Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện đại lộc đến năm 2020...

Tài liệu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện đại lộc đến năm 2020

.PDF
106
629
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐOÀN NGỌC QUANG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI LỘC ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội –2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐOÀN NGỌC QUANG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI LỘC ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI Hà Nội – 2014 MỤC LỤC Danh mục các bảng ............................................................................................ i Danh mục các hình vẽ ....................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƢƠNG ................ 8 1.1. Chiến lƣợc và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ............................. 8 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ...................... 10 1.1.2. Lý do chủ yếu phải có chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội......... 14 1.2. Các loại hình chiến lƣợc ....................................................................... 15 1.3. Các nội dung cơ bản trong xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng....................................................................................... 16 1.3.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế địa phƣơng .................................................................................................................. 16 1.3.2. Xác định tầm nhìn .......................................................................... 19 1.3.3. Xác định mục tiêu chiến lƣợc ........................................................ 20 1.3.4. Lập phƣơng án chiến lƣợc .............................................................. 21 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nội dung xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng ............................................................................ 22 1.4.1 Năng lực của các nhà lãnh đạo địa phƣơng .................................... 22 1.4.2 Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội lãnh thổ .................................. 23 1.4.3 Thể chế của Nhà nƣớc ..................................................................... 23 1.4.4 Văn hóa xây dựng chiến lƣợc.......................................................... 24 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI LỘC ................................. 25 2.1. Khái quát chung về kinh tế xã hội huyện Đại Lộc ............................... 25 2.1.1. Một số nét chung về Huyện Đại Lộc ............................................. 25 2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ................................................ 28 2.1.3. Đánh giá về quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng từ năm 2006 đến 2013 .................................................................................. 34 2.1.4. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành. .................... 40 2.1.5. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ...................................................... 41 2.1.6. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ ........................................ 42 2.1.7. Thực trạng phát triển trên các lĩnh vực xã hội .............................. 43 2.2. Các tiềm năng chiến lƣợc của địa phƣơng ........................................... 51 2.2.1. Tiềm năng về tự nhiên .................................................................... 51 2.2.2. Tiềm năng ngoài tự nhiên............................................................... 59 Vốn đầu tƣ trong lĩnh vực kinh tế ............................................................ 60 Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đại Lộc .................................. 61 Vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng và các chƣơng trình, dự án .................... 61 Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đại Lộc .................................. 61 2.3. Những hạn chế, khó khăn của địa phƣơng: .......................................... 62 2.3.1. Các yếu tố thuộc về tự nhiên: ......................................................... 62 2.3.2. Các yếu tố thuộc về xã hội ............................................................. 63 2.4. Thực trạng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Lộc ........... 64 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI LỘC ĐẾN NĂM 2020 ............................................................. 70 3.1. Dự báo các yếu tố tác động đến xu hƣớng phát triển ........................... 70 3.1.1 Tình hình chung .............................................................................. 70 3.1.2. Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp của Đà Nẵng......... 71 3.1.3. Vị trí, vai trò của huyện Đại Lộc đối với phát triển KTXH của tỉnh Quảng Nam............................................................................................... 72 3.1.4. Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế đến 2020 ....................... 73 3.2. Quan điểm phát triển ............................................................................ 76 3.3. Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lƣợc phát triển KT-XH đến 2020... 77 3.3.1. Sứ mệnh của huyện Đại Lộc .......................................................... 77 3.3.3. Mục tiêu chiến lƣợc phát triển KT – XH ....................................... 77 3.4. Các phƣơng án chiến lƣợc .................................................................... 79 3.4.1 Phƣơng án Chiến lƣợc 1 .................................................................. 80 3.4.2. Phƣơng án chiến lƣợc 2 .................................................................. 81 3.4.3. Phƣơng án chiến lƣợc 3 .................................................................. 82 3.4.4. Phƣơng án chiến lƣợc 4 .................................................................. 82 3.4.5. Xác định phƣơng án chiến lƣợc: .................................................... 83 3.5.Các giải pháp thực hiện ......................................................................... 85 3.5.1. Phát triển dịch vụ và thƣơng mại ................................................... 85 3.5.2. Phát triển công nghiệp .................................................................... 87 3.5.3. Phát triển nông nghiệp ................................................................... 90 3.5.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực............................................. 93 3.5.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh lành mạnh ...................................................................................... 94 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 98 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 Giá trị sản xuất các ngành trong nền kinh tế huyện Đại Lộc, 2006-2013 32 2 Bảng 2.2 Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013 35 3 Bảng 2.3 Tốc độ tăng Giá trị sản xuất của các ngành giai đoạn 2006-2013 37 4 Bảng 2.4 Điểm phần trăm tăng trƣởng của các ngành 39 5 Bảng 2.5 Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào 100% mức tăng trƣởng 39 6 Bảng 2.6 Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013 40 7 Bảng 2.7 Tỷ lệ VĐT/GTSX giai đoạn 2006-2013 43 8 Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ năm 2013 43 9 Bảng 2.9 Cơ cấu đất đai huyện Đại Lộc năm 2013 54 10 Bảng 2.10 Dự kiến việc phân bổ vốn đầu tƣ trong lĩnh vực kinh tế tính đến 2020 59 11 Bảng 2.11 Dự kiến việc phân bổ nguồn vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng và các chƣơng trình dự án 60 12 Bảng 2.12 Ma trận SWOT của huyện Đại Lộc 67 13 Bảng 3.1 Dự báo GTSX đến năm 2015 và năm 2020 73 14 Bảng 3.2 Dự báo tốc độ tăng trƣởng đến 2020 74 i Trang DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ STT 1 Hình Nội dung Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc Trang 25 BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp 29 2 Biểu đồ 2.2 Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013 36 3 Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng giá trị sản xuất Đại Lộc và Quảng Nam 36 4 Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trƣởng của các ngành kinh tế 38 5 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế 41 6 Biểu đồ 2.6 Dân số trung bình huyện Đại Lộc qua các năm 44 7 Biểu đồ 2.7 Cơ cấu lao động huyện Đại Lộc qua các năm 45 ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong gần 25 đổi mới đất nƣớc, công tác quy hoạch tổng thể kinh thế xã hội mà cụ thể là quy hoạch kinh tế - xã hội cấp huyện đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế ở địa phƣơng, từng bƣớc đáp ứng đƣợc vai trò là một công cụ quan trọng phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên qua triển khai thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể đó là: Không ít quy hoạch ngay từ khi mới báo cáo thẩm định hoặc bắt đầu đi vào thực hiện đã bộc lộ có độ vênh lớn so với thực tế, không bám sát đƣợc quá trình vận động của cuộc sống. Thể hiện rõ nhất là việc phải liên tục có những điều chỉnh, bổ sung lớn trong thời gian 1- 3 năm và không ít trƣờng hợp phải điều chỉnh căn bản về mục tiêu, định hƣớng, nội dung quy hoạch cho phù hợp với tình thực tế của địa phƣơng. Nhiều khi công tác lập quy hoạch rất khó thể thực hiện vì chƣa xác định đƣợc ―cái hồn‖ của địa phƣơng. Vậy phải chăng do chƣa xây dựng đƣợc một chiến lƣợc kinh tế - xã hội trong đó thể hiện các quan điểm, mục tiêu và sự nhất quán về con đƣờng phát triển của địa phƣơng trƣớc khi thực hiện các công việc cụ thể nhƣ xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội và các quy hoạch, kế hoạch khác. Ngoài ra, hiện nay việc phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện còn mang tính chỉ tiêu, bình quân giữa các địa phƣơng với nhau trong tỉnh, điều này chƣa phản ảnh đúng tình hình và điều kiện phát triển của địa phƣơng. Qua nhiều năm phát triển với những mục tiêu, chƣơng trình ngắn hạn đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững nhƣ việc xúc tiến đầu tƣ mang tính thời vụ, không chủ động, thiếu định hƣớng và không có các chƣơng trình hành động mang tính lâu dài. Việc quy hoạch nhất 1 là các Cụm công nghiệp, Khu đô thị, các thị tứ, thị trấn nhiều lúc bị động. Địa phƣơng có nhiều lợi thế so sánh về vùng miền nhƣng ít đƣợc phát huy, và chính sự bị động đó dẫn đến việc các nhân tố tốt, các cơ hội đến thì địa phƣơng lại không tận dụng triệt để thời cơ vì chƣa sẳn sàng về mọi mặt, đôi khi làm triệt tiêu những tiềm năng của địa phƣơng…Chính vì vậy việc xây dựng một chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc là điều cấp thiết, nhằm đáng giá một cách đúng đắn, toàn diện địa phƣơng, tìm ra các yếu tố tiềm năng phát triển lâu dài. Đồng thời nhận dạng đƣợc vị thế hiện tại, từ đó chọn lựa điểm đột phá, chọn ngành nghề kinh tế làm đòn bẩy phát triển, từ đó xây dựng các giải pháp, cải thiện mặt yếu kém, tăng sức mạnh của địa phƣơng để phát triển bền vững và chủ động Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ trọng yếu trong các công tác chỉ đạo, điều hành các công việc mang tính định hƣớng lâu dài quan trọng cụ thể nhƣ: - Chiến lƣợc là căn cứ để lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch, kế hoạch khác trên địa bàn huyện: + Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. + Định hƣớng quy hoạch sử dụng đất. + Luận chứng danh mục dự án đầu tƣ ƣu tiên. + Luận chứng bảo vệ môi trƣờng. +Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch. + Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. - Chiến lƣợc là cơ sở để lập các quy hoạch ở quy mô lãnh thổ nhỏ hơn trên địa bàn huyện nhƣ: + Quy hoạch xây dựng nông thôn mới (hiện nay tất cả các xã đều lập quy hoạch xã nông thôn mới). 2 + Quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, Cụm công nghiệp (nằm trên địa bàn một huyện), quy hoạch chung thị trấn, thị tứ các đô thị mới... Xuất phát từ các luận cứ nêu trên, tác giả đã chọn để tài: "Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Lộc đến năm 2020" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Liên quan đến đề tài Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đã có nhiều đề tài khác nhau nhƣng chỉ tập trung ở quy mô lớn hơn. Nƣớc ta đến nay đã xây dựng và thực hiện 2 chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm là: "Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" (năm 1991) và "Chiến lƣợc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp" (năm 2001). Việc thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991 - 2000 đã đƣa nƣớc ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 đã đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình. Hiện nay, cả nƣớc đang thực hiện Chiến lƣợc phát triển Kinh tế - xã hội Việt Nam 2011- 2020. Dự kiến việc thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 sẽ đƣa nƣớc ta về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. - Các Chiến lƣợc Kinh tế - xã hội ở một số nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… - Các chiến lƣợc phát triển ngành nhƣ: Công nghiệp- TTCN; Giao thông - Vận tải; Xây dƣng; Điện; Tài nguyên - Môi trƣờng… 3 - Các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội vùng. - Ngoài ra các nghiên cứu, tài liệu liên quan đến địa phƣơng tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc nhƣ: Quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17/6/2005; Các Quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đại Lộc lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Hiện nay vấn đề nghiên cứu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện chƣa đƣợc thực hiện, chỉ có quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, vì vậy việc chọn đề tài Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Lộc đến năm 2020 để nghiên cứu là có tính mới, cụ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Cụ thể hóa cơ sở lý luận về quản trị chiến lƣợc vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, từ đó rút ra các vấn đề có tính phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu chiến lƣợc phát triển kinh - xã hội ở cấp huyện. Phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, rút ra đƣợc năng lực cốt lõi của huyện Đại Lộc. Đề xuất chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những cơ sở khoa học, những lý luận cơ bản về chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội theo tiếp cận quản trị chiến lƣợc, từ đó rút ra các vấn đề có tính phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu chiến lƣợc phát triển kinh - xã hội ở cấp huyện. 4 Phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cần thiết để làm rỏ các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển kinh tế của địa phƣơng nhƣ: tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, thực trạng các lĩnh vực xã hội tính đến thời điểm hiện tại, thông qua các chỉ tiêu cơ bản nhƣ : tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu ngành, môi trƣờng đầu tƣ… từ đó rút ra đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của huyện Đại Lộc trong mối tƣơng quan với các địa phƣơng khác trong tỉnh, trong vùng, khu vực. Căn cứ vào các phân tích, dựa báo các yếu tố tác động trong tƣơng lai, đề ra chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội với các quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lƣợc và khâu đột phá, xác định các vấn đề, các lĩnh vực chủ yếu cần tập trung đầu tƣ, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực phát triển trong và ngoài huyện một cách hiệu quả. Đề xuất giải pháp chiến lƣợc, lộ trình và tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Lộc từ nay đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của Luận văn đƣợc xác định là chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ, mà cụ thể là cấp huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài Luận văn giới hạn nghiên cứu ở phạm vi huyện Đại Lộc theo tiếp cận quản trị chiến lƣợc để vận dụng vào xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cho Huyện đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài việc sử dụng các tài liệu thứ cấp phục vụ cho công tác dự báo phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn 5 chuyên gia để xác định định hƣớng phát triển trong tƣơng lai thì tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp, công cụ nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thống kê, mô tả Phƣơng pháp này thu thập những dữ liệu tại các thời điểm cụ thể giai đoạn 2005- 2012, để phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê chỉ phản ánh các số liệu định lƣợng, không đủ thông tin phản ánh đầy đủ về đối tƣợng nghiên cứu. 5.2. Phân tích SWOT Công cụ SWOT đƣợc sử dụng nhiều trong các bƣớc của quy trình xây dựng trong các văn bản hoạch định phát triển. Trong phần này này xin nêu cụ thể ứng dụng ma trận SWOT trong việc xác định các vấn đề then chốt có liên quan đến những phần kết luận của phần đánh giá tìm năng, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để có cái nhìn tổng quát về sự phát triển của địa phƣơng, xác định đƣợc các lợi thể so sánh, dựa vào các kết quả hiện tại để dự báo về tƣơng lai và chỉ ra các mục đích và các ƣu tiên phát triển của địa phƣơng. 6. Những đóng góp mới của luận văn Xác định những tiềm năng chiến lƣợc của địa phƣơng, những lợi thế, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá thực trạng xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Đề xuất chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc đến năm 2020 theo cách tiếp cận của quản trị chiến lƣợc. 6 7. Kết cấu luận văn Nội dung luận văn, ngoài phần mở đầu và phần kết luận đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1 - Một số cơ sở lý luận chính về chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng Chƣơng 2 – Phân tích các tiền đề hình thành chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Lộc Chƣơng 3 - Đề xuất Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Lộc đến năm 2020 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Chiến lƣợc và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Chiến lược Khái niệm ―chiến lƣợc‖ đƣợc sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, sau đó chuyển sang lĩnh vực chính trị. Thuật ngữ chiến lƣợc đầu tiên đƣợc sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Dần dần, chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong những lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Thuật ngữ chiến lƣợc là sự kết hợp của từ chiến, nghĩa là chiến đấu, tranh giành và từ lược, nghĩa là mƣu, tính. Nhƣ vậy, nguyên gốc thì chiến lƣợc là những mƣu tính nhằm chiến đấu và quan trọng hơn, giành chiến thắng. Trong lĩnh vực kinh doanh, chiến lƣợc chỉ bắt đầu đƣợc nghiên cứu một cách thực sự từ những năm 1950 của thế kỷ 20. Năm 1960, Igor Ansoff đã cho xuất bản các công trình nghiên cứu của mình về chiến lƣợc kinh doanh. Những năm 1970, vấn đề chiến lƣợc kinh doanh đã đƣợc phát triển mạnh mẽ bởi các nghiên cứu của nhóm tƣ vấn Boston BCG, nhóm GE. Từ năm 1980 các công trình của Michael Porter về chiến lƣợc kinh doanh đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp. Từ năm 1990 đến nay, chiến lƣợc đã trở nên phổ biến trong kinh doanh hiện đại. Từ những năm 1950 – 1960 của thế kỷ XX, khái niệm chiến lƣợc đƣợc sử dụng sang lĩnh vực kinh tế, xã hội. ―Chiến lƣợc‖, thƣờng đƣợc hiểu là hƣớng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài; đi cùng với khái niệm chiến lƣợc là chiến thuật, đƣợc hiểu là hƣớng và cách giải quyết nhiệm vụ mang tính từng mặt, từng thời điểm, từng khu vực nhằm thực hiện chiến lƣợc đã đề ra. 8 Hệ thống chiến lƣợc đang đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay bao gồm: chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, chiến lƣợc phát triển các ngành và lĩnh vực, chiến lƣợc phát triển các lãnh thổ (vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm, tỉnh, thành phố), chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Giữa các chiến lƣợc đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội (dƣới đây gọi tắt là chiến lƣợc) đƣợc xem nhƣ là một công cụ nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát triển của một hệ thống kinh tế - xã hội. Chiến lƣợc phải có tác dụng làm thay đổi hệ thống kinh tế - xã hội, từ những thay đổi về lƣợng đƣa đến thay đổi quan trọng về chất của hệ thống. Đó là sự thay đổi về mục tiêu, cơ cấu gắn liền với cơ chế hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội. Những thay đổi này tạo cho hệ thống kinh tế - xã hội có đƣợc những tính chất mới. Sự thay đổi của hệ thống kinh tế - xã hội nói chung không thể diễn ra trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có một thời gian tƣơng đối dài, tùy theo những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Một hệ thống kinh tế nhỏ hơn nhƣ một ngành, một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng …cũng có những biến đổi tƣơng tự, nhƣng ở một phạm vi hẹp hơn, thời gian có thể ngắn hơn. Theo cách hiểu của Trung tâm Kinh tế quốc tế của Australia [26], có chiến lƣợc trung hạn, chiến lƣợc dài hạn và nội dung chiến lƣợc phải xác định đƣợc điểm xuất phát và mục tiêu cuối cùng của một giai đoạn phát triển, phải xây dựng các thể chế và tận dụng yếu tố thị trƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển, trong đó nhấn mạnh chiến lƣợc phải tính đến cả khía cạnh vĩ mô và vi mô cũng nhƣ các khía cạnh chính trị xã hội của các mục tiêu phát triển và chỉ ra cần phải làm gì để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc cho rằng: Thông thƣờng, một chiến lƣợc phát triển có thể mô tả nhƣ bản phác thảo quá trình 9 phát triển nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã định cho một thời kỳ; nó hƣớng dẫn việc huy động và phân bố các nguồn lực [26]. Nhƣ vậy, có thể nói chiến lƣợc cung cấp một ―tầm nhìn‖của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán trong các biện pháp tiến hành. Chiến lƣợc có thể là cơ sở cho các kế hoạch phát triển toàn diện, ngắn hạn và trung hạn, hoặc là một nhận thức tổng quát không bị ràng buộc của những ngƣời trong cuộc trong thời kỳ đó về những triển vọng, những thách thức và những đáp ứng mong muốn. Qua các điều nêu ở trên, có thể nhận thấy có ba đặc trƣng chủ yếu của chiến lƣợc là: - Cho một tầm nhìn dài hạn chứ không phải là những mục tiêu, giải pháp cụ thể, ngắn hạn. - Làm cơ sở cho những hoạch định (bao gồm cả kế hoạch) phát triển toàn diện, cụ thể trong tầm trung hạn và ngắn hạn. - Mang tính khách quan, có căn cứ khoa học, chứ không chỉ dựa vào mong muốn chủ quan của những ngƣời trong cuộc. Xuất phát từ những đặc trƣng trên, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đƣợc hiểu nhƣ là một bản luận cứ có cơ sở khoa học xác định mục tiêu và đƣờng hƣớng phát triển cơ bản trong khoảng thời gian dài, là căn cứ để hoạch định các chính sách và kế hoạch phát triển. Chiến lƣợc xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn sự nhất quán về con đƣờng và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chiến lƣợc là cơ sở cho xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn. Trong quy trình kế hoạch hóa, chiến lƣợc đƣợc coi nhƣ một định hƣớng của kế hoạch dài hạn. 1.1.2. Đặc điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội có những đặc điểm riêng, các đặc điểm này thể hiện trong các mối quan hệ và tính đa dạng của chiến lƣợc nhƣ sau: 10 1.1.2.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố vật chất và phi vật chất trong chiến lược Có quan niệm nhấn mạnh yếu tố các nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng nhất để lựa chọn mục tiêu và các giải pháp chiến lƣợc. Điều này muốn khẳng định chiến lƣợc không phải là những ý đồ và mong muốn chủ quan mà phải xác định trên cơ sở xem xét địa phƣơng cụ thể có cái gì để thực hiện những mục tiêu, những ý đồ chiến lƣợc đã nêu ra. Vì vậy, mục tiêu chiến lƣợc phải sát với thực tiễn, không chủ quan duy ý chí. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố nguồn lực vật chất nhƣ một cơ sở duy nhất thì không đầy đủ và không xác đáng. Chiến lƣợc cũng cần thấy hết vai trò rất quan trọng của các yếu tố khác, những yếu tố phi vật chất trong quá trình phát triển nhƣ kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu, cơ chế chính sách, các lợi thế so sánh, môi trƣờng v.v.. 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa định hướng, định tính và định lượng của chiến lược. Việc xác định các mục tiêu chiến lƣợc cần đạt trong một thời gian nhất định tự nó đã đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các mặt: định hƣớng, định tính và định lƣợng. Định tính của chiến lƣợc, xét trong mối quan hệ với định lƣợng, thực chất là khái quát của định lƣợng. Sự biến đổi về chất của một nền kinh tế, xã hội thể hiện rõ nét khía cạnh định tính của chiến lƣợc, phải tạo ra bởi những biến đổi nhất định về lƣợng, nếu không tính toán và xác định đƣợc những yếu tố định lƣợng này thì chiến lƣợc chỉ còn là những quan điểm và tƣ tƣởng phát triển. Việc tính toán định lƣợng của chiến lƣợc là tính toán ở mức độ tổng thể những yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình phát triển, trong đó đáng chú ý nhất là các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và các cân đối vĩ mô nhƣ: tăng trƣởng về dân số và lao động; tăng trƣởng về GDP và tăng trƣởng về giá trị gia tăng các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; nguồn vốn đầu tƣ xã hội, xuất – nhập khẩu, tỷ lệ tích lũy; định hƣớng sự phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực ƣu tiên,.v..v. Chính nhờ sự tính toán định lƣợng này mà chiến lƣợc thể hiện đƣợc tính khả thi của nó, khác với các văn 11 kiện nhƣ cƣơng lĩnh hoặc đƣờng lối không cần đến những tính toán này. Nhƣng với chiến lƣợc, việc tính toán định lƣợng chƣa đến mức chi tiết, đầy đủ, chính xác nhƣ trong kế hoạch, dù đó là kế hoạch định hƣớng trong cơ chế thị trƣờng. Khẳng định sự cần thiết và mức độ của những tính toán định lƣợng của chiến lƣợc, điều cần nhấn mạnh là chiến lƣợc trƣớc hết phải có những định hƣớng đúng. Định hƣớng đúng bao gồm việc chọn đúng vấn đề cần giải quyết và chọn đúng con đƣờng và giải pháp để giải quyết. Nhƣ vậy, chiến lƣợc mang tính chọn lựa rất cao nên cần phải kết hợp tất cả các yếu tố vật chất và phi vật chất để lựa chọn mục tiêu và giải pháp. Kinh tế - xã hội là một hệ thống phức tạp, trong đó con ngƣời, bao gồm cả cộng đồng và từng cá nhân có vai trò quyết định. Tìm những biện pháp khơi dậy và huy động lòng nhiệt tình và trí tuệ của con ngƣời nhƣ một động lực lớn nhất để khai thác, sử dụng tối ƣu các nguồn lực vật chất khác là một sự định hƣớng đúng và quan trọng của chiến lƣợc. Trong việc xây dựng chiến lƣợc hiện nay, xoay quanh vấn đề định hƣớng, định tính và định lƣợng vẫn có những ý kiến khác nhau. Nhiều ngƣời đòi hỏi việc xây dựng chiến lƣợc phải có đủ căn cứ tính toán định lƣợng chi tiết, cũng có nhiều ngƣời lại đòi hỏi chiến lƣợc có tầm khái quát cao hơn, bớt cụ thể hơn. Đòi hỏi chiến lƣợc phải tính toán rất cụ thể và có đủ căn cứ định lƣợng trong nhiều yếu tố về nguồn lực, nhất là đối với nguồn vốn bên ngoài (có nhiều yếu tố tác động, rất phức tạp) là điều chƣa thể làm ngay đƣợc. Hơn nữa việc tính toán định lƣợng kỹ hơn sẽ đƣợc giải quyết trong khi xây dựng kế hoạch 5 năm và hằng năm. Đòi hỏi chiến lƣợc có mức khái quát hơn nữa có thể dẫn đến sự trùng lặp nhiều hơn với cƣơng lĩnh, đƣờng lối và thiếu tính cụ thể cần thiết của chiến lƣợc nhƣ một chƣơng trình hành động. 12 Từ thực tiễn xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc phát triển, ngƣời ta còn rút ra đƣợc một kinh nghiệm quan trọng là chiến lƣợc phải có tính mềm dẻo, linh hoạt cần thiết, nhất là đối với các mục tiêu và giải pháp đã đƣợc lƣợng hóa, để thích ứng với những biến đổi không lƣờng trƣớc của môi trƣờng quốc tế, của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, những tác động bất thƣờng của thiên tai… Nếu không có đƣợc sự mềm dẻo, linh hoạt đó, chiến lƣợc cần phải đƣợc kịp thời điều chỉnh. 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài Thông thƣờng, chiến lƣợc chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề có thời gian dài hoặc tƣơng đối dài. Đó là chiến lƣợc đƣợc hoạch định trong tình hình kinh tế, xã hội và chính trị ổn định và phát triển bình thƣờng. Song, cũng có nhiều trƣờng hợp không đơn giản nhƣ vậy. Trong điều kiện kinh tế, xã hội có các yếu tố mới (tiêu cực hoặc tích cực), thì việc hoạch định chiến lƣợc phát triển phải thích ứng với tình hình mới đó. Tức là chiến lƣợc trƣớc hết phải định ra mục tiêu và giải pháp có tính ―tình thế‖ để khắc phục tình trạng trƣớc mắt, đƣa vào quỹ đạo ổn định, từ đó mới có điều kiện phát triển lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Đặt cả hai quá trình ổn định và phát triển vào một dòng hỗn hợp, đan xen nhau. Hai mặt đó (ổn định và phát triển) tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau, để cùng hƣớng tới những mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài. Sự lựa chọn những giải pháp tính tới những yêu cầu và những điều kiện thực tế trong từng giai đoạn ngắn, từng bƣớc đi để đạt tới mục tiêu cụ thể trong mỗi bƣớc; đồng thời vẫn có những giải pháp chung bao trùm toàn bộ quá trình thực hiện chiến lƣợc. Trong thực tế nó hòa quyện, đan xen vào nhau, từ đó đòi hỏi phải có sự lý giải và những giải pháp ứng xử phù hơp với toàn bộ quá trình và từng giai đoạn, từng mảng cấu thành quá trình. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong phƣơng pháp luận xây dựng chiến lƣợc. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất