Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Báo cáo thực tập tại trường tiểu học Vĩnh Ninh- thành phố Huế...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại trường tiểu học Vĩnh Ninh- thành phố Huế

.DOCX
23
430
139

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN SỨC KHỎE LỨA TUỔI BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NINH – TP HUẾ LỚP YHDP4C - NHÓM 4 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Nguyễn Tiến Toàn Phan Thị Thanh Trà Nguyễn Minh Trang Nguyễn Thị Minh Trang Lương Thị Bích Trang Võ Phạm Mi Trang Trần Thị Kim Tuyền Trương Khổng Bá Trình Nguyễn Thị Hoàng Yến Huế, 12/2014 I. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NINH – TP HUẾ Năm 1955, trường Tiểu học Vĩnh Ninh được thành lập với 14 phòng học. Năm 1986, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương, trường đã tập trung mở rộng quy mô. Những năm sau đó, trường tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn tài trợ nhân đạo của các tổ chức trong và ngoài nước xây dựng thêm 4 phòng học để dạy thêm các em học sinh khuyết tật khiếm thính. Năm học 2004-2005 được sự tài trợ của tổ chức Nhật Bản, trường đã đưa vào sử dụng dãy nhà 3 tầng, với 21 phòng học, đầy đủ các tiện nghi dạy học và vui chơi, giải trí cho các em học sinh và đội ngũ giáo viên. Hiện nay, trường có gần hơn 1.500 học sinh với tổng số cán bộ giảng viên là 61 người. Trường có đội ngũ vững mạnh được phân công thực hiện tốt công tác kế hoạch tổng hợp và phục vụ công tác quản lí, điều hành của Ban giám hiệu; đóng góp tích cực vào công tác phát triển chất lượng trường học. Nhiều giáo viên trong trường được Phòng giáo dục tặng bằng khen, huân chương vì sự nghiệp giáo dục. II. MỘT SỐ YÊU CẦU VỆ SINH TRONG QUY HOẠCH TRƯỜNG HỌC - Trường phải gần nơi sinh sống của học sinh, phạm vi phục vụ của trường phụ thuộc vào cấp học, điều kiện khí hậu, địa hình nơi xây dựng trường. Nhà trường phải được xây dựng ở nơi thuận tiện cho việc đi học của học sinh. Khoảng cách lớn nhất từ nhà tới trường đảm bảo sao cho học sinh đi bộ trong thời gian từ 20-30 phút. Tăng khoảng cách từ nhà đến trường sẽ ảnh hưởng đến chế độ hàng ngày của học sinh, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị bài. Mặt khác, đi bộ nhiều làm học sinh mỏi mệt, dẫn đến khả năng học tập giảm sút. - Trường phải nằm xa các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bởi các chất thải rắn, khí, tiếng ồn, điện từ trường, xa các trục đường giao thông lớn, có mật độ xe cộ qua lại cao, xa chợ hoặc các trung tâm thương mại…đảm bảo cho môi trường trường học nằm trong các giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Đối với những địa bàn có nhà máy, xí nghiệp công nghiệp thì phải chọn địa điểm xây dựng sao cho giữa trường và nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có một khoảng cách an toàn. Trường phải được xây dựng ở nơi đầu hướng gió chủ đạo, cách các nhà máy, xí nghiệp có mức độ độc hại loại 1 ít nhất là 1.000 m, loại 2: 500m, loại 3: 300m, loại 4: 100m, loại 5: 50 m. Trường học không nên xây dựng sát đường giao thông lớn, giữa trường và đường giao thông phải có hành lang cây xanh bảo vệ để chắn khói bụi và tiếng ồn. Cổng trường phải được bố trí thuận lợi để học sinh có thể ra vào nhanh chóng, không nên mở ra đường giao thông lớn để tránh ách tắc giao thông và hạn chế tai nạn thương tích cho học sinh khi tới trường. - Diện tích của trường phải đủ lớn để có thể tiến hành bố trí, xây dựng khu phòng học, khu thí nghiệm, khu thể thao, trồng cây phủ xanh theo tiêu chuẩn quy định. Diện tích trường phụ thuộc vào số lượng học sinh. Số lượng học sinh càng nhiều thì diện tích trường càng phải lớn. Diện tích của trường được tính toán căn cứ vào quy định về diện tích trung bình cho 1 học sinh, không dưới 6 m2 đối với thành phố và không dưới 10 m2 đối với các trường ở nông thôn, miền núi. 1. Yêu cầu vệ sinh trong thiết kế và xây dựng trường học: 1.1. Yêu cầu chung Việc thiết kế, xây dựng trường học phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Nhà trường cần phải có đầy đủ các phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng bổ trợ khác, đảm bảo yêu cầu về kích thước, trang thiết bị và tiện lợi cho việc sắp xếp bố trí trang thiết bị trong phòng học. - Đảm bảo điều kiện tối ưu cho việc giáo dục thể chất cho học sinh. Nhà trường cần phải có sân chơi bãi tập hoặc phòng thể thao cho học sinh theo kích thước quy định, tạo điều kiện cho học sinh có thể tập luyện thể thao chính khoá cũng như ngoại khoá. - Đối với các trường có học sinh bán trú, cần phải có cơ sở để đảm bảo tốt khâu tổ chức ăn uống cho học sinh, có đủ diện tích để bố trí bếp, phòng ăn cho học sinh. - Đảm bảo tốt ánh sáng tự nhiên và nhân tạo trong các phòng học. Đảm bảo bố trí hợp lý cho các toà nhà và hướng lấy ánh sáng cho các phòng học có tính đến khả năng bị che chắn ánh sáng của các toà nhà xung quanh trường. Diện tích cửa sổ lấy ánh sáng đạt tiêu chuẩn, tổ chức chiếu sáng nhân tạo hợp lý (số lượng đèn, loại đèn, bố trí sắp xếp đèn…). - Đảm bảo được sự thông thoáng trong từng phòng học. - Đảm bảo đầy đủ nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh, nhà ăn và các công trình vệ sinh. - Mặt bằng của nhà trường được chia thành 3 khu vực chính là: khu vực trồng cây xanh, khu vực sân chơi, bãi tập và khu vực xây dựng các công trình. Khu vực trồng cây xanh chiếm tỷ lệ từ 20-40% tổng diện tích. Cây xanh nên trồng xung quanh theo chu vi trường để chắn bụi, chắn ồn. Ngoài ra có thể trồng cây trên sân trường để tạo thêm bóng mát. Các loại cây trồng trong trường phải là cây tạo nhiều bóng mát về mùa hè, đảm bảo cự ly đến các lớp học để không ảnh hưởng đến chiếu sáng, không gây nguy hiểm cho học sinh. Khu vực sân chơi bãi tập, chiếm từ 40-50% tổng diện tích. Sân chơi là nơi vui chơi, nghỉ ngơi của học sinh trong thời gian chuyển giờ. Sân chơi phải bố trí các lối đi sao cho học sinh ra vào thuận tiện trong giờ ra chơi. Do diện tích chật hẹp, nhiều trường đã sử dụng sân chơi làm nơi học thể dục chính khóa cho học sinh nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến các lớp khác do tiếng ồn. Nhà trường nên bố trí bãi tập riêng cho học sinh học các giờ thể dục hạn chế tiếng ồn đến các lớp học. Khu vực xây dựng chiếm từ 20-30% tổng diện tích, chia thành khu vực học tập, làm việc và phục vụ, bao gồm: - Các phòng cơ bản: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành - lao động, phòng thể thao.... - Các phòng hỗ trợ: thư viện, phòng hoạt động đoàn - đội, phòng để dụng cụ và thiết bị thí nghiệm- thực hành, nhà ăn và căng tin, nhà vệ sinh v.v... - Các phòng công vụ: phòng ban giám hiệu, phòng họp và nghỉ ngơi cho giáo viên, phòng y tế. Tòa nhà bố trí phòng học cho học sinh được ưu tiên xây dựng ở vị trí tốt nhất, đảm bảo cho hướng lấy ánh sáng chính vào các phòng học là hướng nam hoặc đông nam. Do điều kiện chật hẹp, nên cho phép các trường ở các thành phố lớn có thể xây nhà nhiều tầng. Tuy nhiên, trường học nhiều tầng có hạn chế làm cho học sinh mất nhiều thời gian đi xuống sân chơi trong giờ giải lao. Mỗi tòa nhà nên có từ 3 - 4 lối đi để học sinh dễ ra vào trong thời gian giải lao, nhanh chóng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn hoặc sử dụng trong trường hợp cách ly khi có dịch. 1.2. Phòng y tế - Mỗi trường học cần phải có 1 phòng y tế, diện tích từ 12 - 15 m2. - Nếu trường có học sinh nội trú và bán trú, thì bên cạnh phòng y tế phải có phòng cách ly để lưu và theo dõi học sinh bị ốm. - Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên. - Triển khai khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lấp hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh. 1.3. Các công trình vệ sinh và cung cấp nước sạch 1.3.1. Cung cấp nước sạch: Nguồn nước sạch sử dụng trong trường có thể là nước máy, nước giếng khơi, giếng khoan.. để cung cấp nước sạch cho học sinh tắm rửa. Nếu dùng nước máy, thì 200 học sinh có 1 vòi nước. Nếu dùng nước giếng thì trữ lượng nước giếng phải đủ từ 4 - 6 lít cho 1 học sinh trong một ca học. Đối với các trường có học sinh nội trú và bán trú, nước sạch phải được cung cấp đầy đủ cho học sinh sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt. Dung lượng nước bình quân cho mỗi học sinh trong 24 giờ cần 100 đến 150 lít. 1.3.2. Các công trình vệ sinh: Nhà tiêu: Hiện nay có nhiều loại nhà tiêu có thể áp dụng để xây dựng trong trường học như nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn hợp vệ sinh, nhà tiêu thấm dội...tùy theo địa điểm và hoàn cảnh của từng trường mà áp dụng. - Ở các thành phố, thị trấn, thị xã (có điện, nước) nên xây dựng các nhà tiêu tự hoại - Ở các vùng nông thôn, đồng bằng, vùng sâu nếu không có điều kiện xây dựng nhà tiêu tự hoại thì nên xây dựng nhà tiêu hai ngăn hoặc thấm dội. Nhà tiểu xây dựng cho nam nữ, cho giáo viên và học sinh riêng biệt. Theo tiêu chuẩn hiện nay, trung bình từ 100 đến 200 học sinh mỗi ca học có 1 hố xí và 50 học sinh có 1m hố tiểu. Đối với trường có học sinh nội trú hoặc bán trú thì cứ 25 học sinh có 1 hố xí và 1 hố tiểu. Đối với các trường học xây nhiều tầng, thì trên mỗi tầng nên có khu vực vệ sinh riêng. Nếu sử dụng bệ xí và bồn tiểu riêng cho nam thì có thể tham khảo tiêu chuẩn của Nga là 1 bệ xí + 1 bồn tiểu cho 40 học sinh nam, 1 bệ xí cho 30 học sinh nữ. Trong khu vực vệ sinh phải có vòi nước hoặc thùng đựng nước để học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh. Hệ thống thoát nước thải: Nhà trường cần phải xây dựng hệ thống cống rãnh kín để dẫn nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống thoát nước chung. ( Theo văn bản “ Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng trường học” 16/01/2014 của Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường, Bộ Y tế Việt Nam). 2. Vệ sinh phòng lớp học: 2.1. Diện tích: - Tính đủ 40-50 học sinh / lớp học. - Trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh. - Lớp học thường theo hình chữ nhật. Chiều dài lớp học được quy định trên cơ sở mức nhìn rõ của học sinh và số học sinh có thị lực trung bình. Kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m. 2.2. Cửa sổ lớp học: - Tổng diện tích cửa sổ nên đạt 1/4 - 1/5 diện tích phòng - Cửa sổ nên có hai loại cánh: cánh cửa chớp mở ra ngoài, cánh cửa gương mở vào trong. - Để ánh sáng tự nhiên phân bố đều trong lớp thì khoảng cách giữa hai cửa sổ cạnh nhau phải không lớn hơn chiều rộng một cửa sổ. Chiều cao cửa sổ càng cao thì ánh sáng vào lớp càng sâu. - Nếu cửa sổ chỉ mở được một bên thì chiều cao cửa sổ cần bằng ½ chiều rộng phòng. - Nếu mở cả hai bên thì được phép bằng 1/3 chiều rộng lớp. 2.3. Bàn ghế học sinh: Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải tròn, nhẫn đảm bảo an toàn. Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. Tính toán hợp lý là: - Chiều cao bàn: 42% cao đứng học sinh - Chiều cao ghế: 26% cao đứng học sinh Các chỉ số (cm) Cỡ bàn và ghế I Chiều cao bàn I 4 6 Chiều cao ghế 5 2 6 1 3 3 2 0 V 5 0 I 5 3 1 9 I II 0 7 Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế I 2 8 6 74 4 46 2 28 4 2 3 VI 9 3 2 V 5 - Loại I giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00m đến 1,09m. - Loại II giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10m đến 1,19m. - Loại III giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20m đến 1,29m. - Loại IV giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30m đến 1,39m. - Loại V giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40m đến 1,54m. - Loại VI giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55m trở lên. - Bàn học thích hợp nhất là loại bàn 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m. - Ghế học phải rời với bàn và có thành tựa. 2.4. Cách kê bàn ghế trong phòng học: - Cấp I chọn bàn ghế cỡ số I, II, III. Cấp II chọn cỡ II, III, IV. Cấp III chọn cỡ V, VI, VII. Trong lớp có 2 – 3 cỡ bàn. - Bàn ghế xếp thấp đặt trên, cao đặt dưới. Căn cứ xếp bàn ghế để xếp chỗ ngồi học sinh và một năm có thể đổi phía một lần. - Bàn đầu đặt cách bảng từ 1,7m đến 2m. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m. - Lối hở giữa hai dãy bàn cạnh nhau ít nhất là 0,7m; giữa hai dãy sát tường với tường là 0,5m; kể cả bàn cuối cũng cũng để khoảng trống với tường là 0,5m 2.5. Chiếu sáng: Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux. 2.5.1. Chiếu sáng tự nhiện: - Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ. - Hướng để lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng Nam hoặc hướng Đông Nam (cửa sổ ở phía không có hành lang) về phía tay trái của học sinh khi ngồi viết. - Làm cửa sổ đủ và đúng - Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che ánh sáng và cản mưa, gió lạnh thổi vào. - Lau bụi bám vào cửa, nâng mái, phát quang bớt cành cây, …. - Hệ số chiếu sáng tự nhiên cần đạt từ 1,5 – 2,5 2.5.2. Chiếu sáng nhân tạo: Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên cần chiếu sáng nhân tạo. - Số lượng bóng chiếu sáng như sau: Nếu là bóng đèn tóc thì cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều ở 4 góc. Nếu là bóng đèn neon thì treo 6-8 bóng, mỗi bóng dài 1,2m. Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m. - Trong phòng học nên dùng kiểu chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang đôi bóng 2.6. Màu sắc: Trần của phòng học quét vôi trắng, tường quét vôi vàng nhạt 2.7. Bảng học: Bảng cần được chống loá. Kích thước: Chiều dài từ 1,8m đến 2,0m. Chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m. Mầu sắc bảng: Màu xanh lá cây hoặc mầu đen (nếu viết bằng phấn), mầu trắng nếu viết bằng bút dạ bảng đen. Bảng phải nhẵn, phẳng nhưng không sơn bóng để làm loá chữ. Phấn viết phải trắng dễ viết, dễ lau. Không dùng phấn màu lúc bình thường Cách treo bảng: Treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m. Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm. III. TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NINH – TP HUẾ 1. Tên trường học: Trường tiểu học Vĩnh Ninh. Địa chỉ: phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế. 2. Địa điểm: Trường nằm trong trung tâm thành phố, cách xa nhà máy: 1,5km. Cách bệnh viện: 100m, đường lộ: 5m và nghĩa trang: 6km 3. Số lượng CNVC: 65 Trong đó, giáo viên: 61 gồm: nam: 7, nữ: 54. Nam 7 Số lượng CNVC: 65 Giáo viên: 61 Nữ 54 4. Số lượng học sinh có trong nhà trường: 1503 Nam 792 Số lượng học sinh: 1503 Nữ 711 Số lớp học: 36, số phòng học: 32 5. Bố trí trong trường: Kích thước trường học: Dài: 78,4m; Rộng: 51m. Dài 78,4m Rộng 51m Diện tích toàn trường: 3998m2 Diện tích trung bình cho một học sinh: 2,66 m2 Diện tích sân trường: 1200 m2. Trường có hàng rào bảo vệ xung quanh. Có cây xanh phân tán trong sân trường, diện tích cây xanh phủ gần hết sân trường. Có cổng ra vào đủ rộng và thuận tiện, có cổng phụ. Mặt sân được lát gạch. Chưa thấy ruồi, muỗi trong khuôn viên trường. Không có tiếng động quanh trường. 6. Công tác y tế: Diện tích phòng y tế :18m². Có Cán bộ theo dõi sức khỏe học sinh Tủ thuốc Sổ theo dõi sức khỏe học sinh Học sinh được khám sức khỏe hàng năm trong 5 năm gần đây Tổ chức hội chữ thập đỏ 7. Bếp ăn: Khôn g      - Có lối vào riêng - Nấu bằng gas - Có tủ lạnh để thức ăn, tủ hoạt động tốt - Qúa trình chế biến thực phẩm tuân theo nguyên tắc một chiều -Có lưu mẫu thực phẩm 24h Ghi chú 1 năm/lần 8. Các công trình vệ sinh: 8.1. Hố xí, hố tiêu Trường có hệ thống hố xí thuộc loại tự hoại trong tình trạng bảo quản tốt và phân bố phù hợp ở mỗi dãy nhà, tầng học. - Hệ thống gồm các nhà vệ vệ sinh được phân chia riêng nam và nữ, riêng giáo viên và học sinh. 8.2. Rác Có thùng rác bố trí tại mỗi lớp học và trong khuôn viên trường. Rác thải được thu gom và xử lý tập trung. 8.3. Hệ thống cung cấp nước sạch: Trường có hệ thống cung cấp nước sạch: - Loại nước: Nước máy Nước uống hợp vệ sinh. Nước rửa đủ. 8.4. Hệ thống tiêu thoát nước thải tốt. NHẬN XÉT TOÀN DIỆN: 1. Các tiêu chuẩn trường đã đạt được: - Địa điểm trường: + Phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương. + Trường được xây dựng trong trung tâm khu dân cư nên thuât tiện cho việc tới trường của học sinh. + Diện tích khuôn viên trường đảm bảo. + Môi trường xung quanh không có tác động tiêu cực đối với việc giáo dục, giảng dạy, học tập và an toàn của giáo viên và học sinh. + Ở xa những nơi phát sinh ra khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn. Xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, chợ, các trục đường giao thông lớn. - Khuôn viên của trường có hàng rào bảo vệ (tường xây và hàng rào cây xanh). Cổng trường và hàng rào bảo vệ đảm bảo yêu cầu an toàn, thẩm mỹ. - Có cổng ra vào rộng và thuận tiện, ngoài cổng chính còn có thêm cổng phụ. - Khuôn viên đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp, thoáng mát cho học sinh và giáo viên. Sân trường, sân chơi, hành lang, bãi tập thể thao hợp lý cho các hoạt động tổ chức tập trung (chào cờ đầu tuần, hoạt động đoàn đội, tập thể dục,…). - Hệ thống cây xanh đảm bảo có bóng mát vào mùa hè và rụng lá vào mùa đông, không che ánh sáng. Chủ yếu là cây bàng và phượng vĩ. - Diện tích xây dựng phòng lớp học là 30%, diện tích cây xanh khoảng 30%, còn lại là sân trường, bãi tập. Sự phân bố này hoàn toàn hợp lý so với quy định chung. - Số lượng giáo viên: Đảm bảo đủ số lượng giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường tiểu học Vĩnh Ninh hiện có 61 giáo viên tham gia công tác giảng dạy trên tổng số 36 lớp. - Công tác y tế: + Diện tích phòng là 18m² đủ rộng theo tiêu chuẩn. + Có cán bộ chuyên trách theo dõi tình hình sức khỏe học sinh. + Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường. + Có tủ thuốc được trang bị các loại thuốc thiết yếu và các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu phục vụ sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh; có 02 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi. Hình 1: tủ thuốc, tủ lưu trữ, các trang thiết bị thiết yếu ( bảng đo thị lực, cân, bồn rửa tay,…) + Tranh,ảnh, tài liệu tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, các bệnh học đường thường gặp. . Hình 2: tranh ảnh, áp phích tuyên truyền về chăm sóc răng miệng,bệnh cận thị học đường, phòng bệnh sốt xuât huyết. + Tổ chức khám sức khỏe định kỳ (1 lần/năm) và phân loại sức khỏe học sinh. + Có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh cho cả cấp học được lưu trữ. + Trường có tổ chức hội chữ thập đỏ. - Trường có hệ thống hố xí, hố tiêu (loại tự hoại) trong tình trạng bảo quản tốt. + Có các dụng cụ thu gom và xử lý rác theo quy định. Có thùng rác hoặc nơi chứa rác tập trung được che chắn. - Trường học có hệ thống cung cấp nước sạch và bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nước uống và nước sinh hoạt cho học sinh, giáo viên trong nhà trường. - Nhận xét về bếp ăn: + Bếp ăn có lối đi riêng, bảo đảm về vị trí, tách biệt với phòng học. Khuôn viên nhà bếp, thiết kế bố trí và cấu trúc đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. + Loại bếp nấu: gas + Các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. + Khu vực chế biến, nấu nướng được phân vùng rõ rệt.( khu sơ chế, khu nấu chín, khu chia phần). + Kho đựng lương thực,thực phẩm. + Khay đựng thức ăn, bát đũa được rửa sạch và sắp xếp gọn gàng sau mỗi bữa ăn. + Đội ngũ nhân viên nấu ăn gồm 15 người. + Khu vực ăn của học sinh tách riêng với nhà bếp, thường là ở các khu vực hành lang phòng học, thức ăn được chia phần riêng cho mỗi học sinh. + Sổ sách quản lí ghi chú xuất nhập nguyên liệu, bảng các món ăn hàng ngày được sắp xếp phù hợp theo chế độ dinh dưỡng hợp lý. + Quá trình chế biến thực phẩm tuân theo nguyên tắc một chiều. + Có lưu mẫu thực phẩm trong vòng 24h ( bảo quản trong tủ lạnh) giúp kiểm tra và kiểm soát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường học. - Có hệ thống cống, rãnh để dẫn thoát nước mưa, nước thải bảo đảm kín không rò rỉ, ứ đọng gây ô nhiễm môi trường. - Nhận xét vấn đề khác: + Không có ruồi muỗi, tiếng ồn + Trường có cổng sau + Mặt sân tốt 2. Một số điểm còn hạn chế : - Theo quy định, ở nội thành diện tích bình quân không ít hơn 6m2/học sinh. Tuy nhiên theo số liệu ghi nhận được, diện tích cho một học sinh ở trường tiểu học Vĩnh Ninh chỉ là 2,66 m2. - Trường nằm trên đường Ngô Quyền không đủ rộng nên thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông vào lúc tan học. - Diện tích sân trường hơi hẹp, không có khu bố trí riêng, tách biệt nên giờ học thể dục ồn ào ảnh hưởng các lớp khác đang học. - Khuôn viên trường chưa có đủ điều kiện để xây dựng khu vực nhà ăn hợp vệ sinh dành riêng cho học sinh thay vì sắp xếp bàn ăn tại hành lang nhà trường. IV. LỚP HỌC 1 QUAN SÁT PHÒNG HỌC SỐ 26 (LỚP 3 ) 1. Về lớp học: Lớp học: phòng học số 26 ( 43 học sinh) Kích thước Diện tích lớp 36.63 m2 (dài 6.6m – rộng 5.55m – cao 3.5m) Diện tích trung bình/ học sinh 0.85 m2 Thể tích trung bình/ học sinh 2.98 m3 Về hệ thống cửa sổ, ánh sáng: Cửa sổ: số lượng cửa sổ là 2 cái Kích thước Tổng diện tích cửa sổ 8.8 m2 Khoảng cách giữa 2 cửa sổ 1.25 m Chiều cao cửa sổ 2m Ánh sáng:  Hệ số ánh sáng: 0.24 Nhận xét: - Diện tích trung bình/ học sinh ( 0,85 m2 ) chưa đạt chuẩn ( 1-1,5 m2 ). - Chiều cao phòng học (3.5m ) chưa đạt chuẩn ( tối thiểu 3,6m). - Diện tích cửa sổ đạt chuẩn ( trên 1/5 diện tích phòng). - Khoảng cách giữa 2 cửa sổ không lớn hơn chiều rộng một cửa sổ nên đảm bảo ánh sáng tự nhiên phân bố đều trong lớp. - Chiều cao cửa sổ đảm bảo ánh sáng vào sâu được trong lớp. - Thể tích trung bình/ học sinh chỉ 2.98 m3 chưa đảm bảo độ thông thoáng. - Hệ thống cửa sổ phòng học bố trí hợp lý, tạo hệ số ánh sáng thích hợp đạt tiêu chuẩn đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho các em học sinh, phòng ngừa các tật khúc xạ của mắt. 2. Hệ số chiếu sáng tự nhiên: (K.E.O) % = 89% Hướng phòng học: Đông Nam Không có vật che khuất Nhận xét: Với hướng phòng học là hướng Đông Nam là hướng tốt để lấy ánh sáng tự nhiên, không có vật che chắn là tòa nhà, cây cối. Khi đó phòng học sẽ được mặt trời chiếu sáng đầy đủ mà không khí trong phòng không bị nóng lên 3. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo: - Có hệ thống chiếu sáng nhân tạo - Loại: đèn huỳnh quang 1.2m (8 bóng) Nhận xét: Đèn còn tốt, cung cấp đủ ánh sáng cho học sinh. Theo Quy định về vệ sinh trường học của nước ta là mỗi phòng học cần lắp 4 bóng đèn nung sáng công suất từ 150-200 W hoặc 6-8 bóng huỳnh quang dài 1,2m. Mức độ chiếu sáng trên 300 lux. Như vậy hệ thống chiếu sáng nhân tạo của nhà trường đã được đảm bảo theo quy định. 4. Màu sắc lớp học: - Tường màu vàng, trần màu trắng. - Vệ sinh sạch sẽ. Nhận xét: Trần lớp học sạch sẽ được sơn màu trắng sẽ làm tăng độ rọi của phòng học và phản xạ ánh sáng tốt hơn. Tường sơn màu xanh da trời cũng làm tăng độ chiếu sáng trong phòng học lên 20 - 30% nhờ ánh sáng phản xạ. 5.Hệ thống bàn ghế: Bàn gỗ và ghế tựa Cao (m) Rộng (m) Bàn 0.63m 0.37m Ghế 0.35m 0.32m Sự sắp xếp bàn ghế trong phòng học: Nhận xét: Khoảng cách từ bàn đầu đến bảng Khoảng cách lối đi hai dãy bàn 1.5 m Khoảng cách lối hông và tường Khoảng cách từ bàn cuối tới bảng 0m Khoảng cách từ bàn cuối đến tường 1m 0.3 m 5.2 m
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng