Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thpt tỉnh bắ...

Tài liệu Ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thpt tỉnh bắc giang

.PDF
97
160
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ DỊU ẢNH HƢỞNG CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ DỊU ẢNH HƢỞNG CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC MÃ SỐ: 60.14.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Tâm Lý- Giáo dục trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GS.TSKH Nguyễn Văn Hộthầy giáo đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh các trường THPT Bố Hạ (Yên Thế), THPT Tân Yên số 2 (Tân Yên), THPT Nguyên Hồng (TP Bắc Giang) đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình hoàn thành luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của các thầy cô giáo. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Trung học phổ thông : THPT Trung học cơ sở : THCS Công nghiệp hóa- hiện đại hóa : CNH- HĐH Hoạt động : HĐ Giáo dục hướng nghiệp : GDHN Kinh tế thị trường : KTTT Công nghệ thông tin : CNTT Giáo viên : GV Học sinh : HS Số lượng : SL Trung bình : TB Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 8. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẮC GIANG.......................................................................................... 7 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 7 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 10 1.2. Một số khái niệm công cụ ..................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm kinh tế thị trường và cơ chế thị trường ............................ 13 1.2.2. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đời sống xã hội ............... 14 1.2.3. Thị trường và thị trường lao động1.2.3.1. Thị trường ....................... 18 1.2.3.2. Thị trường lao động ........................................................................ 19 1.2.4. Nghề nghiệp ....................................................................................... 21 1.2.4.1. Nghề nghiệp và việc làm ................................................................ 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2.4.2. Giáo dục hướng nghiệp................................................................... 23 1.2.4.3. Sự phù hợp nghề ............................................................................. 24 1.2.4.4. Năng lực nghề ................................................................................. 25 1.2.4.5. Định hướng nghề nghiệp ................................................................ 26 1.2.4.6. Lựa chọn nghề ................................................................................ 27 1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT 29 1.2.5.1. Yếu tố gia đình................................................................................ 29 1.2.5.2. Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường .............................. 30 1.2.5.3. Yếu tố bạn bè .................................................................................. 31 1.2.5.4. Ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội ................................................................................................... 32 1.2.6. Ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh .. 33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẮC GIANG ................................................................................................... 36 2.1.Vài nét về khách thể điều tra ................................................................. 36 2.2. Thực trạng ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT Tỉnh Bắc Giang ............................................................ 37 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh THPT về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ........................ 37 2.2.2. Nhận thức của giáo viên và học sinh THPT về mục đích của định hướng nghề nghiệp cho học sinh ................................................................. 39 2.2.3.Thực trạng tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh THPT .................................................................................................... 41 2.2.3.1. Thực trạng hành vi của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường ............................................................... 41 2.2.3.2. Thực trạng thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường ............................................................... 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4. Thực trạng dự định nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tỉnh Bắc Giang .................................................................................. 44 2.2.5. Thực trạng những nhóm ngành nghề mà học sinh THPT ưu tiên lựa chọn ........................................................................................................ 46 2.2.6. Những tiêu chí học sinh THPT quan tâm khi lựa chọn nghề ............ 51 2.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT 53 2.2.8. Thực trạng những khó khăn học sinh gặp phải khi lựa chọn nghề.... 56 2.2.8. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT .................................................................................................... 58 2.2.8.1. Thực trạng hiệu quả của việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường Phổ thông hiện nay .......................................................... 59 2.2.8.2. Thực trạng nguyên nhân dẫn đến những sai lầm khi chọn nghề của học sinh ................................................................................................. 60 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT DƢỚI ẢNH HƢỞNG CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG ............................................................... 64 3.1. Những cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng biện pháp...................... 64 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục hướng nghiệp ......................... 64 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống của giáo dục hướng nghiệp .......................... 64 3.1.3. Đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm tâm lí và nhân cách của học sinh ........................................................................................................ 65 3.1.4. Đảm bảo xây dựng biện pháp theo quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách................................................................................................. 65 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi.......................................................................... 66 3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT .................................................................................................... 66 3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực cụ thể . 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.2. Tổ chức tọa đàm ở lớp hoặc khối với chủ đề nghề nghiệp. lựa chọn nghề. 67 3.2.3. Tổ chức cho học sinh tiếp xúc thực tế tại cơ sở sản xuất ................. 68 3.2.4. Tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp tương lai của con em họ ............................................................................... 69 3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh ............................................... 71 3.3. Khảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia ............. 72 3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm ................................................................ 72 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ..................................................................... 72 3.3.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm ...................................................... 72 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................... 72 3.3.4.1. Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng của việc xây dựng các biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ......................... 72 3.3.4.2. Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của cơ sở có tính nguyên tắc trong việc xây dựng các biện pháp ............................................ 73 3.3.4.3. Đánh gía về mức độ phù hợp của các biện pháp ............................ 74 3.3.4.4. Đánh giá về mức độ phù hợp của các bước tiến hành biện pháp ... 74 3.3.4.5. Đánh giá về mức độ khả thi của phương pháp ............................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ....................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 79 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp cho học sinh .................................................... 38 Bảng 2.2.Nhận thức của giáo viên và học sinh về mục đích của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông ............................. 39 Bảng 2.3: Hành vi của học sinh khi tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp... 41 Bảng 2.4: Thực trạng thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường .................................................. 43 Bảng 2.5: Thực trạng dự định nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT Tỉnh Bắc Giang .................................................................... 44 Bảng 2.6: Mức độ ưu tiên lựa chọn các ngành nghề của học sinh THPT ....... 47 Bảng 2.7: Nhận xét của giáo viên về nhóm ngành, nghề được học sinh ưu tiên lựa chọn .................................................................................... 50 Bảng2.8: Những tiêu chí học sinh quan tâm khi lựa chọn nghề ..................... 51 Bảng 2.9: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT..... 53 Bảng 2.10: Nhận xét của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT ........................................................ 55 Bảng 2.11: Những khó khăn khi lựa chọn nghề của học sinh THP ................. 56 Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ................................................................................ 58 Bảng 2.13: thực trạng hiệu quả tổ chức hoạt động GDHN ở trường THPT .... 59 Bảng 3.1: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của cơ sở có tính nguyên tắc trong việc xây dựng các biện pháp ............................... 73 Bảng 3.2: Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các biện pháp ............ 74 Bảng 3.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các phương pháp ....... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH - HDH với nề n kinh tế m ở, năng động bao gồm nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong những năm qua cùng với sự hội nhập của các nước trong khu vực và trên thế giới đã tác động to lớn đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Kéo theo đó là sự đa dạng và phong phú của hệ thống nghề nghiệp, tạo cho con người có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thử thách. Trước tình hình đó vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HDH đất nước đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết được Đảng, Nhà nước, xã hội quan tâm hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần II, BCHTW Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “ Muốn tiến hành CNH- HĐH thắng lợi phải biết phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững ”.[7]. Con người là trọng tâm của sự phát triển, là yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Vì thế việc đào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ có được phẩm chất, năng lực nghề nghiệp phù hợp với các hoạt động kinh tế xã hội, khoa học công nghệ (hay nói một cách khác là những năng lực nghề nghiệp đó đáp ứng được yêu cầu của xã hội) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mang tính chiến lược. Việc đào tạo con người cho xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, trước tiên, đồng thời giúp cho con người phát triển toàn diện nhân cách. Với ý nghĩa đó, hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông giúp cho học sinh có được những hiểu biết cơ bản về các ngành nghề trong xã hội, hình thành hứng thú và năng lực nghề. Từ đó lựa chọn cho mình một nghề cụ thể phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cá nhân (hứng thú, năng lực, sở trường, sức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 khỏe) của bản thân. Sự lựa chọn nghề một cách có ý thức, có cơ sở khoa học sẽ giúp học sinh phát huy tối đa những tố chất của mình, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được “đơn đặt hàng của xã hội”. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đang chuyển dần từ nền kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhiều thị trường trong nước đã từng bước hình thành và phát triển. Song sự phát triển còn thấp hoặc thiếu đồng bộ. Một trong những thị trường đó là thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động). Kinh tế thị trường làm cho định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị nghề nghiệp nói riêng của thế hệ trẻ có nhiều thay đổi so với trước đây. Xã hội ngày càng xuất hiện nhiều ngành nhiều nghề làm cho thế giới nghề nghiệp ngày càng phong phú. Cùng với sự phát triển ấy thì yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp ngày càng cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó, người lao động phải lựa chọn đúng hướng đi, phải được đào tạo một cách khoa học để luôn thích ứng và phát triển không ngừng. Thực tế cho rằng một vài năm gần đây, học sinh THPT phần lớn không tự đánh giá đúng bản thân nên đã lúng túng hoặc không biết lựa chọn nghề nào. Số đó nộp hồ sơ thi vào đại học, cao đẳng thì quá sức hoặc khi thi vào trường rồi mới nhận ra trường đó không phù hợp với mình dẫn đến tình trạng chán nản, bỏ bê học tập, kết quả học không cao. Một số dự thi Đại học nhiều lần để mong không phải làm ruộng hay làm công nhân, công việc chân tay…hoặc khi đang theo học thấy không phù hợp thì chuyển sang trường khác. Điều này gây ra nhiều vấn đề cho gia đình và xã hội như lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực thấp, vấn đề thất nghiệp, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội... Một thực tế đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nước ta đang thiếu những lao động lành nghề trong các nhà máy, công xưởng. Trong khi đó đội ngũ sinh viên ra trường chưa có việc làm tương đối cao. Mặt khác nhiều sinh viên sau khi ra trường không muốn về quê mà muốn ở lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 thành phố nên sự mất cân bằng lao động giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi còn cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác định hướng nghề nghiệp của các cơ quan giáo dục còn mang tính hình thức và thiếu hiệu quả. Phải thay đổi hoàn toàn công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, đưa công tác Giáo dục hướng nghiệp đến với mọi đối tượng: thanh niên ngoài nhà trường, học sinh THPT, học sinh trường nghề, sinh viên các trường ĐH-CĐ và cả những người đã ra trường… Thị trường lao động là một thành phần đang đòi hỏi ngày càng cao ở người lao động. điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn nghề của học sinh. Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu đặt ra ngày càng cao. Vì thế trong nhà trường phổ thông việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho xã hội có được thị trường lao động ổn định, chất lượng cao, cân bằng được lực lượng lao động trong các ngành nghề và khu vực… Tuy nhiên ở các trường phổ thông hiện nay, so với các mặt giáo dục khác thì giáo dục hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, đối phó. Điều này đã khiến cả giáo viên, học sinh đều coi giáo dục hướng nghiệp không thực sự là hoạt động chính yếu trong chương trình dạy học và giáo dục. Chưa nhận thức được vai trò của giáo dục hướng nghiệp dẫn đến một loạt những sai lầm trong sự lựa chọn nghề của học sinh THPT. Mặt khác chúng ta có thể nhận thấy nhà trường có thể tạo ra định hướng đúng nhưng chưa được thử nghiệm trong cuộc sống. Khi ra hành nghề người lao động cần tiếp tục được định hướng để thích ứng và thăng tiến. Người lao động phải thích ứng vì họ bị tác động bởi nhiều yếu tố mà quan trọng là sự thay đổi của công nghệ (nếu không thích ứng sẽ bị sa thải). Người lao động cũng cần phải phát triển, thăng tiến nên cần định hướng để họ đi theo đúng hướng, có sự phù hợp giữa bản thân và người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 sử dụng lao động. Mà ở nước ta, số lượng lao động tay trái còn nhiều nên khả năng thích ứng với những biến đổi của xã hội còn thấp. Làm sao để nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của xã hội là câu hỏi đặt ra cho toàn xã hội. Vì tất cả những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực trạng về sự lựa chọn nghề của học sinh THPT dưới ảnh hưởng của thị trường lao động. Trên cơ sở đó xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp cho học sinh. Giúp các em có được lựa chọn đúng đắn và phù hợp với năng lực, sở trường của mình và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động sản xuất và chất lượng giáo dục trong nhà trường. 3.Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Mối quan hệ giữa thị trường lao động của xã hội với sự lựa chọn nghề của học sinh THPT 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang 4. Giả thuyết khoa học Nếu tìm hiểu được thực trạng ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thì có thể đưa ra biện pháp giáo dục hướng nghiệp khoa học, giúp các em lựa chọn nghề một cách phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động rộng lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang 5.2. Thực trạng ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang 5.3. Đề xuất các biện pháp 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Bao gồm: phân tích, tổng hợp lí thuyết, phân loại hệ thống hóa, khái quát hóa lí thuyết trên cơ sở nghiên cứu tài liệu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Bao gồm: phương pháp điều tra bằng Anket, trao đổi, trò chuyện, lấy ý kiến chuyên gia. 6.3. Phương pháp toán học 7. Phạm vi nghiên cứu Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội với sự lựa chọn nghề của học sinh THPT là vấn đề quan trọng và rộng lớn. Căn cứ vào điều kiện và khả năng thực hiện của đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang. Khảo sát trên 3 trường thuộc huyện Yên Thế (huyện Miền núi), huyện Tân Yên (huyện vùng trung du) và Thành phố Bắc Giang. 8. Những đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lí luận - Đề tài góp phần hệ thống hóa được mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung và thị trường lao động nói riêng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Đưa ra cơ sở khoa học và hệ thống hóa được đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT 8.2. Về mặt thực tiễn - Phản ánh thực trạng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tại tỉnh Bắc Giang - Đề xuất một số biện pháp Giáo dục hướng nghiệp khoa học giúp học sinh có được sự lựa chọn đúng đắn. 9. Cấu trúc của luận văn Nội dung cơ bản của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận về ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang Chương 3: Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẮC GIANG 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Từ thời cổ đại, tư tưởng về hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp đã được hình thành ở dạng sơ khai. Tư tưởng ấy được hình thành và biểu hiện thông qua việc phân chia giai cấp, tùy thuộc vào địa vị và tầng lớp xuất thân của con người trong xã hội. Sự áp đặt của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị thể hiện sự bất bình đẳng trong sự phân công lao động xã hội. Khi xã hội thay đổi, yêu cầu đối với một nghề nào đó cũng như với người lao động cũng thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải đào tạo học vấn và tay nghề cho người lao động. Điều này cho thấy người lao động phải có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu của nghề thì mới có khả năng đảm bảo sản xuất lao động và thúc đẩy xã hội phát triển. Năm 1849, cuốn sách “hướng dẫn lựa chọn nghề” được xuất bản lần đầu ở Pháp là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp. Cuốn sách cho rằng giáo dục hướng nghiệp góp phần thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ. Năm 1883, nhà Tâm lí học người Mĩ Ph.Ganton đã trình bày công trình thí nghiệm với mục đích lựa chọn nghề. Năm 1890, James Mc Keen Cattell- giáo sư Tâm lí học trường đại học Penylvania (Mĩ) đã xây dựng các Test đầu tiên để đo lường và đánh giá thành công học đường của sinh viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Năm 1908, Frank.Parson đã xuất bản cuốn “Lựa chọn nghề nghiệp” (choosing vacation). Sau này cuốn sách được coi là nền tảng của ngành Tư vấn hướng nghiệp. Cuốn sách trình bày cơ sở của việc hướng nghiệp và lựa chọn nghề. Đồng thời nêu lên tiêu chí về sự phù hợp nghề của mỗi cá nhân. Từ đó có sự lựa chọn nghề phù hợp. Ở Nga cuốn sách về hướng nghiệp “Lựa chọn khoa và điểm qua chương trình Đại học tổng hợp” có nêu lên ý nghĩa về lựa chọn nghề khi thi vào trường đại học được xuất bản lần đầu tiên năm 1897 (tác giả giáo sư trường Đại học Tổng hợp Petecbua.B.F.Kapeev). Tất cả việc lựa chọn nghề ở nhiều nước trên thế giới vẫn còn giới hạn trong sự bất bình đẳng xã hội. Các tác phẩm nghiên cứu về hướng nghiệp trên thế giới chỉ nhằm mục đích tăng cường lợi nhuận thông qua việc bóc lột tối đa sức lao động của con người lao động. Sau cách mạng Tháng 10 Nga, vấn đề lựa chọn nghề đã có dấu hiệu mới. Nó đã gắn liền với vai trò tích cực chủ động của con người. Không chỉ gắn liền với lợi ích kinh tế mà còn tạo điều kiện phát triển nhân cách cho mỗi cá nhân. Từ những năm 20, 30 của thế kỉ XX, công tác hướng nghiệp được triển khai trên đất nước Xôviết nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CHNHHĐH. Việc đào tạo nhân lực và đội ngũ cán bộ đặc biệt là vấn đề lựa chọn nghề cho mỗi công nhân của đất nước được đặc biệt quan tâm. Năm 1927, ở Lêningrat đã tổ chức hướng nghiệp để tuổi trẻ và cha mẹ học sinh làm quen và có sự hiểu biết nhất định về nghề nghiệp. Năm 1930 ở Matxcơva thành lập phòng tư vấn và lựa chọn nghề trực thuộc TW Đoàn Thanh niên cộng sản Lênin. Phòng đã nghiên cứu, phổ biến những kinh nghiệm tiêu biểu của cơ quan tư vấn nghề, đặc biệt là sự lựa chọn nghề của tuổi trẻ trong các trường phổ thông Mĩ thuật. Hoạt động giúp cho thế hệ trẻ hiểu được rằng, xã hội muốn phát triển cần sự góp sức, khả năng, trí tuệ của bản thân họ. Đồng thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 giúp họ chọn cho mình một vị trí trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của mỗi cá nhân. Trên cơ sở ấy, Lênin cũng yêu cầu học sinh phải làm quen với khoa học, kĩ thuật, với cơ sở của nền sản xuất hiện đại. Nhà giáo dục lỗi lạc N.K. Crupxkaia đã từng nêu luận điểm “tự do chọn nghề” cho mỗi thế hệ trẻ. Họ phải nhận thức được yêu cầu ngày càng lớn của xã hội đối với sản xuất và người lao động. Vì thế giáo dục hướng nghiệp phải giúp các em phát huy hững thú, năng lực nghề nghiệp, đồng thời có thái độ lao động đúng đắn và động cơ chọn nghề trong sáng. Trên cơ sở luận điểm của Các Mác- Lênin, các nhà giáo dục Liên Xô như: B.E.Kapeev, X.IA Batusev, X.A.Saporunxki, V.A.Poliacov trong quá trình nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hướng nghiệp và các hoạt động sản xuất xã hội, những nguyên tắc, phương pháp thực hành lao động nghề nghiệp cho học sinh THPT tại cơ sở học tập. Nếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ kịp thời sẽ giúp cho họ có được sự phù hợp giữa bản thân và nhu cầu xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang bước vào thời kì công nghiệp và phát triển hậu công nghiệp. Xã hội có thêm rất nhiều ngành nghề trong hệ thống nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…Vì vậy ở tất cả các quốc gia trên thế giới phải xác định vai trò cần thiết của công tác giáo dục hướng nghiệp. Đã xuất hiện trung tâm nghiên cứu khoa học hướng nghiệp, trung tâm hướng nghiệp, đào tạo giáo viên, chuyên gia tư vấn trong và ngoài trường Đại học. Ví dụ: INETOP (Viện nghiên cứu quốc gia về lao động và hướng nghiệp); CNAM (học viện quốc gia về nghệ thuật và nghề nghiệp ở Pháp). Kết quả của công tác giáo dục hướng nghiệp không thể nhìn thấy trong thời gian ngắn mà nó thể hiện trong sự phân công lao động xã hội, kết quả sản xuất xã hội trong thời gian dài. Kết quả đó còn là sự phù hợp giữa nhu cầu của xã hội và sự đáp ứng được nhu cầu xã hội của người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, giáo dục hướng nghiệp còn là nội dung mới mẻ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nên việc thiếu về lực lượng tổ chức hoạt động là điều không thể tránh khỏi. Giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT vẫn còn tính hình thức, đối phó với yêu cầu đặt ra của Bộ giáo dục – Đào tạo. Vấn đề hướng nghiệp chỉ thực sự được quan tâm khi nước ta bước vào thời kỳ CNHHDH với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự đa dạng của các ngành nghề trong xã hội và nhu cầu rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực. Đến trước những năm 1970 thì những tư tưởng về hướng nghiệp chỉ dừng lại ở các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết mang tính lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước và Bác Hồ chứ chưa phải là luận điểm mang tính khoa học hay những công trình nghiên cứu khoa học thực sự . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trong bài “Học sinh và lao động”: “Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn vào Trung học, đỗ Trung học rồi thì muốn vào Đại học. Riêng về mỗi cá nhân thì ý muốn ấy không có gì là lạ. Nhưng chung đối với xã hội thì ý muốn ấy trở thành vô lí. Vì ở bất xứ nước nào số trường Trung học ít hơn số trường tiểu học, số trường đại học ít hơn số trường Trung học. Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp sẽ làm gì?”[4]. Câu hỏi Bác đặt ra trở thành vấn đề thời sự không chỉ đương thời mà còn thời sự cho đến tận ngày nay. Bác đã khẳng định chắc chắn rằng “họ sẽ lao động”. Chỉ có lao động là con đường duy nhất và đúng đắn nhất để các em tiếp tục phấn đấu. Câu nói của Bác cũng cho thấy một điều không nhất thiết phải vào đại học con người ta mới thành công được. Trong bài “học cày, cày giỏi” Người cũng đề cập đến một yếu tố kĩ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Đồng thời người cũng chỉ ra rằng những ngành sản xuất chủ yếu trong xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng Bác Hồ là người đầu tiên quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Theo tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác hướng nghiệp. Điều này được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện và các nguyên lí giáo dục. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX ghi rõ: Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh Trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và địa phương. Luật giáo dục 2005 đã khẳng định: giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học, học nghề và đi vào cuộc sống lao động. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 xác định: thực hiện chương trình phân ban hợp lí nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có được những hiểu biết kĩ thuật, chú trọng hướng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho phân luồng học sinh sau phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp.[8]. Theo con đường nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở nước ta, ngành hướng nghiệp Việt Nam đã có những phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970, 1980. Đi đầu phải kể đến GS. Phạm Tất Dong; GS. Phạm Huy Thụ; GS. Nguyễn Văn Hộ; PGS. Đặng Danh Ánh. GS Phạm Tất Dong là người có đóng góp to lớn cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam. Ông đã nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn của giáo dục hướng nghiệp. Xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướng nghiệp, nhu cầu, động cơ nghề nghiệp, hệ thống các quan điểm nguyên tắc, nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục hướng nghiệp…Các công trình nghiên cứu của ông thể hiện qua những bài báo cáo, bài báo, sách, giáo trình như bài: “Hướng nghiệp cho Thanh niên” đăng trên tạp chí Thanh niên 81982; Báo cáo “một con đường hình thành lí tưởng nghề nghiệp cho học sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất