Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi 25 đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 11 của các trường chuyên khu vực duyên ...

Tài liệu 25 đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 11 của các trường chuyên khu vực duyên hải đồng bằng bắc bộ có đáp án

.PDF
186
9415
157

Mô tả:

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG ĐỀ THI MÔN SINH HỌC- KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài :180 phút (Đề này có 3 trang, gồm 10 câu) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1(2đ): a. Cấu tạo của lông hút của thực vật trên cạn phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào? b. Mối liên quan giữa độ ẩm đất và dinh dưỡng khoáng ở thực vật? Câu 2(2đ): a. Cấu tao giải phẫu lá phù hợp với chức năng quang hợp? b. Để tổng hợp 1 phân tử glucozo, thực vật C3 và CAM cần bao nhiêu ATP? Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về số lượng ATP trong tổng hợp glucozo ở 2 nhóm thực vật? Câu 3(2đ): a. NADH được sinh ra ở đâu và được sử dụng ở đâu? b. Giải thích tại sao, sau một thời gian dài trời âm u, nhiệt độ thấp, khi thu hoạch rau người ta kiểm tra thấy hàm lượng ion NO3- và NH4+ đều cao hơn mức cho phép? Dư lượng NO3- dư thừa ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng và sức khoẻ con người? Câu 4(2đ): a. Trong tự nhiên và điều ngạc nhiên là khoảng 20% các loài cây hạt kín chủ yếu dựa vào tự thụ tinh. Mặc dù nhìn chung là khá tốt trong tự nhiên, sự tự thụ tinh được gọi là “ngõ cụt của tiến hóa”. Hãy nêu một lí do tại sao sự tự thụ tinh có thể được chọn lọc trong tự nhiên mà lại là ngõ cụt của sự tiến hóa ? b. Nếu như một vòng đầy đủ của vỏ thứ cấp được bóc ra quanh một thân cây gỗ (quá trình này được gọi là bóc vỏ), cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển bình thường hay sẽ chết. Giải thích tại sao ? Câu 5(2đ): 1 a. Giải thích tính hướng sáng dương của thân cành và hướng sáng âm của rễ ? Tại sao khi ngắt ngọn cây thì thân non mất tính hướng sáng? b. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh có áp suất rễ và giải thích? Câu 6(2đ): a.Chuỗi polipeptit dưới đây: NH3- Gly- Lys- Met- Thr- Phe-Thr- Arg- Pro- Cys- Tyr- Glu- Ser- Gly- Lys- AlaVal- COOH được phân giải trong dạ dày và ruột. Hãy chỉ ra sản phẩm là các đoạn polipeptit ngắn hơn được phân giải bởi enzim pepsin trong dạ dày, enzim tripsin và chimotripsin trong ruột non. b.Một lực sĩ chạy đường dài nên cố gắng đến mức thiếu O 2 và thừa CO2 cảm thấy khó thở. Những biến đổi nào về tuần hoàn, hô hấp ở người này? Câu 7(2đ): a. Tại sao khi tâm nhĩ co, máu chỉ chảy xuống tâm thất mà không dồn trở lại tĩnh mạch ? b. Em hiểu như thế nào về “ Quy luật Staling” trong hoạt động của tim ? c. Một người bị thương mất nhiều máu được đưa đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ đo huyết áp của bệnh nhân này có chỉ số bình thường 110 / 70mm Hg. Em hãy giải thích trong cơ thể có những cơ chế sinh lý nào để đưa huyết áp của bệnh nhân trên trở về bình thường. Câu 8( 2đ) : a.Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự tăng nồng độ Na+ trong huyết tương? b.Nêu các đặc điểm khác nhau về cấu tạo của thận của cá xương sống ở nước ngọt và cá xương sống ở nước mặn. Giải thích sự khác nhau đó Câu 9( 2đ): Ngày nay người ta đã sản xuất được thuốc ngăn cản hoặc tăng cường hoặc bắt chước hoạt động của các chất dẫn truyền xung thần kinh. Bằng kiến thức đã học về truyền tin qua xinap, em hãy cho biết hậu quả của việc sử dụng các thuốc trên như thế nào? Câu 10(2đ): a. Nêu tác dụng chung của ostrogen và progesterone trong sinh sản. Tác động của 2 hoocmon này có gì khác nhau? 2 b. Nếu một người phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận làm tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam trong máu sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thich? …………………………………………………..Hết…………………………………………………….. Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Yến Điện thoại: 0978580152 3 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC KHỐI 11 Câu 1 Nội dung cần đạt Điểm a.1đ - Thành TB mỏng, không thấm cutin -> nước dễ dàng đi vào theo theo 0,25 cơ chế thụ động. - Chỉ có một không bào ở trung tâm lớn -> tạo Ptt lớn giúp TB hấp thụ 0,25 nước dễ dàng. - Lông hút chứa nhiều ty thể: Quá trình hô hấp ở rễ biến đổi chất hữu cơ 0,25 phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản -> làm tăng nồng độ dịch bào -> tăng Ptt -> rễ lấy được nước tự do và nước liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng. - Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len lỏi vào các mao quản đất 0,25 => Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến thế nước thấp). b.1đ - Nước tự do trong đất giúp hoà tan các ion khoáng và các ion này dễ dàng được hấp thụ theo dòng nước vào rễ. 0,25 - Độ ẩm cao giúp hệ rễ ST tốt, tăng S tiếp xúc của hệ rễ với dd đất-> quá trình trao đổi ion khoáng nhờ hiện tượng hút bám trao đổi diến ra thuận 0,25 lợi. - Độ ẩm thấp rễ cây ST kém, khả năng hấp thụ nước và ion khoáng giảm-> năng suất giảm. 0,25 - Nồng độ các ion khoáng cao làm giảm thế nước của dung dịch đất-> cây không hút được nước theo cơ chế thẩm thấu. 2 0,25 a. 1đ - Lớp TB biểu bì trên: 1 lớp, mỏng, trong suốt cho anhs sáng đi qua. 0,25 - Lớp TB mô giậu( lớp mô đồng hóa của lá): dày, nhiều lớp, chứa nhiều 0,25 4 lục lạp. - Lớp TB mô xốp: Có nhiều khoảng trống gian bào lớn cung cấp CO2 0,25 cho quá trình quang hợp. - Hệ thống mạch dẫn dày đặc làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng 0,25 cho QH và dẫn các sản phẩm QH đến các cơ quan khác. - Biểu bì dưới chứa nhiều khí khổng giúp CO2 và nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng. b. 1đ - Để tổng hợp 1 phân tử glucozo: 0,5 + Thực vật C3 cần 18ATP + Thực vật CAM cần 24 ATP - Giải thích: Theo chu trình Canvin, để hình thành 1 phân tử Glucozo 0,5 cần 18 ATP . Thực vật CAM tiêu dùng hơn thực vật C3 6ATP cho quá trình tổng hợp 1 phân tử đường vì thực vật CAM vì cần thêm 6ATP để chuyển hoá 6axit pyruvic (loại ra từ chu trình C3) tạo 6PEP cho quá trình cố định CO2 trong chu trình C4. 3 a. 1đ - NADH sinh ra trong hô hấp. 0,25 - NADH được sử dụng trong: 0,75 + Chuỗi truyền e- -> tổng hợp ATP. + Cố định N theo con đường sinh học ( Quá trình cố định N của VSV cộng sinh cần phải có lực khử). + Đồng hoá biến đổi NO 3- -> NH4+ trong cây. b. 1đ - Trời âm u, thiếu ánh sáng cây quang hợp kém -> tạo NADPH giảm-> 0,25 quá trình chuyến NO 3- -> NO2- trong cây bị ức chế do thiếu H+ -> nồng độ NO3- tăng. 5 - Nhiệt độ thấp, hô hấp của rễ giảm-> tạo NADH giảm-> quá trình 0,25 chuyến NO3- -> NO2- trong cây bị ức chế do thiếu H+ -> nồng độ NO3tăng. - Nhiệt độ thấp, hô hấp của rễ giảm, các xetoaxit sinh ra trong hô hấp 0,25 giảm -> thiếu các xetoaxit để nhận NH4+ tạo axit amin- > nồng độ NH4+ tăng cao. - Dư lượng NO3- dư thừa gây ô nhiễm nông phẩm và người ăn phải có 0,25 thể ngộ độc và gây ra bệnh tật. 4 a. 1đ - Ưu điểm : Tự thụ tinh tốt trong trường hợp hạt phấn không thể phát tán 0,5 đi xa và mật độ QT thấp. - Ngõ cụt của tiến hoá : Gây thoái hoá giống, giảm đa dạng di truyền dẫn 0,5 đến tuyệt chủng. b. 1đ - Cây sẽ chết 0,5 - Giải thích :Phần vỏ thứ cấp giới hạn gồm tất cả các mô phía ngoài tầng 0,5 sinh mạch. Khi bóc hết phần vỏ thứ cấp sẽ bóc mất phần mạch rây thứ cấp làm nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá đến rễ -> cây chết. 5 a. 1đ * Giải thích tính hướng sáng dương của thân cành và hướng sáng âm của rễ: Do Auxin phân bố không đều ở phần được chiếu sáng và phần không được chiếu sáng. - Đối với thân non: Phần không được chiếu sáng có nhiều Auxin hơn 0,25 phần được chiếu sáng-> phần thân không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn phần thân được chiếu sáng-> thân cong về phía ánh sáng. - Đối với rễ: Phần rễ không được chiếu có nhiều Auxin hơn lại bị ức chế 0,25 sinh trưởng, phần rễ được chiếu sáng có ít Auxin hơn lại sinh trưởng 6 nhanh hơn-> rễ mọc tránh xa ánh sáng. * Khi ngắt ngọn cây thì cây không còn tính hướng sáng do không còn 0,5 tác dụng của Auxin (vì Auxin phân bố ở phần ngọn). b. 1đ Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ, bằng chứng là hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt: - Hiện tượng rỉ nhựa: cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy 0,5 những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Điều đó chứng tỏ có một áp lực đẩy nước lên từ rễ vì khi đó không còn bộ lá nữa nên không còn lực kéo của thoát hơi nước. - Hiện tượng ứ giọt: úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm 0,5 thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Như vậy không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. 6 a. 1đ Sản phẩm đoạn polipeptit do enzim pepsin phân giải trong dạ dày + Gly- Lys- Met- Thr và Phe- Thr- Arg- Pro- Cys ; 0,25 Tyr- Glu- Ser- Gly- Lys- Ala- Val+ enzim pepsin chỉ phân cắt các protêin thành các đoạn polipeptit ngắn 0,25 tại cầu nối peptit được tạo thành bởi nhóm NH2 của các aa có vòng thơm là ở axit amin pheninalanin và tirozin vòng -Sản phẩm đoạn polipeptit do enzim Tripsin và Chimotrip phân giải 0.25 trong ruột non: + Gly- Lys- ; Met- Thr; Phe; Thr –Arg; Pro- Cys; Tyr; Glu- Ser- GlyLys; Ala- Val + Giải thích : enzim tripsin cắt lien kết peptit ở phía trong chuỗi từ đầu COOH tại các aa kiểm như Lys, Arg, histidin còn Chimotripsin cắt ở đầu 7 0,25 COOH đối với các aa kiềm có vòng thơm như pheninalalnin b.1đ -Thích nghi của phổi; tăng cường thông khí (tăng nhịp hô hấp) 0,25 cơ chế: thiếu O2 ứ trệ CO2 gây kích thích trung khu hô hấp… -Thích nghi của hệ tuần hoàn: do tăng hô hấp tạo ra áp lực âm tính trong 0,25 lồng ngực có tác dụng hút máu về tim. Mặt khác các thụ thể hóa học ở xoang ĐM cảnh và cung ĐM chủ nhận biệt O 2 thiếu tác động vào thụ quan hóa học làm tăng Ha, vận tốc máu - Thích nghi của máu : thiếu O 2 cơ thể huy động máu dự trữ ở gan, lách 0,25 mao mạch nghỉ trong hệ tuần hoàn, nếu lâu dài thận sản suất EPO (erythriopoiten) kích thích tủy đỏ xương sản sinh hồng cầu - Thích nghi của TB và mô: tăng H+ và CO2 giúp tăng phân ly HbO 2 ở 0,25 mô để tăng lấy O2 tận dụng O2 sẵn có ở ĐM 7 a. 0,5đ 0,5 Vì tâm nhĩ co bắt đầu từ sự phát nhịp của nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải gần lối vào của tĩnh mạch chủ trên, nên khi tâm nhĩ co bắt đầu từ phía trên rồi mới lan ra khắp hai tâm nhĩ, vì vậy lực co của tâm nhĩ đã bịt các lỗ vào của tĩnh mạch do vậy máu chỉ dồn xuống tâm thất. b.0,5đ Quy luật Staling: Trong điều kiện bình thường, thể tích máu do tim đẩy đi được điều hòa bởi lượng máu chảy từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ phải. - Đó là do: Cơ tim trước khi co đã ở trạng thái giãn, nó sẽ co mạnh hơn. Khi trong tâm nhĩ có ít máu các sợi cơ không được giãn nhiều nên tâm 0,25 nhĩ co bóp yếu làm lượng máu đổ vào tâm thất ít  Cơ tâm thất co yếu hơn  lượng máu do tim đẩy đi ít hơn. - Khi trong tâm nhĩ có nhiều máu, các sợi cơ giãn mạnh làm cho tâm nhĩ co bóp mạnh nên lượng máu đổ vào tâm thất nhiều  Cơ tâm thất co mạnh hơn  Lượng máu do tim đẩy đi nhiều hơn. 8 0,25 c.1đ -Mất nhiều máu Ha giảm nhưng khi đo Ha thấy bình thườngchứng 0,25 tỏ đã có cơ chế nâng Ha về bình thường + Ha giảm tác động vào thụ quan áp ở cung ĐM chủ và xoang ĐM cảnh xuất hiện 1 xung TH về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não xuất 0,25 hiện 1 xung TK theo dây giao cảm đến tim làm tăng nhịp tim, đến mạch gây co mạch máu ngoại vi dồn máu về trung ương, co mạch máu đến các cơ quan dự trữ máu (gan, lách), co tĩnh mạch ngoại vi để dồn máu về tim kết quả Ha trở lại bình thường + Đồng thời dây giao cảm đi đến phần tuỷ tuyến thượng thận làm tăng tiết adrênalin tăng nhịp tim 0,25 +Ha giảm  giảm áp lực lọc ở thận kích thích bộ máy cận quản cầu thận tiết ra renin-điều chỉnh huyết áp qua hệ thống renin- angiotensinaldosteron (RAAS) để tạo thành angiotensin II, chất này làm co mạch máu dẫn đến tăng Ha -Angiotensin II cũng kích thích tuyến thượng thận tăng tiết hoocmon aldosteron và hoocmon này tác động đến ống lượn xa dẫn đến tăng thể 0,25 tích máu  tăng Ha 8 a.1đ – Nguyên nhân: 0,5 + Bệnh ưu năng tuyến thận : bệnh Cushing + Tiêm nhiều ACTH ( hoặc do tuyến yên tăng tiết ACTH) + Tiêm thuốc Costidol + Hội chứng Cohn tăng tiết Aldosteron + Do ăn nhiều muối 0,5 -Hậu quả: giữ nước gây phù nề, tăng huyết áp b.1đ 9 Cá nước ngọt Cá nước mặn SL nephron Nhiều Ít KT cầu thận Lớn Nhỏ, hoặc ko có KT nephron Lớn Nhỏ Chiều dài ống thận Ngắn Dài 0,75 - Nguyên nhân: do cá xương nước ngọt phải thải nhiều nước. Thận thích nghi với việc tăng tốc độ lọc, còn cá nước mặn thận phải thích 0,25 nnghi với việc thải ước chậm, hấp thu được nhiều nước 9 - Sử dụng thuốc ngăn cản sự giải phóng chất dẫn truyền xung thần kinh: 0,25 ngăn xung thần kinh truyền đi tiếp có tác dụng giảm đau được dùng trong phẫu thuật. VD: novacain có tác dụng chặn kênh Na+ làm cho Na+ không đi vào màng TB nên không xuất hiện điện thế hưng phấn sau xinap, không xuất hiện điện động do đó giảm đau. + Có thể những thông tin đau cần thiết báo hiệu cho ta biết cơ thể bất 0,25 thường cần phải điều trị, sd thuốc giảm đau,làm việc chuẩn đoán bệnh khó hơn, phát hiện bệnh muộn do đó nguy hiểm đến tính mạng. + dùng thuốc chặn xung thần kinh quá liều, chặn xung thần kinh đến cơ 0,25 hô hấp, nguy hiểm đến sức khỏe. - Dùng thuốc tăng cường giải phóng chất dẫn truyền xung thần kinh: lượng chất hóa học trung gian được giải phóng nhiều hơn làm điện thế 0,25 dẫn truyền mạnh, thông tin đưa về nhiều, đến cơ gây co cơ liên tục dẫn đến co sưng cơ và liệt cơ và nguy hiểm đến sức khỏe. + lượng chất hóa học trung gian được giải phóng nhiều hơn,điện thế dẫn 0,25 truyền mạnh, thông tin được đưa đến các tuyến nhiều làm tăng tiết hoocmon, lượng hoocmon trong máu tăng cao gây bệnh lí. 10 + thông tin tăng cường đưa về não, não luôn hưng phấn, hệ thần kinh 0,25 không được nghỉ gây suy nhược thần kinh. - Dùng thuốc bắt chước hoạt động dẫn truyền của xung thần kinh , hệ 0,25 thần kinh có hiện tượng dung nạp nó, dùng lâu ngày sẽ bị nghiện. + Sử dụng thuốc lá có nicotin đi vào máu kích thích hệ thần kinh giải phóng chất hóa học trung gian là dopamin gây hưng phấn,sử dụng lâu 0,25 ngày gây nghiện. 10 a.1,5đ * Vai trò chung của progesteron và ostrogen trong sinh sản: - Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết FSH, LH 0,5 - Hình thành và duy trì lớp niêm mạc tử cung - Có tác dụng an thai * Sự khác nhau: - Ostrogen: được tiết ra từ buồng trứng và sau khi mang thai được tiết ra 0,5 từ nhau thai. Tác dụng hình thành và duy trì lớp niêm mạc tử cung ở mức độ thấp Hình thành lớp niêm mạc tử cung đầu tiên . Từ lớp niêm mạc này mới hình thành các thụ thể tiếp nhận progesteron. - Progesteron: được tiết ra từ thể vàng và từ nhau thai 0,5 Có vai trò giống của ostrogen nhưng hoạt tính cao hơn. Sau khi Ostrogen hình thành lớp niêm mạc tử cung đầu tiên và hình thành thụ thể tiếp nhận progesterone thì lúc này làm dày lớp niêm mạc tử cung lên chủ yếu là do tác động của progesterone. b.0,5đ - Người phụ nữ đó sẽ không có kinh nguyệt vì: + Hoocmon sinh dục nam ức chế vùng dưới đồi=> giảm tiết GnRH, ức chế tuyến yên => giảm tiết FSH và LH. 11 0,5 + Không đủ hoocmon kích thích buồng trứng hoạt động làm giảm hoocmon buồng trứng, không có trứng chín và rụng => mất kinh nguyệt. Nguyễn Thị Hải Yến Điện thoại: 0978580152 12 TRƯỜNG CHUYÊN BẮC NINH ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2015 MÔN SINH HỌC, LỚP 11 Câu 1(2.0 điểm) Theo Van Hốp có thể xác định được áp suất thẩm thấu của tế bào bằng công thức P = RTCi. Trong đó: C là nồng độ dịch bào, R: hằng số khí và bằng 0.0821; T: nhiệt độ tuyệt đối; i: hệ số điều chỉnh sự phân li có thể biết được. a. Hãy cho biết cách tính P trong điều kiện thí nghiệm, có đủ các dụng cụ hóa chất. b. Làm thế nào để thí nghiệm thật chính xác. Câu 2 (2.0 điểm) Để phân biệt cây C 3 và cây C4, người ta tiến hành các thí nghiệm sau: a. Đưa hai cây vào trong chuông thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục b. Trồng cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ ôxi. c. Đo cường độ quang hợp (mg CO 2//dm2 lá.giờ) ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm trên. Câu 3(2.0 điểm). Biểu đồ dưới đây biểu diễn quá trình hô hấp của một cây trong điều kiện bình thường. Đường cong nào dưới đây biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây. Giải thích ?Em hãy cho biết ứng dụng trong việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp như thế nào? Câu 4 (2.0 điểm). a. Trình bày những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả. Vì sao muốn quả chín nhanh người ta phải ủ kín? b. Em hãy kể tên các kiểu quả không hạt được tạo nên trong tự nhiên. Dựa trên cơ sở khoa học nào, người ta tạo ra quả không hạt. Câu 5 (2.0 điểm). Cho một số hạt đậu lấy từ trong kho giống. a. Cần điều kiện gì trước tiên cho hạt nảy mầm ? giải thích. b. Có thể dùng chât gì để kích thích hạt nảy mầm nhanh và đạt tỷ lệ nảy mầm cao? c. Mô tả thí nghiệm để chứng minh ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin trên các mầm của hạt đậu. d. Mô tả thí nghiệm để xác định nhanh khả năng nảy mầm của hạt. Câu 6 (2.0 điểm). Nêu cơ chế đóng mở co vòng môn vị. tác dụng của việc đóng mở này là gì? Câu 7 (2.0 điểm) a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không. Giải thích? Câu 8 (2.0 điểm) a. Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc những nhân tố chủ yếu nào? b. Giải thích về sự tăng, giảm nồng độ hooc môn ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng và do uống nhiều nước? Câu 9(2.0 điểm) a. Từ lâu, tiếng kêu của cú mèo hay cú lợn đã bị mặc định là mang lại xui xẻo, là tiếng gọi vong hồn từ một nơi xa thẳm, theo em quan điểm này có đúng không? Giải thích? b Bệnh xơ cứng lan tỏa có bao myelin dần bị cứng lại và thoái hóa. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của hệ thần kinh? Câu 10(2.0 điểm) Quá trình phát triển của bướm trải qua những giai đoạn nào và các hooc mon đã tác động như thế nào đến sự phát triển đó. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB NĂM 2015 Đề thi môn Sinh học lớp 11 Người ra đề : Tổ Sinh ---------------------Câu 1: (2điểm) 1. Về áp suất dương trong mạch rây (phloem), hãy cho biết: a. Áp suất dương trong mạch rây được hình thành như thế nào? b. Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ của thì áp suất dương thay đổi như thế nào trong phloem từ rễ củ đến hoa? 2. Khi bón các dạng phân đạm khác nhau như NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 có làm thay đổi đặc điểm của đất trồng không? Giải thích? Nêu biện pháp khắc phục? Câu 2: 2điểm 1. Các cây màu đỏ có quang hợp được không? Tại sao? Trình bày thí nghiệm chứng minh. 2. Ở thực vật, nếu môi trường không có CO 2 thì quá trình quang phân li nước có diễn ra không? Giải thích. 3. Tại sao dùng phương pháp nhuộm màu bằng iôt ở các tiêu bản giải phẫu lá cây người ta phân biệt được lá của thực vật C 3 và lá thực vật C4? Câu 3: 2điểm 1. Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên nóng và khô hơn nhiều thì tỷ lệ các loài C3 so với các loài C4, CAM thay đổi như thế nào? 2. Theo dõi sự sản sinh oxi và thải oxi trong hoạt động quang hợp của một cây C 4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây: ml O 2 /dm2 lá/h A B 10 20 30 40 Nhiệtđộ môi trường (0 C) a. Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh oxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải oxi ra môi trường? Vì sao? b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B. Câu 4: 2điểm 1. Phân tích ưu việt và bất lợi của sinh sản vô tính so với sinh sản hữu tính ở thực vật? 2. Nêu lí do tại sao tự thụ tinh có thể được chọn lọc trong tự nhiên mà lại bị coi là “ngõ cụt của tiến hóa”. 3. Vai trò sinh lí của ethylen. Trình bày đáp ứng 3 bước của thực vật với stress cơ học. Câu 5: 2điểm 1. Trình bày các đáp ứng của thực vật chống động vật ăn thực vật? 2. Trình bày 2 thí nghiệm chứng minh sự có mặt của nước trong tế bào thực vật. 3. Trình bày 1 thí nghiệm chứng minh sự có mặt của Ca2+ trong tế bào thực vật. Câu 6: 2điểm 1. Tại sao xenlulozo không phải là chất dinh dưỡng cho người nhưng chúng ta vẫn phải ăn? 2. Mặc dù hoạt động ở các mô khác nhau nhưng tế bào lông ruột và tế bào biểu mô ống thận đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau. Những đặc điểm đó là gì và vì sao chúng lại có những đặc điểm giống nhau như vậy? Câu 7: 2điểm 1. Tại sao trong hệ tuần hoàn của người, máu lại lưu thông liên tục và chỉ theo một chiều? 2. Ở người bình thường, huyết áp ở mao mạch phổi là 5 - 10mmHg còn huyết áp ở mao mạch thận là 60mmHg. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy. Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì? Câu 8: 2điểm 1. Một người ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận 1 lượng muối và nước vượt mức nhu cầu. Hãy cho biết người này: - Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao? - Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu như thế nào? 2. Để tìm hiểu sự điều hòa hoạt động của tim ếch bằng cơ chế thần kinh, người ta đã tiến hành thí nghiệm mổ lộ tim ếch rồi gây nên 1 kích thích vào dây thần kinh mê tẩu giao cảm. Hãy cho biết hoạt động của tim như thế nào khi vừa kích thích và sau khi kích thích một thời gian so với lúc bình thường? Giải thích? Câu 9: 2điểm 1. Một tế bào thần kinh (noron) được giữ trong dung dịch giống với dịch ngoại bào của mô não dưới điều kiện khí quyển tinh khiết. Sau vài phút, cyanide, một chất độc ngăn cản chuỗi chuyền điện tử được bổ sung vào dung dịch. Nhận xét về: - Nồng độ K+ trong tế bào - Nồng độ H+ trong khoang gian màng ty thể. - Nồng độ HCO3 trong dung dịch - Khả năng phát điện thế hoạt động của màng 2. Trong những trường hợp nào ở người không bị tổn thương mạch máu nhưng vẫn gây đông máu? Câu 10: 2điểm a. Nêu vai trò của hooc môn Estrogen và hooc môn progesteron trong chu kì kinh nguyệt. b. Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và Estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Sinh học – Lớp 11 Câu 1: (2điểm) 1. Về áp suất dương trong mạch rây (phloem), hãy cho biết: a. Áp suất dương trong mạch rây được hình thành như thế nào? b. Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ của thì áp suất dương thay đổi như thế nào trong phloem từ rễ củ đến hoa? 2. Khi bón các dạng phân đạm khác nhau như NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 có làm thay đổi đặc điểm của đất trồng không? Giải thích? Nêu biện pháp khắc phục? Hướng dẫn chấm 1. a. Áp suất dương trong mạch rây được hình thành nhờ đường được tạo ra ở nơi nguồn, sau đó vận chuyển chủ động vào phloem.0.25đ - Áp suất thẩm thấu trong phloem kéo nước từ xylem vào. 0.25đ - Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch rây tăng lên tạo thành áp suất dương đẩy dòng dịch đến nơi chứa. 0.25đ b. Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở phloem đầu gần thân củ và giảm dần về phía phloem gần với chồi hoa. 0.25đ 2. Khi bón các phân này vào đất sẽ phân li thành các ion:0.25đ NH4Cl → NH4+ + Cl(NH4)2SO4→ NH4+ + SO42NaNO3 → Na++ NO3- Thực vật chủ yếu hấp thu dạng đạm NH4+ và NO3-. 0.25đ - Nếu đất dư lượng Cl-, SO42- trong đất sẽ xảy ra quá trình trao đổi ion với keo đất kết hợp với H+ tạo môi trường axit làm pH đất giảm. Ngược lại nếu đất dư Na + sẽ kết hợp với OH- tạo môi trường kiềm làm pH đất tăng. 0.25đ - Khắc phục: Đất chua bón voi, đất kiềm thau rửa thường xuyên. 0.25đ Câu 2: 2điểm 1. Các cây màu đỏ có quang hợp được không? Tại sao? Trình bày thí nghiệm chứng minh. 2. Ở thực vật, nếu môi trường không có CO 2 thì quá trình quang phân li nước có diễn ra không? Giải thích. 3. Tại sao dùng phương pháp nhuộm màu bằng iôt ở các tiêu bản giải phẫu lá cây người ta phân biệt được lá của thực vật C3 và lá thực vật C4? Hướng dẫn chấm 1. Các lá màu đỏ vẫn quang hợp được.0.25 - Giải thích: Các cây lá màu đỏ vẫn có sắc tố lục, nhưng do sắc tố dịch bào antocyan nhiều nên đã lấn át màu xanh của diệp lục.0.25 - Thí nghiệm: Nhúng lá màu tím đỏ vào nước sôi, antocyan dễ tan trong nước nóng còn diệp lục không tan nên giữ lại trong lá lúc này lá có màu xanh.0.5 2. - Nếu không có CO 2 thì chu trình Calvin không xảy ra, dẫn đến dư thừa NADPH2nhưng lại thiếu NADP +. 0.25 - Khi thiếu chất này thì chuỗi truyền e- không vòng không xảy ra nên sẽ không có quang phân li nước.0.25 3. Vì: - Lá cây C3 có tế bào mô giậu phát triển,tế bào bao bó mạch không phát triển,nên khi nhuộm iôt thì tế bào mô giậu bắt màu xanh, tế bào bao bó mạch không bắt màu xanh.0.25 - Lá cây C4 có tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều phát triển,nên khi nhuộm iôt thì cả tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều bắt màu xanh0.25 Câu 3: 2điểm 1. Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên nóng và khô hơn nhiều thì tỷ lệ các loài C3 so với các loài C4, CAM thay đổi như thế nào? 2. Theo dõi sự sản sinh oxi và thải oxi trong hoạt động quang hợp của một cây C 4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây: ml O 2 /dm2 lá/h A B 10 20 30 40 Nhiệtđộ môi trường (0 C) a. Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh oxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải oxi ra môi trường? Vì sao? b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B. Hướng dẫn chấm 1. Môi trường bị biến đổi trở nên nóng và khô hơn nhiều thì tỷ lệ các loài C3 giảm, loài C4 và CAM tăng.0.25 - MT nóng không thích hợp với C3 do nhu cầu nước của chúng rất cao nhưng thời gian mở khí khổng lại ngắn đi → không có động lực vận chuyển nước, cây dễ héo và chết. Mặt khác hô hấp sáng xảy ra mạnh mẽ làm hao hụt nhiều sản phẩm quang hợp.0.5 - TV C4, CAM không bị ức chế bởi O2 cao trong tế bào, thích nghi với môi trường khô nóng sẽ dần chiếm lĩnh vùng khí hậu này.0.25 2. a)- Đường cong A biểu diễn sự sản sinh oxi trong mô lá, đường cong B biểu diễn sự thải oxi ra môi trường. Đường cong A luôn có giá trị lớn hơn đường cong B tại mỗi nhiệt độ xác định.0.25 - Bởi vì lượng oxi thải ra thực tế qua khí khổng (đường B) chính là lượng oxi sinh ra trong quang hợp sau khi đã bị hao hụt một phần do sử dụng vào hô hấp, nên có trị số nhỏ hơn so với lượng oxi sinh ra do quang hợp (đường A).0.25 b)- Đường cong A: Khi nhiệt độ còn thấp, quang hợp diễn ra yếu, khi nhiệt độ tăng thì quang hợp tăng dần do vậy lượng oxi cũng tăng dần đạt tối đa ở khoảng 400C, sau đó quang hợp không tăng theo nhiệt độ nữa thậm chí có biêủ hiện giảm.0.25 - Đường cong B: Sự thải oxi ra môi trường phụ thuộc cả cường độ quang hợp và cường độ hô hấp. Lượng oxi thải ra đạt giá trị cực đại khi cường độ quang hợp mạnh nhất, nhưng cường độ hô hấp chưa tăng cao, khi nhiệt độ tiếp tục tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh tiêu hao nhiều oxi do đó đường cong B đi xuống.0.25 Câu 4: 2điểm 1. Phân tích ưu việt và bất lợi của sinh sản vô tính so với sinh sản hữu tính ở thực vật? 2. Nêu lí do tại sao tự thụ tinh có thể được chọn lọc trong tự nhiên mà lại bị coi là “ngõ cụt của tiến hóa”. 3. Vai trò sinh lí của ethylen. Trình bày đáp ứng 3 bước của thực vật với stress cơ học. Hướng dẫn chấm 1. - Ưu việt: 0.5 + Không cần tác nhân thụ phấn + Truyền hệ gen cho con cái thích nghi với môi trường ổn định + Sức sống cây con cao, chống chịu được vật ăn hạt, kí sinh - Bất lợi: 0.5 + Không tạo ra biến dị tổ hợp + Khả năng phát tán kém + Không có trạng thái ngủ nghỉ tránh điều kiện bất lợi 2. - Tự thụ tinh có thể được chọn lọc trong tự nhiên vì trong tương lai gần, sự tự thụ tinh có ưu việt trong quần thể phát tán và thưa thớt khi sự phát tán hạt phấn không hiệu quả.0.25 - về lâu dài, tự thụ tinh là ngõ cụt của tiến hóa vì dần dẫn đến mất đa dạng sinh học và tiến hóa thích nghi.0.25 3. - Vai trò sinh lí của ethylen:0.25 + Tác động đến sự chín của quả + Gây rụng lá, quả + Kích thích sự ra rễ phụ của cành giâm + Kích thích sự ra hoa 1 số thực vật - Đáp ứng 3 bước của thực vật với stress cơ học: 0.25 + Làm chậm sinh trưởng dài thân + Thân to ra + Sinh trưởng theo hướng nằm ngang. Câu 5: 2điểm 1. Trình bày các đáp ứng của thực vật chống động vật ăn thực vật? 2. Trình bày 2 thí nghiệm chứng minh sự có mặt của nước trong tế bào thực vật. 3. Trình bày 1 thí nghiệm chứng minh sự có mặt của Ca2+ trong tế bào thực vật. Hướng dẫn chấm 1. Các đáp ứng của thực vật chống động vật ăn thực vật: - Bảo vệ thực thể (gai,..) - Bảo vệ hóa học: + Tạo chất có mùi khó chịu, chất độc + axit amin canavanine cấu trúc giống arginin có chức năng gây chết côn trùng. - “Tuyển mộ động vật ” ăn thịt giúp cây phòng chống động vật ăn cỏ. - Hoạt hóa gene đặc hiệu tổng hợp chất bay hơi truyền đến cây lân cận → giảm mẫn cảm với động vật ăn thực vật. 2. - Xác định sự có mặt của nước. + TN1: Cân khối lượng của lá trước và sau khi sấy khô. + TN2: Cho lá vào ống nghiệm, đun nhẹ. Sau đó cho vài tinh thể CuSO4 khan → chuyển sang màu xanh (khi có nước). - Xác định sự có mặt của Ca2+ + Dùng cối sứ giã nhỏ lá cây, sau đó thêm nước, ép và lọc lấy dịch. + Cho dịch ép vào ống nghiệm 5- 10 giọt thuốc thử amoni oxalat + Trong dịch lọc có Ca2+ → kết tủa trắng là canxioxalat. Câu 6: 2điểm 1. Tại sao xenlulozo không phải là chất dinh dưỡng cho người nhưng chúng ta vẫn phải ăn? 2. Mặc dù hoạt động ở các mô khác nhau nhưng tế bào lông ruột và tế bào biểu mô ống thận đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau. Những đặc điểm đó là gì và vì sao chúng lại có những đặc điểm giống nhau như vậy? Hướng dẫn chấm 1. Vai trò của xenlulozo: 0.5 - Tăng nhu động, tránh ứ đọng trong đường tiêu hóa. - Giúp đẩy chất độc hại ra ngoài - Tạo cảm giác no, điều chỉnh thức ăn - Hấp thụ từ từ glucozo vào máu 2. - Điểm giống nhau: + Màng tế bào gấp nếp làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường ngoài. Sự gấp nếp ở tế bào lông ruột là do màng nhô ra, hình thành các lông cực nhỏ, còn sự gấp nếp ở tế bào ống thận là do màng tế bào lõm vào.0.25 + Trên màng tế bào đều có nhiều protein vận chuyển, các bơm ion, các permeraza thực hiện quá trình vận chuyển các chất.0.25 + Trong tế bào chứa nhiều ti thể. 0.25 - Nguyên nhân: Tế bào lông ruột và biểu mô ống thận mặc dù hoạt động ở hai cơ quan khác nhau nhưng đều thích nghi với chức năng tăng hấp thu các chất. Tế bào lông ruột hấp thu chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa, tế bào biểu mô ống thận tái hấp thu các chất trong nước tiểu. Do đó, màng tế bào gấp nếp làm tăng diện tích hấp thu, trên màng chứa nhiều protein vận chuyển, đặc biệt là các protein vận chuyển tích cực. Đồng thời, quá trình vận chuyển các chất đòi hỏi nhiều năng lượng ATP nên số lượng ti thể trong tế bào rất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tế bào. 0,5 Câu 7: 2điểm 1. Tại sao trong hệ tuần hoàn của người, máu lại lưu thông liên tục và chỉ theo một chiều? 2. Ở người bình thường, huyết áp ở mao mạch phổi là 5 - 10mmHg còn huyết áp ở mao mạch thận là 60mmHg. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy. Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chấm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan