảo chỉ là một trong rất nhiều cách thức nhằm chuyển tải thông điệp. Và rõ ràng ông là nhà văn của chủ nghĩa hiện đại" [12; tr.225]. Trong một nghiên cứu của tác giả Thụy Khê, tác giả đã đưa ra nhận định "Nghệ thuật huyễn hoặc hoá thực tại như thế còn được gọi là nghệ thuật huyền ảo mà lâu nay những nhà văn Châu Mỹ La Tinh được coi như nắm tác quyền. Nhưng ở Kawabata, có một thứ huyền ảo khác, phát sinh từ thực tế không thêm bớt, từ một ảnh thực được nhân lên trên đài gương, tương tự như thủ pháp của Orson Welles trong điện ảnh. Huyền ảo ấy có một dư vị khác: nhà văn tự ngắm mình trong tinh thần Narcissisme Nhật Bản, rồi cả "mình" cả Nhật Bản hiện trở lại trong người phụ nữ, dưới các h ình thức: yêu kiều diễm lệ như một geisha, dưới lớp sáp trắng là cả một trời khổ đau và bất hạnh (Xứ tuyết); "nhờn nhợt màu da" như vị trà sư có màu sắc Tú Bà, biểu hiện thời tàn phai trụy lạc của hơn ngàn năm văn hiến (Ngàn cánh hạc); âm ỷ như tiếng lòng thầm kín vô thanh nhưng vô cùng vũ bão, vô tận như sơn âm trong lục phủ một người đứng tuổi (Tiếng núi); ngây thơ như những thiếu nữ đồng trinh khoả thân nằm ngủ, búp bê sống của những lão ông gần đất xa trời, muốn xám hối tội lỗi, hay muốn lắp ghép lại những phút đắm say trong đời sống nhục dục đã qua, không có cách nào trở lại được (Người đẹp say ngủ)" [17]. 8 Nhìn chung các bài viết về tác giả Kawabata và các tác phẩm của ông đa phần mang tính chất giới thiệu hay khái quát về cuộc đời, sự nghiệp hoặc chỉ ra phong cách văn chương chung nhất của nhà văn Kawabata. Các nhà nghiên cứu thường chú ý đến phong cách tiểu thuyết của nhà văn Kawabata, một số bài nghiên cứu còn đề cập đến nghệ thuật sáng tác của ông nhưng chưa khai thác sâu sắc về những biểu hiện của yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của nhà văn Kawabata. Tuy nhiên các nhận định cũng như các nghiên cứu trên là những đóng góp rất quý báu cho việc giới thiệu nhà văn Kawabata đến với độc giả Việt Nam và cũng là nền tảng cho chúng tôi trong việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích, yêu cầu Từ niềm say mê văn chương nói chung và yêu mến văn học xứ Phù Tang nói riêng, đặc biệt là các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata đã thôi thúc người viết chọn đề tài " Yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata". Để tìm hiểu thật sâu sát các sáng tác của nhà văn Kawabata từ những biểu hiện của yếu tố Kỳ ảo, trước tiên chúng tôi sẽ khái quát các vấn đề mang t ính chất lý luận để làm nền cho việc nghiên cứu sâu sát hơn các khía cạnh của đề tài, từ đó đi vào tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm của Yasunari Kawabata - một trong những lý do tạo nên sức hấp dẫn của văn chương Yasunari Kawabata. Đồng thời mang đến cách nhìn, cách đánh giá khoa học về giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata thông qua việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo dưới các dạng thức biểu hiện và ý nghĩa của nó. 4. Phạm vi nghiên cứu Các tác phẩm của một nhà văn lớn như Yasunari Kawabata gần như là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu văn học. Trong phạm vi luận văn chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu biểu hiện của yếu tố kỳ ảo và ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm của nhà văn Yasunari Kawabata. Về văn bản các tác phẩm, chúng tôi dựa vào các bản dịch thông dụng, có độ tin cậy cao của các dịch giả Việt Nam để làm tư liệu cho việc nghiên cứu , bên cạnh việc tham khảo thêm một số tác phẩm của các nhà văn trên thế giới. Ngoài ra chúng tôi 9 cũng tham khảo thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó nhằm làm sáng tỏ đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, trước tiên chúng tôi tiến hành đọc các tác phẩm, thu thập tài liệu một cách có chọn lọc. Trong quá trình nghiên cứu giải quyết đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp logic lịch sử: Theo quan điểm triết học Macxit khi muốn xem xét một vấn đề nào đó, đòi hỏi phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử mà nó phát sinh. Nghiên cứu văn chương cũng không nằm ngoài qui luật lịch sử này. Phương pháp so sánh đối chiếu là một phương pháp khôn g thể thiếu được. Bằng phương pháp so sánh đối chiếu các tác phẩm ta có thể đi sâu sát hơn từng khía cạnh của vấn đề và đây là một phương pháp được vận dụng xuyên suốt đề tài của chúng tôi. Phương pháp phân tích - tổng hợp là một trong những phươ ng pháp được vận dụng xuyên suốt trong quá trìn h nghiên cứu đề tài. Việc phân tích có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, lý giải các khía cạnh của đề tài. Song song đó, chúng tôi vận dụng thao tác tổng hợp nhằm liên kết các kết quả từ sự phân tích đ ể tìm ra cái chung nhất, khái quát nhất. Phương pháp thống kê cũng là một thao tác không thể thiếu trong việc nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó người viết còn kết hợp các thao tác, chứng minh, bình luận,...vv để hiểu được ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo xuất hiện trong một số tác phẩm của nhà văn Kawabata. 10 PHẦN NỘI DUNG 11 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Nhà văn Yasunari Kawabata - Cuộc đời và văn nghiệp 1.1.1 Cuộc đời Yasunari Kawabata (1899-1972) là một trong những tác gia lớn nhất của văn học Nhật Bản ở thế kỷ XX. Yasunari Kawabata mồ côi cha từ năm lên ba, đến bốn tuổi thì mẹ mất, rồi liên tiếp là cái tang của người chị gái du y nhất và cái tang của bà nội, sau đó ông sống với người ông mù lòa. Đến năm 1914, người ông qua đời. Số phận cay đắng buộc Yasunari Kawabata phải hiểu biết trước tuổi và rèn luyện cho mình một tính cách tự lập, một sức mạnh tinh thần từ nhỏ. Say mê văn học từ khi đi học, Yasunari Kawabata cầm bút viết rất sớm. Tập Nhật ký tuổi mười sáu viết năm 1914 được xem là tác phẩm đầ u tay của ông. Năm 1920 Kawabata vào học ở khoa Văn học Anh của trường Đại học Tổng hợp Tokyo, sau đó ông chuyển sang học khoa nghiên cứu văn học Nhật Bản. Ông cùng những người bạn sáng lập ra tạp chí sinh viên và viết bài phê bình cho các báo Tokyo. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1924, ông và nhóm bạn cùng chí hướng sáng lập tạp chí văn học "Văn nghệ thời đại" (Bungei Jidai), đại biểu cho phái "Tân cảm giác" (Shinkankakuha) theo định hướng văn học và văn hóa tiên phong Châu Âu; chủ trương thoát ly ra khỏi lối viết cổ điển bấy giờ còn thịnh hành tại Nhật. Các tác phẩm của ông phản ánh rõ rệt sự tiếp thu ảnh hưởng của văn học cấp tiến Âu châu cùng thời, phủ nhận chủ nghĩa tự nhiên, cổ xúy cho những thử nghiệm phong cách và đặt cảm xúc và cảm giác vào tru ng tâm chuyện kể. Năm 1925, truyện ngắn Vũ nữ Izu ra đời, đây được xem là thành công văn chương đầu tiên của nhà văn Kawabata. Năm 1929 đến năm 1930, nhà văn Kawabata viết tiểu thuyết Hồng đoàn ở Asakusa, đây là tác phẩm ủng hộ "chủ nghĩa hiện đại" và được xem là một bức tranh về ngoại ô Tokyo những năm 1930. 12 Không phủ nhận mình chịu ảnh hưởng của "chủ nghĩa hiện thực phương Tây", tuy nhiên nhà văn Kawabata vẫn lấy văn chương cổ điển Nhật Bản làm nền tảng. Từ những năm 1930 sáng tác của nhà văn Kawabata trở nên truyền thống hơn. Năm 1934 nhà văn Kawabata bắt đầu viết tiểu thuyết Xứ tuyết và hoàn thành năm 1947. Từ đây khả năng phân tích tâm lý sâu sắc, sự nắm bắt tinh tế trong tiềm thức con người, chất thơ của tâm tình hòa quyện với thiên nhiên trong bút ph áp của nhà văn Kawabata mới được xác lập và được thừa nhận là nét đặc sắc tiêu biểu trong văn p hong của ông. Năm 1937, tác phẩm Xứ tuyết đoạt giải Diễn đàn văn nghệ (tổ chức 3 năm một lần). Sau tác phẩm Xứ tuyết là tiểu thuyết xuất sắc Ngàn cánh hạc hoàn thành năm 1951 với văn phong đặc biệt xúc cảm cùng lối miêu tả trữ tình về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người. Trong những năm Thế chiến thứ II, nhà văn cố gắng không quan tâm đến các vấn đề chính trị, dành nhiều thời gian đi du lịch và nghiên cứu. Từ năm 1948 đến 1965, trong một thời gian dài, nhà văn Kawabata giữ chức vụ chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản, sau năm 1959 ông là phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế. Năm 1953, nhà văn Kawabata trở thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Đến năm 1959, ông được tặng Huân chương mang tên Goethe tại Frankfurt. Năm 1968, nhà văn Kawabata nhận giải Nobel Văn học, với tư cách nhà văn, ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có tính thẩm mĩ và đạo đức cao bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây theo cách của ông. Bốn năm sau, nhà văn 72 tuổi tự sát bằng khí gas tại nhà riêng, đây là một điều bất ngờ và trớ trêu của số phận, bởi nhà văn Kawabata luôn phê phán việc tự sát. Do nhà văn không để lại thư tuyệt mệnh nên người ta không biết nguyên nhân thực sự trong cái chết của ông. Kawabata là một trong những nhà văn Nhật Bản có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Việt nhất ở Việt Nam, một số tác phẩm của ông có đến vài bản dịch của các dịch giả. 1.1.2 Văn nghiệp Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận đổi mới về cả kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Nhật Bản. Những năm cuối thế 13 kỷ XIX đầu thế kỷ XX tư tưởng duy tân của Minh Trị Thiên Hoàng đã thổi một luồng gió mới vào Nhật Bản, kéo t heo sự chuyển mình về kinh tế của nước Nhật đồng thời tác động không nhỏ đến nhận thức tư tưởng cũng như tư duy học thuật của các nhà văn Nhật Bản và nhà văn Kawabata cũng không đứng ngoài quy luật tác động ấy. Nhà văn Kawabata đã sáng tác khá nhiều thể loại văn học, hầu như ông thành công ở tất cả các thể loại. Các tác phẩm của nhà văn Kawabata trong những năm đầu thế kỷ XX được giới nghiên cứu phê bình nhận xét là chịu sự chi phối của các trường phái văn chương phương Tây. Ngoài "Chủ nghĩa siêu thực ", "thủ pháp dòng ý thức", thậm chí người ta còn nhận thấy cả dấu vết của "Tân phân tâm học" trong một số truyện ngắn của ông. Các truyện ngắn của nhà văn Kawabata được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Vi ệt (Lễ chiêu hồn, Vũ nữ Izu, Về chim và thú, Cánh tay, Thủy nguyệt, Tiếng gieo xúc xắc ban khuya ,  là những tác phẩm điển hình). Năm 1925, truyện ngắn Vũ nữ Izu ra đời. Đây được xem là kiệt tác đầu tay của nhà văn Kawabata. Tác phẩm là một bản tình ca tu yệt đẹp về những quyến rũ chớm nở của tình yêu tuổi trẻ. Tình yêu trong tác phẩm đẹp một cách thanh khiết mà tự nhiên, tinh khôi mà ý nhị, đẹp như tuổi thanh xuân luôn tươi trẻ và thiên nhiên vĩnh cửu. Khi nói đến truyện ngắn của nhà văn Kawabata thì không thể không kể đến truyện ngắn Cánh tay. Tác phẩm kể về một đêm âu yếm của nhân vật tôi với cánh tay của người anh yêu, cánh tay ấy có tri giác và sức hấp dẫn chẳng khác nào một người phụ nữ. Đây là tác phẩm được các nhà phê bình so sánh với những bức tranh của trường phái siêu thực bởi "chất" kỳ ảo đậm đặc trong tác phẩm, chính điều này đã mang đến sự lôi cuốn kỳ diệu cho truyện ngắn Cánh tay. Từ những năm 1930 sáng tác của Kawabata trở nên truyền thống hơn và đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn K awabata là bộ ba tiểu thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc và Cố đô. Bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của nhà văn Kawabata đã mang về giải Nobel đầu tiên cho văn học Nhật Bản đồng thời góp phần mang những nét đẹp văn hóa phương Đông đến với thế giới. Từ đây khả năng phân tích tâm lý sâu sắc và kỹ thuật đặc tả thiên nhiên đẹp như một bài thơ trong bút 14 pháp của nhà văn Kawabata mới được xác lập và được thừa nhận là nét đặc sắc tiêu biểu trong phong cách sáng tác của ông. Năm 1934, nhà văn Kawabata bắt đầu viết tiểu thuyết Xứ tuyết và hoàn thành năm 1947. Đó là câu chuyện dài về tình yêu vô vọng giữa một tay chơi từ Tokyo và một cô geisha tỉnh lẻ, diễn ra tại một thị trấn phía tây rặng Alps Nhật Bản (dãy núi chia đôi đảo Honshu). Đến năm 1951, tác phẩm Ngàn cánh hạc ra đời và được giải thưởng của viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Tiểu thuyết Ngàn cánh hạc không chỉ xoay quanh nghệ thuật trà đạo truyền thống mà còn chứa đựng vấn đề ý thức xã hội của thế hệ trà đạo và hậu trà đạo. Sau tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, năm 1961 kiệt tác Cố đô ra đời. Cố đô được xem là một tiểu thuyết tâm lý sắc sảo với việc đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật, qua đó người đọc còn được giới thiệu nhiều hơn về phương diện văn hóa Nhật Bản, cảm nhận được một Nhật Bản đẹp lặng lẽ với hoa anh đào và tuyết tr ắng, một Nhật Bản rộn ràng với các lễ hội truyền thống quanh năm. Không thể không kể đến tiểu thuyết Tiếng rền của núi trong các sáng tác của nhà văn Kawabata. Có thể nói tác phẩm Tiếng rền của núi là tiếng vọng của những giá trị văn hóa truyền thống Nhật Bản từ những trang văn tài hoa của người nghệ sĩ nặng lòng với cái đẹp, là sự hòa hợp với thiên nhiên. Tác phẩm còn thể hiện "vẻ đẹp tính nữ" trong văn hóa Nhật Bản, nhà văn Kawabata không chỉ miêu tả vẻ đẹp bên ngoài mà ông còn chú ý hướng tới đời sống nội tâm phong phú, chiều sâu tâm hồn của mỗi nhân vật, vẻ đẹp tâm hồn ấy được toát lên từ tình cảm yêu thương, sự vị tha, nhân hậu trong mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm. Năm 1969, nhà văn Kawabata lại tiếp tục cho ra mắt kiệt tác Người đẹp say ngủ (có bản dịch là Người đẹp ngủ mê), một tác phẩm được xem là hiện tượng kỳ lạ của văn học Nhật Bản. Đó là câu chuyện về cuộc đời một ông già luôn khao khát níu kéo tuổi thanh xuân, ông đã tìm đến ngôi nhà bí mật của những người đẹp ngủ say để tìm lại cảm giác của tuổi trẻ đã qua. Ngoài ra nhà văn Kawabata còn viết khoảng 175 "truyện ngắn trong lòng bàn tay". Truyện trong lòng bàn tay có dung lượng không lớn, mỗi truyện chỉ khoảng vài trăm chữ tuy nhiên chúng lại chứa đựng nhiều triết lý sâu xa về vũ trụ và con người. 15 Đây là thể loại có nhiều đặc điểm gần gũi với thơ Haiku truyền thống của Nhật Bản. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu sau: Gương mặt người chết, Chiếc nhẫn, Con châu chấu và con dế đeo chuông, Cái nhìn con trẻ, Người đàn ông không cười, Trang điểm  Trong số những tác phẩm văn học của nhà văn Kawabata để lại thì số lượng truyện ngắn và "truyện ngắn trong lòng bàn tay" chiếm một tỷ lệ lớn hơn cả và có những đặc trưng nghệ thuật đặc sắc tạo nên nét riêng mang phong cách nghệ thuật độc đáo của ông. Viết truyện ngắn là một đam mê mà Kawabata đã từng bộc bạch: " Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca, còn tôi, thay vì thơ ca tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là "truyện ngắn trong lòng bàn tay"... Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống trong những câu chuyện ấy" [12; tr.43]. 1.2 Các tác phẩm được khảo sát trong đề tài Hầu hết tác phẩm của nhà văn Kawabata là một dạng truyện phi cốt truyện, nếu tác phẩm có cốt truyện thì cốt truyện cũng rất mờ nhạt, ít đột biến, thời gian trong tác phẩm cũng rất mơ hồ và khó xác định, đa phần là thời gian hồi tưởng. Mỗi truyện là một tâm trạng, một dòng suy nghĩ, một khoảnh khắc, một xúc cảm ... gây ấn tượng đối với người đọc. Đó là những đối thoại, độc thoại, những nhân vật không có tên tuổi cụ thể; thời gian, không gian bị xáo trộn chứa đựng những yếu tố kỳ ảo. Có thể nói mỗi tác phẩm là một mảng hiện thực được tinh lọc từ cuộc sống chứa đựng nhiều ý nghĩa thâm thúy, triết lý và mang tính nhân văn. Mỗi tác phẩm là một màu sắc riêng trong các sáng tác đa sắc màu của nhà văn Kawabata, có tác phẩm ngọt ngào, nhẹ nhàng, đằm thắm, có tác phẩm mang màu sắc thần bí, kỳ ảo, hoang đường nhưng tất cả đều được thể hiện bằng một bút pháp điêu luyện với lối kết cấu hàm súc, ngắn gọn. Các chi tiết của cốt truyện được sắp xếp và phát triển theo tâm lý nhân vật thông qua sự hồi tưởng độc thoại, qua lời kể của người khác hoặc phát triển theo thời gian của các sự kiện, những dòng cảm xúc đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa độc thoại và đối thoại, giữa thực và ả o. Là một tiểu thuyết ngắn (chỉ hơn một trăm trang) được viết vào những năm cuối đời, tiểu thuyết Người đẹp say ngủ ngay khi xuất hiện đã gây khá nhiều tranh cãi. Tác phẩm bị coi là không hợp với thuần phong mĩ tục Nhật Bản khi kể về cuộc sống tình dục của những người đàn ông đã bước sang phía bên kia của ngưỡng cửa cuộc 16 đời. Phần nhiều họ là người bất lực, hàng đêm đi đến lữ quán nơi có những người đẹp khỏa thân đã được cho uống thuốc mê, nằm đó như một tòa thiên nhiên tĩnh lặng để rồi tha hồ nhìn ngắm và làm điều gì mình muốn mà không phải bận tâm che giấu những giới hạn của tuổi tác. Nhưng phía sau cái cốt truyện tưởng như tầm thường câu khách ấy, nhà văn Kawabata dường như đã dốc toàn bộ tinh lực những năm cuối đời để khắc họa lên một thế giới nhân sinh quan mà ở đó cái chân thiện mĩ được ngợi ca và tôn thờ bằng cả một nền tảng triết học, mĩ học mang tầm vóc nhân loại. Đêm đầu tiên đến ngủ tại "ngôi nhà bí mật", cơ thể của người đẹp say ngủ ở đây toát ra mùi sữa khiến nhân vật ông già Eguchi, nhớ tới đứa cháu nội đang thời kì bú mẹ và các con gái của ông khi đang còn bú sữa và cả "kỷ niệm không vui và làm ông hối tiếc liên quan đến mùi sữa đàn bà " [33; tr.26], và rồi sau đó là những hồi ức, những kỉ niệm triền miên về quá khứ, về những người đàn bà cùng những kỷ niệm đã đi qua cuộc đời ông. Trong những khoảnh khắc bất chợt của hiện tại, hồi ức lại hiện về một cách sống động và chân thực, hồi ức từ mấy mươi năm về trước được dựng lên trong hiện tại, kết nối với hiện tại thành một bức tranh sinh động về cuộc sống và cuộc đời của ông. Đêm thứ hai nhân vật ông già Eguchi đến "ngôi nhà bí mật" (sau lần thứ nhất 15 ngày) Mùi hương và tấm thân đầy sức sống của cô gái khiến ông nghĩ tới "cây trà hoa quắt" ở Subakidera, tới hoa thược dược ở tu viện Yamato, tới hoa trà mi trong dải vườn bao quanh đền thi ca... Nhớ tới "cây trà hoa quắt" ông Eguchi lại nhớ đến ba cô con gái của mình đặc biệt là cô út với những vướng mắc trong tình yêu và hôn nhân. Nằm bên một người đẹp say ngủ nhân vật Eguchi cũng muốn được ngủ say nh ư chết và chính ý nghĩ đó đã đưa ông trở về những ngày ở thành phố Kobe với một người đàn bà đã có chồng, có con nhưng thân thể vẫn tuyệt đẹp và khi thức giấc nàng đã kêu lên "đêm qua em ngủ say như chết" [33; tr.76]. Đêm thứ ba đến với "ngôi nhà bí mật" (sau lần thứ hai 8 ngày), ông Eguchi đã có những ý nghĩ quái gở: " Nếu như ông bóp vào cổ họng cô, liệu cái lưỡi kia có giãy giụa không?" và ông liền "nhớ ngày xưa đã có lần ông gặp một cô gái điếm còn nhỏ tuổi hơn cô bé này... Cô bé ấy rất giỏi sử dụng cái lưỡi mỏng và dài" [33, tr.82], tới việc cô còn rất trẻ con mới mười bốn tuổi - đã xin ông cho đi chơi hội với chúng bạn. Lần cuối cùng đến ngủ tại ngôi nhà này (mùa đông), nhân vật Eguchi ngủ cùng hai cô gái, một cô gái da ngăm đen có tô son và một cô gái da trắng, nhìn đôi môi được phủ một lớp son, " bỗng nhiên ông nhớ lại kỉ niệm về một cái hôn". Và khi có ý định xâm hại đến thân thể cô gái da ngăm đen 17 ngủ cùng với cô gái da trắng này, với ý nghĩ đó là "người đàn bà cuối cùng trong cuộc đời" thì ông Eguchi lại tự hỏi "người đàn bà đầu tiên t rong cuộc đời ta là ai nhỉ? (...) Chính là mẹ ta" [33; tr.132] và ông nhớ tới giây phút ông cùng bố ở bên giường mẹ lúc bà hấp hối ... Đêm thứ tư này, cô gái da ngăm đen ngủ cùng nhân vật Eguchi đã chết, ông đã ngủ lại bên cạnh cô gái thứ hai cho đến khi trời sáng. Trong năm đêm đến "ngôi nhà bí mật", Cùng với không gian huyền ảo trong căn nhà ấy, ông Eguchi, đã được ngủ cùng sáu người đẹp, mỗi cô gái mang một vẻ đẹp riêng và đôi khi vẻ đẹp ấy lại khiến những cảm giác thanh xuân trỗi dậy trong lòng ông, vẻ đẹp đó có thể được định danh là "vẻ đẹp của sức sống, của tuổi trẻ". Thế giới kỳ ảo dường như đậm chất hơn trong những giấc mơ của Eguchi tại "ngôi nhà bí mật" ấy. Giấc mơ thứ nhất, ông mơ thấy bị một người đàn bà bốn ch ân quắp chặt, giấc mơ thứ hai ông mơ thấy "một trong các con gái ông đẻ ra ở nhà thương một hài nhi dị dạng " [33; tr.37] , trong một giấc mơ khác của nhân vật Eguchi, ông mơ thấy ngôi nhà của mình dường như bị chìm trong một biển đầy hoa giống như hoa Thược dược  Và khi Eguchi ngắm bông hoa to nhất thì một giọt máu rỏ từ cánh hoa xuống. Một tiểu thuyết khác của nhà văn Kawabata mà trong đó cũng có xuất hiện các chi tiết kỳ ảo, đó là tác phẩm Tiếng rền của núi. Tiểu thuyết Tiếng rền của núi (19501952) được cho là tác phẩm được nhào nặn bằng cảm quan sâu sắc của nhà văn Kawabata. Có thể nói đây là tiểu thuyết về cái chết và những dự cảm về cái chết. Cốt truyện của tiểu thuyết Tiếng rền của núi cũng giống như hầu hết các câu chuyện khác của nhà văn Kawabata đ ều rất đơn giản. Tác phẩm kể về một gia đình người Nhật sau chiến tranh. Gia đình ông Shingo Ogata, ông và người con trai (Suychi) trở về sau chiến tranh, họ làm chung một công ty. Ông bà Shingo còn có một cô con gái là Fusaco đã lấy chồng nhưng cuộc sống vợ chồng cô không hạnh phúc. Vợ Suychi là Kikuco và bà Shige - vợ ông Shingo cùng ở nhà nội trợ. Kikuco là một cô dâu rất ngoan hiền và còn rất trẻ nhưng chồng cô lại không cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng ấy. Suychi ngoại tình gần như công khai khiến cô con dâu Kikuco đau khổ bỏ đi cái thai cô đang mang trong bụng vì không muốn sinh con trong hoàn cảnh chồng có nhân tình. Nhưng oái oăm thay, người đàn bà mà Suychi ngoại tình lại có thai và cô ta quyết định giữ đứa con ấy cho riêng mình. Ông Shingo rất giận con trai và thương con dâu cũng như không muốn cho cô con dâu biết việc Suychi ngoại tình. Vợ chồng ông Shingo luôn trăn trở về đời sống không viên mãn của các con. Câu chuyện không có 18 hồi kết, mọi chuyện vẫn còn dang dở, chưa có một kết thúc trọn vẹn ch o tất cả các mối quan hệ. Tác phẩm kết thúc bằng cảnh Kikuco đang rửa bát. Trong hai tác phẩm Tiếng rền của núi và Người đẹp say ngủ, thường xuyên xuất hiện những giấc mơ và cái đặc biệt ở đây chính là chất kỳ ảo được thể hiện hoàn toàn qua những giấc mơ, những giấc mơ thuộc về thế giới huyền ảo. Riêng tiểu thuyết Tiếng rền của núi có hẳn một chương nói về giấc mơ, đó là chương năm "giấc mơ về đảo vắng" một giấc mơ dài đầy màu sắc giữa những không gian xa lạ với rất nhiều những điều huyễn hoặc. Thế giới kỳ ảo trong các tác phẩm của Kawabata còn xuất hiện trong các truyện ngắn như: Bất tử, Cánh tay, Người đàn ông không cười,  Truyện ngắn Bất tử của nhà văn Kawabata tập trung chủ đề ở cuộc tình say đắm giữa ông lão và cô gái chênh nhau đến 60 tuổi, hay nói khác hơn đó là cuộc tái ngộ giữa hai linh hồn khao khát yêu đương. Trên con đường tìm về những ký ức ngày xưa, họ đã đi xuyên qua tấm lưới. Khi đứng trước biển cùng nhau, bao ký ức về một tình yêu son trẻ chợt ùa về trong tâm tưởng. Họ - một cô gái trầm mình trong biển, một ông lão đã từng muốn tự sát theo người yêu nhưng rồi ông đã " sống để nhớ thương em". Và rồi họ đi xuyên qua thân cây, nhẹ tênh, mất hút trong thân cây. Họ trở thành người tình bất tử của nhau. Một truyện ngắn đậm "chất kỳ ảo" của nhà văn Kawabata, là truyện ngắn Cánh tay. Nói về một nhân vật cô gái có thể tháo cánh tay "nơi chỗ nối vai" rời khỏi thân mình. Một cánh tay rời khỏi thân thể vẫn sống như một cơ thể sống. N hân vật người đàn ông đã mượn cánh tay người tình để qua đêm nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc và ấm áp như chính người tình đang ở bên cạnh anh ta. Cánh tay cô gái dường như có linh hồn, có khả năng như một người thực sự, nó có thể ngửi mùi hoa mộc lan, bật đèn, trò chuyện, ... vv. Thời gian trong truyện không quá dài, chỉ duy n hất một đêm nhưng trong một đêm ấy, rất nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra. Truyện ngắn "Cánh tay" được xem là một trong những truyện ngắn lạ thường nhất của thế giới, đây là câu chuyện khá độc đáo tiêu biểu cho loại truyện mang tính kỳ ảo của nhà văn Kawabata. Cũng là một truyện ngắn sử dụng những chi tiết kỳ ảo rất đắc địa. Tác phẩm Người đàn ông không cười xoay quanh câu chuyện về một một tác giả kịch bản phim, đi tìm cho kỳ được những chiếc mặt nạ "Nô" để sử dụng trong bộ phim nhằm đáp ứng tính nghệ thuật cho bộ phim. Sau khi hoàn thành cảnh quay, người đàn ông đã 19 mua lại một chiếc mặt nạ, những đứa con của ông ta đã nghịch ngợm đeo chiếc mặt nạ vào cho nhân vật người mẹ đang ốm. Đến khi chúng tháo chiếc mặt nạ ra, gương mặt người mẹ trở nên héo hắt, xấu xí đến lạ kỳ. Truyện có nội dung đơn giản dễ hiểu nhưng gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc về những trải nghiệm cuộc đời, đồng thời thể hiện cái nhìn nhân văn từ sâu thẳm trong tâm hồn nhà văn. Với số lượng tác phẩm đồ sộ của nhà văn Kawabata, yếu tố kỳ ảo còn xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm khác và hầu như tác phẩm nào cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi nó chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. 1.3 Giới thuyết phạm trù kỳ ảo trong văn học 1.3.1. Khái niệm chung về thuật ngữ "kỳ ảo" Ngày nay, khi chúng ta đang nói về vấn đề này thì văn học kỳ ảo đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của bạn đọc khắp nơi trên thế giới. Trải dọc chiều dài tiến trình văn minh thế giới, có thể thấy yếu tố kỳ ảo luôn hiện diện trong những tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, từ thuở hồng hoang cho đến hiện đại, chúng tồn tại dưới những dạng thức khác nhau. Khai sinh từ trí tưởng tượng bay bổng của con người, yếu tố kỳ ảo đã trở thành một đối tượng có hấp lực mạnh mẽ đối với giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học Đông Tây kim cổ. Khái niệm "kỳ ảo" trong văn học có nội hàm rất rộng. Chính vì thế đã tạo ra sự nhập nhằng, không thống nhất giữa các thuật ngữ dùng để gọi tên các tác phẩm mà trong nội dung lẫn hình thức của nó có sự hiện diện ít nhiều củ a yếu tố ảo diệu, hoang đường. Nói như nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long thì cho đến nay "giới nghiên cứu văn học trên thế giới đến nay vẫn chưa dễ gì có một quan niệm thống nhất về cái kì ảo và văn học kì ảo" [24]. Có khi, cùng một tác phẩm nhưng có người lại cho đó là truyện kinh dị hoặc truyện huyễn tưởng, trong khi một số ý kiến khác lại đánh giá tác phẩm đó thuộc thể loại kỳ ảo. Như vậy kỳ ảo là gì và có bao nhiêu cách hiểu cũng như định nghĩa về nó ? Trong lĩnh vực văn chương, thuật ngữ "kỳ ảo" được chuyển nghĩa từ thuật ngữ "le fantastique" trong tiếng Pháp hoặc "fantastic" trong tiếng Anh. Theo từ điển Pháp - Việt, thì " fantastique" là sản phẩm của trí tưởng tượng được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Xét về mặt từ nguyê n thì "fantastique" có 20 nguồn gốc từ "fantasticus" trong tiếng Latinh có nghĩa là tưởng tượng, ảo, phi thực  Theo thời gian, nghĩa của từ này có phần thiên về chỉ những hiện tượng mà ranh giới giữa thực và ảo không rõ ràng. Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng của cái "kỳ ảo" là ở chỗ cái bình thường đã bị cái bất thường lấn át, phá vỡ trật tự thông thường và mở đường cho cái phi thường xâm nhập. Nhà văn Maupassant đã từng khẳng định "fantastique" chính là "sự đột nhập dữ dội của cái huyền bí vào khuôn khổ đời thực". Có ý kiến còn cho rằng "mọi cái kỳ ảo đều là sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những qui tắc bất biến của đời thường "( Roger Cailois) [24]. Các nhà nghiên cứu văn học phương Tây cho rằng giữa hai yếu tố bình thường và phi thường đã có sự hòa nhập, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra "fantastique". Đồng thời theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học phương Tây thì thuật ngữ "fantastique" hàm chứa các yếu tố : kỳ lạ, kinh dị, huyền diệu,  Riêng đối với phương Đông thì thuật ngữ "kỳ ảo" có thể được hiểu theo phương pháp chiết tự. "Kỳ" chính là khác thường, "ảo" là cái không thực, là trạng thái mơ hồ giữa hai thái cực thực - ảo. Nếu như quan niệm của phương Tây cho rằng " kỳ ảo" được tạo thành do sự xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau giữa hai yếu tố bình thường và phi thường thì phương Đông cũng cho rằng sự tương tác giữa yếu tố "kỳ" và "ảo" làm nảy sinh chất kỳ ảo. Song, cái kỳ ảo của phương Đông nặng tính duy cảm, linh cảm, mang màu sắc tâm linh. Trong khi cái kỳ ảo của phương Tây lại thiên về lý trí, logic huyễn tưởng. Nói như vậy để thấy rằng quan niệm về cái kỳ ảo giữa Đông - Tây có sự tương đồng, dù là quan niệm của văn học phương Đông hay phương Tây cũng không thể phủ nhận vai trò cũng như các tính chất đặc thù của nó, yếu tố kỳ ảo chính là những điều lạ lùng, huyền bí, vừa huyễn hoặc lại vừa chân thực, vừa bình thường lại vừa phi thường. Kỳ ảo vốn là cái vô hình nhưng lại khéo léo lẩn sau cái hữu hình, cái "hư" và "thực" tác động qua lại cộng gộp với tính chất đặc trưng là sự tưởng tượng và yếu tố hư cấu, tất cả được kết dính và hòa trộn bằng chính đặc thù văn hóa của từng châu lục. Cho đến thời điểm này, có rất nhiều định nghĩa của các học giả về yếu tố "kỳ ảo" trong văn học, chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan