Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam...

Tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

.PDF
81
165
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------PHẠM HUY TOÀN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌC Hà Nội – 2014 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................... i Danh mục các bảng ............................................................................................................ii Danh mục các hình vẽ .......................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... 5 LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1......................................................................................................................... 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................................ 9 1.1 Công nghệ và đổi mới công nghệ .................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ................................................. 9 1.1.2 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội và doanh nghiệp nhỏ và vừa ..............................................................12 1.1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................................19 1.2 Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ............................................................20 1.2.1 Khái niệm và vai trò của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ..................20 1.2.2 Mục tiêu chính sách hỗ trợ ĐMCN .............................................................21 1.2.3 Nội dung chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ..........................................22 1.3 Các tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ..........................27 1.4 Một số kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ .............29 1.4.1 Nhật Bản ......................................................................................................29 1.4.2 Hàn Quốc.....................................................................................................30 1.4.3 Mỹ ...............................................................................................................31 1.4.4 Trung Quốc .................................................................................................31 1.4.5 Philippines, Indonexia và Thái Lan ............................................................31 1.4.6 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ ......................................................................................................32 CHƢƠNG 2....................................................................................................................... 35 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DNNVV Ở VIỆT NAM ..................................................................................................................... 35 2.1 Sự hình thành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ......................................35 2.1.1 Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về hỗ trợ đổi mới công nghệ ..................35 2.1.2 Thể chế hóa đƣờng lối chính sách thành pháp luật về đổi mới công nghệ .38 2.2 Thực trạng chính sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV ......................................40 2.2.1 Thực trạng trình độ công nghệ và ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................................................40 2.2.2 Về ƣu đãi miễn, giảm thuế, ƣu đãi sử dụng đất cho DNNVV ....................41 2.2.3 Thực trạng chính sách phát triển thị trƣờng công nghệ ..............................42 2.2.4 Thực trạng chính sách hỗ trợ trực tiếp ĐMCN ...........................................43 2.2.5 Thực trạng nguồn nhân lực cho ĐMCN .....................................................44 2.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ ..............................45 2.3.1 Những ƣu điểm của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ ..........45 2.3.2 Những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ .......................47 2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ....49 CHƢƠNG 3....................................................................................................................... 58 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNNVV ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ................................................................................................................................. 58 3.1 Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với DNNVV đổi mới công nghệ ............58 3.1.1 Bối cảnh quốc tế ..........................................................................................58 3.1.2 Bối cảnh trong nƣớc ....................................................................................59 3.1.3 Cơ hội và thách thức ...................................................................................60 3.2 Giải pháp ........................................................................................................61 3.2.1 Tạo động lực về kinh tế đối với DNNVV ...................................................62 3.2.2 Phát triển thị trƣờng công nghệ ...................................................................65 3.2.3 Tăng cƣờng hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ ĐMCN ..............................................................67 3.2.4 Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của ngƣời làm chính sách và nhà quản trị doanh nghiệp .............................................................................68 3.2.5 Những nhiệm vụ đề xuất với cộng đồng DNNVV .....................................69 KẾT LUẬN ..........................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 72 STT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CGCN Chuyển giao công nghệ 2 CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng 3 CN Công nghệ 4 ĐMCN Đổi mới công nghệ 5 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 ESCAP 7 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 8 GSO Tổng cục thống kê 9 KH&CN Khoa học và công nghệ 10 NISTPASS 11 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 12 R&D Nghiên cứu và triển khai 13 QLNN Quản lý nhà nƣớc 14 TFP Năng suất yếu tố tổng hợp 15 VCCI Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam 16 WEF Diễn đàn kinh tế thế giới Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu á Thái Bình Dƣơng Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ i DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu 1 1.1 Nội dung Đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng Trang 13 TFP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 2 1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 15 3 1.3 Phân loại các hình thức lan tỏa công nghệ 17 4 2.1 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia, nhà khoa học 49 về đầu tƣ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ DANH MỤC HÌNH VẼ STT Số hiệu 1 1.1 Nội dung Trang Tốc độ tăng GDP, vốn, lao động và TFP giai đoạn 13 2001-2010 2 2.1 Những chủ thể tham gia xây dựng, thực hiện chính 38 sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ 3 2.2 Các bƣớc cơ bản để điều chỉnh chính sách từ sáng 39 kiến của đối tƣợng chính sách 4 2.3 Chiến lƣợc nâng cấp của các doanh nghiệp 41 5 2.4 R&D và cải tiến công nghệ 51 6 2.5 Huy động vốn cho cải tiến công nghệ 52 ii LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng, Nhà nƣớc ta đặt mục tiêu “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nƣớc công nghiệp hiện đại theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI” [1]. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 cũng khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với lực lƣợng sản xuất “khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [19]. Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV trong đó có các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV trong các lĩnh vực: tài chính, tín dụng; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; phát triển nguồn lực; mặt bằng sản xuất kinh doanh; xúc tiến mở rộng thị trƣờng. Đặc biệt, ngày 10/5/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chƣơng trình ĐMCN quốc gia đến năm 2020, trong đó mục tiêu của chƣơng trình đến năm 2015 là số lƣợng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình 10% và đến năm 2020 số lƣợng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình 15%, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức hiệp hội cũng nhƣ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều chƣơng trình, dự án trợ giúp phát triển DNNVV trong các lĩnh vực tài chính, xúc tiến mở rộng 1 thị trƣờng, phát triển nguồn nhân lực. Điều đó chứng tỏ ĐMCN đang là vấn đề đƣợc thực tiễn quan tâm. Vì những lý do trên, luận văn đã lựa chọn nghiên cứu về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với DNNVV ở Việt Nam, phù hợp với chƣơng trình đào tạo thạc sỹ về quản lý kinh tế, qua đó đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu; đề xuất, kiến nghị và giải pháp chính sách về đổi mới công nghệ cho DNNVV. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số bài báo, chuyên đề, đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhƣ: - Bài báo “Về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” của Nguyễn Văn Thu đăng trên Tạp chí hoạt động khoa học và công nghệ năm 2007. Trong bài này, tác giả đã nêu khái quát những yếu tố cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ bao gồm: - Mức chi phí cho chọn lựa và thích nghi công nghệ mới thƣờng lớn (so với khả năng của doanh nghiệp); - Khả năng tiếp cận nguồn vốn mạo hiểm hoặc vốn “mồi” (seed money) thƣờng rất hạn chế; - Khả năng quản lý yếu hoặc thiếu kinh nghiệm marketing; - Khó tìm đƣợc các chuyên gia kỹ thuật có tay nghề cao trong nội bộ và các chuyên gia bên ngoài; - Nguồn lực hạn chế để có thể theo dõi tình hình cạnh tranh, các thông tin về công nghệ mới, các tiêu chuẩn mới và các quy định luật pháp mới; - Thiếu thời gian và nguồn lực để vƣơn tới thị trƣờng nƣớc ngoài. [17] - Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hƣớng hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế” [11] của Phạm Thế Dũng. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2009. Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá về thực trạng yếu kém của công tác đổi mới công nghệ trong các ngành cơ điện tử, sinh học, thực phẩm; chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản của các yếu kém. Nhiều nguyên nhân có liên quan tới quá trình ban hành và 2 thực hiện các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó: về phía chủ quan, các doanh nghiệp Việt Nam với đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ năng lực và nguồn lực để đổi mới công nghệ một cách bài bản và liên tục; về phía Chính phủ, các bộ ngành và địa phƣơng, các chính sách vĩ mô nhƣ chính sách ƣu đãi thuế nhập khẩu, chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ chƣa hƣớng tới các doanh nghiệp cụ thể mà chủ yếu tập trung cho các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học. - Bài báo “Doanh nghiệp đầu tư bao nhiêu vào KH&CN và Nhà nước nên can thiệp tới đâu?” của Tạ Doãn Trịnh, đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ số 9 năm 2009. Bài báo phân tích, nghiên cứu về mức đầu tƣ tối ƣu của doanh nghiệp cho hoạt động đổi mới công nghệ và đề xuất cơ chế nhà nƣớc nên can thiệp nhƣ thế nào đối với hoạt động này trong doanh nghiệp để giảm bớt rủi rõ và sự thất bại thị trƣờng bao gồm: - Ban hành luật sở hữu trí tuệ để bảo hộ độc quyền có thời hạn đối với các sáng chế do doanh nghiệp tạo ra;- Bù đắp một phần chi phí khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nghiên cứu tạo ra tri thức mới thông qua các chính sách ƣu đãi, khuyến khích về thuế; - Tạo lập và cải thiện môi trƣờng hợp tác và chia xẻ lợi ích do kết quả nghiên cứu mang lại nhằm giúp doanh nghiệp và các tổ chức sự nghiệp công ích (viện nghiên cứu, trƣờng đại học) cùng xây dựng các thoả thuận đối tác lâu dài khi thực hiện các nghiên cứu theo yêu cầu của doanh nghiệp; Trực tiếp tổ chức thực hiện, hay tài trợ cho hoạt động nghiên cứu từ ngân sách nhà nƣớc. [21] - Bài báo “Bàn về một số vấn đề liên quan đến trích lập và sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” của Nguyễn Vân An và Lê Vũ Toàn, đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ số 18 năm 2013. Bài báo xuất phát từ thực tiễn quản lý, triển khai Quỹ phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó chỉ ra những văn bản pháp lý, hƣớng áp dụng đối với những nội dung doanh nghiệp thƣờng 3 gặp khó khăn trong quá trình thực hiện; đề cập tới những vấn đề chƣa hợp lý của cơ quan nhà nƣớc liên quan đến sử dụng Quỹ của doanh nghiệp; đƣa ra đề xuất, khuyến nghị nhằm phát triển loại hình Quỹ này. Bài báo “Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam” của Nguyễn Quang Tuấn, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 5 năm 2010. Bài báo đã nghiên cứu hiện trạng và hạn chế thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển ở nƣớc ta, chỉ ra những nguyên nhân, trong đó xác định thành công của việc thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển phụ thuộc nhiều vào năng lực đổi mới, năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển nhƣ: hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ vào KH&CN; hình thành các trung tâm ƣơm tạo và phát triển doanh nghiệp KH&CN; hoàn thiện và tích cực thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập; khuyến khích và hỗ trợ các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu hình thành và phát triển các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ. [23] - “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam” của Trần Ngọc Ca, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 2000 [4] đã đề cập đến những ảnh hƣởng tích cực và sự chƣa phù hợp của môi trƣờng chính sách với nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp với 2 nhóm chính sách bao gồm: tài chính và nhân lực. - “Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội” luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy, 2012. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày một số lý luận cơ bản, khái niệm về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ; đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội và đề xuất một số giải pháp. Tuy nhiên, các kiến nghị 4 chính sách mới chỉ dừng ở nhóm chính sách thông tin, tuyên truyền… luận văn chƣa tập trung đánh giá nhóm chính sách cơ bản nhƣ vốn, tín dụng, bảo hộ sở hữu công nghiệp, phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ. Các nghiên cứu trên mới chỉ xem xét, đặt vấn đề về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ với tƣ cách là một đối tƣợng chính sách nghiên cứu riêng rẽ, bộ phận, có nghiên cứu chƣa đề xuất đƣợc các biện pháp cụ thể; hoặc các việc nghiên cứu chính sách chƣa tiếp cận từ phía nhà hoạch định, soạn thảo chính sách qua các dự thảo văn bản quy định nội dung chính sách; đặc biệt chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào xem xét chính sách này trong mối quan hệ tổng thể với các chính sách khác theo góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có những mục đích nghiên cứu sau đây: (i) tập hợp và xem xét nhóm chính sách hỗ trợ ĐMCN theo những tiêu chí đƣợc xây dựng; (ii) phân tích thực trạng ĐMCN cho DNNVV, đánh giá những hạn chế, bất cập của chính sách hỗ trợ ĐMCN; (iii) kiến nghị điều chỉnh, hoàn thiện chính sách ĐMCN cho DNNVV. Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Thứ nhất, tìm hiểu, nghiên cứu các đề tài công trình nghiên cứu liên quan tới chính sách hỗ trợ ĐMCN cho doanh nghiệp. - Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV. Rút ra những bài học từ kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam. - Thứ ba, phân tích thực trạng ĐMCN của các DNNVV, từ đó chỉ ra những thành tựu, những nhƣợc điểm và nguyên nhân hạn chế hoạt động ĐMCN của DNNVV. Đánh giá các chính sách hỗ trợ ĐMCN. - Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Về đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các chính sách hỗ trợ ĐMCN và hoạt động ĐMCN của DNNVV. 4.2 Về phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các DNNVV trên lãnh thổ Việt Nam và những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tập hợp các chính sách hỗ trợ DNNVV nói riêng đang có hiệu lực thi hành; xem xét, đánh giá các chính sách theo phạm vi riêng lẻ và tổng thể, áp dụng các phƣơng pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn; phân tích chính sách. Luận văn thu thập, phân loại các tài liệu đã đƣợc công bố qua các công trình nghiên cứu trong nƣớc, ngoài nƣớc liên quan tới hoạt động ĐMCN của DNNVV và chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc hỗ trợ doanh nghiệp ĐMCN; tập hợp, phân loại các chính sách qua các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành nhƣ: Luật Khoa học và công nghệ (2013), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật Công nghệ cao (2008), Luật Ngân sách nhà nƣớc, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các Nghị định, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Thông tƣ của Bộ trƣởng liên quan tới hoạt động ĐMCN. Nguồn thông tin, dữ liệu thứ cấp do chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ có tính chất liên ngành, đƣợc nhiều cơ quan thực thi chính sách chủ trì, phối hợp thực hiện vì vậy luân văn cũng khai thác và sử dụng các số liệu đƣợc công khai trực tuyến trên Internet của các cơ quan khác nhau nhƣ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và Cục Phát triển doanh nghiệp. Đồng thời tham khảo các nguồn số liệu từ các khảo sát, báo cáo về doanh nghiệp nhỏ và vừa, bài nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, thông tin trên Internet cũng nhƣ chọn lọc, sử dụng các quan điểm đánh giá, 6 nhận định của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách về ĐMCN, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chính sách hỗ trợ ĐMCN đối với DNNVV. Trên cơ sở xác định những nhóm chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ ở Việt Nam, luận văn nghiên cứu theo chỉ dẫn, lộ trình nhƣ sau: (i) hệ thống hóa, phân loại chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ; (ii) xem xét những kết quả của chính sách đối với DNNVV từ đó phân tích những tác động của chính sách; (iii) so sánh và đánh giá mục tiêu của chính sách đối với DNNVV; đồng thời đánh giá đƣợc một phần thực trạng trình độ công nghệ, ĐMCN của DNNVV và thực trạng tác động của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ. 6. Những đóng góp của luận văn: Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống, làm rõ khái niệm đổi mới công nghệ và chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ. Thứ hai, luận văn đã đánh giá tổng hợp các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ kết quả đạt đƣợc, ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân và tác động của chính sách đến hoạt động đổi mới công nghệ của DNNVV. Thứ ba, luận văn đã đề xuất 4 giải pháp: (i) tăng cƣờng hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ ĐMCN; (ii) Giải pháp kinh tế; (iii) Giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức; (iv) Giải pháp về phía DNNVV. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 Chƣơng, kết cấu tuần tự từ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và trình bày giải pháp. Chƣơng 1 trình bày cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV, trong đó làm rõ các khái niệm về công nghệ, đổi mới công nghệ, vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ tìm hiểu các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến quá trình đổi mới công nghệ của các DNNVV. Chƣơng 1 cũng nêu các khái niệm về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, nội dung và mục tiêu của chính sách hỗ trợ ĐMCN. Trong Chƣơng 1, một số 7 tiêu chí cơ bản khi xem xét đánh giá chính sách và kinh nghiệm quốc tế cũng đã đƣợc trình bày khái quát. Chƣơng 2, cơ bản trình bày về thực trạng và đánh giá thực trạng của chính sách hỗ trợ ĐMCN đối với DNNVV ở Việt Nam. Trong đó điểm lại những kết quả của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ, đánh giá những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Chƣơng 3 trình bày khái quát về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với DNNVV đổi mới công nghệ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời với kinh nghiệm quốc tế và nguyên nhân đã đƣợc nêu trong Chƣơng 1 và Chƣơng 2, một số giải pháp đã đƣợc xác định bao gồm (i) tạo động lực về kinh tế đối với DNNVV; (ii) phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ; (iii) tăng cƣờng hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ ĐMCN; (iv) đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức; và (v) những nhiệm vụ đề xuất với hiệp hội DNNVV. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1 Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ Thuật ngữ công nghệ hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên việc đƣa ra định nghĩa công nghệ lại chƣa có sự thống nhất. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, có sáu khái niệm về công nghệ: (i) công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời; (ii) công nghệ là các phƣơng tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hóa các tri thức ứng dụng khoa học; (iii) công nghệ là tập hợp các cách thức, các phƣơng pháp dựa trên cơ sở khoa học và đƣợc ứng dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ; (iv) công nghệ gồm nhiều yếu tố hợp thành nhƣ phƣơng tiện, máy móc, thiết bị, các quá trình vận hành, các phƣơng pháp tổ chức, quản lý đảm bảo cho quá trình sản xuất và dịch vụ xã hội; (v) về mặt kinh tế học, trong mối quan hệ với sản xuất, công nghệ đƣợc coi là phƣơng tiện để thực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các đầu vào để các đầu ra cho các sản phẩm và dịch vụ mong muốn; (vi) công nghệ là việc áp dụng các thành tựu vào sản xuất và đời sống bằng cách sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật, các phƣơng pháp sản xuất và quản lý với tƣ cách là những kết quả của các hoạt động nghiên cứu, phát triển của quá trình xử lý một cách hệ thống và có phƣơng pháp toàn bộ những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo đƣợc con ngƣời tích lũy và tạo ra trong toàn bộ quá trình phát triển của mình [39]. Các tổ chức khác nhau cũng có cách nhìn nhận khác nhau về công nghệ. Theo UNIDO thì công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống 9 và có phương pháp, trong khi đó tổ chức ESCAP (1989) lại quan niệm “công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ” [26]. Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ cũng đã đƣợc trình bày trong Luật Khoa học và công nghệ (ban hành năm 2000 và luật sửa đổi năm 2013) “công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Khái niệm này gần với định nghĩa của ESCAP và phù hợp với các nƣớc đang phát triển và đƣợc sử dụng trong luận văn làm cơ sở phân tích về chính sách ĐMCN. Cũng theo ESCAP, bất kỳ công nghệ nào cũng hàm chứa trong nó bốn thành phần, có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau đề thực hiện quá trình biến đổi mong muốn; đó là phần kỹ thuật, phần con ngƣời, phần thông tin và phần tổ chức. - Phần kỹ thuật: công nghệ hàm chứa trong các dạng vật thể nhƣ máy móc, thiết bị, phƣơng tiện và cấu trúc hạ tầng. - Phần con ngƣời: công nghệ hàm chứa trong các kỹ năng công nghệ của con ngƣời, nó bao gồm kiến thức, kinh nghiệm do học hỏi và tích lũy đƣợc trong quá trình sử dụng công nghệ. - Phần thông tin: công nghệ hàm chứa trong các dạng dữ liệu đã đƣợc tƣ liệu hóa để sử dụng trong các hoạt động của công nghệ. - Phần tổ chức: công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng lên cấu trúc tổ chức nhƣ quy định về quyền hạn, trách nhiệm, sự phối hợp của các cá nhân trong hoạt động công nghệ. Các hình thức tồn tại của công nghệ khi lƣu thông trên thị trƣờng dƣới dạng sản phẩm hàng hóa nhƣ: dây chuyền máy móc, thiết bị; bằng sáng chế, giải pháp hữu ích đƣợc bảo hộ; các bí quyết công nghệ; các dịch vụ kỹ thuật; các dịch vụ khác và kết quả R&D. 10 1.1.1.2 Khái niệm về đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ cũng là một khái niệm còn nhiều tranh luận, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng chƣa có định nghĩa về ĐMCN. Một cách phổ biến, ĐMCN đƣợc hiểu là việc cải tiến, hiện đại hóa hoặc thay thế công nghệ hay một vài bộ phận của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ hoặc các bộ phận, yếu tố công nghệ mới; nó bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu, phát triển, thiết kế, thử nghiệm và ứng dụng công nghệ mới có thẻ là toàn bộ hoặc từng phần [27]. Xuất phát từ các bộ phận cấu thành công nghệ, có quan điểm cho rằng ĐMCN là việc hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế và xã hội. Với quan điểm này, thì bất kỳ một sự thay đổi nào trong thành phần công nghệ đều có thể coi là ĐMCN [30]. Tuy nhiên, trên thực tiễn đây chỉ đƣợc coi là cải tiến công nghệ, còn ĐMCN thƣờng đƣợc hiểu là việc thay thế phần quan trọng trong công nghệ hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một loại công nghệ khác tiên tiến hơn. Tác giả Nguyễn Xuân Bá cho rằng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, thì ĐMCN là hoạt động thay đổi toàn bộ hay cải tiến công nghệ đã có của doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên thế giới, các nƣớc OECD quan niệm ĐMCN là việc tạo ra sản phẩm hoặc quy trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về sản phẩm hay quy trình sản xuất, ĐMCN diễn ra khi đƣa ra thị trƣờng sản phẩm mới (đổi mới sản phẩm) hoặc công nghệ mới đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới quy trình). ĐMCN gồm nhiều hoạt động khác nhau nhƣ hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thƣơng mại, qua đó một doanh nghiệp đƣợc coi là ĐMCN nếu doanh nghiệp đó sản xuất ra sản phẩm mới hoặc có quy trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về sản phẩm hay quy trình sản xuất trong thời kỳ xem xét [31]. Quan niệm này có 11 nội hàm rất rộng, chƣa phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay do năng lực công nghệ của các doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV còn rất hạn chế. Quan điểm của luận văn về ĐMCN bao gồm: (i) việc thay đổi toàn bộ hoặc một phần dây chuyền máy móc thiết bị; (ii) đổi mới quy trình và sản phẩm để đƣa sản phẩm ra thị trƣờng. 1.1.2 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2.1 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội Mô hình tăng trƣởng kinh tế theo cách gia tăng đầu vào sản xuấ t – nhân tố lao động và vố n – sẽ đẩ y nhanh tăng trƣởng kinh tế, nhƣng với tố c độ giảm dần. Do đó, để tăng trƣởng bền vững đòi hỏi phải đầu tƣ vào tiến bộ công nghệ, nghĩa là cách thức hàng hóa và dịch vụ đƣơ ̣c tạo ra, phƣơng pháp cũng nhƣ quy trin ̀ h tổ chức đầu vào. Theo số liệu và nhận định của Bộ Khoa học và công nghệ, tăng trƣởng GDP có phần đóng góp của yếu tố Năng suất yếu tố tổng hợp. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa đầu ra, bao gồm các hoạt động: Cơ cấu lại nền kinh tế; Kích thích tăng nhu cầu sản phẩm, hàng hóa; Tiến bộ khoa học, kỹ thuật - công nghệ, cụ thể giai đoạn 2001-2005 là 21,44%; giai đoạn 20062010 là 14,44% và giai đoạn 2001-2010 là 17,94% [22]. 12 Hình 1.1. Tốc độ tăng GDP, vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp giai đoạn 2001-2010 Nguồn: Báo cáo Năng suất Việt Nam năm 2010 – Trung tâm Năng suất Việt Nam Trong giai đoạn 2006-2008, bình quân đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trƣởng GDP khoảng 10,2% nhƣ bảng dƣới đây. Bảng 1.1 Đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng TFP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 Nguồn: Kết quả đề tài nghiên cứu “Đóng góp của yế u tố khoa học và công nghê ̣ vào TFP và tốc độ tăng GDP” năm 2010 do Trung tâm Năng suất Việt Nam – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp Viện Khoa học Thống kê và các chuyên gia kinh tế thực hiện Theo phân tích của Ngân hàng thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, thì tiến bộ công nghệ đóng góp khoảng 50% vào tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc phát triển, còn ở Việt Nam là 23% [26]. Nhƣ vậy, công nghệ có tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Việc phát triển, ứng dụng công nghệ thành công sẽ mang lại sự phát triển kinh tế và ngƣợc lại khi kinh tế tăng trƣởng thì xã hội sẽ có nguồn lực đầu tƣ cho sự phát triển của công nghệ, tạo 13 ra động lực ĐMCN. ĐMCN lại có vai trò quan trọng trong sự thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia, là biện pháp để đƣa đất nƣớc chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.2.2 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Để xác định quy mô doanh nghiệp, nhìn chung các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau nhƣ số lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay SMEs (Small and Medium Enterprises) là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dƣới một mức giới hạn nào đó. Tại Liên minh Châu Âu, khái niệm về SMEs đã đƣợc chuẩn hóa, cụ thể: những doanh nghiệp có dƣới 50 lao động, tổng doanh thu từ 2 triệu euro đến 10 triệu euro đƣợc gọi là doanh nghiệp nhỏ còn những doanh nghiệp có từ 50 đến 250 lao động, tổng doanh thu từ 10 triệu euro đến 50 triệu euro đƣợc gọi là những doanh nghiệp vừa [29]. Ngƣợc lại, ở Mỹ những doanh nghiệp có số lao động dƣới 100 ngƣời đƣợc gọi là doanh nghiệp nhỏ, dƣới 500 ngƣời là doanh nghiệp vừa [33]. Theo cách thức phân loại nhƣ trên, trong hầu hết các nền kinh tế, DNNVV đều chiếm đa số. Tại Liên minh Châu Âu, theo thống kê, tính đến năm 2012 DNNVV có số lƣợng lên tới khoảng 21 triệu doanh nghiệp với số lao động lên đến hơn 88 triệu ngƣời đóng góp 3,39 nghìn tỷ euro vào GDP của Liên minh Châu Âu (trong khi đó chỉ có khoảng 42 nghìn doanh nghiệp lớn) [28]. Tại Việt Nam, căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐCP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, khái niệm DNNVV đƣợc trình bày nhƣ sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất