Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý giáo dục luật cán bộ, công chức cho cán bộ quản lý giáo dục tỉ...

Tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục luật cán bộ, công chức cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh thái nguyên [full]

.PDF
113
56
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẶNG THÁI BÌNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN QUANG UẨN THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu do tôi sử dụng trong luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên do Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Uẩn hướng dẫn là hoàn toàn chính xác, chưa công bố ở bất cứ tài liệu hoặc bài báo, tạp chí khoa học nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 9 năm 2011 Tác giả luận văn Đặng Thái Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng thành kính, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Ban lãnh đạo Khoa sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa, các thày cô giáo khoa Tâm lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Hỷ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu viết luận văn. Đặc biệt, Tác giả cảm ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Quang Uẩn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ còn những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 16 tháng 9 năm 2011 Tác giả luận văn Đặng Thái Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .............................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 8. Cấu trúc luận văn. ...................................................................................... 5 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............................................................................... 6 1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục Pháp luật ở nước ta trong thời gian gần đây ........................................................................... 6 1.2. Khái quát về Giáo dục pháp luật ............................................................. 7 1.2.1. Khái niệm “Giáo dục pháp luật” ...................................................... 7 1.2.2. Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức ....................................... 9 1.2.3. Quản lý Giáo dục Pháp luật cho cán bộ, công chức. ..................... 15 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục “Luật CBCC” cho cán bộ, công chức .................................................................. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN .......................... 21 2.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục, cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ công chức, cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 21 2.1.1. Khái quát tình hình KT - XH, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên ..... 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ công chức, cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Nguyên........ 23 2.1.3. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý, công chức ngành Giáo Dục và Đào tạo ở Thái Nguyên hiện nay ..................................... 24 2.1.4. Đánh giá chung về đội ngũ CBCC ở Thái Nguyên ....................... 25 2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật và thực trạng chấp hành “Luật cán bộ, công chức” của Cán bộ công chức, cán bộ quản lý Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên ................................................. 26 2.2.1. Thực trạng công tác giáo dục và thực hành pháp luật ở Thái Nguyên trong thời gian qua .......................................................... 26 2.2.2. Thực trạng nhận thức và QLGD “Luật cán bộ, công chức” cho CBQL, công chức Ngành GD và ĐT tỉnh Thái Nguyên ....... 36 2.2.3. Đánh giá chung về QLGD Luật CBCC cho CBCL Giáo dục ....... 57 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC "LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH THÁI NGUYÊN" ....................................... 62 3.1. Cơ sở định hướng đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” ............................................................................... 62 3.2. Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp .................................... 65 3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.2. Nguyên tắc kế thừa ........................................................................ 65 3.2.3. Nguyên tắc đồng bộ, thống nhất quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý, cán bộ công chức ................ 66 3.2.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo sự phối hợp các lực lượng giáo dục .............................................................................. 66 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi .................................. 66 3.3. Các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên ................................................. 67 3.3.1 Biện pháp 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý về việc tăng cường quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp. ........ 67 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục“ Luật cán bộ, công chức” ở các cấp QLGD ..... 69 3.3.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa các cơ quan QLGD với các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật, cơ quan thông tin đại chúng......... 70 3.3.4. Biện pháp 4: Cần tiếp tục rà soát lại việc quản lý Giáo dục và thực hiện nghiêm “ Luật CBCC” ở các cấp quản lý giáo dục. ..... 72 3.3.5 Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá cán bộ công chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện “ Luật cán bộ, công chức” ........... 75 3.3.6 Biện pháp 6: Xây dựng chế độ động viên khen thưởng, nhắc nhở, kỷ luật trong việc thực hiện “Luật cán bộ, công chức” ........ 77 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 78 3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu ................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 82 1. Kết luận .................................................................................................... 82 2. Kiến nghị .................................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 89 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. CBCC Cán bộ công chức 2. CBQL Cán bộ quản lý 3. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 5. HĐND Hội đồng nhân dân 6. TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên 7. UBND Ủy ban nhân dân 8. XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số cán bộ quản lý giáo dục và số lượng nhà giáo[26] ..... 24 Bảng 2.2. Thống kê chuẩn hóa đội ngũ đến 30/6/2010 [26] ............................ 24 Bảng 2.3. Kết quả triển khai giáo dục pháp luật cho CBCC ở Thái Nguyên [28] .................................................................................. 27 Bảng 2.4. Thống kê các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện [ 28] ................... 28 Bảng 2.5. Thống kê hình thức Giáo dục pháp luật có hiệu quả được sử dụng thường xuyên, có hiệu quả. [ 28] ......................................... 30 Bảng 2.6. Thống kê tổ chức, đội ngũ làm công tác Giáo dục Pháp luật [28] ...... 33 Bảng 2.7. Nhận thức về việc cần thiết phải quản lý giáo dục "Luật cán bộ, công chức" .............................................................................. 36 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ cần thiết quản lý Mục tiêu quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo ...................................................................................... 37 Bảng 2.9. Đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết quản lý nội dung chung về giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo ................................................ 39 Bảng 2.10. Đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết quản lý các nội dung quy định cụ thể của Luật đối với cán bộ công chức ..................... 41 Bảng 2.11. Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý mục tiêu, nội dung kế hoạch quản lý “Luật cán bộ, công chức” cho CBQLGD.............. 43 Bảng 2.12. Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quản lý tuyển dụng CBCC trong ngành Giáo dục và Đào tạo ...... 44 Bảng 2.13. Thực trạng nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện trong quản lý đánh giá cán bộ công chức trong ngành giáo dục và đào tạo ở tỉnh Thái Nguyên ............................ 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii Bảng 2.14. Thực trạng nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quản lý điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ ................................................................................. 48 Bảng 2.15. Thực trạng quản lý việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với CBCC Ngành giáo dục và Đào tạo ............................................... 50 Bảng 2.16 a. Quản lý thực hiện về nội dung đào tạo bồi dưỡng CBCC .......... 51 Bảng 2.16b. Thực trạng cụ thể về hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo dục "Luật cán bộ, công chức" ............................................... 52 Bảng 2.16c. Hiệu quả đào tạo bồi dưỡng Luật cán bộ công chức .................. 54 Bảng 2.17 a. Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng thuộc về cán bộ quản lý giáo dục ............................................................................ 55 Bảng 2.17b. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng khách quan ................................ 56 Bảng 3.1: Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp................................................................................. 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý giáo dục pháp luật luôn là vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được công bố, các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ. Người ta bàn nhiều về quản lý việc làm theo pháp luật ở góc độ pháp lý; do vậy cần quan tâm nhiều hơn ở góc độ giáo dục, quản lý giáo dục pháp luật. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt đã khẳng định: "Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và Pháp luật" [10]. Để có được "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", điều quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức vừa có tài. Đó là những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những con người có ý thức và năng lực đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, nắm vững chính sách và pháp luật của Nhà nước. Để quản lý được Nhà nước và xã hội bằng Pháp luật theo tiêu chí của Nhà nước pháp quyền, cán bộ công chức phải được trang bị những kiến thức về Nhà nước và Pháp luật một cách đầy đủ và kịp thời. Nhưng hiện nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy: Ở nhiều địa phương, việc vi phạm pháp luật, làm trái pháp luật của cán bộ, công chức không phải là ít. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó, có một nguyên nhân cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 bản, đó là cán bộ, công chức chưa nắm vững kiến thức về Nhà nước và Pháp luật, trong đó có cả cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo. Ở Thái Nguyên, những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói riêng đã được cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm. Việc mở các lớp đào tạo cán bộ, công chức tại tỉnh và tham gia thi tuyển, cử tuyển cán bộ, công chức đi học ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành về Nhà nước và Pháp luật ngày càng nhiều hơn. Tuy vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục “ Luật cán bộ công chức” nói riêng; để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các địa phương, trong đó có cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh hiện nay đang còn là một số vấn đề bức xúc. Là một cán bộ làm công tác Đảng, tôi đã tham gia nghiên cứu thực tế ở các đơn vị, cơ quan trên địa bàn, trong đó có Đảng bộ Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh và các đơn vị trực thuộc Sở. Qua tiếp xúc, trao đổi, khảo sát và làm việc với nhiều cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh đã cho thấy: Còn một bộ phận khá lớn cán bộ, công chức kể cả cán bộ quản lý giáo dục hiểu biết “Luật cán bộ, công chức” còn sơ sài, hời hợt. Không ít cán bộ, công chức, cán bộ quản lý chưa phân biệt được giữa các loại vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, hình sự, luật cán bộ công chức... Có trường hợp vi phạm “Luật cán bộ, công chức” nghiêm trọng, nhưng cơ quan, đơn vị chỉ xử lý nhẹ nhàng, đơn giản trong nội bộ. Ngược lại, có vụ việc đơn giản thì quan niệm là nghiêm trọng và xử lý khá nặng nề. Làm thế nào để tất cả cán bộ, công chức, cán bộ quản lý giáo dục trong Ngành Giáo dục và Đào tạo ở các địa phương trong tỉnh, trong quản lý Nhà nước phải nắm vững, am hiểu Pháp luật nói chung, “Luật cán bộ, công chức” nói riêng một cách chính xác, vận dụng luật một cách đúng đắn, trước hết là trong lĩnh vực mà mình thực hiện chức năng quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Xuất phát từ những lý do trên Tôi chọn đề tài: Biện pháp Quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên làm luận văn Cao học, với hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác quản lý giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở Thái Nguyên nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục “Luật cán bộ công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” nhằm nâng cao kết quả giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục nói riêng và cán bộ, công chức tỉnh Thái Nguyên nói chung. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giáo dục “ Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên. - Khách thể khảo sát: Các cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên và một số Phòng Giáo dục và Đào tạo. 3.2- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên. 4. Giả thuyết khoa học Chúng tôi giả định rằng Cán bộ công chức, cán bộ quản lý giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên có ý thức học tập chấp hành “Luật cán bộ, công chức”, việc quản lý Giáo dục Luật Cán bộ, công chức cho cán bộ quản lý giáo dục đã có những kết quả khả quan. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn quản lý thì kết quả giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho Cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương sẽ được nâng lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1, Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục Luật nói chung; quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” trong giai đoạn hiện nay. 2, Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo ở Thái Nguyên; lý giải nguyên nhân của thực trạng. 3, Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” có tính đổi mới và sát thực tiễn hơn, góp phần nâng cao kết quả quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” trong thời gian tới. 6. Phạm vi nghiên cứu 1, Phạm vi về đối tượng: Biện pháp quản lý giáo dục Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên 2, Giới hạn phạm vi khách thể điều tra: Tổng số 100 người trong đó, gồm 45 cán bộ, công chức làm công tác quản lý giáo dục tại Cơ quan văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, 18 cán bộ quản lý ở phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên, 15 cán bộ quản lý ở phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Hỷ, 22 cán bộ giáo viên thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên. Khảo nghiệm nhận thức và tính cần thiết, khả thi của các biện pháp với 65 người. 3, Địa bàn nghiên cứu: Trong cơ quan Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh. Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng trong khoảng thời gian 5 năm (2005-2010) và đề xuất các biện pháp có tính đổi mới trong thời gian tiếp theo (2011-2015). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: Luật cán bộ, công chức [16] đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, các văn bản dưới Luật, Các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản của Đảng và Nhà nước; các tài liệu, bài giảng của các thầy cô giáo dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khoá 17- Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên. - Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến Luật cán bộ, công chức, biện pháp quản lý giáo dục Luật cho cán bộ công chức. - Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh [18], Luật cán bộ, công chức và các văn bản dưới Luật. - Phân tích, tổng hợp các tài liệu, văn kiện rút ra những luận điểm quan trọng, có tính chất chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 3 chương, ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục. Chương 1. Lý luận về quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo. Chương 2. Thực trạng giáo dục “ Luật cán bộ, công chức” và quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 3. Một số biện pháp quản lý việc giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục Pháp luật ở nƣớc ta trong thời gian gần đây Quản lý giáo dục pháp luật nói chung, “Luật cán bộ, công chức” nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học pháp lý quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố, như: "Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước hiện nay", Luận án tiến sĩ của Lê Đình Khiên, 1996 [15]; "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội, 1995 [12]; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1995 [17]; "Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 [20]; "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Đinh Xuân Thảo, (1996) [ 11]; “Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”, Vụ Phổ biến Giáo dục pháp luật (1997), Nxb Thanh niên, Hà Nội [25]. Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ, công chức nói chung, cán bộ quản lý giáo dục ở Thái nguyên nói riêng. Trong thời kỳ đổi mới, cán bộ, công chức vừa là đối tượng của quá trình đổi mới, cải cách, vừa là thước đo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 của quá trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội. Năm 1998, Nhà nước ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức (sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2003) [22]; Đến năm 2008, Nhà nước đã ban hành “Luật cán bộ, công chức” đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến công vụ, công chức, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, từng bước đổi mới cơ chế quản lý công chức phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống vấn đề này trên địa bàn Thái nguyên. 1.2. Khái quát về Giáo dục pháp luật 1.2.1. Khái niệm “Giáo dục pháp luật” Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “giáo dục pháp luật”. - Quan niệm thứ nhất, cho rằng, pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, do đó không cần đặt vấn đề giáo dục pháp luật. - Quan niệm thứ hai, tồn tại lâu dài ở nước ta coi giáo dục pháp luật chỉ là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. - Quan niệm thứ ba, coi giáo dục pháp luật đồng nhất với việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật. Các quan niệm trên mang tính phiến diện, một chiều, chưa thấy hết đặc thù của giáo dục pháp luật, phần nào đã hạ thấp vai trò, giá trị xã hội của giáo dục pháp luật. Khái niệm: “Giáo dục pháp luật” trong thực tiễn theo quan niệm chung của nhiều nhà khoa học đều tán thành theo nghĩa hẹp của giáo dục, "cần vận dụng khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp để hình thành khái niệm giáo dục pháp luật" . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 - Giáo dục pháp luật tạo thành ý thức con người là quá trình ảnh hưởng tác động thống nhất của các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan; trong đó điều kiện khách quan chỉ là những nhân tố ảnh hưởng còn nhân tố chủ quan là nhân tố tích cực mang tính tác động. - Khái niệm giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp còn có ý nghĩa trong việc phân biệt phạm trù giáo dục pháp luật với phạm trù ý thức pháp luật. Hai phạm trù này có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một. Nét đặc thù của “Giáo dục pháp luật”: Giáo dục Pháp luật vừa mang những đặc điểm chung của giáo dục, sử dụng các hình thức phương pháp của giáo dục nói chung, vừa thể hiện những nét đặc thù riêng có của mình trong mối liên hệ chặt chẽ với các loại hình giáo dục khác như giáo dục chính trị, đạo đức... Tính đặc thù của giáo dục pháp luật thể hiện ở cả mục đích, nội dung và ở cả hình thức, phương pháp. Nét đặc thù của giáo dục pháp luật khác tương đối với các dạng giáo dục khác ở chỗ: + Giáo dục pháp luật có mục đích riêng; + Giáo dục pháp luật có nội dung riêng; + Xét trên các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức và phương pháp giáo dục cũng có thể chỉ ra các nét đặc thù của giáo dục pháp luật. Vì thế, giáo dục pháp luật trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các nhân tố thiết chế xã hội gia đình, nhà trường, các tập thể lao động, các tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội. Tóm lại: Khái niệm giáo dục pháp luật được hiểu: là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 1.2.2. Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức 1.2.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức a. Quá trình hình thành khái niệm công chức ở Việt Nam Khái niệm “công chức” ở nước ta được đánh dấu từ Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ban hành "Quy chế công chức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" [21]. Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991. Theo Điều 1 của Nghị định này thì: "Công chức nhà nước là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm, giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương; ở trong nước hay ngoài nước; đã được xếp vào một ngạch; hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước" [19]. Theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 và có hiệu lực vào ngày 01/5/1998 [22]. Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 không đưa ra định nghĩa cho từng khái niệm "cán bộ", "công chức", cũng không đưa ra định nghĩa chung cho cụm từ "cán bộ, công chức", mà chỉ quy định ở Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại điểm 2 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức [16], có đưa ra khái niệm “công chức” như sau: Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. [16 ] b. Khái niệm về cán bộ Điểm 1 Điều 4 “Luật cán bộ, công chức” có nêu như sau: Cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [16]. 1.2.2.2. Mục đích, nội dung, hình thức của Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức a. Mục đích của giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức Giáo dục pháp luật có các mục đích cơ bản sau đây: * Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của công dân (mục đích nhận thức). Đây là mục đích hàng đầu, bởi vì, chính sự am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật ở mỗi công dân. Hơn nữa, tri thức pháp luật còn giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hoạt động của mình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật. Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều kiện như nước ta hiện nay, khi mà hiểu biết pháp luật của công dân còn thấp, còn chịu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 ảnh hưởng tư tưởng và nếp sống của người sản xuất nhỏ, nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân chưa đầy đủ. Mặt khác, công tác giáo dục pháp luật chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng pháp chế bị buông lỏng, làm giảm hiệu lực của pháp luật; dẫn đến giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. * Hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc). Mục đích này rất quan trọng, vì nếu có tri thức pháp luật mà không có tình cảm tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật thì con người rất dễ hành động chệch khỏi các chuẩn mực pháp luật vì lợi ích riêng tư (các vụ án gần đây cho ta thấy rõ điều đó, điển hình là vụ án Mai Văn Huy, Bùi Tiến Dũng, vụ án Năm Cam). Nội hàm của mục đích cảm xúc đạt được thông qua việc: Một là, giáo dục tình cảm công bằng, biết xác định các tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và với chính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua các qui phạm pháp luật. Hai là, giáo dục tình cảm trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi nơi mọi lúc. Phê phán, lên án những biểu hiện coi thường pháp luật, các hành vi phạm pháp. Khi đã có lòng tin vào pháp luật, con người sẽ có những hành vi hợp pháp. * Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật (mục đích hành vi). Động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của cả quá trình nhận thức pháp luật, đấu tranh nội tâm dưới tác động của những yếu tố tâm lý, tình cảm, lòng tin... Thói quen xử sự hợp pháp được hiểu là thói quen tuân thủ các quy phạm hướng dẫn của pháp luật, thói quen thực hiện đúng đắn, tận tâm các quyền và nghĩa vụ pháp lý, thói quen sử dụng và áp dụng các tri thức pháp luật và các quy phạm pháp luật cụ thể để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, của người khác, của Nhà nước và của xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan