Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam...

Tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam

.PDF
53
25
73

Mô tả:

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM. Báo cáo do VIETRADE/ITC thực hiện Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam Mục lục Page Lời nói đầu 3 1 1.1 1.2 Giới thiệu Cơ sở Tiếp cận 4 4 5 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 Thực trạng về ngành Nhóm sản phẩm Chuỗi giá trị hiện tại của ngành Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-2004 Hoạt động dựa vào những nhân tố quyết định thành công Năng lực cạnh tranh quốc tế 6 6 10 14 18 22 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 Các điều kiện về khung chính sách Chính sách của nhà nước đối với ngành Thể chế Mạng lưới hỗ trợ thương mại Các nguồn hỗ trợ tài chính Dịch vụ xuất khẩu 23 23 26 28 32 33 4 Phân tích SWOT đối với ngành 34 5 5.1 5.2 Tầm nhìn và chuỗi giá trị tương lai của ngành Tầm nhìn Chuỗi giá trị tương lai của ngành 35 35 37 6 6.1 6.2 Định hướng Triển vọng phát triển Triển vọng về năng lực cạnh 39 39 40 7 Đánh giá triển vọng của các bên tham gia 46 8 8.1 8.2 Huy động nguồn lực Các ưu tiên cho chiến lược mang tính dài hạn Kế hoạch hành động ngắn hạn cho Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 48 48 51 2 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam Lời nói đầu Chiến lược Xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ, trong khuôn khổ dự án do Cục Xúc tiến Thương mại và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thực hiện, nhằm mục đích cung cấp những giải pháp thực tế phục vụ công tác phát triển Ngành thủ công của Việt Nam. Để xây dựng chiến lược này, các tác giả đã sử dụng nhiều những thông tin thứ cấp có sẵn và đã đưa những tìm tòi và phát hiện thông qua công tác nghiên cứu của mình ra thảo luận và lấy ý kiến tại các hội thảo cấp tiểu ngành khác nhau. Những cuộc thảo luận cũng được thực hiện với các nhà nhập khẩu chính từ thị trường Hoa Kỳ và EU. Chiến lược này không phải là một nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ mà tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tăng trưởng xuất khẩu, đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm đói nghèo. Tuỳ thuộc vào cách định nghiã đối với ngành thủ công mỹ nghệ mà các số liệu về kim ngạch xuất khẩu trong báo cáo này có sự khác biệt so với một số số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu đã được công bố trước đây:   Theo Hệ thống HS áp dụng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) thì tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công của Việt Nam năm 2004 là 533 triệu đôla Mỹ. Theo Hệ thống mã hàng quốc tế xác định sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong tài liệu “Hướng dẫn phương pháp hoạt động thu thập dữ liệu ngành thủ công” do UNESCO xuất bản thì một số nhóm mặt hàng được UNESCO liệt kê vào danh mục mặt hàng thủ công mỹ nghệ lại không nằm trong số liệu thống kê của GSO. Theo cách xác định của UNESCO thì tổng giá trị hàng thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam năm 2003 đạt 952 triệu đôla Mỹ. Trên cơ sở số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu cho ngành thủ công Việt Nam là vào năm 2010 ngành sẽ đạt được kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỉ đôla Mỹ. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần phải đặt mục tiêu cho tỉ lệ gia tăng trung bình là 20% một năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) cũng đã phê duyệt kế hoạch phát triển ngành nghề vùng nông thôn đến năm 2010 với mục tiêu tạo ra 300.000 công ăn việc làm mỗi năm ở các khu vực nông thôn và mức tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất khẩu đề ra là 20-22%. Các tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bên liên quan đã giúp đỡ chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu ngành, đặc biệt là Nhóm dự án của Cục Xúc tiến thương mại và ITC ở Hà Nội và Giơ-ne-vơ. Tháng 8-2006 3 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam 1 Giới thiệu 1.1 Cơ sở Ngành thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành chỉ chỉ thực sự đạt được trong 5 (năm) năm gần đây, chủ yếu là gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành thủ công mỹ nghệ đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh tế và xã hội của đất nước, đặc biệt đối với tình hình giảm đói nghèo và phát triển các khu vực nông thôn: thu nhập ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,35 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, từ đó, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng đã góp phần hình thành hàng ngàn các nhà sản xuất, các thương gia, các nhà xuất khẩu và những công ty dịch vụ ở Việt Nam. Ngành thủ công mỹ nghệ đã thể hiện năng lực cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế, đặc biệt đối với các nhóm mặt hàng trang trí nội thất, trang sức và hàng quà tặng. Từ năm 1990 đến năm 2003/2004, khối lượng xuất khẩu của ngành tăng với tỉ lệ gia tăng hàng năm từ 10-12% trên tổng giá trị trong khoảng 533 triệu và 952 triệu đôla Mỹ (tuỳ thuộc vào các cách xác định của các hệ thống HS khác nhau). Đối với thị trường lớn nhất của mình là Liên minh Châu Âu, Việt Nam là nước cung cấp hàng hoá quan trọng thứ hai về hàng gốm và sản phẩm đan từ nguyên liệu mây tre. Đối với sản phẩm này, Việt Nam đã có khả năng gia tăng thị phần ở EU từ 7,5-11% chỉ trong vòng một năm. Tuy nhiên, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều trở ngại xuất phát từ cơ cấu như yếu kém trong sản xuất, hệ thống hỗ trợ ngành chưa hiệu quả, không có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay quy mô sản phẩm còn hạn hẹp. Do đó, để nâng cao năng lực xuất khẩu và đạt được mục tiêu đề ra là tăng gấp đôi tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm của ngành, cần phải có một chiến lược khả thi với phương hướng cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của ngành và định hướng cho các doanh nghiệp tư nhân về một ngành thủ công mỹ nghệ vững vàng và trưởng thành của đất nước trong năm năm tới. Sự cần thiết để hỗ trợ phát triển cho thủ công mỹ nghệ của Việt nam luôn được thảo luận trong mối liên kết chặt chẽ với hoạt động xoá đói nghèo ở các vùng nông thôn, hoạt động bảo tồn văn hoá và thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ như một công cụ để phát triển các vùng nông thôn, một phương tiện để kích thích hoạt động kinh tế đồng thời hỗ trợ công tác xoá đói ở nông thôn trong các cơ chế chính sách được ban hành Trước các thực tế đó, cần khẩn trương thực hiện một đánh giá về sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam và những tác động nhiều mặt mà hoạt động phát triển này mang lại 4 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu tối cao của nhà nước là vì sự đi lên của vùng nông thôn, đặc biệt chú trọng tới các chiến lược phát triển ngành thủ công kỹ thuật cao, nỗ lực đạt đuợc mục tiêu ngành về tạo ra công ăn việc làm cho 4,5 triệu người. 1.2 Tiếp cận Chiến lược xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ nhằm mục đích phát triển một khuôn khổ trong đó đáp ứng những mục tiêu về xúc tiến xuất khẩu ngành và thúc đẩy sự phát triển của ngành. Dựa vào hoạt động đánh giá tổng thể về chuỗi giá trị hiện hành, hoạt động xuất khẩu, năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, các nhân tố chủ yếu quyết định sự thành bại, các chính sách, chiến lược liên quan của nhà nước và mạng lưới hỗ trợ ngành, chiến lược xuất khẩu ngành sẽ đề ra một tầm nhìn dài hạn và đề xuất những hoạt động và biện pháp cần thực hiện trong khoảng thời gian từ 1-5 năm tới. Các công cụ chủ yếu được áp dụng là Phân tích chuỗi giá trị trên cơ sở tài liệu phân tích về tác động của bốn bánh xe động lực của ITC. Một chuỗi giá trị gồm có tất cả các công ty mua và bán sản phẩm từ một công ty nhằm cung cấp một sản phẩm đặc trưng hoặc một bộ sản phẩm bao gồm cả những liên kết ngang và liên kết dọc. Trong ngành thủ công mỹ nghệ, chuỗi giá trị có thể được mô tả như một tập hợp có sự liên kết của những nhà sản xuất nguyên liệu thô, những nhà thu gom nguyên liệu, thương gia, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ, các nhà xuất khẩu trong nước và các nhà nhập khẩu, các nhà bán buôn, bán lẻ và người sử dụng quốc tế trong chuỗi giá trị. Cơ cấu bốn bánh xe động lực được sử dụng để xây dựng một chiến lược xuất khẩu ngành mang tính tổng thể thông qua việc cân nhắc cẩn trọng hơn đối với bốn hạng mục về phát triển chuỗi giá trị:  Trong đường biên giới (Border-In): Phương thức này đề cấp đến những vấn đề liên quan đến (1) phát triển năng lực liên quan đến nâng cao năng lực sản xuất về năng suất, khối lượng, chất lượng và giá trị gia tăng; (2) đa dạng hoá năng lực như sản xuất ra các dòng sản phẩm mới và/hoặc những sản phẩm liên quan; (3) phát triển vốn nhân lực gồm phát triển nguồn nhân lực và các doanh nghiệp trong ngành.  Tại đường biên giới (Border): Phương thức này đề cập đến những vấn đề liên quan đến: (1) cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển ngành; (2) thuận lợi hoá thương mại nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất kinh doanh; và (3) giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh để duy trì sức cạnh tranh của ngành.  Ngoài đường biên giới (Border-Out): Phương thức này đề cập đến những vấn đề liên quan: (1) tiếp cận thị trường gồm có các hàng rào thuế quan, phi thuế quan và những vấn đề thâm nhập thị trường liên quan khác; (2) dịch vụ hỗ trợ trên thị trường; và (3) xúc tiến tầm quốc gia về xây dựng và củng cố hình ảnh của ngành trên các thị trường mục tiêu.  Phát triển: Phương thức này đề cập đến những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã 5 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam hội của đất nước mà ngành đóng góp. 2 Hiện trạng của ngành 2.1 Các nhóm sản phẩm Ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có thể được phân loại thành 10 tiểu ngành và các nhóm cơ bản dưới đây: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Tre/mây/cói/lá Gốm Gỗ Thêu Dệt Kim loại Giấy thủ công Các loại nguyên liệu khác nhau Tác phẩm nghệ thuật Khác. Theo một báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì sản xuất hàng thủ công ở tất cả những tiểu ngành này chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 2.017 làng nghề trên toàn quốc. Các làng nghề có thể tìm thấy trên khắp đất nước. Các làng nghề thường tập trung lớn ở các tỉnh phía Bắc. Tre, mây, cói và lá Từ nguồn dồi dào nguyên liệu thô ở các địa phương như tre, mây, cói và lá và cũng gồm có các nguyên liệu thô như guột, bèo tây, chuối hoặc rơm, Việt Nam sản xuất ra những đồ dùng nhỏ, rổ, nôi, va-li, túi mua hàng, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong và nhiều vật dụng khác. Các sản phẩm được phục vụ cho mục đích sử dụng và trang trí. Sản phẩm rất đa dạng, phục vụ những thị hiếu khác nhau của khách hàng. Sản phẩm đan (rổ, giỏ) thu được kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Các sản phẩm này được sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng hầu hết đến từ Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và Tiền Giang. Trong các năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm thủ công từ nguyên liệu bèo tây đã phát triển nở rộ. Có nhiều làng nghề ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chuyên về các sản phẩm từ bèo tây. 6 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam Hoạt động cung cấp nguyên liệu như tre/mây/cói/lá là một ngành tự thân có tầm quan trọng đặc biệt đối thu nhập ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, các nguyên liệu thô dồi dào trước kia ngày càng trở nên khan hiếm. Việt Nam hiện phải nhập khẩu tre từ Trung Quốc và mây từ Lào, Campuchia và In-đô-nê-xi-a. Nguyên liệu mây cần phải có sự lưu tâm đặc biệt do nó có truyền thống rất lâu đời. Việt Nam đã luôn được nhìn nhận là một đất nước của mây (đứng thứ ba chỉ sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a) và người Việt Nam rất giỏi chế tạo các sản phẩm không chỉ từ các giỏ đan làm bằng mây mà còn cả những đồ dùng bằng mây sử dụng trong nhà và ngoài trời. Ghế, bàn và ngăn kéo mây sản xuất ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước như Đức, Italia và Mỹ với nhu cầu thậm chí còn đang tăng lên. Gốm Nghề gốm của Việt Nam có thể được chia ra làm 04 nhóm chính: Bộ đồ ăn, bình và lọ hoa, tượng và những vật dụng trang trí khác. Tuỳ thuộc vào công nghệ và nhiệt độ nung mà các sản phẩm sẽ là gốm, sứ, sành hay đất nung Nghề gốm đã có ở Việt Nam từ 10.000 năm nay và các cơ sở sản xuất gốm phân bổ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, một số trung tâm sản xuất sản phẩm gốm lớn nằm ở Hà Nội (Bát Tràng), Đồng Nai và Bình Dương. Gần đây, các sản phẩm nghệ thuật làm từ sành phục vụ nhu cầu trang trí nhà và vườn đã phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nam và Bắc Ninh và đã thu hút đuợc sự chú ý đặc biệt của các nhà nhập khẩu trên khắp thế giới.. Gỗ Nhóm sản phẩm có ưu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Hà Tây, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung và Nam. Các nhóm sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm bàn và đồ bếp. Ở Việt Nam, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ gỗ nhẹ hơn như gỗ thông và gỗ thích. Cũng có các hoạt động sản xuất lớn về các phụ kiện như khung tranh, khung ảnh, khung gương. Một số các sản phẩm thủ công đồ gỗ đòi hỏi sự tinh xảo như tượng, gỗ chạm khảm đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt phục vụ cho các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… Sản phẩm sơn mài Các sản phẩm sơn mài (như lọ, bát, khay…) là nhóm sản phẩm đặc trưng của xuất khẩu hàng thủ công Việt Nam. Hầu hết sản phẩm này được làm từ gỗ hoặc tre và đây là một nhóm nhỏ của các sản phẩm làm từ gỗ hoặc tre/mây/cói/lá. 7 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam Thêu và ren Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi và những vật dụng sử dụng thông thường. Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các làng nghề trong các tỉnh Hà tây, Thái Bình, Ninh Binh và Hà Nam. Trước kia, những sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước đông Âu nhưng ngày nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italia. Các nhà xuất khẩu sản phẩm này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất bằng máy từ các nhà máy của Trung Quốc. Dệt Sản phẩm dệt ở Việt Nam được tạo ra từ 432 làng nghề, trong đó có nhiều sản phẩm từ các dân tộc thiểu số. Các nguyên liệu sử dụng phổ biến là lụa, cotton, len và sợi lanh. Hầu hết 90% các làng nghề dệt đan phân bổ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Hồng. Quy mô sản phẩm dệt nhìn chung không đa dạng và hầu hết thành phẩm có giá trị gia tăng thấp. Sản phẩm từ lụa và cotton là các nguồn thu nhập chính. Khăn tay làm từ cotton (ở Thái Bình, Hà Tây, Nam Định…), sản phẩm dùng trong nhà tắm và nhà bếp làm từ các nguyên liệu dệt khác (Ninh Bình, Hà Tây…) là một số những sản phẩm dệt có tiềm năng xuất khẩu cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên liệu cotton thô đều phải nhập khẩu. Nhóm khác gồm có các dân tộc thiểu số sống ở các khu vực miền núi sử dụng các khung cửi và một số nguyên liệu đặc biệt và nhuộm màu tự nhiên. Đây là các nhóm sản phẩm có tiềm năng phát triển rất tốt nếu chúng ta phát triển các thị trường ngách cũng như tập trung vào thị trường thương mại bình đẳng. Do những khó khăn về nguồn nguyên liệu thô, các nhà sản xuất đang ngày càng sử dụng các nguyên liệu thô nhập khẩu giá rẻ, điều này sẽ làm giảm chất lượng các sản phẩm. Đối với các sản phẩm dệt và các sản phẩm của người thiểu số định hướng để xuất khẩu, điều vô cùng quan trọng quyết định đến thành công là sự sẵn có của nguyên liệu thô chất lượng cao, cải thiện chất lượng và phát triển thị trường. Kim khí mỹ nghệ Các vật phẩm dùng để trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại như tượng nhỏ, đồ trang sức, chuông, chiêng và khung tranh. Trong số những sản phẩm này, các vật dụng như đồ mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc bằng đồng thiếc được xuất khẩu. Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt do sự kết 8 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam hợp giữa sản phẩm đồng chế tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mây, bèo tây và các nguyên liệu khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này, có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm đa dạng trong thời điểm hiện nay. Giấy thủ công Hoạt động sản xuất giấy thủ công gần như đã biến mất ở Việt Nam trong các năm gần đây mặc dù nó có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất giấy này rất phổ biến, từ gỗ (Dó, dướng) tới các sợi của chuối, dứa hay rơm, bên cạnh đó, có rất nhiều các nghệ nhân có tay nghề cao trong sản xuất giấy. Ngành giấy thủ công phát triển mạnh ở một số nước như Thái Lan, Nê-pan, Nhật Bản và Bờra-zin và nhu cầu về giấy thủ công (cho các sản phẩm quà tặng) dường như có xu hướng tăng lên ở nhiều nước. Tiềm năng của tiểu ngành này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc không chỉ để bảo tồn một di sản truyền thống mà còn phát triển các loại sản phẩm mới. Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam (HRPC) đã nghiên cứu nhiều kỹ thuật truyền thống, triển khai trên một nhóm gồm 50 nhà sản xuất ở Hoà Bình và bắt đầu xuất khẩu sang Nhật Bản. Một công ty của Hàn Quốc đã đầu tư vào ngành này ở Việt Nam dưới dạng công ty 100% vốn nước ngoài nhằm tối ưu hoá sự sẵn có về nguồn lao động và nguyên liệu thô. Nghệ thuật chế tác đá, xương, sừng, thuỷ tình hoặc kết hợp Có 45 làng nghề chạm khảm/tạc đá trong nước. Mặc dù 90% phân bổ ở miền Bắc, nhưng những làng nghề nổi tiếng nhất cả trong nước và quốc tế lại thuộc khu vực miền Trung (thành phố Đà Nẵng). Thiết kế đang thịnh hành về chạm khảm đá cơ bản tập trung vào hình ảnh tôn giáo, tượng phật, tượng người, động vật và dụng cụ trong nhà. Thẩm mỹ của những thiết kế này cơ bản thiên về châu Á. Đá rắn chủ yếu được sử dụng đối với các sản phẩm truyền thống như hình ảnh về phật, hình ảnh động vật truyền thống, các cột kiến trúc trang trí, lồng cầu thang… Nhiều thiết kế có thể được áp dụng đối với các loại đá mềm. Đá trắng có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, do đó, có thể tương thích với những thiết kế đa dạng. Những sản phẩm từ đá cho EU, Hoa Kỳ và Ca-na-đa gồm có tượng và các vật dụng trong vườn. Sử dụng đá mềm đang có xu hướng tăng lên. Các nhà mua hàng nước ngoài thường thích những thiết kế đơn giản và chưa hoàn thiện trên các sản phẩm đá thủ công. Bên cạnh đá, sừng trâu và mai/vỏ (ốc, hến…) cũng được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm như túi xách tay, bát, thìa… Tác phẩm nghệ thuật Như đã giải thích trước đó, trong mọi trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật đều do một nghệ nhân/người chủ cơ sở sản xuất. Chu trình sản xuất tổng thể hoàn toàn khép kín độc lập. 9 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam Những người sản xuất chuẩn bị nguyên liệu thô và hoàn thành chu trình sản xuất và họ có xu hướng tự làm. Hầu hết sản phẩm của họ được bày bán ở những phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và khách hàng của họ thường là khách du lịch nước ngoài. Một số người trong số họ đã xuất khẩu thông qua những đơn hàng lẻ. Các tác phẩm nghệ thuật chỉ chiếm chưa đến 1% kim ngạch xuất khẩu liên quan đến ngành và có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây. Các sản phẩm thủ công khác Cái gọi là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ “khác” ở đây gồm có nhiều loại vật phẩm từ nến, sản phẩm dùng cho Giáng sinh, hoa giả, quả khô tới bộ gõ (như trống, kèn xắc-xô-phôn, chũm choẹ, catanhet), búp bê, đồ chơi… Sản phẩm trang sức chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm này. Đồ chơi đứng thứ hai với 20% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu nến chiếm 7 triệu đôla Mỹ vào năm 2003. Trừ đồ trang sức, hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác đều rất kém phát triển. 2.2 Chuỗi giá trị hiện nay của ngành. Tất cả các nhóm ngành chính về gỗ, mây/tre/cói, gốm, dệt, thêu và sơn mài thông thường được sản xuất thông qua các hộ gia đình nhỏ trong làng nghề. Mô hình về chuỗi giá trị của những tiểu ngành khác nhau đều tương đồng và có thể tóm tắt theo sơ đồ sau đây: Nguyên liệu thô hoặc là được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Các nhóm nguyên liệu như mây, tre, cói, chạm khắc gỗ, gốm…, thường được các cá nhân hoặc các hộ sản xuất đơn lẻ trực tiếp khai thác và thu hoạch từ các khu rừng lân cận ở địa phương hoặc ở các tỉnh khác trong nước. Sau đó, họ bán nguyên liệu này cho những người thu gom với giá rất thấp để kiếm sống hàng ngày. Đối với các sản phẩm khác như dệt và thêu, hầu hết nguyên liệu thô gồm có vải hoặc chỉ được nhập khẩu do nguyên liệu sẵn có trong nước chất lượng thấp. Tơ Việt Nam có chất 10 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam lượng tốt nhưng kỹ thuật nhuộm lại không đảm bảo. Những nhà thu gom nguyên liệu thu thập nguyên liệu thô từ những nhà sản xuất nguyên liệu, tiến hành phân loại cơ bản xong rồi họ vận chuyển nguyên liệu tới các nhà bán buôn ở các tỉnh. Nhiều khâu trung gian tham gia vào mạng lưới này làm cho kênh nguyên liệu thô trở nên phức tạp và làm nâng giá mặt bằng sản xuất. Những nhà xử lý nguyên liệu thô thu mua nguyên liệu từ những nhà thu gom hay những người bán buôn ở các tỉnh. Họ hoàn tòan khác những nhà sản xuất nguyên liệu/thu gom nguyên liệu/nhà bán buôn do họ tham gia vào nhiều hơn khâu xử lý và bán nguyên liệu đã được chế biến. Các nhà sản xuất thường là các hộ gia đình tại làng nghề ở các khu vực nông thôn, đây là lực lượng lao động chính trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Ngành gốm phát triển ở mức độ cao hơn với sự xuất hiện của nhiều nhà máy tuyển dụng các lao động làm việc dài hạn. Mặc dù mức thu nhập vẫn còn thấp, nhưng sản xuất hàng thủ công vẫn mang lại cho các hộ nhỏ kiếm được nguồn thu phi nông nghiệp bền vững bên cạnh việc sản xuất lương thực cơ bản. Trong nhiều trường hợp, thu nhập từ sản xuất hàng thủ công cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, với công việc đan ghế mây, một người nông dân có thể kiếm được trung bình 20.000 đồng/ngày (tương đương với 01 euro), số tiền này gấp hai lần so với việc người đó kiếm được từ sản xuất lúa trên diện tích gieo trồng trung bình là 360 m2 Mức thu nhập thay đổi từ một nhóm sản phẩm này so với nhóm sản phẩm khác, với những người sản xuất đồ nội thất, tỉ lệ trung bình là 1,5 đôla Mỹ/ngày (thuộc diện thu nhập cao) trong khi ở tiểu ngành thêu lại có mức thu nhập ở mức thấp nhất với trung bình khoảng 0,55 đôla Mỹ/ngày. Sản xuất theo kiển hộ gia đình ở các khu vực nông thôn thực sự rẻ hơn so với sản xuất tại nhà máy ở các thành phố lớn. Công nhân làm việc trong nhà máy ở Hà Nội sản xuất thành phẩm kiếm được khoảng 50 đôla Mỹ một tháng, trong khi đó công nhân may trong các nhà máy may kiếm được từ 70-80 đôla Mỹ một tháng. Các nhà thu gom sản phẩm là những người sống tại các làng nghề và có vai trò như cầu nối giữa những thương gia kinh doanh mặt hàng này với các nhà sản xuất. Họ giữ trọng trách đối với nhiều loại công việc, từ cung cấp nguyên liệu cho người sản xuất (không thường xuyên), giám sát sản xuất, thu gom hàng và đôi khi họ cũng phụ trách khâu hoàn thiện sản phẩm (xử lý, nhuộm màu…) và đóng gói. Các cơ sở kinh doanh hàng thủ công ở nông thôn là những doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ đặt tại các làng và có nhiều nhân công, có trang thiết bị căn bản và cũng thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm, giám sát sản xuất và hoạt động hoàn thiện sản phẩm. 11 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam Các nhà cung cấp máy móc hiện tại không có vai trò lớn do trang thiết sử dụng trong ngành thủ công mỹ nghệ rất đơn giản, chỉ bao gồm lò nung gốm, máy sấy, máy tiện, máy nặn, máy may nhỏ, máy khoan, thiết bị phun dùng cho sản xuất đồ nội thất hoặc máy may cho sản phẩm dệt,… Các nhà xuất khẩu tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà sản xuất ở các làng nghề, các nhà thu gom sản phẩm hoặc các nhà kinh doanh sản phẩm này ở nông thôn. Hầu hết các đơn hàng thực hiện theo hình thức hợp đồng phụ (subcontract) với các nhà sản xuất. Trong một số trường hợp, các nhà xuất khẩu cũng cung cấp cho các nhà sản xuất ở các làng nghề nguyên liệu thô hoặc những cấu phần được làm sẵn. Một phần của hoạt động sản xuất đang ngày càng có xu hướng được thực hiện tại nhà máy của các nhà xuất khẩu (sản phẩm cần những kỹ năng hoặc trang thiết bị đặc biệt, khâu hoàn thiện sản phẩm, sản xuất những cấu phần làm sẵn cho những thợ dệt và thợ gốm đòi hỏi công nghệ hiện đại) với lực lượng lao động gồm vài trăm, thậm chí hàng ngàn người. Trước đây, các nhà xuất khẩu hàng thủ công ở một số thành phố chính và các tỉnh khác hầu như đều là những doanh nghiệp nhà nước. Vài năm trở lại đây, có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân hoạt động kinh doanh rất thành công và đang cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp quốc doanh. Các nhà xuất khẩu khu vực tư nhân có tầm quan trọng ngày càng tăng. Một cuộc khảo sát gần đây đã có được số liệu về tổng số các nhà xuất khẩu hàng thủ công ở Việt Nam là 1.1201 Các nhà nhập khẩu hầu hết là những nhà bán buôn ở Châu Âu, Châu Á hoặc Châu Mỹ, các cửa hàng lớn ở nước ngoài và những chuỗi bán lẻ mua trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu của Việt Nam. Một số khách hàng quốc tế có đại lý hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam để tìm kiếm các sản phẩm thủ công. Một vài người trong số họ là những doanh nghiệp lớn có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Những công ty nước ngoài này có vai trò quan trọng trên thị trường và họ mua với số lượng lớn. Toàn bộ khối lượng xuất khẩu hàng thủ công Việt Nam hiện nay phụ thuộc lớn vào một số rất ít những nhà mua hàng lớn. Một chuỗi bán lẻ ở Châu Âu chiếm khoảng 20% khối lượng xuất khẩu trên toàn quốc, một số ít hãng khác cũng nắm giữ vị trí quan trọng. Sự có mặt và các hoạt động mua hàng của những chuỗi như vậy ở Việt Nam mang lại một lợi thế lớn cho đất nước và cũng là lý do chính làm cho ngành có mức tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, sự chiếm ưu thế cũng là một mối đe doạ lớn do ngành phải phụ thuộc nhiều vào họ. Thông thường, các công ty nước ngoài tìm kiếm sản phẩm thông qua các nhà xuất khẩu/công ty tư nhân và những công ty xuất khẩu của nhà nước. Khách hàng thường lập kế hoạch sản xuất của họ trước từ 3-6 tháng. Họ cung cấp cho các nhà xuất khẩu catalô, hình ảnh và 1 Danh bạ các nhà xuất khẩu đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, 2006 12 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam những bức vẽ cùng với mã hàng và đặt hàng theo các mã hàng của họ. Các nhà bán lẻ trong nước, đặc biệt là các cửa hàng ở các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng có vai trò quan trọng trong marketing sản phẩm thủ công của Việt Nam. Các sản phẩm thủ công trưng bày ở những cửa hàng này hầu hết được các chủ cửa hàng lấy từ các làng nghề hoặc do các nhà thu gom và đôi khi do các công ty tư nhân ở các làng nghề giới thiệu. Các cửa hàng tự phân biệt mình bằng chất lượng sản phẩm hàng hoá. Một số các cửa hàng chuyên về các sản phẩm chất lượng cao. Trong trường hợp này, thu nhập của họ hầu hết là do xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài và họ cũng đã mang đến khá nhiều thiết kế mới và thông tin cho các làng nghề. Họ phát triển các sản phẩm mới như một chiến lược cạnh tranh với các cửa hàng khác. Nhiều cửa hàng cũng nhằm vào đối tượng khách hàng là dân cư trong nước và khách du lịch. Các công ty giao nhận và kho vận hoặc là các công ty trong nước hoặc là các công ty nước ngoài cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, từ tờ khai và thủ tục hải quan tới thuê côngtenơ, thuê tàu, vận chuyển nội địa… Cạnh tranh giữa các công ty vận chuyển rất khốc liệt. Mỗi công ty thường có thế mạnh trên một tuyến vận chuyển cụ thể. Giá cước vận chuyển nhìn chung ở Việt Nam cao hơn ở Trung Quốc. Giá trị gia tăng từ một khâu trong chuỗi giá trị tới một khâu khác có thể được minh hoạ thông qua hai sản phẩm cụ thể2 Giá của các bên liên quan (Việt Nam) & tỉ lệ tăng giá Nhà sản (các) nhà Thương gia Nhà xuất Nhà bán lẻ xuất thu gom trong nước khẩu nước ngoài Nệm cói Ø50 x h4.5 cm 26.000 29.200 12% 36.400 24% 396.250 988% Giá của các bên liên quan (Việt Nam) & tỉ lệ tăng giá Nhà sản (các) nhà Thương gia Nhà xuất Nhà bán lẻ xuất thu gom trong nước khẩu nước ngoài Thảm cói 38 x 55 cm 2 3.700 5.200 40% 6.100 17%(*) 6.832 12% 33.285 387% Nguồn: Điều tra ở tỉnh Ninh Bình, tháng 01 năm 2006 13 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam 2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-2004 Có hai số liệu về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Những số liệu này dựa trên những mã HS khác nhau và do đó phân biệt đáng kể với khối lượng xuất khẩu chung. Theo những con số từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng thủ công có tỉ lệ tăng trưởng trung bình là 10% từ năm 1999-2004 và chiếm tổng lượng xuất khẩu là 533 triệu đôla Mỹ năm 2004. Bảng 1: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam giai đoạn 1999-2004 (mã HS theo cách xác định của Tổng cục Thống kê)3 STT Năm (theo 1.000 đôla Mỹ) Hạng mục 1999 1 2 3 4 5 6 Mây, tre, cói, lá HS 60/120,210,'6504,'940/150,380 Gốm HS '6913','6914' Sơn mài HS '7113','9601','9602' Thêu HS: '6302','5810' Hàng thủ công làm từ gỗ ( HS: 44 /1400, 1900, 2000, 2010, 2090,2110, 2190) Khác HS:'57' Tổng 62.200 83.078 22.473 32.591 116.080 15.207 331.629 2000 2001 2002 2003 2004 78.647 26% 108.393 30% 36.219 61% 50.463 55% 93.857 19% 117.082 8% 34.043 -6% 54.735 8% 107.921 15% 123.480 5% 50.996 50% 52.673 -4% 136.092 26% 135.860 10% 59.612 17% 60.615 15% 171.018 26% 148.655 9% 89.673 50% 80.960 -30% 13.869 -9% 368.551 11% 85.402 5% 9.192 -34% 394.311 7% 69.488 -19% 5.344 -42% 409.902 4% 58.997 -15% 5.069 -5% 456.245 11% 54.901 -7% 3.477 -31% 533.098 17% 65.374 8% Tuy nhiên nếu áp chuẩn HS của UNESCO và dựa vào kết quả thống kê của các HS này do Tổng cục Thống kê công bố thì kim ngạch xuất khẩu của Việt nam cao hơn rất nhiều và đạt 952 triệu đôla Mỹ vào năm 2003, số liệu này gấp hai lần con số do cơ quan thống kê đưa ra. Bảng 2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam giai đoạn 1999-2003 (mã HS theo cách xác định của UNESCO)4 Năm (theo 1.000 đôla Mỹ) Mô tả Tổng 1999 2000 2001 2002 2003 (5 năm) 1 Hàng thủ công làm từ gỗ 152.152 157.527 213.703 209.711 384.140 1.117.233 2 Dệt 113.460 126.766 141.021 168.970 162.862 713.080 3 Gốm 67.414 108.393 116.715 120.002 132.829 545.353 3 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Nguồn: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam 4 14 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam 4 Mây, tre, cói, lá 5 Mỹ nghệ làm từ kim loại 62.499 78.730 95.878 113.379 142.673 493.158 2.723 1.020 4.850 8.836 19.029 36.459 Các sản phẩm nghệ thuật từ 6 đá, xương, sừng, thuỷ tinh 3.901 1.140 2.378 5.893 9.453 22.764 7 Thêu và ren 1.066 69 824 2.765 974 5.697 8 Gốm và sứ 153 244 776 524 1.692 3.389 9 Tác phẩm nghệ thuật 1.414 619 322 119 176 2.649 - - 368 26 977 1.371 61.631 77.312 85.364 90.401 97.411 412.120 466.413 551.820 662.200 720.625 952.215 3.353.273 10 Giấy thủ công 11 Khác Tổng Sự khác nhau thể hiện trong hai số liệu chủ yếu là do sự phân loại khác nhau của đồ nội thất, hàng dệt và thêu. Đối với những sản phẩm này, thường không thể có một sự phân chia rõ ràng giữa quy trình sản xuất công nghiệp và sản xuất bằng tay:    Trong khi số liệu của Tổng cục Thống kê không tính đến đồ nội thất và các cấu phần (mã HS 9403,60 và 9401,69) thì cách xác định của UNESCO lại tính đến những đối tượng này. Thực tế, một phần các sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam được thực hiện bằng tay tại các làng nghề, do đó, những sản phẩm thuộc loại này cần phải được tính đến như mặt hàng thủ công khi tiến hành đánh giá về khối lượng xuất khẩu hàng thủ công. Sản phẩm dệt cũng không được tính đến trong số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê trong khi các thành phần cụ thể của sản phẩm dệt (như khăn cotton và khăn tay) được sản xuất ở những làng nghề lớn và nổi tiếng (trong khi đó, mã của UNESCO cũng lại tính đến giầy dép với mũ giầy làm từ sản phẩm dệt thuộc nhóm sản phẩm thủ công trong khi sản phẩm này lại có thể không phải được sản xuất bằng tay). Sản phẩm thêu của Việt Nam như ga trải giường, khăn trải bàn, đồ bếp…đôi khi được làm cả bằng tay và bằng máy. Những sản phẩm này được tính đến trong số liệu thống kê xuất khẩu của Tổng cục Thống kê nhưng lại không được tính đến trong số liệu thống kê của UNESCO vì họ cho rằng những sản phẩm này là sản phẩm công nghiệp. Có thể tạm cân nhắc kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thực tế ở mức tương đối là trung bình của hai số liệu trên giữa. Do một số nhóm sản phẩm thủ công thực tế tồn tại và phát triển ở Việt Nam lại không được các số liệu của Tổng cục Thống kê đề cập đến, nên cơ quan thống kê cấp nhà nước cần phải có sự rà soát lại để có cơ sở định hướng ngành chính xác hơn. Bên cạnh đó cũng có sự không nhất quán đối với sản phẩm sơn mài, ví dụ: HS7113, HS9601 và HS9602 được Tổng cục thống kê xác định là “sản phẩm sơn mài” nhưng trên thực tế lại không phải là đồ sơn mài hoàn toàn. Tỉ lệ tăng trưởng của ngành hàng năm trong cả hai phương thức thống kê đều giống nhau (tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 10-12% trong thời kỳ 1999-2003/2004). Có 04 nhóm hàng có ưu thế và chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công gồm:   Các sản phẩm gỗ Mây/tre/cói/lá 15 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam   Gốm Dệt/thêu. Nhìn chung, thị trường quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Trong khi hàng thủ công truyền thống của Việt Nam như hàng dệt lụa hay nghề chế tác bạc hầu hết vẫn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào, Capuchia và Thái Lan thì các sản phẩm thủ công hiện thời của Việt Nam hầu hết đang được bán trên thị trường thế giới. Năm 2003, hàng thủ công của Việt Nam được xuất khẩu sang 133 nước khác nhau (so với 50 nước năm 1998). Hiện tại, 03 thị trường lớn của xuất khẩu hàng thủ công từ Việt Nam là EU, các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ). Thậm chí nếu Nhật Bản có xếp thứ nhất trong số những thị trường xuất khẩu mục tiêu lớn thì Liên minh châu Âu vẫn là thị trường có tầm quan trọng nhất. Năm 2003, trong số 15 thị trường xuất khẩu mục tiêu chính của hàng thủ công Việt Nam thì 07 nước của EU chiếm khối lượng xuất khẩu là 404.702 triệu đô la (43% của tất cả sản phẩm xuất khẩu và gấp 03 lần lượng xuất khẩu sang Nhật bản hay Hoa Kỳ). Cần nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ là thị trường đã được xem là có sức tăng trưởng ấn tượng trong thời kỳ 1999-2003 và thị trường này cũng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Bảng 3: Thị trường xuất khẩu chính của thủ công mỹ nghệ Việt Nam (mã HS theo cách xác định của UNESCO)5 ST T Nước/vùng lãnh thổ 1 Nhật Bản 2 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng (Đôla Mỹ) (Đôla Mỹ) UĐôla Mỹ) (Đôla Mỹ) (Đôla Mỹ) (5 năm) 109.355 122.850 137.837 133.118 150.945 654.106 Pháp 43.089 59.703 71.483 79.773 96.943 350.990 3 Đức 38.081 58.791 67.385 67.512 95.698 327.466 4 Vương quốc Anh 35.586 49.502 62.518 73.339 83.021 303.966 5 Đài Loan 57.470 53.829 65.309 48.998 42.945 268.551 6 Hoa Kỳ 6.507 14.870 24.293 50.444 124.252 220.366 Cộng Hoà Triều 7 tiên 18.535 23.589 25.349 29.999 33.182 130.653 8 Hà Lan 20.316 23.493 22.955 27.238 39.989 133.991 9 Italia 11.695 13.265 16.371 22.789 36.735 100.856 10 Úc 8.018 9.793 13.706 21.965 34.812 88.295 11 Bỉ 9.822 12.607 18.064 16.842 22.412 79.748 Nguồn: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Làng nghề truyền thống Việt Nam. 5 16 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam 12 Tây Ban Nha 6.932 10.016 12.378 13.376 29.904 72.605 13 Xing-ga-po 15.297 7.464 8.845 8.722 6.940 47.268 14 Ca-na-đa 3.875 4.860 6.607 9.567 12.632 37.540 15 Trung Quốc 7.077 5.289 4.334 4.221 3.205 24.125 16 Khác 74.758 81.899 104.766 112.723 138.599 512.745 466.413 551.820 662.200 720.625 952.215 3.353.273 Tổng Đối với Liên minh Châu Âu, Việt Nam là nhà cung cấp có tầm quan trọng thứ hai về đồ gốm và các sản phẩm bằng nguyên liệu mây tre. Đặc biệt, hoạt động nhập khẩu sản phẩm này gia tăng nhanh chóng trong một số năm gần đây, tăng thị phần ở Châu Âu từ 7,5 – 11% chỉ trong 01 năm từ 2003 – 2004. Bảng 4: Các nhà cung cấp hàng đầu về đồ dùng trong nhà và hàng quà tặng sang thị trường EU6. Nhóm sản phẩm Phần trăm của nhập Các nhà cung cấp hàng đầu ở các nước đang phát triển vào khẩu từ các nước EU năm 2004 đang phát triển vào EU năm 2004 Nến 30,1% Trung Quốc (27,8%), Thái Lan (0,7%), Ấn độ (0,3%), In-đô-nêxi-a (0,2%), Nam Phi (0,2%) Đồ gỗ 54,4% Trung Quốc (34,9%), In-đô-nê-xi-a (5,3%), Thái Lan (5.0%), Ấn Độ (3.7%), Việt Nam (1,2%), Nam Phi (0,3%), Brazil (0,2%), Kenya (0,2%) Sản phẩm làm 80,5% từ liễu Trung Quốc (54,8%), Việt Nam (11,0%), In-đô-nê-xi-a (7,1%), Phi-lip-pin (2,7%), Madagascar (1,1%), Ma-rốc (0,8%), Myanmar (0,6%), Ấn Độ (0,5%), Thái Lan (0,5%), Bangladesh (0,4%) Hoa và quả 70,0% Độ (0,4%), Sri Lanhập khẩua (0,2%), Nam Phi (0,1%) nhân tạo Gốm Trung Quốc (67,1%), Thái Lan (1,5%), Phi-lip-pin (0,5%) Ấn 50,7% Trung Quốc (30,6%), Việt Nam (11,0%), Ma-lai-xi-a (2,1%), Thái Lan (2,1%), Mexico (0,6%), Tunisia (0,5%), Phi-lip-pin (0,5%), Ấn Độ (0,4%), Ma-rốc (0,3%), Đồ thuỷ tinh 27,2% Trung Quốc (19,3%), Ấn Độ (1,0%), Brasil (0,7%), Thái Lan (0,4%), In-đô-nê-xi-a (0,3%), Mexico (0,2%), Ai Cập (0,1%) Ma-lai-xi-a (0,1%) Sản phẩm kim 54,4% loại Trung Quốc (35,3%), Ấn Độ (10,0%), Thái Lan (2,7%), Việt Nam (2,6%), In-đô-nê-xi-a (0,6%), Phi-lip-pin (0,6%), Ma-lai-xi-a 6 Nguồn: CBI, Eurostat, 2005 17 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (0,3%), Ma-rốc (0,3%), Nam Phi (0,1%), Sản phẩm làm 17,3% từ xương Trung Quốc (6,3%), Phi-lip-pin (3,7%), Ấn Độ (3,5%), In-đônê-xi-a (0,8%), Thái Lan (0,3%), Ma-rốc (0,3%), Tunisia (0,2%), Nam Phi (0,2%) 2.4 Những nhân tố có tính chất quyết định đến thành công. Có nhiều những nhân tố chủ chốt quyết định năng lực cạnh tranh của ngành thủ công mỹ nghệ Việt nam. Sự sẵn có của nguồn nguyên liệu phù hợp và đủ điều kiện.     Việt Nam có nguồn nguyên liệu thô lớn và đa dạng, phục vụ hoạt động sản xuất cho xuất khẩu hàng thủ công, đặc biệt là mây, tre, lá… Mặt khác, nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đã dẫn đến tình trạng một số loại mây và tre đã trở nên khan hiếm. Chẳng hạn như ở tỉnh Thanh Hoá, giá của nguyên liệu tre đã tăng lên từ 7.000 tới 17.000 đồng một cây chỉ trong vòng 02 năm gần đây. Giá của nguyên liệu thô cao hơn của Trung Quốc, điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh. Việt Nam bắt đầu nhập khẩu tre từ Trung Quốc và khoảng 50% mây đựoc nhập khẩu cả hợp pháp và bất hợp pháp từ Lào, Campuchia và In-đô-nê-xi-a. Trong trường hợp chưa có động thái thích hợp nào được thực hiện, hy vọng là sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nguyên liệu thô chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 3-5 năm. Điều quan trọng cần thực hiện là phải làm sao tổ chức thực sự hiệu quả chuỗi cung ứng nguyên liệu thô. Việc không có sẵn nguyên liệu thô giá rẻ cũng là một vấn đề của các tiểu ngành khác. Vải có chất lượng dùng cho ngành thêu hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn dẫn tới tình trạng chi phí cho nguyên liệu thô chiếm đến 60-80% chi phí sản xuất. Chi phí nhập khẩu sợi visco cao tạo ra mối đe doạ cho các ngành dệt khác. Không có sẵn các nguyên liệu đất sét phù hợp, không thể sản xuất ra những sản phẩm gốm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới. Nhìn chung, tình trạng đang ngày càng u ám của nguồn nguyên liệu thô đã trở thành mối nguy cơ lớn của các nhà sản xuất của Việt Nam. Lực lượng lao động có kỹ năng   Việt Nam có lực lượng lao động lành nghề, có kỹ năng tốt trong ngành thủ công, họ có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng. Kỹ năng điêu luyện của lực lượng lao động tại các làng nghề cho phép họ có thể sản xuất ra sản phẩm thủ công với sự kết hợp từ rất nhiều loại nguyên liệu. Quy mô sản phẩm 18 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam    Xuất khẩu hàng thủ công của Việt Nam chủ yếu được thực hiện ở 04 tiểu ngành chính: Đồ gỗ, mây/tre/cói/lá, đồ gốm, dệt/thêu. Một số tiểu ngành khác có quy mô sản phẩm còn giới hạn như: Sản phẩm làm từ kim loại, sản phẩm dùng trong vườn, sản phẩm theo mùa, sản phẩm làm từ giấy… Quy mô sản phẩm gồm có những sản phẩm cơ bản và đơn giản như giỏ, lọ hoa, đồ nội thất.... Chi phí sản xuất    Việt nam có khả năng cạnh tranh cao và có thể cạnh tranh được với Trung Quốc về chi phí sản xuất, trong khi chi phí sản xuất của Trung Quốc nhìn chung còn thấp hơn của Phi-lip-pin hoặc Thái Lan. Việt Nam được cho là “Một Trung Quốc mới”, một nước tiếp bước có nền sản xuất với mức lương thấp. Do chi phí lao động của Trung Quốc tăng lên, các thương gia của Trung quốc đã tiến hành thiết lập các nhà máy ở Việt Nam. Chi phí lao động theo giờ của công nhân Việt Nam từ 0,2 – 0,6 đôla Mỹ/giờ, cho công nhân của In-đô-nê-xi-a từ 0,3 – 0,4 đôla Mỹ/giờ, cho công nhân Trung Quốc từ 0,5-0,75 đôla Mỹ/giờ, cho Malaixia từ 1,25 – 1,40 đôla Mỹ/giờ, cho công nhân của Thái Lan từ 1,5 đôla trở lên và khoảng 5 đôla ở Đài Loan. Chất lượng sản phẩm   Chất lượng của sản phẩm thủ công phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu thô, kỹ thuật sản xuất cũng như nỗ lực trong công tác quản lý và cải tiến. Chất lượng không đảm bảo là do trang thiết bị không phù hợp, đặc biệt là ở các khâu xử lý và hoàn thiện và cũng do chưa có được các tiêu chí về chất lượng và các cơ quan quy định việc thực hiện các hoạt động kiểm tra. Theo một ngữ cảnh khác thì “sản phẩm dành cho thị trường cao cấp là thực sự không phổ biến ở Việt Nam”. Các nhân tố chủ yếu mang lại thành công khi đó chính là nâng cao chất lượng và sự tiêu chuẩn hoá. Nhìn chung, khách hàng của Việt Nam (các nhà nhập khẩu quốc tế) cho rằng có sự tương quan tốt giữa giá cả/chất lượng của sản phẩm ở cấp trung bình và cấp thấp của Việt Nam. Những sự phàn nàn xoay quanh vấn đề chất lượng kém, sản phẩm mới ở mức tầm tầm, cả các nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều không đề cập đến những vấn đề lớn hơn. Khả năng cung ứng số lượng lớn hơn   Việt Nam đang thúc đẩy khả năng xuất khẩu hàng thủ công để đáp ứng được yêu cầu từ những chuỗi bán lẻ và các nhà nhập khẩu lớn của thế giới với những số lượng theo yêu cầu. Sự nhanh chóng là một nhân tố quyết định thành công. Trung Quốc vẫn vượt trội hơn về cách tổ chức và khả năng chuyển giao hàng nhanh chóng. Độ tin cậy của việc cung cấp 19 Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam  Các nhà xuất khẩu của Việt Nam đã tạo dựng được danh tiếng với vai trò là những nhà cung ứng sản phẩm hoàn toàn đáng tin cậy. Hệ thống phân phối  Nhiều nhà trung gian hoạt động giữa các làng nghề và các thị trường ở đô thị trong chuỗi phân phối sản phẩm. Do thiếu thông tin thị trường nên không thể thực hiện được việc xác định mức giá phù hợp và cải tiến chất lượng, điều này ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh. Do đó, cần phải thiết lập hệ thống phân phối hợp lý trong đó các nhà phân phối hoạt động như những nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS). Đổi mới và thiết kế sản phẩm.    Ước tính có 90% sản xuất của Việt Nam dựa trên những chi tiết kỹ thuật của khách hàng cung cấp. Do đó, có ít sự đổi mới và phát triển sản phẩm theo đúng nghĩa là những sáng kiến của riêng ngành, các nhà xuất khẩu chưa có năng lực thiết kế. Sản phẩm thủ công của Việt Nam đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau. Việt Nam chưa có sự hỗ trợ của hoạt động nghiên cứu và phát triển cho sản xuất hàng thủ công. Tiềm năng thị trường cho các nước Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản về các nhà cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và giá rẻ sẽ hạn chế hơn khi toàn bộ chuỗi phân phối đạt được mức chất lượng cao hơn, sản phẩm được thiết kế với mẫu mã đẹp hơn. Hiện tại, các nhà cung cấp sản phẩm của Việt Nam đang cạnh tranh hoàn toàn dựa vào mức giá thấp nhất của mình và vẫn đang chịu sự lép vế so với các nhà máy của Trung Quốc. Để có thể cung cấp sang thị trường cao cấp hơn, các nhà sản xuất cần phải nâng cao năng lực về thiết kế, chất lượng, hoàn thiện về kỹ thuật và luôn luôn dẫn đầu về các xu thế tiêu dùng và thiết kế hiện hành. Có tiềm năng xuất khẩu lớn và dài hạn cho các doanh nghiệp quy mô vừa trong việc cung cấp các sản phẩm cao cấp và thời trang hơn cho các nhà nhập khẩu quốc tế bậc trung. Tiếp cận với nguồn tài chính  Mặc dù có nhiều thuận lợi về cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp ở các khu vực nông thôn và cho người nghèo, nhưng nguồn tài chính lại không dành cho cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, do đó dẫn đến hạn chế các nguồn tài chính của họ. Các nhà xuất khẩu hàng thủ công thường thiếu vốn do việc làm thủ tục vay vốn ngắn hạn mất quá nhiều thời gian trong khi số tiền vay được lại ít hơn nhiều so với nhu cầu, hơn nữa, doanh nghiệp rất khó đáp ứng được những điều kiện bảo đảm thế chấp. Do đó, việc xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp cho các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công là rất cần thiết. Xúc tiến Thương mại  Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam từ các nước châu Á khác đều có các hệ thống xúc tiến thương mại tiên tiến hơn. Họ có các hội chợ triển lãm quốc tế quan trọng, các hệ thống thông tin tốt hơn, thu hút được nhiều khách quốc tế hơn, tổ chức tham gia hội trợ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan