Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện gia lộc, tỉnh hải dương trong bối cả...

Tài liệu Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện gia lộc, tỉnh hải dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa

.PDF
190
1074
88

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI NGUYỄN VĂN TẠO BIÕN §æI SINH KÕ CñA NG¦êI N¤NG D¢N ë HUYÖN GIA LéC, TØNH H¶I D¦¥NG TRONG BèI C¶NH C¤NG NGHIÖP HãA Vµ §¤ THÞ HãA Chuyên ngành: NHÂN HỌC Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1- PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu 2- TS. Trần Hồng Hạnh HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án “Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa”, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, đồng nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học và các tổ chức. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ để tôi có động lực vượt qua những khó khăn, hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu và TS. Trần Hồng Hạnh đã định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Dân tộc học (nay là Khoa Dân tộc học và Nhân học), Học viện Khoa học xã hội, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, PGS.TS. Phạm Quang Hoan, TS. Nguyễn Thị Song Hà... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi cũng sẽ không thể thực hiện và hoàn thành luận án nếu không có sự tạo điều kiện, giúp đỡ, đặc biệt là trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến luận án ở cấp cơ sở, của lãnh đạo, chuyên viên các phòng/ban chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc, lãnh đạo các xã và đông đảo người dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý vị vì sự giúp đỡ quý báu này. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Văn Tạo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và khách quan. Các thông tin được trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2016 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Văn Tạo MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................. 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 9 1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 14 1.3. Khái quát về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ........................................... 25 CHƢƠNG 2: SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG ............................................. 35 2.1. Nông nghiệp ............................................................................................... 35 2.2. Các nghề thủ công truyền thống ................................................................ 50 2.3. Hoạt động thương mại, dịch vụ ................................................................. 63 2.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên...................................................................... 64 CHƢƠNG 3: SINH KẾ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA .................................................................................................. 68 3.1. Bối cảnh biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 68 3.2. Những biến đổi trong nông nghiệp ............................................................ 93 3.3. Biến đổi của các ngành tiểu thủ công nghiệp .......................................... 104 3.4. Biến đổi của các ngành thương mại - dịch vụ.......................................... 111 3.5. Sự xuất hiện của các loại hình sinh kế mới.............................................. 115 3.6. Tác động của biến đổi sinh kế đến người nông dân huyện Gia Lộc và những vấn đề đặt ra.................................................................................. 118 3.7. Giải pháp và khuyến nghị ........................................................................ 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Từ viết tắt CNH Công nghiệp hóa CP Chính phủ GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa NCS Nghiên cứu sinh NĐ Nghị định NN Nông nghiệp NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư QĐ Quyết định TS Tiến sĩ TTCN-XDCB Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản TTg Thủ tướng Chính phủ TVQH Thường vụ Quốc hội TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích trồng lúa vụ chiêm xuân giai đoạn 1957 - 1961 .............................. 36 Bảng 2.2: Các giống lúa được gieo trồng trong truyền thống tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ....................................................................................................... 38 Bảng 2.3: Các loại cây hoa màu chủ yếu trong truyền thống của hai xã Gia Lương và Liên Hồng .................................................................................................. 42 Bảng 2.4: Giá bán trâu, bò giống trong truyền thống ...................................................... 45 Bảng 2.5: Các hoạt động khai thác tự nhiên trong truyền thống của người nông dân tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ................................................................ 65 Bảng 3.1: Tình hình dân số của huyện Gia Lộc giai đoạn 2000 - 2014 .......................... 75 Bảng 3.2: Dự báo dân số và nguồn nhân lực huyện Gia Lộc đến năm 2020 .................. 76 Bảng 3.3: So sánh mong muốn về học tập và nghề nghiệp cho con ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng ...................................................................................... 78 Bảng 3.4: Cơ cấu số người trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn tại hai điểm nghiên cứu phân theo trình độ chuyên môn ................................................... 79 Bảng 3.5: Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lộc (Từ ngày 1/1/2000 đến ngày 1/1/2005) ................................................................. 80 Bảng 3.6: Dự báo biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lộc giai đoạn 2010 - 2020 ..................................................................................... 82 Bảng 3.7: Diện tích đã chuyển đổi sang ao, vườn ở xã Gia Lương ................................. 83 Bảng 3.8: So sánh hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng ....................................................................................................... 87 Bảng 3.9: Một số tài sản gia đình của hai xã Liên Hồng và Gia Lương ......................... 88 Bảng 3.10: Các nguồn vốn tài chính của người nông dân tại hai điểm nghiên cứu ............. 89 Bảng 3.11: Ủy thác cho vay vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Gia Lộc ......................................... 90 Bảng 3.12: Khung giá đền bù đối với nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng (Áp dụng từ ngày 29/12/2014) .......................... 91 Bảng 3.13: Khung giá đền bù đối với nhóm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở các xã đồng bằng thuộc tỉnh Hải Dương (Áp dụng từ ngày 1/1/2015) ................. 92 Bảng 3.14: Các khoản đền bù khi thu hồi đất tại hai điểm nghiên cứu ........................... 92 Bảng 3.15: Các giống lúa và năng suất được gieo trồng hiện nay ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng .................................................................................................. 94 Bảng 3.16: Số lượng thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ...................................................................................... 96 Bảng 3.17: Số lượng các loại vật nuôi tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ................... 99 giai đoạn 2000 - 2010 .................................................................................................... 110 Bảng 3.18: So sánh số lượng ô tô của hai xã Gia Lương và Liên Hồng trong đối sánh với huyện Gia Lộc................................................................................ 114 Bảng 3.19: Các khoản thu nhập trung bình của người lao động khi làm ở các khu công nghiệp ............................................................................................................ 116 Bảng 3.20: Biến đổi cơ cấu thu nhập của người nông dân giai đoạn 2006 - 2011 tại hai xã Liên Hồng và Gia Lương ................................................................... 121 Bảng 3.21: So sánh diện tích quy hoạch sân vận động tại hai điểm nghiên cứu ........... 126 Bảng 3.22: Diện tích đã xây dựng nhà văn hóa và diện tích đất quy hoạch mới ở hai điểm nghiên cứu ........................................................................................... 127 Bảng 3.23: Đánh giá hiệu quả thu hút lao động vào các khu công nghiệp tại hai điểm nghiên cứu ........................................................................................... 128 Bảng 3.24: Nguyên nhân người lao động không được nhận vào làm việc trong các khu công nghiệp tại hai điểm nghiên cứu .................................................... 129 Bảng 3.25: Các hình thức xử lý rác thải chủ yếu của các hộ gia đình ............................... 131 Bảng 3.26: Nguyên nhân gây bệnh ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng ............................ 131 Bảng 3.27: Đối tượng trò chuyện, tâm sự của người cao tuổi (60 tuổi trở lên) tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng .................................................................. 133 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1: Cơ cấu chất lượng lao động của huyện Gia Lộc giai đoạn 2000 - 2010 (Thống kê 23 xã) ............................................................................................ 77 Hình 3.2: Tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................ 90 Hình 3.3: Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản của huyện Gia Lộc giai đoạn 2000 - 2010 ................................................................................................... 101 Hình 3.4: Giá trị sản xuất ngành chế biến gỗ, mây tre đan của huyện Gia Lộc ............ 110 Hình 3.5: Chuyển dịch ngành thương mại - dịch vụ của huyện Gia Lộc giai đoạn 1991 - 2011 .................................................................................................. 111 Hình 3.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lộc giai đoạn 1991 – 2011 ........... 119 Hình 3.7: Biến đổi cơ cấu thu nhập của người nông dân Gia Lộc giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................................. 120 Hình 3.8: Dự báo sự chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Gia Lộc đến năm 2020 ........... 137 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, nông dân là cư dân chính và cũng là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Trong chiến tranh, họ là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất ở tiền tuyến; họ ra đi cứu nước với sự nhiệt thành, trong sáng. Khi đất nước hòa bình, họ trở về với xóm, làng và tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất. Hiện nay, người nông dân là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, phần lớn người dân vẫn sống ở khu vực nông thôn, vẫn coi ruộng đất là tư liệu sản xuất chính. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh mà sinh kế của người nông đã có nhiều thay đổi so với trước kia. Tại một số địa phương, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, ảnh hưởng của cơ chế thị trường, của quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp nên diện tích canh tác đã bị thu hẹp. Điều đó làm cho người nông dân luôn có nguy cơ chịu những rủi ro và tổn thương trong cuộc sống mưu sinh. Quá trình sản xuất nông nghiệp của người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và thị trường. Họ chưa chủ động được sản phẩm do mình làm ra: có khi người nông dân mất mùa vì thiên tai, dịch bệnh, có khi lại thất bại vì thị trường không ổn định. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sinh kế cho người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một trong những trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định xã hội. Trong thực tế, không phải đến năm 1986 khi Đảng thực hiện việc đổi mới thì quá trình biến đổi sinh kế mới diễn ra, mà biến đổi sinh kế là lẽ tự nhiên, tất yếu đối với tất cả các quốc gia, các tộc người và cộng đồng dân cư. Ở Việt Nam quá trình này diễn ra chậm hơn do đặc điểm tính cách, tâm lý, tập tục sinh hoạt và truyền thống cố kết cộng đồng quy định. Ngày nay, quá trình biến đổi sinh kế của người nông dân ở tất cả các vùng miền trong phạm vi cả nước vẫn đang diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, nhất là ở các vùng đồng bằng và khu vực ven đô thị. “Theo Hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng 200.000ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ gia đình có khoảng 1,5 lao động mất việc làm” [101]. Điều này đặt ra rất nhiều vấn đề về dân số, lao động, việc làm, ô nhiễm môi 1 trường, an sinh xã hội, đặc biệt là sinh kế của những người nông dân bị mất đất nông nghiệp. Nhiều người nông dân hiện nay bị trắng tay và bơ vơ không biết làm gì để mưu sinh khi ruộng đất của họ trở thành các khu công nghiệp, các đô thị... Việc ổn định sinh kế cho người nông dân trong khoảng thời gian dài, có tính bền vững đang là một thách thức và một vấn đề không dễ giải quyết trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay. Gia Lộc là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương thuộc châu thổ đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên đang chịu tác động rất lớn từ các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, lãnh thổ cả ở cấp độ quốc gia lẫn địa phương. Huyện Gia Lộc gồm có 22 xã1 và một thị trấn. Trước đô thị hóa, Gia Lộc là một huyện thuần nông với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm tới 67% diện tích đất đai của toàn huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, cơ chế chính sách thông thoáng nên trong những năm vừa qua tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Gia Lộc nói riêng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa rất nhanh. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong hoạt động sinh kế, người nông dân chuyển từ kiếm sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang kết hợp nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; chuyển từ độc canh cây lúa sang kết hợp nuôi trồng nhiều cây con có giá trị kinh tế cao; chuyển từ việc kiếm sống quanh quẩn sau “lũy tre làng” sang việc di chuyển khắp các vùng miền trong cả nước để kiếm sống… Bên cạnh những giá trị tích cực mà quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mang lại, quá trình này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp, người nông dân mất việc làm truyền thống, trong khi nghề nghiệp mới chưa được định hướng rõ ràng, các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều... Cũng như nhiều vùng quê khác trong cả nước, người nông dân của huyện Gia Lộc luôn mong muốn có được sinh kế ổn định, bền vững. Do đó, nghiên cứu sự biến đổi sinh kế của người dân ở huyện Gia Lộc sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của người nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay. 1 Đó là các xã: Đoàn Thượng, Đồng Quang, Đức Xương, Gia Hòa, Gia Khánh, Gia Lương, Gia Tân, Gia Xuyên, Hoàng Diệu, Hồng Hưng, Lê Lợi, Liên Hồng, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng, Quang Minh, Tân Tiến, Thống Kênh, Thống Nhất, Toàn Thắng, Trùng Khánh và Yết Kiêu. 2 Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn “Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Góp phần làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và biến đổi sinh kế của người nông dân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp hướng tới sinh kế bền vững cho người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu hệ thống lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, công nghiệp hóa, đô thị hóa, sinh kế và sinh kế bền vững của người nông dân. - Tìm hiểu bức tranh tổng thể về sinh kế của người nông dân trước khi công nghiệp hóa, đô thị hóa ở huyện Gia Lộc. - Làm rõ những biến đổi về sinh kế của người nông dân. - Nêu một số giải pháp để chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách tham khảo để xây dựng các chính sách cho hoạt động thực tiễn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế và những biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ sau Đổi mới (1986) đến nay. Sở dĩ đề tài lấy mốc là năm 1986 vì đây là thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng về tư duy, quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước: chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới này đã làm cho đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của tất cả các tộc người, các vùng miền trên đất nước ta, trong đó có người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với quá trình Đổi mới là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói chung và người nông dân 3 nói riêng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, cũng có không ít thách thức đang đặt ra trong quá trình phát triển. Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về sinh kế và biến đổi sinh kế ở huyện Gia Lộc trong đó tập trung vào hai xã có quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh nhất (xã Liên Hồng) và chậm nhất (xã Gia Lương) để có được một nghiên cứu so sánh về sự biến đổi sinh kế và thích ứng của người dân trong các bối cảnh và điều kiện khác nhau. Trong đó, xã Liên Hồng nằm giáp thành phố Hải Dương, có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều công trình dân sinh, khu công nghiệp, bệnh viện trường học được tập trung đầu tư. Ngược lại, xã Gia Lương nằm khá xa thành phố Hải Dương, xa quốc lộ, chưa có khu công nghiệp và có tốc độ đô thị hóa chậm. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận của luận án Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét và vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (trong đó có thuyết duy vật biện chứng), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sinh kế, công nghiệp hóa và đô thị hóa trong nghiên cứu của mình. Dưới góc nhìn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề về sinh kế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau trong một tổng thể. Bên cạnh đó, luận án này còn sử dụng các lý thuyết cụ thể để tham chiếu, đánh giá, xem xét quá trình biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc. Nội dung các lý thuyết sử dụng trong luận án được trình bày cụ thể trong chương I 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để có thể thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu lịch sử (đồng đại và lịch đại). Cụ thể như sau: Phương pháp phân tích, kế thừa tài liệu thứ cấp: Đó là việc thu thập và xử lý các thông tin, tài liệu liên quan như sách, báo, tạp chí, phim ảnh, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, các văn bản của Đảng và Nhà nước; các công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả trong và ngoài nước... Bên cạnh đó, còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của huyện Ủy Gia Lộc, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc, văn bản báo cáo, thông kế, tổng hợp, hướng dẫn... của các phòng/ban chức năng của huyện Gia Lộc, hai xã Gia Lương và Liên Hồng. 4 Phương pháp điền dã dân tộc học được đặc biệt quan tâm, sử dụng để thu thập nguồn tài liệu định tính liên quan đến đề tài trên thực địa. Trong đó, các công cụ và phương pháp chính được sử dụng gồm: quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc, thảo luận nhóm... Để có cái nhìn sâu hơn, phương pháp phỏng vấn cá nhân cũng được sử dụng để thu thập thông tin có liên quan đến đề tài, trong đó có tính đến yếu tố vị trí công tác, tuổi và giới tính của người được phỏng vấn. Theo đó, phỏng vấn sâu được thực hiện với nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có đại diện của các nhà quản lý ở các cấp từ Trung ương đến xã và người dân của hai xã Gia Lương và xã Liên Hồng (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) nhằm chú trọng tiếng nói người dân ở hai điểm nghiên cứu này. Mẫu được chọn để phỏng vấn sâu gồm người dân thuộc các thế hệ khác nhau: những người già (trên 60 tuổi) cho biết các hoạt động sinh kế truyền thống, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội truyền thống của các điểm nghiên cứu; những người trung niên (từ 40 đến 59 tuổi) cung cấp các thông tin về những chuyển biến về sinh kế và điều kiện sống trước và sau Đổi mới; những người trẻ (từ 16 đến 39 tuổi) chia sẻ sinh kế hiện tại và những tâm lý, cảm nhận của họ trước sự biến đổi của xã hội hiện đại; cán bộ quản lý các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) bày tỏ quan điểm của họ trước những vấn đề đã và đang đặt ra hiện nay tại địa phương (Xem Phụ lục 2). Bên cạnh đó, việc thực hiện ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) trong dân tộc học cũng được áp dụng trong nghiên cứu này. Điều này giúp nghiên cứu có được những thông tin, tài liệu phong phú, đa dạng và sát với thực tế. Bên cạnh đó, với cách làm này, chúng tôi có được sự tiếp cận hai chiều: không chỉ từ trên xuống (xem xét tiếng nói và sự áp đặt của các nhà quản lý các cấp từ trung ương xuống địa phương) mà còn từ dưới lên (tôn trọng ý kiến của người dân). Trong luận án này, tác giả chú trọng tiếp cận các ý kiến của người nông dân, bởi đây là đối tượng đang chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Để có tài liệu định lượng, bên cạnh các phương phán nghiên cứu định tính, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điều tra qua bảng hỏi để lấy ý kiến của các đối tượng khác nhau (nhà quản lý và người dân) về các vấn đề liên quan đến đề tài. Bảng hỏi được thiết kế kết hợp dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở, dành cho cán bộ và người dân trong huyện Gia Lộc, đặc biệt là người dân của hai xã Gia Lương và xã Liên Hồng. Đã có 360 bảng hỏi được sử dụng để thu thập các thông tin định lượng ở các cộng đồng được nghiên cứu, trong đó 110 bảng hỏi dành cho xã Gia 5 Lương và 120 bảng hỏi dành cho xã Liên Hồng, 30 bảng hỏi dành cho các nhà quản lý ở huyện, tỉnh, và 100 bảng hỏi cho các xã khác trong huyện. Đối tượng được hỏi gồm người dân thuộc các thế hệ khác nhau: những người già (trên 60 tuổi); những người trung niên (từ 40 đến 59 tuổi); những người trẻ (từ 16 đến 39 tuổi); cán bộ quản lý các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Nội dung câu hỏi tập trung vào thu thập các thông tin liên quan đến sinh kế truyền thống, sinh kế hiện tại, dự đoán dự báo về sinh kế tương lai; quan điểm của người nông dân và các nhà quản lý về quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; những mong muốn và đề xuất của họ đối với Đảng và Nhà nước... Kết quả điều tra được xử lý thủ công: theo toán học thống kê để lấy tỷ lệ các ý kiến trùng lặp. Nghiên cứu này, trong đó có những hoạt động thu thập tư liệu tại địa bàn nghiên cứu được trải dài trong 4 năm (2012 - 2016). Trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013, tác giả tập trung chủ yếu vào việc học và hoàn thành các chuyên đề dành cho thạc sĩ và nghiên cứu sinh; đồng thời, trong thời gian này, tác giả cũng tập hợp, sưu tầm các tài liệu liên quan đến luận án, chủ yếu là các tài liệu thứ cấp. Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 2 năm 2016, tác giả đã tiến hành 03 đợt điền dã thực địa: đợt 1 từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013; đợt 2 từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014; đợt 3 từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015. Trong các đợt khảo sát thực tế, tác giả đã lần lượt thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt là những thông tin liên quan đến các điểm nghiên cứu, bổ sung các tư liệu còn thiếu, kiểm tra chéo thông tin. Ngoài ra, để thu thập các thông tin và tư liệu trên thực địa, chúng tôi còn sử dụng các công cụ hỗ trợ như chụp ảnh, ghi âm, quay video... Các phương pháp này đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú và làm sinh động các minh chứng về biến đổi sinh kế của người nông dân huyện Gia Lộc. Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án này, tác giả luận án đã tham vấn và tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học có nhiều am hiểu và kinh nghiệm về sinh kế và biến đổi sinh kế. Đội ngũ chuyên gia được tham vấn rất đa dạng, gồm: chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực sinh kế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chuyên gia nghiên cứu về sinh kế truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số; chuyên gia nghiên cứu về sinh kế hiện đại; chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học… Theo đó, các chuyên gia đã tư vấn, đưa ra những đóng góp, gợi 6 mở và lời khuyên bổ ích giúp tác giả có cách tiếp cận đúng chuyên ngành và hướng nghiên cứu. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia đã giới thiệu và trong một số trường hợp, đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú đa dạng giúp tác giả có góc nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu và tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm nguồn tư liệu liên quan đến đề tài. Các phương pháp: lịch sử (lịch đại và đồng đại), tổng hợp, phân tích, so sánh... cũng được áp dụng trong quá trình hoàn thành luận án nhằm đánh giá, giải mã các tài liệu định tính và định lượng. So sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa hiện tại và quá khứ để thấy quy luật biến đổi và lý giải sự biến đổi đó. So sánh lịch đại để tìm hiểu mối liên hệ dọc, tức là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mưu sinh diễn ra hiện nay với các sự vật, hiện tượng diễn ra trước đây. Trong khi đó, so sánh đồng đại giúp làm rõ mối liên hệ ngang, tức là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mưu sinh diễn ra đồng thời cùng một thời điểm. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh kế và biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương dưới góc nhìn nhân học. Luận án đã góp phần cung cấp một góc nhìn mới về sinh kế nói chung và sinh kế của người nông dân nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây là kết quả của sự kết hợp nhiều lý thuyết khác nhau trong xem xét hệ thống sinh kế truyền thống của người nông dân và những chuyển đổi của hệ thống ấy trong bối cảnh các điều kiện sống thay đổi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án - Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về sinh kế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Luận án góp phần cung cấp một cách nhìn mới trong xem xét, phân tích và đánh giá sinh kế và biến đổi sinh kế ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở những vùng chịu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, thông qua sự vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu thực tiễn. - Luận án chỉ ra thực trạng và những chuyển biến về sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; đồng thời, cung cấp các góc nhìn đa chiều trong việc đảm bảo sinh kế cho người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Luận án cung cấp cơ sở lý luận cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách ở các cấp trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người nông dân. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng được nghiên cứu một cách bền vững hơn. - Luận án có thể là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và những người quan tâm đến sinh kế và đời sống của người nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa. - Các kết quả của luận án cũng có thể được sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về sinh kế của người nông dân đồng bằng dưới góc nhìn nhân học. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được chia thành 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Sinh kế truyền thống của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương Chương 3: Sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về sinh kế của các học giả nước ngoài Đến nay, đã có rất nhiều tác phẩm trên thế giới nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sinh kế, công nghiệp hóa, đô thị hóa. Có thể kể đến một số nghiên cứu về nông nghiệp và các hoạt động sinh kế của con người dưới góc nhìn nhân học sau đây: Hai tác giả V. D. Blavaski và A. V. Nikitin đã cho ra đời công trình Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp [123]. Tác phẩm gồm 230 trang được chia thành X chương, mô tả nền sản xuất nông nghiệp nguyên thủy (Chương I); nền nông nghiệp của xã hội có giai cấp sơ kỳ (Chương II); các cư dân nông nghiệp thời kỳ cổ trên lãnh thổ Liên Xô (Chương III); nền nông nghiệp cổ Hy La (Chương IV); nền nông nghiệp ở các quốc gia cổ Hy La ở Bờ Bắc Biển Đen trong những giai đoạn khác nhau (Chương V và VI); nền nông nghiệp của các bộ lạc trước nền văn hóa Za - Zu - Bib - Xo và Trec - Nha - Khốp (Chương VII); nền nông nghiệp của người dòng Xlavo (Chương VIII); nền nông nghiệp của nước Nga trong các thời kỳ khác nhau (Chương IX và X). Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã mô tả các loại nông cụ, các giống cây trồng của các tộc người và trong các điều kiện kinh tế khác nhau. Đánh giá về vai trò của nền nông nghiệp đối với loài người, các tác giả cho rằng nông nghiệp xuất hiện ngay trong thời đại công xã nguyên thủy là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của năng suất lao động và sự tích lũy tài sản, dẫn tới việc củng cố và thịnh đạt của xã hội ở mọi thời kỳ. Từ đó, họ khẳng định nông nghiệp là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Dưới khía cạnh dân tộc học nông nghiệp, G. G. Gromop và Yu. F. Nôvichkop đã xuất bản ấn phẩm “Một số vấn đề nghiên cứu dân tộc học nông nghiệp” [55]. Ấn phẩm gồm 18 trang với 4 phần đã khái quát một số vấn đề cơ bản của nền nông nghiệp như cơ cấu nông cụ, điều kiện kinh tế - xã hội, những cây trồng chính và điều kiện địa lý tự nhiên. Các tác giả đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng, khi nghiên cứu kỹ thuật học nông nghiệp, cần xem xét những điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội mà các dân tộc nông nghiệp sinh sống bởi các điều kiện này sẽ quyết định kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản các hàng nông sản. Đồng thời, họ cũng phê phán các quan điểm của một số học giả khi đánh giá quá cao ý nghĩa của đặc tính dân tộc riêng biệt khi nghiên cứu về dân tộc học nông nghiệp. 9 Cũng với quan điểm trên, khi bàn về dân tộc học nông nghiệp Đông Nam Á, tác giả N. N. Tsebocsarop và IA. V. Tsesnop trong tác phẩm “Một số vấn đề dân tộc học nông nghiệp Đông Nam Á” [76] đã khẳng định rằng những đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở các dân tộc ở Đông Nam Á đã hình thành từ những điều kiện lịch sử nhất định và chúng được định đoạt bởi sự phát triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên. Những đặc trưng đó được truyền thống củng cố, trở thành những đặc điểm riêng biệt của tộc người đó trong một thời kỳ lâu dài. Tuy nhiên, các giá trị đặc trưng truyền thống đó có thể dần dần biến mất với sự xuất hiện của nền nông nghiệp cơ giới hiện đại. Các tác giả Emily A. Schultz và H. Lavenda khi nghiên cứu về kinh tế đã đưa ra khái niệm “phương cách sinh tồn” và “phương thức mưu sinh” trong tác phẩm “Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh” [54]. Các tác giả cho rằng con người tự tạo ra những phương thức sử dụng các mối quan hệ giữa họ với nhau và với môi trường tự nhiên để kiếm sống. Sinh tồn thường được dùng để chỉ việc thoả mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất để tồn tại của con người, chủ yếu là nhu cầu về thức ăn, quần áo và chỗ ở. Các tác giả đã đề xuất một sơ đồ các thành tố hợp thành “phương cách sinh tồn”. Theo đó, mỗi “phương cách sinh tồn” gồm hai thành tố thuộc hai cấp độ khác nhau: cấp độ một là thu lượm lương thực; cấp độ hai là sản xuất lương thực. Tiếp đến, ở cấp độ hai, sản xuất lương thực lại gồm hai thành tố hợp thành là chăn nuôi và trồng trọt. Sau đó, bộ phận trồng trọt lại chia tách và phát triển thành cấp độ ba, gồm ba thành tố cấu thành là nông nghiệp quảng canh, nông nghiệp thâm canh và nông nghiệp cơ giới hóa mang tính chất công nghiệp. Trong những năm gần đây, ấn phẩm “Bức khảm văn hóa châu Á: tiếp cận nhân học” do Grant Evans chủ biên [56] đã gây sự chú ý cho nhiều nhà nghiên cứu về nhân học của Việt Nam. Tác phẩm tập hợp 15 bài viết của các nhà dân tộc học/nhân học có uy tín với tổng dung lượng là 529 trang. Trong tác phẩm này, có nhiều bàn luận, đánh giá về mọi vấn đề của đời sống xã hội mà con người đang quan tâm, trong đó có vấn đề sinh kế của con người. Đặc biệt, trong bài viết “Ngư dân, du canh, du cư, người bán hàng rong, nông dân và dân chăn nuôi: nhân học kinh tế”, tác giả John Clammer đã đưa ra những nhận định, đánh giá về kinh tế và mối quan hệ của nó với văn hóa, xã hội dưới góc nhìn nhân học. Theo ông, “đối với các nhà nhân học thì các quan niệm kinh tế cũng là những quan niệm xã hội, nêu rõ một cách sâu sắc những giá trị cơ bản, thế giới quan và những định hướng về đạo lý của một xã hội” [56, 195]. Cũng trong bài viết này, tác giả đã có những nhận định, đánh giá về quá trình biến đổi của kinh tế, đó là những mối quan hệ luôn biến 10 động và phản ánh các mối quan hệ xã hội: “…hoạt động kinh tế liên quan đến các mối quan hệ xã hội - đến sự tạo thành, bảo tồn và nâng cao các mối quan hệ xã hội đó - và khi cần những mối quan hệ đó sẽ tự kết thúc” [56, 197]… Các tác phẩm rất đa dạng về nội dung, phong phú về đối tượng phản ánh và cách thể hiện. Tuy đa dạng nhưng có hai trường phái khá rõ nét: i) Góc nhìn của các nhà dân tộc học/nhân học Liên Xô cũ, Trung Quốc; và ii) Góc nhìn của các nhà dân tộc học/nhân học phương Tây. Rõ ràng, cùng tiếp cận nhân học nhưng do cách nhìn nhận bằng con mắt chính trị và hệ tư tưởng khác nhau nên cách đánh giá và giải quyết vấn đề cũng không giống nhau. Cho đến nay, các quan điểm và cách tiếp cận đã có sự thu hẹp về khoảng cách, các nhà dân tộc học/nhân học ở các trường phái đối lập nhau đã có sự lắng nghe và chia sẻ lẫn nhau. Hệ tư tưởng và quan điểm đã tiến gần nhau hơn khi tiếp cận một vấn đề về dân tộc học/nhân học. Các tác phẩm của các nhà dân tộc học/nhân học hàng đầu thế giới đã tạo tiền đề, gợi mở về sự đa dạng lý thuyết để các nhà dân tộc học/nhân học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển làm sâu sắc các lý thuyết. Bên cạnh đó, những nghiên cứu vừa kể trên cũng là nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị, đặc biệt là về vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận, cho luận án này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sinh kế của các học giả trong nước Nghiên cứu về sinh kế của người nông dân mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ trước nhưng rất phát triển, nhất là từ khi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Các công trình nghiên cứu đã thể hiện sự quan tâm của các nhà khoa học với nhiều góc nhìn khác nhau về sinh kế. Tuy nhiên, các tác phẩm đề cập trực tiếp đến vấn đề sinh kế của người nông dân chưa nhiều hoặc mới chỉ đề cập một góc độ, một số khía cạnh nhất định. Có thể kể đến các tác phẩm đề cập trực tiếp đến vấn đề sinh kế sau: Bài viết “Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo” (2009) của Mai Văn Xuân và Hồ Văn Minh đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 54 với dung lượng 8 trang. Bài viết đã bàn luận về khung sinh kế bền vững được vận dụng làm cơ sở cho việc soi chiếu vào địa bàn nghiên cứu. Sau khi nêu các đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu này đã chỉ ra những yếu tố tác động đến sinh kế, thu nhập của người nông dân khi mở rộng, phát triển khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống sinh kế cho người dân ở khu vực này. 11 Gắn với lý thuyết, bài viết “Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo” (2010) của Nguyễn Văn Sửu đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 2 đã phân tích, nhận định và đánh giá khá sâu sắc về khung sinh kế bền vững mà DFID đã đưa ra. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá vai trò của từng loại nguồn vốn đối với sinh kế của người nông dân, đồng thời cũng khẳng định tính ứng dụng của lý thuyết sinh kế bền vững trong xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Tương tự như vấn đề nghiên cứu của luận án, phải kể đến “Nghiên cứu ảnh hưởng sinh kế người nông dân khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” (2010) của Ngô Hữu Hoạch và Huỳnh Văn Chương đăng trên Tạp chí Khoa học Đất số 35 với dung lượng 7 trang. Các tác giả đã mô tả sự biến đổi các nguồn lực trong Khung sinh kế bền vững của DFID; trên cơ sở đó, họ khẳng định rằng, đất nông nghiệp bị thu hẹp do đô thị hóa đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sinh kế của người nông dân ở Hội An, Quảng Nam. Mô tả và phân tích sự đa dạng sinh kế của một tộc người thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc, Trần Hồng Hạnh đã cho đăng bài viết “Sinh kế của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang” (2011) trên Tạp chí Dân tộc học số 6 với dung lượng 11 trang. Trong bài viết này, dưới góc nhìn nhân học kinh tế, tác giả đã mô tả, đánh giá sâu sắc các hoạt động sinh kế của người Pà Thẻn ở huyện Quảng Bình, tỉnh Hà Giang trong truyền thống và hiện tại. Tài liệu hội thảo “Tái định cư trong các dự án thủy điện cuộc sống người dân có tốt hơn?” (2011) của Viện Tư vấn phát triển – CODE đã có những đánh giá sâu sắc về những tác động đến mọi mặt đời sống của người dân, trong đó có vấn đề sinh kế. Tài liệu hội thảo có dung lượng 103 trang với 10 bài viết. Đáng chú ý là “Sinh kế bền vững cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Sông Bung 4” của Nguyễn Hồng Vũ. Tác giả đã chỉ ra rất rõ những tác động của dự án điện Sông Bung 4 đến sinh kế của người dân bằng những số liệu thực địa. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những chương trình, dự án mà Nhà nước cần triển khai nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân ở những vùng xây dựng thủy điện. Hoạt động mưu sinh như một cách nhìn về sinh kế cũng được giới thiệu trong luận án tiến sĩ “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” (2013) của Bùi Thị Bích Lan. Luận án đã cung cấp các tư liệu mới về hoạt động mưu sinh của dân tộc Kháng ở Chiềng Bôm trước và sau Đổi 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan