Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện ...

Tài liệu Chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay

.PDF
203
1187
117

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRỊNH GIA HIỂU CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2017 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRỊNH GIA HIỂU CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Mã số: 62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Phạm Văn Thắng 2. TS. Trần Văn Minh HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trịnh Gia Hiểu MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1: 1 7 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH THANH HÓA 1.1. 1.2. Chương 2: Các đảng bộ xã và đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa Quan niệm, yếu tố tạo thành, tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa 29 29 51 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH THANH HÓA 2.1. 2.2. Chương 3: Thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bảo đảm chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa 69 69 93 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH THANH 3.1. 3.2. HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 111 Những yếu tố tác động và mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay 111 KẾT LUẬN 126 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 166 167 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chất lượng đảng viên CLĐV 2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3 Chủ nghĩa xã hội CNXH 4 Đảng bộ xã ĐBX 5 Đội ngũ đảng viên ĐNĐV 6 Hệ thống chính trị HTCT 7 Kinh tế - xã hội KT-XH 8 Quốc phòng - an ninh QP-AN 9 Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ 10 Trong sạch vững mạnh TSVM 11 Xã hội chủ nghĩa XHCN 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Chất lượng đội ngũ đảng viên (ĐNĐV) là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, bảo đảm cho Đảng có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Nâng cao chất lượng ĐNĐV luôn là vấn đề chủ yếu, cần thiết của đổi mới, chỉnh đốn Đảng. ĐNĐV của các đảng bộ xã (ĐBX) ở tỉnh Thanh Hóa là những chiến sĩ cách mạng, gương mẫu, tiên phong đi đầu trong lao động, sản xuất phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn và xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở cơ sở. Thực tiễn, xây dựng và hoạt động lãnh đạo của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa, trong nhiều năm qua đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của chất lượng ĐNĐV. Tình hình, nhiệm vụ của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới đang đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng ĐNĐV. Đây là vấn đề được tác giả quan tâm, ấp ủ, xây dựng, hình thành ý tưởng nghiên cứu trong gần 20 năm làm công tác tổ chức xây dựng Đảng ở tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, đề tài "Chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay" là vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc, đáp ứng đòi hỏi xây dựng các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa trong sạch vững mạnh (TSVM), nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang tầm đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đồng thời là tiền đề, điều kiện thuận lợi để tác giả luận án triển khai thực hiện ý tưởng nghiên cứu. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, quan điểm, đường lối đổi mới chỉnh đốn Đảng, luận án tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác đảng viên, xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNĐV, phản ánh khái quát tình hình ở tỉnh Thanh Hóa, các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa; ĐNĐV của các ĐBX; nghiên cứu chất lượng, yếu tố tạo thành, tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. 2 Đánh giá thực trạng chất lượng ĐNĐV; khái quát một số kinh nghiệm đảm bảo chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. Dự báo những yếu tố tác động; xác định yêu cầu; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa là hệ thống tổ chức cơ sở đảng theo đơn vị hành chính cấp xã, lập thành nền tảng của Đảng nói chung, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nói riêng. ĐNĐV của các đảng bộ xã là lực lượng quyết định cấu thành các chi bộ thuộc ĐBX, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ĐBX. Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt". Không có ĐNĐV thì cũng không có tổ chức đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng ĐNĐV là một trong những nội dung cơ bản, quan trong, thường xuyên, liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của Đảng, đồng thời là vấn đề cấp thiết của đổi mới, chỉnh đốn Đảng nói chung, các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đội ngũ đảng viên của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa là lực lượng cơ bản, then chốt, tiên phong, gương mẫu trong tuyên truyền, vận động nhân dân và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN), chăm lo đời sống, tăng cường củng cố mối liên hệ, gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, xây dựng các ĐBX TSVM. Chất lượng ĐNĐV là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. Xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa, phải hết sức coi trọng bảo đảm chất lượng ĐNĐV của các ĐBX. Giữ vững và nâng cao chất lượng ĐNĐV là biện pháp cơ bản, thiết thực góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. 3 Trong thời gian qua các cấp ủy, tổ chức đảng ở tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm quản lý, giáo dục, rèn luyện, phát triển ĐNĐV của các ĐBX. Bản thân ĐNĐV cũng luôn tích cực, chủ động, tự giác bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực công tác. Vì vậy, đa số ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa luôn đảm bảo, giữ vững được chất lượng, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, luôn tiên phong, gương mẫu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giữ vững danh hiệu cao quý của người đảng viên cộng sản. Tuy nhiên, trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của đời sống KT-XH, sự tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, tiêu cực, tệ nạn xã hội, sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động, thù địch đã làm cho một bộ phận đảng viên của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa hoài nghi, dao động, thiếu kiên định về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), suy giảm niềm tin vào công cuộc đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, cơ hội, thực dụng, vi phạm pháp luật của Nhà nước, đường lối, chính sách, nguyên tắc, kỷ luật Đảng. Chất lượng ĐNĐV của một số ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa không được bảo đảm vững chắc, thậm chí bị suy giảm. Một số ĐBX thiếu chủ trương, biện pháp lãnh đạo thiết thực, hiệu quả trong quản lý, giáo dục, rèn luyện ĐNĐV. Công tác phát triển đảng viên của không ít ĐBX chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu, kế hoạch. Cơ cấu ĐNĐV của một số ĐBX chưa thật hợp lý. Những hạn chế, yếu kém về chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Sự nghiệp đổi mới, chỉnh đốn Đảng nói chung, các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng ngày càng phức tạp, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa đang phát triển mạnh mẽ, yêu cầu ngày càng cao; nhiệm vụ phát triển KT-XH, củng cố QP-AN của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh chóng, đang đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở địa bàn này. Thực trạng chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa đang đòi hỏi phải khẩn trương nâng cao chất lượng đội ngũ này. 4 Từ những lý do nêu trên đã thôi thúc tác giả chọn vấn đề "Chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước với kỳ vọng góp phần nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa ngang tầm đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đánh giá thực trạng chất lượng ĐNĐV, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về ĐNĐV; chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNĐV, tổng kết những kinh nghiệm bảo đảm chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. - Phân tích những yếu tố tác động, xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn, chất lượng ĐNĐV, yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi khảo sát: Khảo sát điểm ĐNĐV một số ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu đề tài từ năm 2010 đến nay. 5 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng; nâng cao chất lượng ĐNĐV. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn xây dựng và hoạt động của các ĐBX; hoạt động nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa; thực trạng chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa do tác giả tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học; các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, xây dựng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. * Phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài chú trọng sử dụng các phương pháp: Lôgic - lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê - so sánh; khảo sát, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia... 6. Những đóng góp mới của luận án Đặc điểm ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa; quan niệm chất lượng tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất một số nội dung, biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về chất lượng ĐNĐV của các ĐBX ở tỉnh Thanh Hóa góp phần thúc đẩy công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay. 6 * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp ủy, tổ chức đảng ở tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu, tham khảo, xác định chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng ĐNĐV đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn xây dựng Đảng ở hệ thống các trường chính trị. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, 3 chương, (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 7 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH THANH HÓA 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc Bộ Tổ chức Thành ủy Thẩm Quyến (1996), Sổ tay công tác tổ chức đảng của đặc khu Thẩm Quyến (tài liệu tham khảo) [11], Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, sách viết về công tác quản lý đảng viên, nêu một trong những nguyên nhân làm nảy sinh nguy cơ trong cải cách, mở cửa hội nhập là coi nhẹ công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị tư tưởng và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Để phát huy đúng đắn vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông phát triển, cần phải xây dựng ĐNĐV có trình độ, xây dựng hệ thống trường đảng, chỉnh đốn phương pháp học tập, bồi dưỡng lý luận, nâng cao chất lượng giảng dạy. Các tổ chức đảng từ cơ sở trở lên, cần xây dựng kiện toàn chế độ học tập, phát huy tính tự giác học tập trong đảng viên, tiến hành thi kiểm tra và lưu giữ kết quả học tập của đảng viên, coi đó là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn, đề bạt, sử dụng cán bộ. Đặng Thúy Hà (2005), Tình hình xây dựng đội ngũ đảng viên và vấn đề kết nạp đảng viên mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc [41], Đến cuối năm 2004, số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên đến 69.603.000 người. Xét về trình độ học vấn, số đảng viên có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên là 37,661 triệu người, chiếm 55,2% (trong đó đảng viên có trình độ đại học, chuyên nghiệp chiếm 25,7%, đảng viên có trình độ trung học chuyên nghiệp 7, 550 triệu người, chiếm 11,7%, đảng viên có trình độ phổ thông trung học 11,27 triệu người, chiếm 17,4%, đảng viên có 8 trình độ phổ thông cơ sở 17,217 triệu người, chiếm 27,4%, đảng viên có trình độ tiểu học 12,805 triệu người, chiếm 19,9%, đảng viên mù chữ 1,640 triệu người, chiếm 2,5%. Về thành phần xã hội của đảng viên thì công nhân 7,942 triệu người; nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp, cán bộ cơ quan là 19,870 triệu người; nông dân, ngư dân, là 23,718 triệu người; các thành phần khác (bao gồm quân nhân, cảnh sát, học sinh, sinh viên, người nghỉ hưu) là 12,98 triệu người. Về độ tuổi đảng viên, có thể thấy đảng viên dưới 35 tuổi trở xuống chiếm 14,39 triệu người; từ 36 đến trên 45 tuổi chiếm hơn 50 triệu người. Qua số liệu trên có thể thấy, kết cấu của ĐNĐV Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng hợp lý. Khi trọng tâm công tác của Đảng chuyển sang xây dựng kinh tế, trình độ học vấn được coi là một điều kiện quan trọng để vào Đảng. Cải cách mở cửa càng đi vào chiều sâu, sức sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về tri thức văn hóa càng cao. Về tiêu chuẩn kết nạp đảng viên mới, Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc (sửa đổi) thông qua ngày 14-11-2002, tại Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy định: Về độ tuổi, là những công dân đủ 18 tuổi, thừa nhận Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, có nguyện vọng tham gia tổ chức đảng và tích cực công tác, chấp hành nghị quyết của Đảng và nộp đảng phí theo định kỳ. Về quốc tịch, phải là công dân mang quốc tịch Trung Quốc mới được kết nạp Đảng. Về thành phần, ngoài lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, phần tử trí thức, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn kết nạp những phần tử ưu tú thuộc các thành phần xã hội mới như nhân viên lập nghiệp, nhân viên kỹ thuật của các doanh nghiệp, dân doanh, doanh nghiệp có vốn ngoại, những hộ các thể, chủ doanh nghiệp tư nhân, những người làm nghề tự do v.v... Trong quá trình phát triển đảng viên, Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức tránh tình trạng chạy theo số lượng, hạ thấp tiêu chuẩn, xem nhẹ chất lượng hoặc rụt rè, hẹp hòi trong phát triển đảng viên. Chất lượng đảng viên (CLĐV) gắn liền với số lượng đảng viên, là một yếu tố quan trọng tạo thành sức mạnh của ĐNĐV. Phải có một số lượng đảng viên nhất định thì 9 mới hình thành tổ chức đảng ở cơ sở, mới tạo nên lực lượng chiến đấu của Đảng, mới đảm bảo mối liên hệ với quần chúng và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở nhận thức đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc căn cứ theo phương châm "kiên trì tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, cải thiện cơ cấu, thận trọng phát triển" thực hiện chế độ "bầu cử công khai, đánh giá công khai và bỏ phiếu". Chu Chí Hòa (2010), Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn [43], cuốn sách được chia thành 11 chương với nội dung là những vấn đề, công tác đảng ở nông thôn Trung Quốc đang cần phải đổi mới như cơ cấu tổ chức, công tác giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên, công tác lựa chọn, bổ nhiệm bí thư tổ chức đảng nông thôn, phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở nông thôn, v.v... phát huy tối đa vai trò là hạt nhân lãnh đạo, là thành lũy chiến đấu của TCCSĐ ở nông thôn, nâng cao tố chất tư tưởng, đạo đức, tố chất văn hóa, khoa học, thể chất, phát huy vai trò gương mẫu tiên phong, cốt cán đi đầu của ĐNĐV ở nông thôn, đoàn kết và lãnh đạo đông đảo quần chúng nông dân tích cực triển khai công tác nông thôn của Đảng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và hoàn thành một cách thuận lợi các nhiệm vụ công tác trong sự nghiệp nông thôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lý Bồi Nguyên (2013), Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh trong tình hình mới, kinh nghiệm Trung Quốc - kinh nghiệm của Việt Nam [90]. Tác giả tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm về sự phối hợp trong công tác quản lý đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc để đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi. Lý Bồi Nguyên (2011), Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng tổ chức cơ sở và xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc [89], Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9, đề cập vấn đề xây dựng Đảng trong doanh nghiệp phi công hữu và kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Công trình của các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về kinh nghiệm của nước ngoài. 10 Vũ Dần (2013), Xây dựng văn hóa liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc [16], Tác giả đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy xây dựng văn hóa liêm chính cho cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường giáo dục, dẫn dắt cán bộ, đảng viên xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và quan niệm quyền lực đúng đắn. Thứ hai, quán triệt thực hiện quy phạm ngành nghề và quy phạm hành vi làm việc liêm khiết của cán bộ, đảng viên lãnh đạo, thúc đẩy cán bộ lãnh đạo thực hiện quan niệm liêm chính. Thứ ba, đi sâu công khai công tác đảng, công tác chính quyền, để quyền lực vận hành dưới ánh mặt trời. Ánh mặt trời có chức năng diệt khuẩn, khử độc, có khả năng tăng cường sức miễn dịch của cơ thể người, để vạn vật tràn đầy sức sống, là thuốc chống thối rữa tốt nhất. Thứ tư, không ngừng mở rộng mặt trận xây dựng văn hóa liêm chính, tăng cường mức độ thẩm thấu của tuyên truyền xây dựng văn hóa liêm chính cho cán bộ đảng viên. Thứ năm, khuyến khích toàn xã hội tham gia tích cực vào xây dựng văn hóa liêm chính, cải thiện sinh thái liêm chính. Sự ủng hộ tích cực và tham gia nhiệt tình của đông đảo quần chúng là con đường cơ bản để xây dựng văn hóa liêm chính. Thứ sáu, tập thể lãnh đạo Trung ương đi đầu nêu gương, nghiêm khắc tự răn mình trong việc thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, thực hiện đường lối quần chúng, phát huy vai trò nêu gương liêm chính. Hoài Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc với việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân [84], Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3-2006. Luận án tiếp thu kinh nghiệm phát triển đảng viên từ chủ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc để nghiên cứu sâu hơn về công tác phát triển đảng viên trong giới chủ doanh nghiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Lăm Lợt Hỏm Bút Xạ Vông (2001), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nông thôn tỉnh Khăm Muộn hiện nay [55]. Trên cơ sở nội dung, phương thức đó, tác giả đã đánh giá thực trạng ưu, khuyết điểm của ĐNĐV và các 11 biện pháp nâng cao CLĐV của các tổ chức đảng, đề ra các giải pháp khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng ĐNĐV ở nông thôn tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Pheng Sỏn Khun Thoong Khăm (2008), Chất lượng đội ngũ đảng viên ở nông thôn các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [92], Luận án tiến sĩ chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Một trong những giải pháp mà luận án đưa ra là tăng cường công tác quản lý đảng viên ở nông thôn trong tình hình mới. Chăn Thạ Nỏm Băn Đa Vông (2011), Quản lý đội ngũ đảng viên là cán bộ trong hệ thống chính trị các huyện ở thành phố Viêng Chăn giai đoạn hiện nay [13]. Sản Ti Xúc - Vi Lay Cha Rơn, (2000), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ Bộ Thương mại - dịch vụ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài tuy không đề cập trực tiếp chất lượng ĐNĐV của các ĐBX, nhưng giúp tác giả khẳng định quan điểm, phương pháp nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc để xây dựng luận án. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay 2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên Đức Lượng (chủ biên) (2011), Xây dựng đội ngũ đảng viên nông thôn vững mạnh [63], Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu, làm rõ vai trò, vị trí ĐNĐV nông thôn, trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng; đánh giá đúng thực trạng ĐNĐV nông thôn hiện nay trên bình diện chính trị - xã hội, tư tưởng, tổ chức; để từ đó thấy rõ những nguyên nhân, ảnh hưởng đến chất lượng ĐNĐV nông thôn; từ thực trạng ĐNĐV nông thôn, những tác động ảnh hưởng đến đội ngũ, xác định giải pháp khả thi nâng cao chất lượng ĐNĐV nông thôn hiện nay. 12 Tạ Ngọc Tấn (2013), Tình hình mới và những vấn đề đang đặt ra trong công tác xây dựng Đảng ở Việt Nam - phương hướng và giải pháp [103], Tác giả nêu một số giải pháp xây dựng Đảng trong tình hình mới, trên một số mặt như rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân đối với cán bộ, đảng viên: Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là một tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, lối sống. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị (HTCT). Kiện toàn TCCSĐ và nâng cao CLĐV. Đổi mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển đảng viên, bảo đảm CLĐV theo yêu cầu của Điều lệ Đảng. Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới; phát huy tính tiên phong gương mẫu, chủ động, sáng tạo của ĐNĐV trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên. Phùng Hữu Phú (2013), Xây dựng văn hóa lãnh đạo - cầm quyền của Đảng - nền tảng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh [95], Tác giả khẳng định xây dựng, phát huy đạo đức của Đảng, phẩm chất, nhân cách của cán bộ, đảng viên - nền tảng của văn hóa lãnh đạo - cầm quyền. Ngày nay, trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong xã hội xuất hiện những thay đổi về nhận thức thang bậc và chuẩn mực giá trị. Vấn đề giữ gìn, nâng cao đạo đức của Đảng, rèn luyện và nêu gương về phẩm chất, nhân cách của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến thanh danh và uy tín của Đảng. Nhận thức sâu sắc yêu cầu khách quan này, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt vấn đề xây dựng đạo đức, lối sống 13 trong Đảng, trong HTCT thành nhiệm vụ trọng tâm; lấy sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên làm một nội dung, một phương thức trọng yếu trong công việc lãnh đạo - cầm quyền của Đảng. Đảng nhấn mạnh: Văn hóa đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên, đoàn viên... Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (đồng chủ biên) (2003), Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay [101]. Đề tài đã làm rõ những căn cứ để xác định hình mẫu, tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản trong giai đoạn hiện nay, gồm: Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, hình mẫu và tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản; những vấn đề mới của thời đại và kinh nghiệm nước ngoài; người cộng sản Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1985; thực trạng đảng viên từ năm 1985 đến nay. Đề tài đưa ra tư cách và tiêu chuẩn của người đảng viên cộng sản Việt Nam hiện nay, gồm: Thời kỳ mới và những đòi hỏi đối với người cộng sản Việt Nam; tiêu chuẩn người cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời đề tài đã đề xuất phương hướng và biện pháp chủ yếu nâng cao CLĐV trong thời kỳ mới, gồm: Phương hướng chung và những biện pháp chủ yếu: Bảo đảm cho đường lối của Đảng luôn đúng đắn - điều kiện cơ bản, quyết định; đánh giá, phân loại, xây dựng kế hoạch giáo dục đảng viên; xây dựng hệ thống quy chế tổ chức, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra đảng, bảo đảm cho sự trong sạch của ĐNĐV, bảo vệ nội bộ đảng, nâng cao uy tín của Đảng; đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác bồi dưỡng kiến thức cho đảng viên; thực hiện tốt công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên trong thực tiễn, qua thực tiễn mà mỗi đảng viên tự hoàn thiện thêm nhân cách người cộng sản. Đào Duy Quát (chủ biên), Vũ Khiêu, Tô Hoài (2004): Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay: Thực trạng và giải 14 pháp [99], Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận chung về đạo đức, lối sống; thực trạng đạo đức, lối sống; công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; nêu lên phương hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Nguyễn Viết Thông (chủ biên) (2004), Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [108], Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả nêu lên hệ thống lý luận về đạo đức xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khái quát truyền thống, những chuẩn mực đạo đức của dân tộc, chỉ ra nguyên nhân, phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Hòa: Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay [53], Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã nêu lên một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay như: đổi mới tư duy, nâng cao tầm tư tưởng, trí tuệ của Đảng; đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên và đổi mới phương thức lãnh đạo, kiểm tra của Đảng. Lê Đức Bình: Qua vụ án Năm Cam suy nghĩ về công tác quản lý cán bộ, đảng viên [9], Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2002. Tác giả đã đề cập nhiều nội dung về công tác quản lý cán bộ, đảng viên, trong đó đáng lưu ý: Phát huy vai trò trách nhiệm của chi bộ, đảng bộ cơ sở trong việc quản lý đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên và có cơ chế bảo đảm cho nhân dân được tham gia phê bình nhận xét, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên mà không lo sợ bị trả thù, trù dập. Nguyễn Thị Mỹ Trang (2001), Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới [115], Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã phân tích làm rõ 15 xây dựng ĐNĐV là thanh niên sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội trong thời kỳ mới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đó là sự tiếp nối thế hệ của Đảng, làm tăng thêm sinh lực và trí tuệ cho Đảng, góp phần giải quyết hai vấn đề rất bức xúc trong công tác xây dựng ĐNĐV của Đảng: trẻ hóa và cơ cấu thành phần ĐNĐV; đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cũng như Hà Nội. Hơn nữa việc xây dựng ĐNĐV là thanh niên sinh viên còn là chiến lược đào tạo cán bộ trẻ, xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt cho đất nước sau này. Bên cạnh những mặt đã làm được trong việc xây dựng ĐNĐV là thanh niên, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội, vẫn còn những mặt hạn chế cần được khắc phục không chỉ đối với các cấp ủy đảng, những người làm công tác đảng hay bản thân người đảng viên, kể cả đảng viên là thanh niên sinh viên, mà còn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức chính trị trong môi trường giáo dục đại học, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để xây dựng ĐNĐV là thanh niên sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng nói chung, ở Hà Nội nói riêng có hiệu quả thiết thực, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp. Những giải pháp đó là: giải pháp nhận thức, giải pháp giáo dục và giải pháp tổ chức - quản lý. 2.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng, phát triển đảng viên Nguyễn Thị Tuyến (2015), Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay [120]. Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là công trình khoa học độc lập dưới dạng đề tài luận án tiến sĩ khoa học chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng ĐNĐV trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Thị Tuyến đã phản ánh khái quát tình hình địa lý, tự nhiên, KT-XH, QP-AN ở 09 tỉnh và 02 thành phố trên địa bàn đồng bằng sông Hồng; phản ánh, luận giải khái quát về các doanh nghiệp ngoài nhà nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan