Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo đtm dự án khai thác và chế biến đá xây dựng...

Tài liệu Báo cáo đtm dự án khai thác và chế biến đá xây dựng

.PDF
70
127
92

Mô tả:

Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường BOD - Nhu cầu ô xy sinh hoá BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường CBCNV - Cán bộ công nhân viên CHXHCN - Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa COD - Nhu cầu ô xy hoá học DO - Hàm lượng oxi trong nước ĐTM - Đánh giá tác động môi trường KCN - Khu công nghiệp KHCN - Khoa học công nghệ KHKT - Khoa học kỹ thuật PCCC - Phòng cháy chữa cháy TCMT - Tiêu chuẩn môi trường TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam UBND - Uỷ ban Nhân dân USA - Hoa Kỳ XLNT - Xử lý nước thải WB - Ngân hàng Thế giới WHO - Tổ chức Y tế Thế giới Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 1 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN …………………… Việc tiến hành Đầu tư khai thác chế biến đá xây dựng tại mỏ đá …………… là cần thiết và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp nói chung và định hướng khai thác khoáng sản của tỉnh ………. Thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đánh gái môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường, Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho “Dự án đầu tư khai thác chế biến đá xây dựng” nhằm phân tích, dự báo các tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của dự án tới môi trường. Trên cơ sở đó, Xí nghiệp sẽ đề xuất các phương án cụ thể nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) Cơ sở pháp lý để tiến hành đánh giá tác động môi trường: – Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 01/07/2006. – Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. – Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. – Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường. – Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý Chất thải Nguy hại. – Luật khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và luật khoáng sản sửa đổi. – Nghị định số 68/1998 ngày 3/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi). – Thông tư Liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của liên bộ Tài chính-Công nghiệp- Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. – Thông tư số 05/1998/TT-BTC ngày 9/1/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thủ tục nộp, quản lý tiền đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản. – Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998 ngày 3/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên. Các văn bản liên quan đến dự án: – …………………… – …………………… Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 2 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng Nguồn gốc của tài liệu sử dụng: Tài liệu thăm dò địa chất do CÔNG TY ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN thực hiện đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Thông tư số 01/1997/TT-BCN ngày 31/12/1997 của Bộ Khoa Học và Công Nghệ hướng dẫn về nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ. Phân tích thị trường và sự cần thiết đầu tư: Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của các ngành kinh tế quốc dân từ Trung ương đến địa phương. Trong đó ngành khai thác khoáng sản cũng đang giữ một vị trí quan trọng. Nghiên cứu thị trường cho thấy, ……………… và các khu vực lân cận nhu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải, bệnh viện, trường học, công trình dân dụng,... hàng năm lên tới một vài triệu m3 đá. Qua công tác thăm dò, nghiên cứu địa chất cho thấy: chất lượng của đá (khu vực khai thác) hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xây dựng. Nắm bắt được tình hình đó, sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh ………… “V/v Phê duyệt Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá …………. Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng đã tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu khả thi để chuẩn bị cho việc đầu tư máy móc, thiết bị …khai thác đá tại khu vực mỏ với công suất dự kiến khoảng trên 100.000 m3/năm. - Hiệu quả của dự án sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế của……………… cũng như các khu vực lân cận. - Quá trình thực hiện dự án còn tạo được công ăn việc làm cho người lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng. - Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường năm 1995, 1998, 2000, 2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường; - Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường bắt buộc áp dụng 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn về môi trường; - TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN 5939-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - TCVN 5940-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - TCVN 5948-1995: Mức ồn tối đa cho phép. - Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí tại nơi sản xuất, Tiêu chuẩn của Bộ Y tế. - TCVN 5949-1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. - TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. - TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. - TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - TCVN 6772-2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt. ( Các văn bản liên quan đến dự án được đính kèm trong Phụ lục ). Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 3 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng 3. TỔ CHỨC BIÊN SOẠN BÁO CÁO 1 2 3 4 5 6 Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 4 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: DỰ ÁN KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG 1.2. CHỦ ĐẦU TƯ: XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: Điểm góc Tọa độ UTM X(m) Tọa độ VN.2000 Y(m) X(m) Y(m) 1 2 3 4 5 6 7 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Công suất khai thác mỏ Các thông số kỹ thuật của dự án:  Diện tích mỏ : 19,05 ha  Cao độ đáy moong khi kết thúc : 9.4 m  Chiều cao có thể khai thác : 12 m  Góc nghiêng sườn tầng khai thác : 700  Góc nghiêng sườn tầng đất phủ : 350  Góc nghiêng sườn tầng kết thúc : 750  Góc nghiêng bờ kết thúc : 750  Chiều dài tuyến công tác : 200 m o Tuyến xúc bốc : 50 m o Tuyến bẫy gỡ đá : 50 m o Tuyến xử lý đá quá cỡ : 50 m o Tuyến khoan : 50 m  Chiều rộng đai bảo vệ : 4,0m  Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu : 32,8 m  Khoảng cách an toàn khi đá văng : 300m (đối với người) : 200m (đối với thiết bị) Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 5 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng  Tổng trữ lượng đá khai thác : 1.832.738 m3  T ổng khối lượng đất phủ : 471.776 m3  Công suất khai thác đá thành phẩm : 95.000 m3/năm  Công suất khai thác nguyên khai : 103.450m3/năm Do đặc điểm của việc khai thác và chế biến đá, Dự án này xác định 2 loại công suất : công suất đá thương phẩm và công suất đá nguyên khai. 1. Công suất đá thương phẩm : 95.000m3/năm; trong đó : - Đá 4x6 : 25.000 m3/năm; - Đá 2x4 : 25.000 m3/năm; 3 - Đá 1x2 : 20.000 m /năm; - Đá hộc : 15.000 m3/năm - Đá mi : 11.000m3/năm. Loại đá < 1cm là sản phẩm đồng hành của đá 1x2, 2x4 và 4x6 qua chế biến bằng máy. 2. Công suất khai thác : Khối lượng đá nguyên liệu cần khai thác trong 1 năm được tính như sau : Theo chỉ tiêu đã được tổng kết ở nhiều mỏ đá thì khi chế biến đá 1x2; 2x4; 4x6 sẽ tạo ra 1 số đá mi và sẽ bị tổn thất do bụi bay đi như sau : 1m3 đá 1x2 đi kèm 0,22m3đá mi, cần 1,43m3 đá nguyên liệu ( đá hộc ). 1m3 đá 2x4 đi kèm 0,16m3đá mi, cần 1,34m3 đá nguyên liệu. 1m3 đá 4x6 đi kèm 0,1m3đá mi, cần 1,25m3 đá nguyên liệu. Dựa vào khối lượng đá thương phẩm nêu trên, khối lượng đá cần khai thác trong 1 năm được tính toán như sau : - Đá 4 x 6 : 25.000 m3 x 1,25 = 31.250m3 đá nguyên liệu. - Đá 2 x 4 : 25.000 m3 x 1,34 = 33.500m3 đá nguyên liệu. - Đá 1 x 2 : 20.000 m3 x 1,43 = 28.600m3 đá nguyên liệu. Ngoài ra còn có : 25.000m3 đá hộc theo dự kiến nhu cầu trong cơ cấu sản phẩm. Như vậy : Khối lượng đá (sản lượng) cần khai thác trong 1 năm để có khối lượng đá sản phẩm như trên là : A = ( 25.000m3 + 25.000m3 m3 + 20.000m3 + 15.000m3) = 103.450m3 đá nguyên liệu/năm. Khối lượng đá mi ( đá < 1cm ) đi kèm với đá 1 x 2; đá 2 x 4 và đá 4 x 6 là: 20.000 m3 ( đá 1x2 ) x 0,22 = 4.400m3. 25.000 m3 ( đá 2x4 ) x 0,16 = 4.000m3. 3 25.000 m ( đá 4x6 ) x 0,1 = 2.500m3. Tổng cộng : 10.900m3. THỜI GIAN TỒN TẠI CỦA MỎ: Thời gian tồn tại của mỏ được xác định theo công thức sau : T = Qkt / A = 1.832.738 m3/ 103.450 m3/năm = 17,72 ( làm tròn 18 năm ). Tuy nhiên, do công suất khai thác hàng năm phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường, nên hoạt động khai thác trong 05 năm đầu chỉ đạt 70-80% công suất thiết kế (khoảng 82.760m3nguyên khai/năm). Do vậy, thời gian tồn tại của mỏ sẽ kéo dài thêm 02 năm. Như vậy, thời gian tồn tại của mỏ sẽ là 20 năm (bao gồm cả 01 năm xây dựng cơ bản mỏ). Ở đây chỉ nêu tóm tắt các thông số kỹ thuật của dự án. Các số liệu thành phần để tính ra các thông số trên được tính toán cụ thể trong Đề án khai thác đá xây dựng mỏ đá. Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 6 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng 1.4.2. Tóm tắt công nghệ 1.4.2.1. Công nghệ khai thác đá Với đặc điểm địa chất khoáng sản đá phân bố trên diện rộng toàn bộ phạm vi mỏ, theo suốt chiều sâu khai thác, do vậy lựa chọn: hệ thống khai thác (HTKT) khấu theo lớp bằng một bờ công tác, vận tải trực tiếp bằng ô tô tự đổ. Đây là HTKT duy nhất phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỏ đá mỏ. Thực tế sản xuất đã chứng minh rằng, HTKT này có những ưu điểm cơ bản sau:  Có khả năng cơ giới hóa cao, đáp ứng được yêu cầu sản lượng lớn.  Khối lượng công tác mở vỉa và chuẩn bị nhỏ.  Điều kiện làm việc tốt, an toàn trong lao động.  Tổ chức điều hành công tác trên khai trường đơn giản. Với HTKT này, dự án đã áp dụng một số công nghệ trong khai thác như sau: 1) Công nghệ khoan: Sử dụng máy khoan thủy lực BMK-5 với đường kính lỗ khoan 105mm. 2) Công nghệ nổ mìn: Loại thuốc nổ được sử dụng hiện nay là Anfo và Nhũ tương. Đây là các loại thuốc nổ được đánh giá là an toàn, không hoặc rất ít độc hại. Kíp nổ là loại kíp vi sai nhiều số theo từng lỗ khoan. 3) Công nghệ xúc bốc: Sử dụng máy xúc thủy lực gàu ngược và máy đào Solar 280 đào đất phát quang khu vực khai thác và để xúc tầng đất phủ và đá khai thác. 4) Công nghệ vận chuyển: Sử dụng xe ôtô tải Ben hiệu Huyndai dung tích thùng xe 10m3 để vận chuyển đất đá. 5) Thoát nước mỏ: Sử dụng máy bơm để bơm thoát lượng nước chảy vào mỏ. Tóm tắt trình tự khai thác đá: để đảm bảo năng suất, giảm công tác xây dựng cơ bản, lợi dụng điều kiện sẵn có của mỏ ta tiến hành theo trình tự như sau: - Dùng máy ủi lên tầng 1 công tác, làm các công việc như: bóc đất phủ, làm đường cho máy khoan lên tầng 1 và dọn bãi khoan. Trên phạm vi mỏ hình thành 1 khai trường, 1 bờ công tác ngang từ phía Nam phát triển sang biên giới phía Bắc của khu mỏ. Vị trí gương công tác đầu tiên nằm ở phía Nam khai trường. - Tiến hành khai thác theo giải khấu song song với trục ngắn khai trường cho đến khai thác hết diện tích khai thác mỏ. Đá được vận chuyển theo hào dốc về khu chế biến ở phía Tây khai trường, cách khai trường khoảng 200m (nằm trong diện tích đất dự kiến được phép khai thác là 19,05ha). Với trình tự khai thác như trên, nước trong khai trường được tập trung tại hố thu nước và được bơm ra ngoài khai trường. Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 7 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng Sơ đồ quy trình khai thác đá được đưa ra trong hình I.1. Bóc tầng đất + đá phong hóa bằng máy đào 1,2m3 Khoan khai thác bằng khoan lớn 105mm Xử lý đá lớn bằng búa đập thủy lực Nổ mìn làm tơi bằng phương pháp nổ vi sai Xúc bốc bằng máy đào 1,2 m3 Vận tải từ gương khai thác lên khu chế biến bằng ôtô tự đổ 10-12 T Nghiền sàng đá bằng bộ nghiền sàng liên hợp. Công suất 33-75 m3/h Hìnhphẩm I.1 : Sơ đồ quy trình khai thác đá và chế biếnSản đá phẩm phụ: Sản chính: 1.4.2.2. Công nghệ chế biến đá Đááp dụng Đá trong Đá công Đá 1x2 Đá Đá Một số công nghệ nghệ chế biến đá: 2x4 4x6 hộc mi bụi 0x4 1) Công nghệ xử lý đá lớn sau nổ mìn: Dùng búa hiệu Furukawa – HB30G do Nhật sản xuất, vận hành bằng hệ thống thủy lực tương ứng của máy đào Hitachi –EX-300, công suất 400 600 m3/ngày. 2) Công nghệ nghiền sàng: Dự án sử dụng thiết bị nghiền sàng bao gồm 2 tổ máy nghiền với Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 8 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng tổng công suất thực tế là 75 m3/giờ và có đủ dự phòng. 3) Công nghệ xúc sản phẩm: Dự án sẽ sử dụng 02 máy xúc với tổng dung tích gàu là 2,2 m3. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đá được đưa ra trong hình I.2. Đá nguyên liệu Nghiền sơ cấp bằng máy đập hàm Sàng cấp 1 Nghiền côn cấp thứ Hình I.2 : Sơ đồ công nghệ chế biến đá Nguyên lý4x6 hoạt động: Đá nguyên0x4 khai được chế1x1 biến ra các loại 0x2.5, 0x4, 4x6 1x2đá 1x2, 2x4,0x3 … cho nhu cầu khác nhau bằng cơ giới theo nguyên lý: đá qua máy đập hàm được băng tải đưa lên sàng phân loại. Đá dưới lưới sàng là đá sản phẩm, đá trên lưới sàng được băng tải đưa trở vào máy nghiền côn. Qua máy nghiền côn, đá được băng tải đưa lên sàng phân loại. Đá lọt sàng là đá sản phẩm, đá trên sàng được đưa lại máy nghiền côn - tạo thành một chu kỳ khép kín ở công đoạn này. Công nghệ này cho sản phẩm chất lượng cao, kích thước đều, tổn thất ít. 1.4.3. Các hạng mục công trình Tổng hợp trang thiết bị đầu tư cho dự án được đưa ra trong bảng I.2. Bảng I.2. Danh mục các thiết bị của Dự án. Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên thiết bị Máy khoan BMK5 Kíp nổ/năm Xe đào Solar 280 dung tích 1,2 m³ Búa phá đá hiệu Furukawa-HB30G (Nhật) Ô tô tự đổ E = 10 m3 Xe xúc đá thành phẩm Máy phát điện 175 KVA Máy nghiền col 900 Máy bơm nước mỏ 200 CV Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng Đơn vị tính Cái Cái Chiếc Bộ Cái Cái Cái Cái Cái Số lượng 2 2.321 5 2 1 2 4 2 1 9 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng 1.4.4. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu 1.4.4.1. Nhu cầu điện, nước (1) Mức tiêu hao điện Với công suất dự kiến khai thác Xí nghiệp dự kiến sử dụng 4 máy phát điện (máy có công suất từ 125 - 175 KVA chạy dầu DO). Từ máy phát điện dùng dây dẫn trên không và cáp bọc cao su dẫn đến các thiết bị dùng điện. (2) Mức tiêu hao nước Nước cấp cho sản xuất và sinh hoạt được lấy từ 01 giếng khoan sâu khoảng 10 m tại khu vực Văn phòng Xí nghiệp khai thác đá. Nước cấp cho sản xuất (phun nước lúc xe ôtô dỡ tải vào máy nghiền, phun sương trong hệ thống nghiền sàng, tưới đường vận chuyển) được lấy từ hố thu nước ở đáy moong khai thác hoặc nước từ giếng khoan bơm lên dự trữ vào các điểm sử dụng nước. Theo tính toán, lượng nước sử dụng cho sản xuất là 10 m3/ngày đêm và nước sử dụng cho sinh hoạt là 15 m3/ngày đêm. 1.4.4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu Dầu DO để dùng cho máy phát điện và chạy các phương tiện vận chuyển đựng trong các bồn dầu và định kỳ được chở đến cung cấp tại công trường theo yêu cầu của đơn vị khai thác. Khí nén dùng cho máy khoan được cung cấp nhờ vào máy nén khí di động chạy dầu Diesel. Máy có công suất 10 m3/phút và áp suất khí nén là 8 kg/cm2. 1.4.5. Thị trường và phương án tiêu thụ Khai thác khoáng sản đá xây dựng trong mỏ đá xây dựng tại mỏ đá chủ yếu nhằm phục vụ cho dự án công trình nhà máy thủy điện và nhu cầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong địa bàn tỉnh. 1.4.6. Nhu cầu lao động và chế độ lao động của Xí nghiệp Nhu cầu lao động của Xí nghiệp khi dự án hoạt động khoảng 76 lao động, bao gồm: ­ Bộ phận quản lý gián tiếp và phụ trợ : 27 người. ­ Bộ phận lao động trực tiếp : 39 người. 1.5. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN Tiến độ đầu tư dự án được thực hiện như sau : ­ Chuẩn bị đầu tư : 03/2008 – 03/2010 ­ Mua sắm thêm trang thiết bị : 03/2008 – 03/2010 ­ Khai thác : 03/2010 1.6. VỐN ĐẦU TƯ Tổng vốn đầu tư Trong đó vốn cố định Vốn lưu động Trong đó : ­ Vốn xây dựng cơ bản ­ Mua sắm máy móc thiết bị : : : 15.552.453.000 đồng 13.804.800.000 đồng 1.747.653.000 đồng : : 3.380.400.000 đồng 6.484.500.000 đồng Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 10 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – Xà HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. 2.1.1. Địa hình. Khu mỏ có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 625 m đến 632m, đây là thung lũng suối cạn thuộc địa hình tích tụ kết hợp rửa trôi nhẹ phần ven sườn, độ dốc khoảng 20 - 50, thấp dần về phía Đông Nam. Cấu tạo nên địa hình này là đá bazan hệ tầng Túc Trưng, tuổi Plioxen - Pleistocen hạ ( N2 - QI tt ) và một phần nhỏ dọc thung lũng là bề mặt tích tụ Holocen. 2.1.2. Đặc điểm địa chất mỏ. Kết quả khoan thăm dò cho thấy cột địa tầng chung trên diện tích thăm dò từ trên xuống như sau: - Tầng phủ : Bao gồm hai thành phần các trầm tích Đệ tứ và phần phong hóa trên mặt của các phun trào bazan. Tầng phủ là các trầm tích đệ tứ chỉ gặp tại các khu vực sình lầy dọc theo các thung lũng suối. Thành phần trầm tích gồm: sét, bột cát, lẫn sạn sỏi, chiều dày mỏng 0,6m và tối đa 2,6m. Tầng phủ là bazan phong hóa gặp nhiều tại các lỗ khoan ven sườn phía đông khu mỏ chiều dày tầng phủ phong hóa khá biến đổi trung bình 4.8m. Thành phần thạch học trên mặt là bazan phong hóa hoàn toàn thành sét bột; ở độ sâu 1,5m gặp bazan phong hóa dở dang dạng tróc vỏ phần nhân của các hòn tảng phong hóa là bazan còn tươi, phần vỏ hầu như đã bị phong hóa hoàn toàn nhưng vẫn còn giữ nguyên dạng cấu trúc của đá mẹ. - Tầng đá bazan đặc sít: Tầng này có chiều dày thay đổi từ 3,0m đến 15m trung bình 7,6m. Diện phân bố của tầng đá bazan đặc sít khá ổn định phân bố khắp trên diện tích mỏ. Qua các kết quả mẫu thạch học, cơ lý, hoá silicát cho thấy đá bazan đặc sít có chất lượng như sau: + Thành phần Thạch học gồm: bazan, bazan olivin cấu tạo đặc sít, màu xám đen, Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 11 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng kiến trúc nổi ban trên nền gian phiến hoặc kiến trúc ofit. Thành phần khoáng vật của đá như sau: Các ban tinh chiếm 6,2%, chủ yếu là olivin: chiếm từ 0-19% trung bình 6,0% và rất ít plagiocla chiếm 0-1% và trung bình 0,2%. Nền chiếm từ 81,00 đến 100% trung bình 93,8% bao gồm : Plagiocla bazơ từ 34,00 đến 58%, trung bình 47,1%; Pyroxen từ 15-37,5%, trung bình 29,40%; thủy tinh bazơ và quặng chiếm từ 4,5% đến 30%, trung bình 15,10%; Olivin từ 0 - 5% trung bình 2,40%. + Thành phần hóa học : SiO2 = 49,39; CaO = 8,64; TiO2 = 1,66; Na2O = 3,52; Al2O3 = 14,53;K2O = 1,18; Fe2O3 = 1,86; P2O5 = 0,19; FeO = 9,89; MKN = 2,43; MgO = 5,22; H2O = 0,13. MnO = 0,21; SO3 = 0,00; + Tính chất cơ lý: Dung trọng khô trung bình : 2,77g/cm3; Tỷ trọng trung bình : 2,86 g/cm3 ; Độ rỗng trung bình : 3,24%; Cường độ kháng nén khô trung bình : 1182KG/cm2 ; Cường độ kháng nén bão hòa trung bình : 962 KG/cm2 Nhìn chung đá bazan đặc sít tại đây có thành phần thạch học, thành hóa và các tính chất cơ lý đều đảm bảo đạt chỉ tiêu cho đá xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam TC 1771-VN. - Tầng đá bazan lỗ hổng: Tầng này có chiều dày và sự phân bố trong không gian không ổn định trung bình toàn mỏ 2,9m. Qua các kết quả mẫu thạch học, cơ lý, hoá silicát cho thấy đá bazan đặc sít có chất lượng như sau: + Thành phần Thạch học gồm: bazan lổ hổng, cấu tạo lỗ hổng, màu xám sậm, kiến trúc ofit hoặc vi ban tinh trên nền ofit. Thành phần khoáng vật của đá như sau: Các ban tinh chiếm 2,10%, chủ yếu là olivin: chiếm từ 0-3,50% trung bình 2,10%; plagiocla không có. Nền chiếm từ 96,50 đến 100% trung bình 97,90% bao gồm: Plagiocla bazơ từ 55,5 đến 58%, trung bình 56,5%; Pyroxen từ 35,5-37,5%, trung bình 36,30%; thủy tinh bazơ và quặng chiếm từ 4,1% đến 5,5%, trung bình 5,1%.; + Thành phần hóa học : SiO2 = 49,39; CaO = 8,64; TiO2 = 1,66; Na2O = 3,52; Al2O3 = 14,53; K2O = 1,18; Fe2O3 = 1,86; P2O5 = 0,19; FeO = 9,89; MKN = 2,43; MgO = 5,22; H2O = 0,13. MnO = 0,21; SO3 = 0,00; + Tính chất cơ lý: Dung trọng khô trung bình : 2,26g/cm3 ; Tỷ trọng trung bình : 2,73 g/cm3; Độ rỗng trung bình : 17,33%; Cường độ kháng nén khô trung bình : 790 kg/cm2; Cường độ kháng nén bão hòa trung bình : 519 kg/cm2. Nhìn chung đá bazan lỗ hổng tại đây có thành phần thạch học, thành hóa tương đồng với bazan đặc sít nhưng các tính chất cơ lý không đạt chỉ tiêu cho đá xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam TC 1771-VN. - Tầng sét bột phong hóa từ đá bazan: Tầng này nằm ờ độ sâu từ 10 đến 13m, thông thường thì tầng này nằm dưới lớp đá bazan lổ hổng nhưng cũng có thể nằm ngay dưới lớp đá bazan đặc sít. thành phần thạch học của tầng này là bazan phong hóa thành sét bột đa phần còn giữ nguyên dạng cấu trúc của đá mẹ. Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 12 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng - Dưới lớp sét bột lại là một tầng đá bazan đặc sít : Tầng này ở độ sâu từ 15 đến 17,5m. qua quan sát bằng mắt thường và mẫu thạch học thấy đá chủ yếu là bazan olivin đặc sít. Qua cột địa tầng các lỗ khoan và thành phần thạch học cho thấy trong diện tích thăm dò có hai nhịp phun trào: nhịp phun trào 1 (nhịp dưới) phân bố ở độ sâu 15m. Giữa hai nhịp phun trào có thời gian ngưng phun trào khá lâu, biểu hiện bằng lớp kẹp phong hóa của tầng dưới là tầng sét bột phong hóa triệt để từ phần trên của nhịp phun trào dưới. Sau đó là nhịp phun trào kế tiếp phủ lên trên tầng phong hóa của nhịp dưới bằøng. Hiện tượng xói ngầm cơ học: thường xảy ra trong quá trình thi công, khai thác mỏ. Do đó, cần có biện pháp khắc phục. 2.1.3. Điều kiện địa chất thủy văn. Điều kiện địa chất thủy văn của mỏ là đơn giản. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa, nước thấm từ trên xuống và thoát nước theo dòng chảy của suối cạn. Trong thực tế chỉ có 1 tầng chứa nước phân bố trong đất hoặc đá nứt nẻ. Toàn bộ khu mỏ nằm trong đới bão hòa nước, đất đá có tính thấm nhỏ đến trung bình nên nước có thể chảy vào moong khai thác. Kết quả thăm dò khu vực mỏ cho thấy có các nguồn nước sau có khả năng chảy vào mỏ: 2.1.3.1. Nước mặt. Thời gian khảo sát vào đầu mùa mưa cho thấy, tại các khu vực sình lầy, và ven rìa thung lũng tại các ao đào chứa nước tưới cà phê của dân cho thấy nước mặt khá phong phú. Kết quả lộ trình kết hợp kết quả khoan đã khoanh định được nước mặt nằm trong trầm tích đệ tứ tại các khu sình lầy và tại suối. Nước mặt có đặc điểm như sau: Nước trong, nhạt, độ tổng khoáng hóa M = 0,027 g/l. Tên nước thuộc loại Bicarbonate-natri, kali và công thức Kurlov của các mẫu nước lấy tại suối như sau: HCO369Cl18CO312 M0,027 pH 7,79 93 ( Na  K ) Vi khuẩn hiếu khí: 600/ml. Chỉ số MPN Coliform: 1100/100ml Chỉ số MPN Ecoli: Không phát hiện. Steptococcus Foecalis: Âm tính Vi khuẩn kỵ khí: 24/10ml. Các chỉ tiêu này cho thấy chất lượng nước xấu không đạt yêu cầu vi sinh, không sử dụng được cho sinh hoạt, chỉ sử dụng được cho tưới tiêu và sử dụng được trong hệ thống xử lý môi trường. 2.1.3.2. Nước dưới đất. Căn cứ vào cấu trúc địa chất mỏ, đặc điểm thành phần thạch học, và khả năng chứa nước của các tầng đất đá kết hợp kết quả khảo sát tại các lộ trình địa chất thủy văn, kết quả khảo sát địa chất thủy văn tại các công trình khoan thăm dò. Các tầng địa chất thủy văn được phân chia như sau: a. Tầng chứa nước trong đới phong hoá của đá gốc và trong trầm tích đệ tứ phủ trên mặt đá gốc. Chiều dày tầng này thay đổi từ 1,5m và đến 6,1m và chiều dày trung bình 3,6m. Khả năng chứa nước của tầng khá tốt. Thành phần đất đá của tầng bao gồm: sét cát chứa sạn sỏi. Miền cung cấp nước cho tầng này là nước mưa rơi trực tiếp và nước suối Đăk rtil. Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 13 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng b. Tầng chứa nước lỗ hổng trong đá bazan, phân bố ở độ sâu trung bình từ 3,6m đến 9,4m. Tầng này là tầng bazan đặc sít khả năng chứa nước kém. Miền cung cấp nước cho tầng này là nước mặt, nước mưa và nước trong các đới phong hóa bazan từ các khu vực cao. Kết quả lấy và phân tích 01 mẫu hóa nước cho thấy chất lượng nước như sau: - Công thức : M 0,650 HCO389 pH 7,65 42 35 21 Ca Mg ( Na  K ) Tên nước : Bicarbonat - calci - magie - natri - kali Nước nhạt, trong, không mùi. Độ pH 7,65. Tổng khoáng hoá từ 0,650g/lít. Các chỉ tiêu trên cho thấy nước đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt. 2.1.3.3. Dự báo nguồn nước chảy vào mỏ trong quá trình khai thác. Mỏ đá sẽ khai thác lộ thiên, diện tích moong khai thác trùng diện tích trữ lượng (19,05ha). Chiều sâu khai thác nơi sâu nhất đến 16,5m. Theo kết quả điều tra khảo sát địa chất thuỷ văn trên diện tích nghiên cứu cho thấy Nước mặt là nước suối Đak rtil sẽ được xử lý bằng cách bóc tầng phủ be bờ dọc theo hai bờ suối ở giai thác đầu và nắn dòng trong giai đoạn sau. Cách mỏ về hạ nguồn khoảng 50m có thác đá chênh cao với địa hình tại mỏ 25m. Khai thông lòng suối thì nước suối có thể tự chảy. Loại trừ lượng nước tháo khô do suối chảy vào moong khai thác trong mùa mưa như vậy lượng nước chảy vào moong khai thác gồm hai nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác (Qmưa) và nước ngầm trong tầng chứa nước lỗ hổng. - Nước mưa rơi trực tiếp Lượng nước mưa chảy vào moong khai thác được tính theo công thức: Qmưa = S.Z Trong đó: S là diện tích moong khai thác (m2); Z lượng mua ngày lớn nhất bằng 0,103m (số liệu tại trạm ngày 20 tháng 8 năm 2005). Diện tích hứng nước (diện tích moong khai thác) là: 190.301 m2. Thay số vào ta có lượng mưa rơi trực tiếp vào moong ngày lớn nhất là: Qmưa = S.Z = 190.301 x 0,103 = 19.601m3/ngày. - Nước ngầm Lượng nước ngầm chảy vào mỏ được xác định bằng phương pháp thủy động lực. Bản chất của phương pháp thủy động lực đánh giá lượng nước chảy vào mỏ là áp dụng những công thức động lực học nước dưới đất để dự báo dòng chảy vào công trường khai thác. Phương pháp áp dụng là phương pháp "giếng lớn", nghĩa là công trường khai thác được sơ đồ hoá thành một "giếng lớn", như một giếng khoan có đường kính lớn. Diện tích khai thác 190.301m2, chiều sâu khai thác trung bình là 13,67m, kể từ mặt đất. Để có thể lựa chọn được công thức phù hợp với điều kiện thực tế, chúng tôi phân tích đặc điểm chiều sâu phân bố tầng đá bazan, lớp phủ, chiều sâu mực nước dưới đất. Theo tài liệu điều tra, trên mặt cắt thẳng đứng của mỏ có lớp phủ dày trung bình 3,6m. Chiều sâu mực nước tĩnh từ 2,70m (LK4) đến 4,50m (LK7) và 5,06m (LK6). Tầng chứa nước được xem là không áp, bề dày tầng chứa nước được tính từ mực nước tĩnh trung bình (4,07m) đến chiều sâu trung bình là 13,67m như vậy chiều cao cột nước cần tháo khô là: S = 9,6m. Tính toán dự báo dòng chảy vào mỏ áp dụng theo công thức Duypuy, tầng nước không áp, tháo khô đến mức khai thác khác nhau: Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 14 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng Trong đó: Qd  1,366K (2H  S )S (4.3) lg( R  ro )  lg r0 Qd - Trữ lượng của nước dưới đất chảy vào mỏ (m3/ngày). K - Hệ số thấm trung bình của tầng chứa nước (K= 0,8), (m/ngày). R - Bán kính ảnh hưởng ( m). R  2S KH H – Chiều dày trung bình của tầng chứa nước (H = 13,67m). S – Chiều cao cột nước tháo khô (S = 9,6m). ro  F /  ro – Bán kính quy đổi (m). F – Diện tích moong khai thác, m2. Thực tế tại khu mỏ chiều dày trung bình tầng đá chỉ có 9,4m. Trong khai thác đá xây dựng chiều dày tầng khai thác có thể từ 10 đến 12m. Như vậy tại mỏ khấu suốt từ trên xuống chỉ là 01 tầng khai thác ta có: S = 9,6m. Đối với mỏ đá Đăk’ Rmoon theo thời gian, yếu tố (S) chiều dày tầng khai thác không thay đổi, nhưng diện tích khai thác (F) tăng dần. Muốn tính toán cụ thề hơn về lượng nước ngầm cần tháo khô theo từng giai đoạn phải trên cơ sở công suất khai thác và diện tích moong khai thác mở rộng sau mỗi năm. Trong báo cáo này chúng tôi tính toán cho toàn bộ diện tích trữ lượng là diện tích moong khai thác ở những năm khai thác sau cùng. Lượng nước ngầm cần tháo khô: B¸án kính ảnh hưởng: R  2S KH  2 * 9,6 * 0,8 *13,67 R = 63,38 m Bán kính quy đổi: ro  F1 /   190301/ 3,14 ro = 246,18m Lượng nước chảy vào mỏ: Q  1,366* 0,8* (2 *13,67  9,6) * 9,6  2.037,48 m3 / ng lg( 63,38  246,18)  lg 246,18  Tổng lượng nước cần tháo khô: Qtg = Qmưa + Qngầm Qtg = 19.601+ 2.037,48 = 29.253,48 m3/ngày đêm. 2.1.4. Điều kiện địa chất công trình. Đặc điểm địa chất công trình của khu mỏ bao gồm: cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất thủy văn, các quá trình địa chất động lực và các tính chất cơ lý của đất đá. Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 15 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng Các đặc điểm này đã mô tả chi tiết ở trên, phần này chỉ trình bày các quá trình địa chất động lực và các tính chất cơ lý của đất đá. 2.1.4.1. Các quá trình địa chất động lực. Hiện tượng phong hóa. Hiện tượng phong hóa vật lý, hóa học đang xẩy ra khá mạnh mẽ trên bề mặt của đá phun trào Hệ tầng Túc Trưng. Ngoài những vị trí có đá lộ tự nhiên, bề mặt của các đá phun trào càng dịch lên sườn đồi qúa trình phong hóa càng xẩy ra mạnh mẽ sản phẩm của qúa trình phong hóa tại chỗ dày 1,1-7,4m. 2.1.4.2. Đặc trưng cơ lý các lớp đất. - Các quá trình địa chất động lực Hiện tượng phong hóa: Hiện tượng phong hóa vật lý, hóa học đang xẩy ra khá mạnh mẽ trên bề mặt của đá phun trào Hệ tầng Túc Trưng. Ngoài những vị trí có đá lộ tự nhiên, bề mặt của các đá phun trào càng dịch lên sườn đồi quá trình phong hóa càng xẩy ra mạnh mẽ sản phẩm của quá trình phong hóa tại chỗ dày 1,5-6,1m. - Đặc trưng cơ lý các lớp đất: Dựa vào kết quả thăm dò tại hiện trường và kết quả phân tích các mẫu đất, đá trong phòng thí nghiệm, theo chiều sâu trên mặt cắt địa chất công trình của khu vực thăm dò có thể chia làm 2 tầng đất đá chính có tính chất và đặc điểm về cơ lý từ trên xuống dưới như sau: 2.1. Tầng đất mềm bở: Dựa vào thành phần thạch học và tính chất cơ lý, khả năng chứa nước có thể tách tầng này ra làm hai lớp. a. Lớp 1a- bột sét, sét pha, trạng thái dẻo mềm Đây là các trầm tích Đệ tứ tích tụ tại các khu vực trũng sâu của thung lũng, Lớp này phân bố dọc theo suối và ven suối tạo nên các khu vực sình lầy ngập nước trong mùa mưa. Bề dày thay đổi từ 0,6-1,4m. Các đặc trưng cơ lý của lớp: * Độ ẩm W 35,80% * Dung trọng tự nhiên n 1,573 g/cm3 * Tỷ trọng (s 2.435 g/cm3 * Góc ma sát trong 18o01' * Lực dính kết 0,15 kG/cm2 b. Lớp 1b - Đất rời, cứng nguồn gốc phong hóa. Là sản phẩm phong hóa của đá phun trào bazan. Lớp đất này có mặt chủ yếu ở tất cả 9 lỗ khoan, chúng phủ trực tiếp trên đá gốc. Bề dày biến đổi từ 1,5m đến 6,1m. Thành phần chủ yếu là sét bột màu xám lẫn sạn sỏi trúc chặt. Các đặc trưng cơ lý của lớp: * Độ ẩm W 12-12,8% * Dung trọng tự nhiên (n 2,005-1,952 g/cm3 * Tỷ trọng (s 2.750-2.804 g/cm3 * Góc ma sát trong 27o10'-32o35’ * Lực dính kết 0,832-0,756kG/cm2 2..2. Tầng đá cứng Tầng đá bazan đặc sít, các đặc trưng cơ lý của đá: Kết qủa phân tích Các chỉ tiêu cơ lý Đá bazan đặc sít Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ hút nứơc bão hòa (%) 8,10 1,27 2,64 Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 16 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng Các chỉ tiêu cơ lý Dung trọng tự nhiên (g/cm3) Dung trọng khô (g/cm3) Tỷ trọng (g/cm3) Độ rỗng (%) Cường độ kháng nén khô (kG/cm2) Cường độ kháng nén bão hoà (kG/cm2) Lực dính kết tự nhiên (kG/cm2) Góc ma sát trong tự nhiên (độ) Hệ số hóa mềm Cao nhất 2,812 2,769 2,865 19,97 1.212 988,00 231,000 35 0,816 Kết qủa phân tích Đá bazan đặc sít Thấp nhất Trung bình 2,341 2,719 2,186 2,670 2,732 2,839 2,98 6,03 792 1.117 534 891,5 185 214 30 33 0,674 0,792 2.1.5. Điều kiện về khí tượng – thủy văn. 2.1.5.1. Điều kiện về khí tượng. a. Đặc điểm khí hậu. Khí hậu nói chung và nhiệt độ khí khí nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất ô nhiễm hữu cơ, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Vì vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần phân tích các yếu tố khí hậu và nhiệt độ. Vị trí mỏ nằm trong miền có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Toàn bộ khu mỏ có chế độ khí hậu với nền nhiệt lượng bức xạ, số giờ nắng cao, ổn định và ấm quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão. - Nhiệt độ : Khu mỏ có số giờ nắng cao (5 - 8 giờ/ngày), thường xuyên nhận được nhiệt năng cao. Tổng lượng bức xạ trong năm là 230 - 245 kCal/cm2, cực đại vào tháng 4: 24 kCal/cm2, cực tiểu vào tháng 12: 14 kCal/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, cao nhất là vào tháng 7: 31,40C và thấp nhất là vào tháng 1: 70C. - Độ ẩm không khí : Độ ẩm không khí phụ thuộc vào chế độ mưa của vùng. Độ ẩm trung bình hàng năm đạt 80 - 83%, cao nhất là vào tháng 7, 8 đạt 90-92% và thấp nhất là vào tháng 2 chỉ đạt 76%. - Gió : Khu vực mỏ chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là gió Tây Nam có tốc độ 3-4 m/s, các tháng còn lại có gió Đông Bắc với tốc độ 4 - 6m/s, lớn nhất là 10 m/s vào tháng 1 đến tháng 2. 2.1.5.2. Điều kiện về thủy văn. a. Sông suối. Trong khu vực không có sông và suối lớn. Mỏ đá nằm trong thung lũng suối cạn, suối chỉ có nước về mùa mưa còn vào mùa khô thì cạn kiệt. Vào thời điểm mùa mưa, vùng này cũng bị ngập nước cục bộ nhưng do mỏ nằm tiếp giáp với thung lũng phía Đông Nam (có độ chênh cao so với bề mặt địa hình của mỏ > 20m) nên việc thoát nước cho mỏ rất thuận lợi. b. Chế độ mưa, lượng mưa và bốc hơi : ……………mang những nét đặc trưng của khí hậu…………, nhiệt độ điều hòa quanh năm, trong năm chia ra làm hai mùa rõ rệt. Vị trí dự án nằm trong õ nên chịu ảnh hưởng chung của thời tiết khu vực. - Lượng mưa trung bình năm khu vực dự án thường dao động từ 1900 – 2500mm chia hai mùa: - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 (Chiếm 20% lượng mưa cả năm). Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 17 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng - Mùa mưa : Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (Chiếm 80- 85% lượng mưa cả năm). - Lượng mưa hàng năm : 2.507.7mm, tập trung vào các tháng 7 - 9 tháng mưa cao nhất đạt 360- 453mm. Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha loãng các chất ô nhiễm nước. Đồng thời nước mưa cũng có thể kéo theo chất ô nhiễm phát tán ra môi trường. Do đó chế độ mưa là một trong những cơ sở để tính toán thiết kế hệ thống thoát nước, vừa đảm bảo thoát nước tốt vừa hạn chế tối đa khả năng phát tán chất thải ra môi trường. - Ngược với quy luật phân bố lượng mưa theo thời gian, lượng bốc hơi tăng trong các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) và giảm vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 11). + Trung bình hàng năm : 926,3 mm. + Thời kỳ bốc hơi mạnh nhất : Tháng 12 – tháng 3. + Thời kỳ bốc hơi thấp nhất : Tháng 4 – tháng 11. 2.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC MỎ. 2.2.1. Chất lượng không khí và tiếng ồn. Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực dự án, chúng tôi đã tiến hành lấy 3 mẫu không khí tại khu vực dự án. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án. STT Vị trí lấy mẫu 01 02 03 Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) Độ ồn (dBA) 51-65 46-55 44-54 60(*) Bụi 0,25 0,19 0,18 0,3(**) SO2 0,06 0,02 0,03 0,35(**) NO2 0,072 0,080 0,071 0,2(**) CO 0,9 0,7 0,6 30(**) THC 0,6 0,9 0,9 5,0(***) KK1 KK2 KK3 TCVN Ghi chú: (*) TCVN 5949-1998: Âm học- Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư- mức ồn tối đa cho phép. (**) TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí bao quanh. (***) TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép cuả một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán nhằm xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Vị trí lấy mẫu không khí được đưa ra trên bản đồ vị trí lấy mẫu trong phụ lục II và trong bảng 2.2. Bảng 2.2 : Vị trí lấy mẫu không khí. Ký hiệu KK1 KK2 KK3 Vị trí lấy mẫu Tại khu vực khai thác đá hiện nay của Công ty Khu vực quy hoạch chế biến đá Góc phía Bắc, Đông – Bắc khu dự án. Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 18 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 59372005, TCVN 5938-2005, TCVN 5949-1998 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí và tiếng ồn tại khu vực dự án đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. 2.2.2. Chất lượng nước mặt. Tại khu vực dự án có suối ……… và hệ thống các suối nhỏ chảy qua. Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, chúng tôi đã tiến hành lấy 3 mẫu nước mặt tại khu vực dự án. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 2.3. Bảng 2.3 : Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực Dự án. STT Chỉ tiêu Đơn vị 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 pH DO BOD5 COD TSS N-NO3N-NO2Tổng P Tổng Fe Dầu mỡ Coliform mgO2/l mgO2/l mgO2/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml NM1 Kết quả NM2 NM3 TCVN 59421995 (loại B) 6,8 3,5 11 13 25 0,15 0,012 0,61 0,72 0,17 4.300 6,8 4,0 19 14 40 0,15 0,013 0,39 0,70 0,25 4.500 6,7 3,0 10 14 30 0,13 0,012 0,55 0,57 0,2 9.800 5,5 – 9 2 < 25 > 35 80 15 0,05 2 0,3 10.000 Ghi chú : TCVN 5942 – 1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Vị trí lấy mẫu nước mặt được đưa ra trên bản đồ vị trí lấy mẫu trong phụ lục II và mô tả trong bảng 2.4. Bảng 2.4 : Vị trí lấy mẫu nước mặt. Mẫu NM1 NM2 NM3 Vị trí lấy mẫu Mẫu nước mặt thượng nguồn suối cạn Mẫu nước mặt hạ nguồn suối cạn chảy qua khu vực dự án Mẫu nước mặt suối cạn chảy qua mỏ(khu vực dự án) So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942- 1995) cho thấy: Chất lượng nước mặt khu vực dự án tại thời điểm lấy mẫu tương đối tốt.. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn nước mặt, ngoại trừ chỉ tiêu Coliform tại mẫu NM3 xấp xỉ tiêu chuẩn, điều này chứng tỏ nguồn nước mặt trong khu vực đã chịu ảnh hưởng do hoạt động sinh hoạt. 2.2.3. Chất lượng nước ngầm. Nhằm đánh giá được hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án, chúng tôi đã tiến hành lấy 02 mẫu nước ngầm tại khu vực dự án. Kết quả phân tích được trình bày trong Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 19 Báo cáo ĐTM Dự án khai thác và chế biến đá xây dựng bảng 2.5. Bảng 2.5 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án. STT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Chỉ tiêu phân tích pH Độ màu Độ đục Độ cứng TS N-NO3 SO42ClTổng sắt Mn Zn Coliforms Đơn vị Pt - Co FAU mgCaCO3/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml Kết quả NN1 NN2 6,5 4 20 37 45 3,01 6 12 0,25 0,17 0,4 14 6,7 4,5 18 50 35 2,4 8 9 0,7 0,16 0,38 17 TCVN 5944 - 1995 6,5 – 8,5 5 - 50 300 -500 750 – 1.500 45 200 - 400 200 - 600 1-5 0,1 – 0,5 5 3 Ghi Chú : TCVN 5944-1995 - Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm. Vị trí lấy mẫu nước ngầm được đưa ra trên bản đồ vị trí lấy mẫu khu vực dự án trong phụ lục II và mô tả trong bảng 2.6. Bảng 2.6 : Vị trí lấy mẫu nước ngầm. Ký hiệu Vị trí lấy mẫu NN1 NN2 Giếng đào tại khu vực khai thác của mỏ đá của Xí nghiệp hiện nay Giếng đào tại nhà dân gần khu vực dự án So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm cho thấy hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngoại trừ chỉ tiêu vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép do thành giếng hơi thấp. 2.2.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học. - Hệ sinh thái trên cạn. + Nguồn tài nguyên thực vật : Tại khu vực dự án, hệ thực vật lớn tự nhiên chủ yếu đã không còn nữa, thay vào đó là các loại cây mang giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cà ri,... + Nguồn tài nguyên động vật : Trên cạn chủ yếu các loại bò sát như thằn lằn, rắn mối, một số loài chim và các loại gia cầm do những hộ dân lân cận nuôi như heo, gà, vịt, ngan ... - Hệ sinh thái dưới nước. + Nguồn tài nguyên thực vật : chủ yếu các loại tảo, rong và một số cây cỏ. Nhìn chung nguồn tài nguyên thực vật dưới nước tại khu vực dự án khá phong phú. + Nguồn tài nguyên động vật : chủ yếu là các loài ốc và ấu trùng chiếm ưu thế ở các sông suối. Ở ao và hồ chứa nước nhỏ ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng bộ phù du Cloeon sp và giun ít tơ chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có một số loài cá và các loài thủy sinh khác. Chủ đầu tư: Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng