Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bảo dưỡng và sữa chữa trục khuỷu, thanh truyền...

Tài liệu Bảo dưỡng và sữa chữa trục khuỷu, thanh truyền

.DOCX
9
3522
126

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TIỂU LUẬN BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA TRỤC KHUỶU, THANH TRUYỀN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGUYỄN THẾ DÂN TRẦN TRỌNG AN LỜI MỞ ĐẦU Động cơ là 1 cơ cấu phức tạp với nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có 1 nhiệm vụ riêng. Giống như cơ thể con người nếu muốn khỏe mạnh thì phải giữ gìn sức khỏe thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Động cơ cũng vậy chúng ta phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng thì tuổi thọ của động cơ mới được kéo dài. Hôm nay chúng tôi xin trình bày về công việc bảo dưỡng và sữa chữa 2 bộ phận của động cơ là trục khuỷu và thanh truyền. 2 Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền trong động cơ. I. Trục khuỷu hư hỏng, Nguyên nhân, Hậu quả 1 Bề mặt làm việc của các cổ trục và cổ biên bị cào xước.Do dầu có chứa nhiều cặn bẩn, nếu vếtcào xước sâu có thể do cát hoặc kim loại.Làm cho các cổ trục bị mòn nhanh, mòn thành gờ. 2 Các vị trí cổ trục, cổ biên bị mòn côn và ôvan. - Do ma sát giữa bạc và cổ trục.- Chất lượng dầu bôi trơn kém, trong dầu có chứa nhiều tạp chất. Do bạc bị mòn.Do lực khí cháy thay đổi theo chu kỳ. Do làm việc lâu ngày. Làm tăng khe hở lắp ghép sinh ra va đập trong quá trình làm việc.Làm tăng khe hở giữa cổ trục vàcổ biên dẫn tới giảm áp suất dầu bôi trơn. 3 Bề mặt làm việc của bạc bị cháy xám, tróc rỗ. - Do thiếu dầu bôi trơn, chất lượng dầu bôi trơn kém trong dầu có chứa nhiều tạp chất. Do khe hở của bạc và trục quá nhỏ. Do đường dầu bị tắc dẫn tới hiện tượng thiếu dầu bôi trơn.Làm các chi tiết bị mài mòn nhanh. 3 4 Trục bị bó cháy lớp kim - Do khe hở lắp ghép giữa trục và bạc quá nhỏ.Làm giảm tuổi thọ của trục khuỷu cũng như của bạc. Những hư hỏng, nguyên nhân và tác hại của các chi tiết phận trong cơ cấu 4/6loại trên bề mặt làm việc. Do thiếu dầu bôi trơn, tắc đường dẫn dầu hoặc do lỗi chế tạo.Nếu lặng có thể phá hỏng chi tiết của trục khuỷu. 5 Cổ trục bị cong, xoắn. - Do lọt nước vào trong buồng cháy, do kích nổ hoặc do sự cố piston thanh truyền. Do làm việc lâu ngày. Do tháo, lắp không đúng kỹ thuật. Làm cho piston chuyển động xiên trong xilanh.Gây hiện tượng mòn côn và ôvan cho xilanh, piston. 6 Đường dầu bị tắc. - Do trong dầu bôi trơn có chứa nhiều cặn bẩn. Do các đường dầu lâu ngàykhông được thông rửa. Làm cho các vị trí cổtrục, cổ biên bị mòn nhanh do thiếu dầu bôi trơn. Nếuthiếu dầu lớn có thể gây hiện tượng cháy, bó bạc. 7 Trục bị nứt, gãy. - Do hiện tượng kích nổ. Do sự cố piston thanh truyền gây ra. Do hiện tượng lọt nước vào buồng đốt.Do lỗi của nhà chế tạo hoặc do vật liệu chế tạo không đảm bảo yêu cầu. Do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Làm phá hỏng trục khuỷu. Phá hỏng động cơ. 4 II. Kiểm tra trục khuỷu - Độ mòn của các cổ trục và chốt khuỷu được kiểm tra bằng cách dung pamme đo ngoài để đo đường kính của chúng. Cần đo ở nhiều điểm khác nhau để đo độ mòn lớn nhất ( đường kính nhỏ nhất ), độ ô van và độ côn. Độ ô van là hiệu 2 đường kính lớn nhất, đo được trên 2 phương vuông góc của 1 tiết diện nào đó, độ côn là hiệu 2 đường kính đo cùng phương ở 2 đầu cổ trục. - Chú ý, khi tháo kiểm tra cổ trục và bạc không được lắp lẫn lộn các bạc từ ổ trục này sang ổ khác, vì độ mòn của chúng khác nhau. Để tránh bị nhầm lẫn không nên tháo rời bạc lót ra khỏi nắp ổ và thân ổ. Khi cần tháo bạc để kiểm tra nên tháo bạc từng ổ 1 và sau khi kiểm tra xong thì lắp lại than ổ và nắp ổ ngay theo đúng vị trí ban đầu của chúng. - Quan sát thấy nếu bề mặt cổ trục và bạc lót không bị tróc, rỗ hoặc xước thì tiếp tục kiểm tra khe hở giữa bạc và trục bằng cách dung dưỡng chẩn, làm bằng chất dẻo mềm, không đàn hồi 5 + Tháo nắp ổ, lau sạch bề mặt bạc lót và cổ trục, bôi dầu trơn lên 2 bề mặt của chúng, đặt dưỡng lên bề mặt cổ trục theo dọc chiều dài cổ, rồi lắp nắp ổ và bạc lại, vặn chặt bulong đủ lực quy định, khi đó dưỡng sẽ bị ép bẹt ra. + chú ý, không được quay trục, sau đó tháo nắp ổ ra và đo bề rộng của dưỡng căn cứ vào số liệu của dưỡng để tra bề dày chính là khe hở bạc và trục. + sau khi bị ép bề rộng của dưỡng càng lớn tức là dưỡng bị ép càng nhiều thì khe hở càng nhỏ. Với các dưỡng tự tạo phải lấy ra đo trực tiếp bề dày sau khi ép để xác định khe hở. khe hở tối đa cho phép phụ thuộc đường kính cổ trục. ví dụ đường kính cổ trục là 50 cm thì khe hở cho phép có thể lên đến 0.05 mm nếu khe hở lớn quá giới hạn này phải thay bạc lót hoặc vừa gia công cổ trục vừa thay bạc. khi đã thay bạc thì phải thay bạc ở tất cả các ổ trục. III. Sữa chữa trục khuỷu. - Đối với trục khuỷu đúc bằng gang cầu, nếu trục bị cong quá 0.5mm phải thay mới còn đối với trục khuỷu rèn có thể nắn thẳng trên máy ép sau khi đã đo và xác định hướng cong và độ cong của trục. - Doa lại bề mặt côn định tâm ở đầu và đuôi trục nếu bị nứt mẻ hoặc biến dạng lớn. việc này thực hiện trên máy doa ngang. - Cổ trục và cổ chốt bị mòn được sữa chữa bằng cách mài tròn lại trên máy mài đến kích thước cốt sữa chữa gần nhất. kích thước sữa chữa tiêu chuẩn của cổ trục và cổ chốt thường được quy định với mức giảm kích thước là 0.25mm sau mỗi lần sữa chữa. số lần sữa chữa có thể từ 3-4 lần lượng giảm kích thước tối đa thường không cho phép quá 1mm so với kích thước đường kính nguyên thủy của trục. - Nếu sữa chữa nhiều lần làm giảm kích thước cổ nhiều quá sẽ làm yếu trục và làm giảm độ chịu mài mòn của lớp bề mặt kim loại. do đó, xác định kích thước sữa chữa phải căn cứ vào cổ trục và cổ chốt mòn nhiều nhất. - Việc gia công trục khuỷu được thực hiện trên máy mài chuyên dung cổ chính được mài trước khi mài cổ biên trục chính đươc định vị chính tâm. Chuẩn định vị là 2 lỗ tâm hoặc mặt đặt lắp puli và vành lắp bánh đà. Còn 6 đối với các trường hợp gia công các cổ biên cần phải cặp trục lên mâm cặp lệch tâm và định vị bằng phương pháp rà sao cho tâm các chốt khuỷu cần gia công trùng với tâm trục chính của máy mài. IV. Thanh truyền. hư hỏng và nguyên nhân. Thanh truyền là chi tiết làm việc trong điều kiện chịu lực phức tạp luôn thay đổi về phương chiều và trị số nên thường có những hư hỏng sau: * Thanh truyền bị cong: - Những hư hỏng, nguyên nhân và tác hại của các chi tiết phận trong cơ cấu Thanh truyền bị cong làm cho piston đâm lệch về một phía piston và xéc măng bị nghiêng làm giảm độ kín khít cụm piston xéc măng và xy lanh mòn nhanh. * Thanh truyền bị xoắn: - Thanh truyền bị xoăn làm cho đường tâm của lỗ đầu to thanh truyền và đầu nhỏ thanh truyền không cùng nằm trên một mặt phẳng. Piston xoay lệch trong xy lanh bạc đầu to thanh truyền mòn nhanh thanh truyền bị mòn rỗng lỗ đầu to đầu nhỏ do bạc bị xoay làm khe hở lắp ghép mòn nhanh gây va đập bó kẹt ( do bị tắc đường dầu ) Khi động cơ làm việc. - Đôi khi thanh truyền bị đứt gãy bu lông ê cu bị trờn, gãy do piston bị bó kẹt trong xylanh. - Thanh truyền bị đứt gãy ảnh hưởng đến các chi tiết khác dẫn đến (Phá huỷ động cơ) . 7 V. Sữa chữa thanh truyền. 1. Thông rửa các lỗ phun dầu, đường dầu trên thân thanh truyền. 2. Các bu long đai ốc bị cháy ren thì phải thay mới. 3. Sữa chữa thanh truyền bị cong Khi thanh truyền bị cong thì thay thanh truyền mới hoặc nắn trên thiết bị chuyên dung. Nếu không có thiết bị chuyên dung thì nắn trên ê tô. Tuy nhiên sau 1 thời gian sử dụng thì thanh truyền có thể bị cong trở lại do còn ứng suất dư. 4. Sữa chữa thanh truyền bị xoắn Khi thanh truyền bị xoắn thì phải thay thanh truyền. Có thể nắn thanh truyền bằng thiết bị chuyên dùng nhưng chỉ để sử dụng tạm thời vì sau 1 thời gian sử dụng thanh truyền sẽ bị xoắn trở lại vì ứng suất dư gây nên. 8 Mục lục Trục khuỷu hư hỏng, nguyên nhân, hậu quả……………………… Kiểm tra trục khuỷu………………………………………………. Sữa chữa trục khuỷu……………………………………………….. Thanh truyền hư hỏng, nguyên nhân, hậu quả…………………….. Sữa chữa thanh truyền…………………………………………….. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan