Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký ...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký nguyễn tuân

.PDF
113
49504
115

Mô tả:

1 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn chương đi theo hướng phân tích diễn ngôn. Những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại ngày càng cho thấy rõ hơn cái định đề “nói là hành động”. Hoạt động của tác giả trong sáng tạo văn chương, ngày nay được hiểu như là một “hành động diễn ngôn” mang tính chủ đích cao. Trong hoạt động đó, ngoài việc tạo ra một không gian tưởng tượng và hư cấu đủ cho các nhân vật vùng vẫy, nhà văn còn phải dụng công “diễn ngôn” sao cho văn bản được tạo ra là duy nhất, không lặp lại. Những hoạt động ngôn từ của tác giả, vì vậy, được coi là một thực tế diễn ngôn có dụng ý cao và độc đáo. Tuy nhiên, vì viết là “để tha nhân đọc và hiểu được ý mình định gởi gắm”, cho nên dầu muốn dầu không, nhà văn vẫn phải tìm một con đường thỏa hiệp hợp lí giữa mình và bạn đọc. Cách dung hòa ấy có thể đi từ hệ thống chủ đề quen thuộc; để bạn đọc dễ hình dung diễn tiến câu chuyện qua kinh nghiệm bản thân); cũng có thể là đi từ các xung đột đầy kịch tính giữa các tình huống éo le kiểu hình sự) nhưng chất văn chương thì tầm thường, nhạt nhẽo. Và trong thực tế tồn tại muôn vàn cách để nhà văn đạt được một dung hòa, một thỏa hiệp như vậy. Trong văn đàn Việt Nam, có một nhà văn đã không tìm đến một “cách sống chung dễ dãi” như vậy giữa mình và bạn đọc. Ông đặt ra nhiều cách dụng ngôn, bắt người đọc phải suy nghĩ và buộc cũng phải mệt mỏi gần bằng ông khi sáng tạo. Người đọc được ông tôn trọng, được nâng giá trị lên khi đọc ông, và dĩ nhiên được lao động một cách sáng tạo như ông. Đó là Nguyễn Tuân. 1.2. Nguyễn Tuân là một trong số ít những nhà văn được chọn lọc trong chương trình phổ thông với tư cách là một tác gia tiêu biểu với phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho văn chương Việt Nam thế kỷ 20. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp đồ sộ với những trang viết độc đáo, tài hoa xứng đáng là “một bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ”, “một nhà văn độc đáo vô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) song mà mỗi dòng chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu hiệu riêng” [37, tr 524]. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn. Nguyễn Tuân sáng tác nhiều nhưng với thể loại kí, ông đã khẳng định được hướng đi riêng cho mình mà đến nay chưa ai có thể vượt qua được. 1.3. Nguyễn Tuân luôn có ý thức khám phá và công hiến tài năng của mình cho văn chương. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta không thể phủ nhận sự đa dạng về bút pháp trong sự xen kẽ các thao tác của các ngành nghệ thuật khác nhau. Từ trước tới nay chúng ta thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về các sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau. Song tìm hiểu và nghiên cứu về phép so sánh và hiệu quả của nó trong việc tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong kí của Nguyễn Tuân thì chưa có công trình nào thực hiện. 1.4. Việc lựa chọn kí Nguyễn Tuân làm đối tượng nghiên cứu không chỉ bởi những lí do khách quan nói trên mà còn xuất phát từ những lí do chủ quan. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, chúng tôi đã được làm quen với Nguyễn Tuân qua tác phẩm Chữ người tử tù, trích đoạn Người lái đò sông Đà, Tờ hoa. Tác phẩm đã để lại dấu ấn trong chúng tôi bởi đó là giai điệu của cái đẹp, cái thật mà Nguyễn Tuân đã tạo ra bằng hành trình kiếm tìm của cả cuộc đời mình. Nguyễn Tuân đã vươn lên để khẳng định cái tôi của mình, một cái tôi độc đáo, tài năng. Rồi những hiểu biết sau đó về Nguyễn Tuân đã tạo thêm động lực cho người viết theo đuổi đề tài này. 1.5. Sau cùng, vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường THPT có liên quan khá nhiều đến văn chương Nguyễn Tuân. Còn có những khó khăn cho giáo viên và học sinh về mặt tư duy trong việc cảm thụ tác phẩm của Nguyễn Tuân qua hệ thống ngôn từ. Bản thân người viết là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn bậc THPT cũng đã gặp khó khăn này. Luận văn mong được đóng góp một phần vào việc giải quyết những khó khăn đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phép so sánh trong kí của Nguyễn Tuân”. 2. Lịch sử nghiên cứu Bao quát toàn bộ lịch sử nghiên cứu không phải là nhiệm vụ của luận văn này. Nhưng nghiên cứu ngôn ngữ vốn là một phần việc không hoàn toàn tách rời khỏi quy trình nghiên cứu văn nghiệp chung của tác giả. Cho nên, người viết đề cập khái lược lịch sử nghiên cứu về tác gia này. Nguyễn Đăng Mạnh, trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân (NXB Văn học, 1981), đã chỉ ra cái dễ và khó trong tùy bút và đi đến khẳng định sự độc đáo trong tùy bút của Nguyễn Tuân. Với Nguyễn Tuân, cái tôi trong tùy bút là một cái tôi “với lối chơi độc tấu” nhưng lại “có duyên mặn mà” để người đọc không nhàm chán. Để có được cái duyên này, Nguyễn Tuân đã luôn bứt phá lên trên chính mình “gan góc và bền bỉ phấn đấu” để không lặp lại chính mình. Sau cách mạng tháng Tám, cái nhìn của Nguyễn Tuân về thế giới xung quanh đã có sự thay đổi nhiều. Nguyễn Tuân mở rộng lòng và túy bút của ông “không chỉ giàu chất hiện thực mang tính thời sự cao mà còn đậm đà chất trữ tình thơ mộng”. Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức còn khẳng định rằng “chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo đã tạo nên một nét riêng biệt cho tùy bút Nguyễn Tuân” [34, tr 140]. Và chính điều này đã góp phần tạo nên sự tỏa sáng cho tùy bút Nguyễn Tuân – “một khối ru-bi nhiều mặt” mà mặt nào cũng rực rỡ. Trong Nguyễn Tuân và thể tùy bút theo ý kiến của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, tùy bút Nguyễn Tuân là sự tiếp nối tản văn của Tản Đà. Nhưng không chỉ có thế, Nguyễn Tuân đã phát triển nó mà ngay Tản Đà cũng không thể ngờ tới sự phát triển vượt bậc như vậy. Viết kí, Nguyễn Tuân là người “khai sơn phá thạch” cho một thể tài mới. Bằng tài năng, tâm huyết của mình, Nguyễn Tuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) được ghi danh là “một nhà văn chân chính, có tiềm năng sáng tạo thật sự…Ông sinh ra để viết tùy bút…là một tài năng lớn thật sự”[37, tr 149]. Đi theo một hướng nghiên cứu khác, Hoài Anh khẳng định Nguyễn Tuân, nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa. Để minh chứng cho ý kiến của mình, tác giả đã khái quát quá trình đi tìm cái đẹp của nhà văn. Theo tác giả bài viết, nếu như trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tìm kiếm cái đẹp phảng phất kiểu Liêu Trai thì sau cách mạng tháng Tám, là cái đẹp chân thực. Đó là “tiếng gió Lào, là tiếng khóc như gào thi với gió độc”. Nhưng dù là trước hay sau cách mạng tháng Tám, cái đẹp mà Nguyễn Tuân kiếm tìm không phải là “cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng mà là cái đẹp tạo hình, góc cạnh, nhiều khi dữ dội”[37, tr 191]. Với nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên lại có cách nhận định riêng. Ông đi từ sự khẳng định vị thế của Nguyễn Tuân “là một trong những cây đại thụ rừng đầu nguồn của văn chương Việt Nam” đến nhận xét về cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân. Mai Quốc Liên khẳng định “Nguyễn Tuân là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam…là nhà thơ lại bị đóng đinh trên cây thập giá là văn xuôi” [37, tr 203]. Nguyễn Tuân đi nhiều, biết rộng. Trong con người ông hội tụ đủ đầy vốn văn hóa Đông – Tây và ông lại chế biến rất văn hóa tạo nên một Nguyễn Tuân “độc đáo vô song”…. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đều khẳng định sự tài năng của Nguyễn Tuân trên các phương diện sáng tác của ông. Phép so sánh trong các sáng tác của Nguyễn Tuân cũng được một số nhà nghiên cứu đề cập tới nhưng chỉ tập trung trong một vài sáng tác cụ thể. Đó chỉ là những ý kiến đánh giá riêng lẻ, chưa thành một hệ thống. Với luận văn này, chúng tôi cố gắng khảo sát một cách có hệ thống phép so sánh trong các tác phẩm ký của Nguyễn Tuân trên tinh thần tiếp thu những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) 3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của công trình nghiên cứu là tìm hiểu phép so sánh và hiệu quả của nó trong kí của Nguyễn Tuân. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tác phẩm ký của Nguyễn Tuân sau 1945 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau: - Giới thiệu được những nét cơ bản về Nguyễn Tuân và thể kí. Phân biệt thể loại kí với một số thể loại văn học khác. - Nêu được cơ sở khoa học của phép so sánh và lực dụng học của phép so sánh này, nhất là trong sáng tác văn chương. - Khảo sát tư liệu tìm ra các dạng so sánh trong kí Nguyễn Tuân đồng thời tìm hiểu bước đầu công dụng của phép so sánh này trong thi pháp của Nguyễn Tuân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các dạng so sánh mà Nguyễn Tuân đã dùng trong kí. Tư liệu được rút ra từ các bài kí trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 2005, 3 tập) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành thống kê các ngữ liệu có chứa phép so sánh. Sau đó phân loại thành các kiểu loại khác nhau theo những tiêu chí nhất định, làm cơ sở cho việc phân tích, lí giải và đánh giá. 5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) Trên cơ sở kết quả thống kê và phân loại, chúng tôi đi phân tích chỉ ra tác dụng của phép so sánh trong các ví dụ cụ thể để thấy được tác dụng của chúng trong việc góp phần tạo ra sự hấp dẫn cho câu văn. 5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp Từ việc phân tích các ví dụ cụ thể, cấu trúc của ví dụ, chúng tôi đi đến khái quát những đặc điểm cơ bản của phép so sánh trong kí của Nguyễn Tuân. 6. Đóng góp của luận văn - Đề tài của luận văn là sự tiếp nối những công trình khoa học nghiên cứu về tác gia Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cố gắng tìm ra điểm mới khi đi sâu nghiên cứu “Phép so sánh trong kí của Nguyễn Tuân” – một lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. - Đề tài: Phép so sánh trong kí của Nguyễn Tuân góp phần làm rõ hơn phong cách và đặc điểm thể loại ký của Nguyễn Tuân, đặc biệt là các tác phẩm kí được chọn để nghiên cứu trong luận văn. Trong một chừng mực có thể thử lí giải tại sao so sánh lại hay được dùng trong thể kí hơn là ở các thể loại văn xuôi khác. 7. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn 7. Cấu trúc luận văn NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) 1.1. Phép so sánh và Cấu trúc so sánh 1.2. Thể loại kí 1.3. Giới thiệu về Nguyễn Tuân và tác phẩm 1.4. Tiểu kết Chƣơng 2: PHÉP SO SÁNH TRONG KÝ NGUYỄN TUÂN 2.1. Cấu trúc so sánh trong kí Nguyễn Tuân 2.2. Mô tả cấu trúc theo đặc điểm ngữ pháp 2.3. Mô tả cấu trúc so sánh theo nội dung (ngữ nghĩa) ở các vế 2.4. Tiểu kết Chƣơng 3: BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG KÍ NGUYỄN TUÂN 3.1. Dẫn nhập 3.2. Khai thác khả năng mở rộng các vế trong so sánh 3.3. Khai thác tương quan về nội dung giữa các vế 3.4. Nhận xét về hiệu lực so sánh trong kí Nguyễn Tuân 3.5. Tiểu kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Phép so sánh và Cấu trúc so sánh 1.1.1. Khái niệm so sánh So sánh là một thao tác của tư duy. Đó là thao tác đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. Thuật ngữ so sánh trong tiếng Việt được dùng để chỉ một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Mục từ so sánh trong Từ điển tiếng Việt được định nghĩa: “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”.[37, tr1067] Nhìn từ góc độ của phong cách học, so sánh là một phương thức phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Vì thế, đây cũng là một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu có A.Ju.Xtêpannov với Phong cách học tiếng Pháp (1965), Vinôgradov với Phong cách học tiếng Nga (1969), Môren với Phong cách học tiếng Pháp (1970), … Những công trình này được giới thiệu ở Việt Nam góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết và ứng dụng của phương thức so sánh cũng như khẳng định giá trị của phương thức này trong sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Phương thức so sánh cũng sớm được các nhà ngôn ngữ học nước ta đề cập đến. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi các công trình nghiên cứu về tiếng Việt xuất hiện, so sánh cũng được nhắc đến trong các bài giảng về phong cách học. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu có đề cập tới so sánh như: Giáo trình Việt ngữ, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc; Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú, Phong cách học tiếng Việt của Hữu Đạt; … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) Trong những công trình kể trên, hầu hết các tác giả đều đưa ra sự phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic (so sánh luận lí). Theo các tác giả này, trong so sánh logic, cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại. Và mục đích của so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Ví dụ: - Bố nặng cân hơn mẹ. - Anh chạy nhanh hơn tôi. 2 2 - Giá trị của (a + b)2 bằng giá trị của (a + 2ab + b ). So sánh tu từ khác so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại (không cùng loại) của sự vật. Ví dụ: - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. (Ca dao) - Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng, hai, chim én gặp mùa… (Chế Lan Viên) Với sự phân biệt nói trên, những khái niệm được đưa ra trong các giáo trình phong cách học đều định nghĩa so sánh với tư cách là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã quan niệm: “So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm ở trong ngôn ngữ nghệ thuật thông qua sự so sánh chúng với hiện tượng hoặc khái niệm có cùng dấu hiệu chung. Mục đích so sánh là để cụ thể hóa những sự vật trừu tượng để người đọc dễ hiểu, dễ hình dung ra hơn.” Ở giáo trình này, tác giả chủ yếu khảo sát hình thức biểu hiện của so sánh. Tiếp đó, trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc đã có cách nhận diện so sánh tu từ rõ ràng và đầy đủ hơn: “So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [30, tr 154]. Sau này, các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa về so sánh: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [29, tr 190]. Theo Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [49, tr 272]… Như vậy, theo nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm của phương thức so sánh như sau: - So sánh là việc đối chiếu ít nhất hai sự vật, hiện tượng theo một phương diện nào đó. - Những sự vật, hiện tượng đưa ra đối chiếu phải khác loại. - Những sự vật, hiện tượng đưa ra đối chiếu phải có nét tương đồng sâu xa nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết được. - Đối chiếu để tìm ra các nét giống nhau và khác biệt giữa các đối tượng được so sánh và so sánh. 1.1.2. Cấu trúc so sánh 1.1.2.1. Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc so sánh Theo Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt, hình thức đầy đủ nhất của phương thức so sánh gồm 4 yếu tố: a. Cái cần được so sánh, kí hiệu là (A) b. Cơ sở so sánh, kí hiệu là (t) c. Từ so sánh, kí hiệu là (tss) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) d. Cái được dùng làm chuẩn để so sánh, kí hiệu là (B) A (t) (tss) B Tóc trắng như vôi Mô hình đầy đủ của một cấu trúc so sánh là: A (t) tss B Tuy nhiên trên thực tế, tùy từng trường hợp, người viết có thể đảo trật so sánh hoặc bớt một số yếu tố trong mô hình. Cụ thể, ta có 5 biến thể của mô hình cấu trúc so sánh trên. 1. Đảo trật tự so sánh: (t) A tss B. Ví dụ: Chòng chành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng (Ca dao) 2. Khuyết cơ sở so sánh: A tss B. Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (Ca dao) 3. Khuyết từ so sánh: A (t) B. Ví dụ: Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm (Ca dao) 4. Thêm bao nhiêu, bấy nhiêu. Ví dụ: Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu (Ca dao) 5. Cấu trúc so sánh dùng từ so sánh là, kiểu như A là B. Ví dụ: Quê hương là cầu trẻ nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) (Đỗ Trung Quân) Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Hữu Đạt đã đưa ra mô hình khái quát của phép so sánh như sau: A–X–B Trong mô hình trên, có thể nhận thấy sự thiếu vắng của yếu tố chỉ phương diện so sánh. Điều này đã khiến cho cấu trúc so sánh mà tác giả đưa ra chỉ có 3 yếu tố. Và biến thể của cấu trúc này chỉ có hai loại là: - Cấu trúc so sánh không có từ so sánh: Mô hình: A – B Biến thể: A - B1, B2…; A2… - B; A1, A2 - B1, B2 Ví dụ: Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non (Tố Hữu) - Cấu trúc so sánh có từ so sánh: Mô hình: A – X – B Biến thể: A-X-B1, B2; A1, B1-X-B; A1, B1-B1, B2 Ví dụ: Lũ đế quốc như bầy quỷ sống Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười (Tố Hữu) Đồng quan điểm với Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thế Lịch trong một bài viết cho rằng một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh luôn gồm 4 yếu tố: a. Yếu tố cần so sánh, tức là được (hay bị) so sánh (YTĐSS) – (A); Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) b. Yếu tố biểu thị thuộc tính của sự vật, nêu rõ phương diện so sánh (YTPD) – (x); c. Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH) – (tss); d. Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS) – (B); Mô hình cấu trúc so sánh hoàn chình của tác giả là: YTĐSS YTPD YTQH YTSS Mặt tươi như hoa Đặc điểm của từng yếu tố được Nguyễn Thế Lịch quan niệm như sau: a. Yếu tố được so sánh: Về nguyên tắc, bất kì sự vật, hiện tượng gì cũng có thể đem ra so sánh. - Được so sánh là người, sự vật, ví dụ: Em như cây quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay (Ca dao) - Được so sánh là hành động, ví dụ: Thấy anh như thấy mặt trời Chói chang khó ngó, trao lời khó trao (Ca dao) - Được so sánh là thuộc tính, ví dụ: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời (Nguyễn Du) b. Yếu tố phương diện so sánh: có vai trò thể hiện thuộc tính của sự vật mà yếu tố được so sánh biểu thị, là thuộc tính được xem như tiêu biểu của sự vật mà yếu tố so sánh biểu thị. Khi trong cấu trúc so sánh vắng yếu tố phương diện thì phải dựa vào liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa yếu tố được so sánh và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) yếu tố so sánh, từ đó mới có thể xác định được là đã thực hiện sự so sánh về phương diện nào. c. Yếu tố quan hệ: được xem là đơn giản nhất trong cấu trúc so sánh, bao gồm các từ so sánh, từ là, và cặp từ hô ứng bao nhiêu…bấy nhiêu. Các từ so sánh được dùng phổ biến nhất là: như, tựa, tựa như, như là, như thể, hồ như,…., ví dụ: Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau (Ca dao) Từ là trong cấu trúc so sánh có giá trị so sánh tương đương từ như, nhưng sắc thái ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Như có sắc thái giả định, chỉ sự tương đồng về một khía cạnh nào đó, cảm nhận thiên về chủ quan; là có sắc thái khẳng định sự đồng nhất hoàn toàn, sự đánh giá có cơ sở khách quan. Ví dụ: Tình tôi là giọt thủy ngân Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn tròn (Ca dao) Cặp từ hô ứng bao nhiêu…bấy nhiêu, ví dụ: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu (Ca dao) d. Yếu tố so sánh: được xem là quan trọng nhất và không thể thiếu của cấu trúc so sánh vì đó là chuẩn của so sánh, và không có chuẩn thì không thành so sánh. Sự xuất hiện của yếu tố này là kết quả quá trình quan sát, liên tưởng của người nói. Theo ông, yếu tố này có thể gồm một số cấu trúc sau đây: - Nêu lên tên gọi được dùng làm chuẩn. Ví dụ: má đào, tóc mây, mặt chữ điền, mắt lá răm, lông mày lá liễu, ngón tay búp măng, … - Miêu tả chi tiết thuộc tính của sự vật được dùng làm chuẩn. Ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu) Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương (Ca dao) - Thể hiện nhiều sự vật khác nhau. Ví dụ: Hồn tôi giếng ngọt trong veo Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh (Nguyễn Bính) Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu (Ca dao) Theo tác giả bài báo này, không phải cấu trúc so sánh nào cũng hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên. Có những cấu trúc so sánh không hoàn chỉnh kiểu như sau: a. Vắng yếu tố phương diện, ví dụ: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau (Ca dao) b. Vắng yếu tố phương diện và yếu tố quan hệ, ví dụ: Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt (Xuân Diệu) c. Vắng yếu tố được so sánh, ví dụ: Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi (Hồ Xuân Hương) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) Theo tác giả, chính loại cấu trúc vắng yếu tố được so sánh đã tạo ra vô số các thành ngữ so sánh kiểu như: cao như núi, ngọt như mía lùi, đỏ như son, vàng như nghệ …. Chúng đã giúp cho người nói và nghe tri nhận dễ dàng hơn vì phương diện so sánh đã được hiển ngôn. d. Vắng yếu tố được so sánh và yếu tố phương diện, ví dụ: - Như diều gặp gió (Thành ngữ) - Như nước vỡ bờ (Thành ngữ) 1.1.2.2. Tiếp thu những quan niệm của các tác giả đi trước, tác giả luận văn này cho rằng: Một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố theo mô hình: A + x + tnss + B Trong đó: - A: Yếu tố được so sánh - x: Yếu tố phương diện so sánh - tnss: Yếu tố biểu thị quan hệ so sánh – từ ngữ so sánh - B: Yếu tố so sánh) Ví dụ: Tóc trắng như vôi. (A) (x) (tnss) (B) Đây là mô hình đầy đủ. Việc thêm, bớt hoặc đảo trật tự các yếu tố có trong mô hình này sẽ tạo ra các biến thể khác nhau cho cấu trúc so sánh trong tiếng Việt. 1.1.3. Các kiểu so sánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) 1.1.3.1. Nhà nghiên cứu Đào Thản nhìn nhận phép so sánh ở mặt nội dung và phân chia dựa vào mục đích so sánh. Theo đó, ông đã đưa ra 8 kiểu so sánh như sau: a. So sánh để giải thích, ví dụ: Ở nông thôn, nước ví như sông mà chủ nghĩa xã hội ví như thuyền, nước sông lên thì thuyền đi lại dễ dàng. (Hồ Chí Minh) b. So sánh để miêu tả, ví dụ: Đá núi lượn chạy như bờm sóng bể động và nắng hanh vàng như rây bột nghệ. (Nguyễn Tuân) c. So sánh để đánh giá, ví dụ: Thế địch như lửa, thế ta như nước. (Hồ Chí Minh) d. So sánh để biểu lộ tình cảm, ví dụ: Chúng ta hãy phấn đấu như mùa xuân, với nhiệt tình như ánh nắng. (Hồ Chí Minh) e. So sánh liên tiếp, ví dụ: Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu (Ca dao) f. So sánh phát triển, ví dụ: Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai (Ca dao) g. So sánh hơn – kém, ví dụ: Ngọc nào bằng tay em (Tố Hữu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) h. So sánh đặc biệt: Đây là kiểu so sánh mà hai vế được thể hiện hoàn toàn cân đối về hình thức và nội dung. Kiểu so sánh này không được dùng khi diễn đạt thuộc tính mà chỉ dùng trong diễn đạt tình huống hoặc sự kiện mà ở đó tính cân đối là điều kiện quan trọng để nhận ra có sự so sánh. Ví dụ: Cây khô xuống núi cũng khô Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo (Ca dao) Tác giả Hữu Đạt khi phân loại các kiểu so sánh đã dựa vào cả hai tiêu chí hình thức và nội dung của nó. Theo đó, chúng ta có các kiểu so sánh sau: a. So sánh ngang bằng, ví dụ: Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa (Lưu Quang Vũ) b. So sánh hơn – kém, ví dụ: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (Nguyễn Du) c. So sánh bậc cao nhất, ví dụ: Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất (Phạm Tiến Duật) 1.1.3.2. Một cách tổng quát hơn, đối chiếu với mục đích của so sánh là cốt nhận ra được tính đồng nhất hay khác biệt giữa các sự vật và hiện tượng, ta có thể phân các biểu thức so sánh ra thành hai dạng chính là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) 1. So sánh đồng nhất. Căn cứ vào các từ so sánh và tính chất của ý nghĩa toàn cấu trúc mang lại ta có thể chia dạng này thành 2 kiểu nhỏ là: a. So sánh tương tự: So sánh kiểu này thường dùng các từ so sánh như, như là, như thể, giá như, tựa như, tựa, kém gì, khác gì,…. Ý nghĩa của toàn cấu trúc so sánh thường mang tính giả định. Ví dụ: Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân (Ca dao) b. So sánh ngang bằng: So sánh kiểu này thường dùng các từ so sánh bằng, là,… Ý nghĩa của toàn cấu trúc so sánh thường mang tính khẳng định. Ví dụ: Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu) 2. So sánh dị biệt. Căn cứ vào mức độ thể hiện thuộc tính giữa hai vế so sánh và được so sánh, và các từ ngữ so sánh, có thể chia dạng này thành 2 kiểu sau đây: a. So sánh dị biệt hơn. Kiểu này bao gồm: a1. So sánh dị biệt hơn tuyệt đối: Đây là kiểu so sánh có các số từ (thứ tự) thể hiện mức độ kiểu như nhất (A), nhì (B), tam, tứ …, thứ nhất (A), thứ nhì (B)… Thông thường, trong dạng kết cấu này, A và B được xếp theo thứ tự phân dạng đánh giá. Ví dụ: Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền (Tục ngữ) Tuy nhiên đôi khi các từ thứ tự này chỉ mang tính tương đối hoặc có khi chỉ là một sắp xếp hình thức, có tính ước lệ. Nhất là trong các dạng ngữ cố định, yêu cầu về vần điệu được ưu tiên hơn các sắp xếp khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn) a2. So sánh dị biệt tương đối: Kiểu so sánh này thường dùng các từ so sánh như hơn,( còn) hơn,… Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người (Tục ngữ) b. So sánh dị biệt kém: Các từ đặc trưng cho kiểu so sánh này thường là: thua, kém, không bằng, sao bằng, không tày, chẳng bằng, … Ví dụ: Đêm nằm ở dưới bóng trăng Thương cha, nhớ mẹ không bằng thương em (Ca dao) 1.2. Thể loại Kí 1.2.1. Khái niệm Kí 1.2.1.1. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kí. Có người căn cứ vào phương thức biểu hiện và chất liệu kết cấu để chia kí thành ba loại: kí tự sự, kí trữ tình và kí chính luận. Lại có người căn cứ vào bút pháp và đối tượng được phản ánh để chia kí thành hàng chục thể loại: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm…. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa kí là: “Một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút…” [20, tr.162]. Ranh giới của việc phân chia các thể loại kí nêu trên rất tương đối. Các thể kí luôn chuyển hoá và xâm nhập lẫn nhau. Nói theo cách khác, không có ranh giới rạch ròi giữa các thể kí mà chúng biến hoá tuỳ theo ý định sáng tác và đặc điểm, bút pháp của nhà văn. Trong sáng tác, các nhà văn có thể không quan tâm đến đặc trưng của từng thể loại mà chủ yếu là vận dụng các khả năng, phương tiện của văn học để nhằm thể hiện một cách tốt nhất mục đích của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất