Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

.PDF
103
258
108

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------- NGUYỄN THU TRANG BỆNH GIUN TRÒN ĐƢỜNG TIÊU HOÁ CỦA LỢN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- NGUYỄN THU TRANG BỆNH GIUN TRÒN ĐƢỜNG TIÊU HOÁ CỦA LỢN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y MÃ SỐ: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM LAN TS. HOÀNG VĂN DŨNG THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp của mình. Em xin trân trọng cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại Học, Khoa chăn nuôi Thú y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại Học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. - Với lòng biết ơn chân thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan, TS. Hoàng Văn Dũng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Những loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn mổ khám tại 3 huyện thị của tỉnh Thái Nguyên …… .. .………………….. …50 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn.…….……… ………52 Bảng 3.3. Cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn….………………53 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn tại 3 huyện thị....……55 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tuổi lợn……….……58 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ……………………………………………………..……..61 Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo phương thức chăn nuôi ……………………………………………………….....…63 Bảng 3.8. Sự ô nhiễm trứng giun tròn đường tiêu hoá lợn ở ngoại cảnh…...………….…...…...…………..........…………..…….66 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá ở lợn bình thường và tiêu chảy………………………………………………………..…...68 Bảng 3.10. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá lợn mắc bệnh giun tròn…....….............................................................................71 Bảng 3.11. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn..……...………................77 Bảng 3.12. Công thức bạch cầu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn...80 Bảng 3.13. Hiệu lực của thuốc Via – Levasol...……...…...…...…...........83 Bảng 3.14. Hiệu lực của thuốc Kepromec.......………....…………….….83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình thái giun đũa………………………………………………….14 Hình 1.2. Hình thái giun lươn…………………………………………..……15 Hình 1.3. Hình thái giun kết hạt……………………………………………..16 Hình 1.4. Hình thái giun tóc……………………………………………….....17 Hình 3.1. Đồ thị biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tuổi lợn…...59 Hình 3.2. Đồ thị biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo tình trạng vệ sinh......………...………………...……….….…….…....62 Hình 3.2. Đồ thị biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo phương thức chăn nuôi …..……...…...……...…………....................……..64 Hình 3.4. Biểu đồ tình trạng ô nhiễm trứng giun tròn đường tiêu hoá lợn ở ngoại cảnh………………………………………………..….....…..67 Hình 3.5. Đồ thị biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá ở lợn bình thường và tiêu chảy…………………………………..………………….....69 Hình 3.6. Ảnh: Tiêu bản vi thể ruột non lợn khỏe (15x10)…………………73 Hình 3.7. Ảnh: Lông nhung ruột bị tổn thương do tác động của A.suum và S.ransomi (15x10)…………… …………………………………..74 Hình 3.8. Ảnh: Lớp niêm mạc với các tuyến tăng sinh (15x10)…………….74 Hình 3.9. Ảnh: Lớp đệm và hạ niêm mạc tăng sinh tương bào và bạch cầu ái toan (15x40)………………………………………………………..75 Hình 3.10. Ảnh: Lông nhung ruột già bị bong tróc và tăng sinh nhiều tương bào (15x10)……………………………………………………….75 Hình 3.11. Biểu đồ sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn…………........78 Hình 3.12. Biểu đồ công thức bạch cầu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn.......81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT - : Đến % : Tỷ lệ phần trăm ≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng < : Nhỏ hơn > : Lớn hơn : Ascaris suum cm : Centimet cs : Cộng sự kg : Kilogram m2 : Mét vuông mm : Milimet Nxb : Nhà xuất bản O. dentatum : Oesophagostomum dentatum S. ransomi : Strongyloides ransomi T. suis : Trichocephalus suis A.suum Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài…...………………...………………………………1 2. Mục tiêu nghiên cứu……. ……………………………..…………………...2 3. Mục đích nghiên cứu……..………………………………….........................2 4. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………..………..3 4.1. Ý nghĩa khoa học………………………………………………………….3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ………………………………....…………...…………..3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ………………………………………………...4 1.1.1. Giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn………………………….……...4 1.1.1.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn trong hệ thống phân loại động vật …………………….………………..........................……4 1.1.1.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn …………..…7 1.1.2. Đặc điểm của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn………...7 1.1.2.1. Đặc điểm chung của giun tròn………………………………….…..…7 1.1.2.2. Đặc điểm hình thái kích thước của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn …………………………………………........…….13 1.1.2.2.1. Giun đũa lợn (Ascaris suum)…………………….................………13 1.1.2.2.2. Giun lươn ở lợn (Strongyloides ransomi)…………...……….…….14 1.1.2.2.3. Giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum)………..…………....15 1.1.2.2.4. Giun tóc (Trichocephalus suis)…………………………….......….16 1.1.3. Vòng đời của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn……17 1.1.3.1.Vòng đời của giun đũa lợn …………………….……………...……..17 1.1.3.2. Vòng đời của giun lươn lợn……………………...……………….….18 1.1.3.3. Vòng đời của giun kết hạt lợn……………………………….........….20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 1.1.3.4. Vòng đời của giun tóc lợn…………………………………..........…..20 1.1.4. Bệnh giun tròn ở đường tiêu hoá lợn……………………………….….21 1.1.4.1. Đặc điểm dịch tễ học của một số bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn….21 1.1.4.2. Cơ chế sinh bệnh của giun tròn ở đường tiêu hoá lợn ………….........23 1.1.4.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn…...26 1.1.4.4. Chẩn đoán bệnh giun tròn ở đường tiêu hoá lợn …..………..…....….28 1.1.4.5. Biện pháp phòng trị bệnh giun tròn ………………………….………29 1.1.4.5.1. Biện pháp phòng bệnh giun tròn………………….………………..29 1.1.4.5.2. Một số thuốc dùng để trị bệnh giun tròn ở lợn…..……………..…..31 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ………………………….…..33 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước………………………………..…..…33 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ……………………………..…….37 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu……………..……………......40 2.2 . Nội dung nghiên cứu…………………………………………........….…40 2.2.1. Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên……………………….…………………….…40 2.2.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun tròn đường tiêu hoá lợn ở ngoại cảnh………………..…………………………………………………...41 2.2.3. Nghiên cứu về bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn………………………………………………………………...…....41 2.2.3. Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun tròn ở lơn………………………....41 2.3. Vật liệu nghiên cứu…………….. …………………………………...…..41 2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...41 2.4.1. Quy định một số yếu tố dịch tễ học……………………………..……41 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu ……………………………………...……......…43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 2.4.3. Phương pháp xét nghiệm phân………………………………..………..43 2.4.4. Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun tròn…….……….………44 2.4.5. Phương pháp mổ khám giun tròn……………………....................……45 2.4.6. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá do giun tròn gây ra………………………………...…….45 2.4.7. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị bệnh giun tròn và lơn khoẻ …………………………..…………46 2.4.8. Phương pháp xác định hiệu lực tẩy của thuốc Kepromec và Via-Levasol đối với giun tròn đường tiêu hoá lợn ……………………...…………..46 2.6. Phương pháp sử lý số liệu…………………………………….……….…47 2.6.1. Một số công thức tính tỷ lệ …………………………………..………...47 2.6.2. Một số tham số thống kê ………………………………….……….......47 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của lợn ở một số địạ phương tỉnh Thái Nguyên. …………………………………………......50 3.1.1 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lơn….....................50 3.1.2.Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lơn..……………….51 3.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lơn ở một số địa phương tỉnh Thái Nguyên………………………………………..…………..…………....55 3.1.4.Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tuổi lợn …………………....57 3.1.5.Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo tình trạng vệ sinh……...60 3.1.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo phương thức chăn nuôi….63 3.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng của một số giun tròn đường tiêu hoá lợn ở ngoại cảnh……………………………………………………..….……65 3.3. Nghiên cứu về bệnh lý và lâm sàng của một số bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn………………………………………………………...…….....68 3.3.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá trong hội trứng tiêu chảy ở lợn..68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 3.3.2. Bệnh tích đại thể và vi của lợn mắc bệnh giun tròn ………...………....70 3.3.2.1. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá lợn nhiễm giun tròn…………...70 3.3.2.2. Những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá của lợn do giun tròn gây ra…...72 3.3.3. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị bệnh giun tròn…….77 3.3.3.1. So sánh số lượng hồng cầu, bạnh cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn…………………………..…..……..77 3.3.3.2. Công thức bạch cầu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn………..……….....79 3.4. Hiệu lực của một số thuốc điều trị giun tròn cho lợn…………..….……..82 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận………………………………….…………...……………….……85 2. Đề nghị………………………………………………...………………..….86 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….….87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta có hơn 75% dân số làm nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng. Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của người nông dân. Từ việc chỉ chăn nuôi nhỏ, lẻ để tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp, hiện nay đã có nhiều phương thức chăn nuôi đa dạng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Nghề nuôi lợn luôn được chú ý phát triển, ngày càng chiếm ưu thế và có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống nhân dân. Con lợn đã cung cấp 70 - 80% nhu cầu về thịt cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và phân bón cho ngành trồng trọt. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong những năm gần đây chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển vượt bậc, tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Ngoài những điều kiện thuận lợi, chúng ta còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc phát triển chăn nuôi lợn, nhất là các tổn thất do dịch bệnh gây ra. Thực tiễn ngành chăn nuôi lợn cho thấy, có nhiều loại dịch bệnh gây tổn thất kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn... còn phải kể đến các bệnh ký sinh trùng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [17], nước ta là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, có khu hệ ký sinh trùng động vật phong phú và đa dạng, gây ra nhiều bệnh ký sinh trùng cho đàn gia súc, gia cầm, làm thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Ở lợn, cho đến nay đã phát hiện 52 loài ký sinh trùng gồm: giun tròn, sán lá, sán dây, đơn bào, côn trùng ký sinh. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà lợn nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao như: bệnh sán lá, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 bệnh giun tròn, bệnh ghẻ... Những bệnh trên đã gây ra các tổn thương và viêm kế phát do vi khuẩn xâm nhập vào các nội quan của lợn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn, đặc biệt là tiêu tốn thức ăn tăng, giảm tăng trọng từ 15 - 20% so với lợn không bị bệnh. Xét nghiệm phân của lợn bình thường và lợn tiêu chảy, Nguyễn Thị Kim Lan (2009) [13] cho biết: các loại giun tròn có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn con tiêu chảy khá cao (23 - 55%), lợn bình thường tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp hơn (20 - 39%); đồng thời, lợn tiêu chảy nhiễm giun tròn ở mức độ nặng hơn nhiều so với lợn bình thường. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Tuy nhiên, các bệnh do giun tròn gây nên vẫn chưa được chú ý và nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Bệnh giun tròn đường tiêu hoá của lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh giun tròn đường tiêu hoá của lợn tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý của bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn. - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hoá cho lợn. 3. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những thông tin về bệnh giun tròn ở lợn, có cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho lợn có hiệu quả cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của lợn tại một số địa phương tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề ra những biện pháp phòng và trị bệnh một cách có hiệu quả, hạn chế sự nhiễm giun tròn ở lợn, từ đó hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá thường là những bệnh tiến triển ở thể mãn tính, triệu chứng không rõ, thường bị triệu chứng của các bệnh khác che lấp. Do đó, chính những con vật bị nhiễm đã trở thành nguồn gieo rắc mầm bệnh ra bên ngoài và lây ra các con khác làm cho bệnh càng có điều kiện phát sinh mạnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Theo Nguyễn Thị Lê (1998) [20]: Ký sinh trùng phân bố rất rộng trong thiên nhiên gồm các đại diện của 20 lớp động vật khác nhau. Có số lượng loài phong phú nhất là ở loài nguyên sinh động vật - trên 3000 loài. Giun sán gồm đại diện của 13 lớp: Lớp sán lá gần 3000 loài, lớp giun tròn gần 3000 loài, lớp sán dây gần 1500 loài, lớp giun đầu gai 500 loài. 1.1.1. Giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn 1.1.1.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn trong hệ thống phân loại động vật Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [17] cho biết: Ở lợn, cho đến nay đã phát hiện được 52 loài ký sinh trùng gồm giun tròn, sán dây, sán lá, đơn bào, côn trùng ký sinh. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà lợn nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao như bệnh giun đũa lợn do Ascaris suum, bệnh sán lá ruột lợn do Fasciolopsis buski,... Những bệnh này đã gây ra các tổn thương và viêm nhiễm kế phát do vi khuẩn xâm nhập vào các nội quan của lợn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn, đặc biệt là tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng từ 15 - 20% so với lợn không bệnh. Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [21] cho biết: Lớp giun tròn thuộc ngành giun tròn Nemathelminthes bao gồm hơn 500.000 loài sống ở các điều kiện sinh thái khác nhau và phân bố rộng trên toàn cầu. Phần lớn giun tròn sống tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 do, chỉ một số ít sống ký sinh ở động vật và thực vật. Trong khu hệ giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam đã thống kê được 90 loài giun tròn. Theo hệ thống phân loại mới nhất của Malakhov.V.V (1986), lớp giun tròn chia làm 3 phân lớp: Enoplia, Chromadoria và Rhabditia. Ký sinh ở gia súc Việt Nam gồm một số loài gồm 6 bộ của 2 phân lớp Enoplia và Rhabditia. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9] cho biết: Hiện nay đã biết hơn 5.000 loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda) trong đó có hơn 1.000 loài giun sống tự do, hơn 3.000 loài giun sống ký sinh. Các giun tròn ký sinh có liên quan nhiều tới thú y gồm 8 bộ phụ: + Bộ phụ giun đũa (Ascaridata) + Bộ phụ giun kim (Oxyurata) + Bộ phụ giun tóc (Trichocephalata) + Bộ phụ giun lươn (Rhabdiasata) + Bộ phụ giun xoắn (Stronggylata) + Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirurata) + Bộ phụ giun chỉ (Filariata) + Bộ phụ Dioctophymata Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [21], hệ thống phân loại của một số loài giun tròn ở đường tiêu hoá lợn được sắp xếp theo vị trí như sau: Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873 Lớp Nematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Enoplia Chit wood, 1993 Bộ Trichocephaliada Skrjabin et Schulz, 1928 Phân bộ Trichocephalata Skjabin et Schulz, 1928 Họ Trichocephalidea Bard, 1953 Phân họ Trichocepphalus Ransomi, 1911 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Giống Trichocephalus Schrank, 1788 Loài Trichocepphalus suis Schrank, 1788 Họ Trichostrongydae Witen berg, 1925 Phân họ Oesophagostomatinae Railliet, 1916 Giống Oesophagostomum Molin, 1861 Loài Oesophagostomum dentatum, (Rudolphi, 1803) Loài Oesophagostomum brevicaudatum (Shwartz et Alicata, 1930) Loài Oesophagostomum longicaudum (Goodey, 1925) Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942 Bộ Rhabditida Chitwood, 1933 Phân bộ Rhabditina Chitwood, 1933 Họ Strongyloididae Chitwood et Mcinstosch, 1934 Giống Strongyloides Grassi, 1879 Loài Strongyloides papillosus (Wedl, 1856) Loài Strongyloides ransomi (Schwartz et Alicata, 1930) Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940 Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915 Họ Ascaris Linacus, 1758 Giống Ascaris Linnaeus, 1758 Loài Acaris suum Goeze, 1782. Chu Thị Thơm và cs (2006) [34], Phan Lục và cs (2006) [23] cho biết: Đến nay đã biết giun tròn thuộc lớp Nematoda có hơn 3.000 loài sống ký sinh nhưng giun tròn ký sinh ở súc vật nuôi thuộc các bộ phụ sau: + Bộ phụ giun kim Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 + Bộ phụ giun đũa + Bộ phụ giun xoăn + Bộ phụ giun tóc + Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirulata) + Bộ phụ giun chỉ + Bộ phụ Dictyophymata + Bộ phụ giun lươn + Bộ phụ Cucullanata 1.1.1.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [21] cho biết, thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn gồm: Giống Trichocephalus Schrank, 1788 Strongyloides Grassi, 1879 Ascaris Linnacus, 1758 Loài Trichocephalus suis Schrank, 1788 Strongyloides papillosus Wedl, 1856 Strongyloides ransomi Schwartz et Alicata, 1930 Ascaris suum Goeze, 1782 Oesophagostomum dentatum (Rudolphi, 1803) Oesophagostomum brevicaudatum Oesophagostomum Molin, 1861 (Shwarts et Alicata, 1930) Oesophagostomum longicaudum (Goodey, 1925) Nguyễn Thị Lê (1998) [20] cho rằng: Giun tròn ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho người, động vật chủ yếu gồm các đại diện thuộc các bộ sau: Trichocephaliadae, Strongyloidida, Oxyurida, Ascaridida, Spirurida. 1.1.2. Đặc điểm của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn 1.1.2.1. Đặc điểm chung của giun tròn * Hình thái và cấu tạo giun tròn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Chu Thị Thơm và cs (2006) [34], Phan Lục và cs (2006) [23], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9] đã mô tả hình thái và cấu tạo giun tròn như sau: Giun tròn thuộc lớp Nematoda, ngành Nemathelminthes, cơ thể hình ống, hình sợi nhưng hai đầu thon nhỏ dần hoặc hình ống phân thuỳ, có thể hình thoi, hình tròn, hai bên đối xứng có mặt lưng và mặt bụng không phân đốt. Đầu tù, đuôi nhọn, có giun đực và giun cái. Giun cái lớn hơn giun đực, giun đực đuôi cong, giun cái đuôi thẳng. Kích thước giun thay đổi tuỳ loài. Giun tròn gồm nhiều loài sống ký sinh ở động vật và thực vật. Về cấu tạo, giun tròn có lớp ngoài là biểu bì bằng giác chất (kitin), có vân ngang, vân dọc hoặc vân chéo. Một số loài giun tròn có những chỗ biểu bì phình to gọi là cánh (cánh thân, cánh đuôi - chỉ có một số giun đực có cánh đuôi). Một số loài giun có gai chồi và các bộ phận phụ khác có tác dụng cảm giác, vận động và bám vào ký chủ. Dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì gồm một lớp tế bào dẹt. Trong cùng là lớp tế bào cơ có hình sợi, hình bó hoặc hình vòng tuỳ loài. Giun tròn thường có môi, gai, xoang miệng. Một số loài giun tròn có túi đuôi, cơ thể giun thường được bao bọc bằng lớp vỏ ngoài (cuticun) dày. Trên lớp vỏ này có những vân ngang, dọc, giác, móc và các cấu tạo phụ khác. Thành phần của lớp vỏ gồm những chất có trọng lượng phân tử lớn chịu đựng khoẻ với hoá chất, dịch tiêu hoá và có chức năng như áo giáp để bảo vệ giun. Lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp. Những giun ký sinh đường tiêu hoá có từ 7 - 10 lớp (lớp vỏ ngoài, lớp vỏ trong, lớp phiến ngoài, lớp đồng thể, lớp phiến trong, lớp hình băng dải, lớp bazan, lớp mang bazan, lớp nhiều thớ sợi, màng kéo bazan). Dưới lớp vỏ cutin là lớp biểu mô và tiếp đến là lớp cơ giúp giun di chuyển được. Sau lớp cơ có những tế bào mầm giúp quá trình trao đổi chất của giun. Lớp vỏ cutin cùng với lớp cơ tạo thành túi da cơ, bên trong là xoang cơ thể có chứa các khí quan: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 + Hệ tiêu hoá: Giun tròn có hệ tiêu hoá khá hoàn chỉnh. Có một ống dài chạy dọc theo thân gồm: môi, miệng, thực quản, ruột, trực tràng, và tận cùng là hậu môn. Môi (có thể có 3 lá môi quanh miệng hoặc không có, hoặc không rõ). Miệng (thường ở đỉnh đầu), xung quanh miệng là môi, mào. Một số loài có xoang miệng, đôi khi có răng bên trong. Sau miệng là thực quản hình viên trụ hoặc củ hành, cuối thực quản có tuyến tiết ra dịch tiêu hoá. Ruột có ống dài, tận cùng là lỗ hậu môn (thường ở cuối thân). Riêng giun chỉ (Filariata) không có lỗ hậu môn. + Hệ bài tiết: Gồm có hai ống bắt nguồn từ phía sau và hợp lại ở phía trước rồi đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết ở ngang vùng thực quản. + Hệ thần kinh: Gồm có một vòng thần kinh thực quản, từ đó phân ra nhiều nhánh thần kinh đi về phía trước và sau tới các phần của cơ thể. Có nhiều nhánh nhỏ nối với các nhánh chính này. Đầu mút sợi thần kinh nhỏ nằm trong các gai ở đầu, cổ, thân giun - đó là các gai cảm giác. + Hệ sinh dục: Hầu hết giun tròn là đơn tính (đực, cái riêng biệt). Bộ phận sinh dục đực gồm có hai ống nhỏ uốn khúc, có các bộ phận tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi bắn tinh thông với lỗ sinh tiết ở cùng chỗ với trực tràng. Gần lỗ sinh tiết có các bộ phận phụ: gai giao hợp (có hoặc không có), bánh lái giao hợp (điều tiết sự vận động), một số giun tròn có bánh lái phụ ở phía bụng của gai giao hợp, lỗ sinh dục giun đực thông ra mặt bụng ở phía đuôi. Có nhiều giun đực ở đuôi có cánh đuôi hình thành túi giao hợp, túi đuôi giống hình cái quạt giấy, đối xứng nhau. Có các gai chồi sinh dục hình thành những sườn nâng đỡ túi giao hợp (sườn bụng, sườn lưng, sườn hông). Bộ phận sinh dục cái gồm: Hai ống nhỏ uốn khúc hợp với nhau gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo thông ra ngoài lỗ sinh dục gọi là âm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất