Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phổ yên ...

Tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phổ yên - tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 - 2010

.PDF
96
27946
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 60 62 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ này. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, giảng viên Trường Đai học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cám ơn sự góp ý chân thành của Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Khoa sau đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo UBND - HĐND huyện Phổ Yên, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư huyện, Phòng NN - PTNT, Phòng Thống kê đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài trên địa bàn. Tôi xin cám ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân thành cám ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Danh mục bảng, biểu đồ Ký tự viết tắt Đặt vấn đề ……………………………………………………………......... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………... 1 2. Mục đích và yêu cầu………………………………………………............ 2 2.1. Mục đích………………………………………………………………... 2 2.2. Yêu cầu……………………………………………………………......... 2 Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu..…………………………......... 4 1.1. Đô thị hóa và quá trình phát triển của đô thị………………………........ 4 1.1.1. Khái niệm về đô thị…………………………………………………… 4 1.1.2. Đô thị hóa…………………………………………………………….. 9 1.2. Quá trình phát triển đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam……………… 13 1.2.1. Trên thế giới………………………………………………………….. 13 1.2.2. Khái quát quá trình đô thị Việt Nam…………………………………. 15 1.3. Tình hình phát triển đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam hiện nay......... 18 1.3.1. Trên thế giới………………………………………………………….. 18 1.3.2. Đô thị hóa tại Việt Nam…………………………………………........ 20 1.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất…………………… 29 1.3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của người dân……………… 30 Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.…………………........ 34 2.1. Nội dung nghiên cứu………………………………………………........ 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….. 34 2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu……………………………… 34 2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu,tài liệu……………………….. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu điều tra phân tích kết quả nghiên cứu........ 37 2.2.4. Phương pháp chuyên gia……………………………………………… 37 2.2.5. Phương pháp phân tích……………………………………………….. 37 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận…………………………….. 38 3.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội……………………………………... 38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………. 38 3.1.2. Tình hình điều kiện kinh tế - xã hội………………………………….. 43 3.1.3. Thực trạng quá tình đô thị hóa……………………………………….. 46 3.2. Tác động của đô thị hóa đến biến động đất đai……………………........ 49 3.2.1. Biến động đất đai nói chung……………………………………… 49 3.2.2. Sự biến động các loại đất trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2008 – 2010…………………………………………………………………………. 51 3.2.3. Thực trạng quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê, thu hồi đất………………………………………………… ……… 55 3.2.4. Tác động của đô thị hóa…………………………………………........ 60 3.3. Tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp………………… 62 3.3.1. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên……………... 62 3.3.2. Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2010……………………………………………………………………........ 63 3.3.3. Biến động diện tích, năng suất một sô loại cây trồng trên đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2010…………………………………………. 66 3.3.4. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến thu nhập của hộ sử dụng đất nông nghiệp……………………………………………………………………….. 70 3.3.5. Đánh giá chung về ảnh hưởng của đô thị hoá đến sử dụng đất nông 77 nghiệp giai đoạn 2008 – 2010………………………………………………. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 3.4. Định hướng một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa…………………………………………………………................. 78 3.4.1. Định hướng phát triển đô thị hóa huyện Phổ Yên đến năm 2020……. 78 3.4.2. Những giải pháp thể chế chính sách………………………………….. 79 3.4.3. Những giải pháp kinh tế - xã hội……………………………………... 79 3.4.4. Giải pháp kỹ thuật……………………………………………………. 81 Kết luận và kiến nghị……………..……………………………………….. 82 1. Kết luận……………………………………………………………........... 82 2. Kiến nghị…………………………………………………………………. 82 Danh mục tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2008 – 2010…… 47 Bảng 3.2. Chuyển dịch kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2008 – 2010…... 47 Bảng 3.3. Tình hình biến động đất đai huyện Phổ Yên giai đoạn 2008-2010 50 Bảng 3.4. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2008 -2010 …………. 52 Bảng 3.5. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2010 54 Bảng 3.6. Biến động diện tích đất chưa sử dụng giai đoạn 2008 – 2010.. 55 Bảng 3.7. Sự biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2008-2010…… 56 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả giao đất ở giai đoạn 2008-2010…………... 58 Bảng 3.9. Kết quả thu hồi đất ở huyện Phổ Yên giai đoạn 2008-2010…. 59 Bảng 3.10. Đặc điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên năm 2010…………………………………………………….. Bảng 3.11. 62 Tổng hợp diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng giai đoạn 2008 – 2010…………………………. 63 Bảng 3.12. Biến động số lượng và cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2010……………………………………………. Bảng 3.13. 65 Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính trên đất hàng năm huyện Phổ Yên giai đoạn 2008 – 2010…………………. 67 Bảng 3.14. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính trên đất lâu năm huyện Phổ Yên giai đoạn 2008 – 2010…………………. 69 Bảng 3.15. Một số thông tin cơ bản của hộ điều tra……………………… 70 Bảng 3.16. Biến động diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra giai 71 đoạn 2008 – 2010…………………………………………….. Bảng 3.17. Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ trước và sau thu 74 hồi đất………………………………………………………... Bảng 3.18. Thay đổi thu nhập của hộ qua quá trình đô thị hoá………….. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT 1L : 1 lúa 2L : 2 lúa 2L-1M : 2 lúa – 1 màu 2M- 1L : 2 màu – 1 lúa CC : Cơ cấu CĐ : Cao đẳng CNH : Công nghiệp hoá CTSN : Công trình sự nghiệp ĐH : Đại học DT : Diện tích ĐTH : Đô thị hoá MNCD : Mặt nước chuyên dùng NS : Năng suât NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản SL : Sản lượng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Uỷ ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hoá là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, nhất là đối với các nước ở châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hoá diễn ra càng nhanh. Đất nước ta đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá phát triển song song với nhau. Đô thị hoá là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của mọi nền văn minh trên thế giới, nó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống của nhân dân. Trong xu thế quốc tế hoá, sản xuất ngày càng gia tăng, cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra như vũ bão thì việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trở thành vấn đề cấp bách để đưa đất nước thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, mức sống vật chất và tinh thần cao, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Một trong những chủ trương quan trọng trong phát triển đất nước của Đảng ta là ra sức phát triển đô thị cùng với việc công nghiệp hoá nông nghiệp; quan tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ, và kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để các đô thị làm hạt nhân thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong vùng và trên cả nước. Quá trình đô thị hoá ở nước ta đã bước đầu đem lại những thành quả, không những làm cho bộ mặt đô thị thay đổi mà còn tác động tích cực đến đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, nó cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Vấn đề sử dụng đất đai, lao động và việc làm, di dân, dãn dân…Đứng trước tác động của đô thị hoá, chúng ta cần phải làm gì để hạn chế những ảnh hưởng 1 tiêu cực và chủ động phát huy tính tích cực của quá trình đô thị hoá, đảm bảo cho kinh tế phát triển hiệu quả và bền vững. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nước, tốc độ đô thị hoá của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phổ Yên diễn ra khá mạnh. Quá trình đô thị hoá đã làm đất đai biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phúc tạp hơn. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trường tăng cao và có những biến động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của đô thị đã thu hút lực lượng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị, gây lên sự bất ổn xã hội như: giải quyết việc làm, nhu cầu nhà ở, ô nhiễm môi trường…. Đô thị hoá là quá trình tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, phát triển kinh tế phải đi đôi với sử dụng đất hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, được sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Thế Đặng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2010”. 1. Mục đích và yêu cầu * Mục đích - Xác định được sự tác động và sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện. - Đưa ra giải pháp sử dụng đất có hiệu quả và không ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá. * Yêu cầu - Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 - Quá trình đô thị hoá diễn ra trên địa bàn huyện Phổ Yên. - Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. - Định hướng giải pháp cho sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị 1.1.1. Khái niệm về đô thị a, Khái niệm Các nước châu Á và trên thế giới nói chung đã hình thành đô thị từ rất sớm, cách đây khoảng mấy ngàn năm. Tuy nhiên, đến nay khái niệm về đô thị chỉ có tính tương đối do tính khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư. Mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều vẫn thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản sau: - Quy mô và mật độ dân số: Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 người/km2 hay 1000 người trên một dặm vuông Anh. Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét. Dùng không ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị. - Cơ cấu lao động: Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, không có hành nghề nông nghiệp hay đánh cá. Có thể đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau: + Tại Úc, các đô thị thường được ám chỉ là các "trung tâm thành thị" và được định nghĩa như là những khu dân cư chen chúc có từ 1000 người trở lên và mật độ dân cư phải tối thiểu là 200 người trên một cây số vuông + Tại Canada, một đô thị là một vùng có trên 400 người/km2 và tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có hai đô thị hoặc nhiều hơn trong phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập thành một đô thị duy nhất. Các ranh giới của một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh giới của các khu tự quản (thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang + Tại Trung Quốc, một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có mật độ dân số hơn 1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có mật độ dân số ít hơn 1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống trong các đường phố, nơi có dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là dân số thành thị. + Tại Pháp, một đô thị là một khu vực bao gồm một vùng phát triển do xây cất (gọi là một "đơn vị thành thị" (unité urbaine). - gần giống như cách định nghĩa của đô thị Bắc Mỹ và các vùng vành đai ngoại ô (couronne périurbaine). Mặc dù cách dịch chính thức thuật từ aire urbaine của INSEE là "urban area" trong tiếng Anh, đa số người Bắc Mỹ sẽ nhận thấy rằng nó tương tự với định nghĩa về vùng đô thị của mình. [8] Ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: Đô thị là khu dân cư tập trung đủ hai điều kiện : - Về phân cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập - Về trình độ phát triền, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động, kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn quy chuẩn thiết kế quy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người /km2. Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ dân số cao , chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong huyện, trong tỉnh. Những đô thị là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội……… Những đô thị là trung tâm chuyên ngành khi chúng có vai trò chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như công nghiệp cảng, du lịch, nghỉ ngơi, đầu mối giao thông… Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh nhưng cũng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc cả nước. Việc xác định trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. Vùng lãnh thổ của đô thị bao gồm nội thành hay nội thị và ngoại ô hay ngoại thị. Các đơn vị hành chính của nội thị bao gồm quận và phường, còn các đơn vị hành chính ngoại ô bao gồm huyện và xã. Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như đô thị trung tâm quốc gia, đô thị trung tâm cấp vùng(liên tỉnh), đô thị trung tâm cấp tỉnh, đô thị trung tâm cấp huyện và đô thị trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện). [9] b, Phân loại đô thị Theo Nghị định số 72/2001/NĐ- CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị, đô thị được chia thành 6 loại sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Đô thị loại đặc biệt: là thủ đô hoặc đô thị rất lớn với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên, có cơ sở hạ tầng xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên, mật độ dân số bình quân từ 15000 người /km2 trở lên. - Đô thị loại I: Là đô thị rất lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong cả nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nước. Dân số đô tị có trên 50 vạn người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp >= 85% tổng số lao động của thành phố. Mật độ dân cư bình quân từ 12000 người /km2 trở lên. Loại đô thị này có tỷ suất hàng hóa cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh. - Đô thị loại II: Là đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu vùng trong tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước. Dân số đô thị có từ 25 vạn đến dưới 1 triệu người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp >= 80% tổng số lao động, mật độ dân cư bình quân từ 10000 người / km2 trở lên, sản xuất hàng hóa phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh. - Đô thị loại III: Là đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. Dân số có từ 10 – 25 vạn người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp >= 75% trong tổng số lao động, mật độ dân cư trung bình từ 8000 người / km2 trở lên. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh. - Đô thị loại IV: Là đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh. Dân cư có từ 5 vạn người trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp >= 70% trong tổng số lao động. Mật độ dân cư từ 6000 người/ km2 trở lên. Các đô thị này đã và đang đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh từng mặt hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng. - Đô thị loại V: Là những đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp….có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc một cụm xã. Dân số có từ 4000 người trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp >= 65% trong tổng số lao động. Mật độ dân số bình quân 2000 người /km2 trở lên, đang bắt đầu xây dựng một số công trình công cộng và cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Việc xác định quy mô dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị chỉ tiến hành trong phạm vi địa giới nội thị. Riêng miền núi, quy mô dân số đô thị loại III có thể quy định tối thiểu từ 8 vạn người, đô thị loại IV từ 2 vạn người và đô thị loại V là 2000 người. [9] c, Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, là sản phẩm mang tính kế thừa củ nhiều thế hệ cả về cở sở vật chất kỹ thuật và văn hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của khu vực và trên thế giới. [5] 1.1.2. Đô thị hóa a, Khái niệm Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học cũng xem xét và quan sát hiện tượng đô thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau: Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,... [5] Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm) Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. - Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa (CNH) đất nước. Có thể nói đô thị hóa là người bạn đồng hành của CNH. - Quá trình đô thị hóa là quá trình biến đổi sâu sắc về|: + Cơ cấu sản xuất,(sản xuất hàng hóa…,thành phần kinh tế hoạt động đa dạng hơn…) + Cơ cấu nghề nghiệp,(tăng tỉ lệ lao động phi NN…) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 + Cơ cấu tổ chức hoạt động xã hội,(phố, phường,quận) + Cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc và hình thái xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. - Mức độ đô thị hóa được tính bằng tỉ lệ phần trăm dân số đô thị so với tổng dân số toàn quốc hay vùng. - Tỷ lệ dân số đô thị là thước đo về đô thị hóa để so sánh mức đô thị hóa giữa các nước hoặc từng vùng với nhau. Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm dân số đô thị cũng chưa phản ánh được đầy đủ mức độ đô thị hóa của một nước mà phải xem chất lượng đô thị hóa như thế nào. + Ở các nước phát triển chất lượng đô thị hóa phát triển theo các nhân tố chiều sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống, tận dụng tối đa những lợi ích và hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hóa, nhằm hiện đại hóa cuộc sống và nâng cao chất lượng môi trường đô thị- Đó là đô thị hóa tích cực + Ở các nước đang phát triển,hiện tượng bùng nổ dân số đô thị bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình CNH và đô thị hóa mất cân đối. Sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn càng them sâu sắc. Sự chênh lệch về mức sống đã thúc đẩy sự chuyển dịch dân số nông thôn ra đô thị càng ồ ạt, làm cho dân số đô thị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các đô thị lớn, đô thị trung tâm, tạo lên những điểm dân cư đô thị cực lớn, mất cân dối trong sự phát triển hệ thống dân cư – Đó là đô thị hóa tiêu cực… Theo các học già Mỹ, hiện tượng này còn gọi là “sự phục hưng nông thôn”. Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn. b, Đặc trưng của đô thị hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 - Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toàn cầu và có những đặc trưng chủ yếu sau đây: Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn tăng nhanh, đặc biệt là thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số lượng thành phố có trên một triệu dân ngày càng nhiều. Ba là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị. [6] c, Sự phát triển của đô thị hóa Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội. Trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội. Quá trình đô thị hóa thực chất cũng là một quá trinh phát triển kinh tế xã hội, hơn nữa nó còn là quá trình phát triển không gian văn hóa và kiến trúc. Nó gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới. Quá trình đô thị hóa có thể theo hai xu hướng: - Đô thị hóa tập trung: Là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các thành phố lớn, hình thành và phát triển các đô thị lớn,khác biệt nhiều với nông thôn. - Đô thị hóa phân tán: Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển cân đối công nghiệp,nông nhiệp và dịch vụ công cộng,bảo đảm cân bằng sinh thái,tạo điều kiện làm việc,sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn. Hình thành và phát triển mạng lưới đô thị vừa và nhỏ trên các vùng,có vai trò thúc đẩy phát triển nông thôn,giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.[3] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất