Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách kinh tế của chính phủ malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải...

Tài liệu Chính sách kinh tế của chính phủ malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người)

.PDF
111
800
57

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục tiêu của luận văn 4. Nhiệm vụ 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Bố cục của luận văn CHƯƠNG 1 Tổng quan về Malaysia và các tộc người chính ở Malaysia 1.1 Đôi nét về đất nước, con người và lịch sử Malaysia 1.1.1 Đất nước 1.1.2 Con người và lịch sử Malaysia 1.2 Các tộc người chính ở Malaysia 1.2.1 Tộc người Malay 1.2.2 Tộc người Hoa 1.2.3 Tộc người Ấn 1.2.4 Các tộc người khác CHƯƠNG 2 Chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia đối với sự phát triển xã hội 2.1 Cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế 2.2 Chính sách kinh tế mới 2.2.1 Nguyên nhân ra đời và mục tiêu của Chính sách kinh tế mới 2.2.2 Nội dung của Chính sách kinh tế mới 2.3 Chính sách phát triển Quốc gia 2.3.1 Nguyên nhân ra đời của Chính sách phát triển Quốc gia 2.3.2 Nội dung và mục tiêu của Chính sách phát triển Quốc gia 2.4 Các chính sách kinh tế đối với sự phát triển xã hội ở Malaysia 2.4.1 Tình hình Malaysia sau khi giành độc lập 2.4.2 Malaysia sau khi thực hiện Chính sách kinh tế mới và Chính sách phát triển Quốc gia CHƯƠNG 3 Chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia đối với việc giải quyết mâu thuẫn tộc người 3.1 Khái quát về mâu thuẫn tộc người ở Malaysia 3.2 Tình hình kinh tế của ba tộc người chính ở Malaysia 3.2.1 Kinh tế của tộc người Malay 3.2.2 Kinh tế của tộc người Hoa 3.3.3 Kinh tế của tộc người Ấn 3.3 Những mâu thuẫn giữa các tộc người về vấn đề kinh tế 3.3.1 Những mâu thuẫn từ trước khi độc lập 3.3.2 Những mâu thuẫn từ sau ngày độc lập 3.4 Một số chủ trương, đường lối, biện pháp và thành tựu giải quyết vấn đề mâu thuẫn tộc người 3.4.1 Chủ trương, đường lối, biện pháp 3.4.2 Thành tựu KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCIC Cộng đồng công nghiệp và thương mại bản địa CPI Chỉ số giá tiêu dùng DAP Đảng hành động dân chủ FELCRA Cơ quan thâm canh và phục hoá đất đai liên bang FELDA Cơ quan phát triển đất liên bang FIDA Uỷ ban phát triển nông nghiệp liên bang GDP Tổng sản phẩm quốc gia GNP Tổng sản phẩm quốc dân HICOM Công ty công nghiệp nặng HQLI Chỉ số đo chất lượng cuộc sống MARA Tổ chức phát triển công nghiệp ngoài khu vực nông thôn MCA Hiệp hội người Hoa Malaysia MIC Đại hội ngưới Ấn Malaysia MIDA Uỷ ban phát triển công nghiệp Malaysia NAP Chính sách nông nghiệp quốc gia NDP Chính sách phát triển quốc gia NEP Chính sách kinh tế mới OPP1 Kế hoạch triển vọng lần thứ nhất OPP2 Kế hoạch triển vọng lần thứ hai OPP3 Kế hoạch triển vọng lần thứ ba PIM Đảng Islam toàn Malaysia UMNO Tổ chức dân tộc thống nhất Melayu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Số người Hoa nhập cư vào Malaysia qua một số năm Bảng 1.2 Tỷ lệ người Hoa trong cơ cấu dân cư của từng nước Đông Nam Á năm 2000 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Malaysia Mục tiêu phân phối lại lao động theo các ngành kinh tế Chỉ tiêu phân bố lại lao động theo nghề nghiệp Cơ cấu lại tỷ lệ vốn cổ phần Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP Kim ngạch xuất nhập khẩu của Malaysia MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chính sách phát triển quốc gia, chủ nghĩa dân tộc, vấn đề tộc người và tôn giáo luôn là những đề tài nóng hổi trong mọi thời đại. Hiện nay, song song với sự gia tăng của khu vực hóa, toàn cầu hoá, thế giới tiến tới một ngôi nhà chung, thì xu hướng địa phương hoá, ly khai dân tộc, mâu thuẫn sắc tộc do những đặc điểm khác nhau về lịch sử, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ phát triển kinh tế... cũng có chiều hướng phát triển mạnh ở nhiều nơi, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Các quá trình và xu hướng trên đã và đang làm tổn thương đến chủ quyền quốc gia – dân tộc, đến sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hài hoà dân tộc và xã hội ở mỗi nước, khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, việc nhận thức đúng đắn và đưa ra những chính sách hợp lý để giải quyết những vấn đề trên là điều thật cần thiết và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Malaysia cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, bị chia cắt thành nhiều vùng miền lãnh thổ, sau khi giành được độc lập dân tộc vẫn là một đất nước nghèo nàn với nền nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc khá sâu sắc vào tư bản nước ngoài trước khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì việc xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội đi đôi với việc giải quyết mâu thuẫn tộc người, đem lại sự công bằng cũng là một vấn đề trọng tâm đầy thách thức trong chính sách của chính phủ Malaysia. Với sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, đặc biệt là sự chênh lệch về trình độ, địa vị kinh tế giữa người bản địa và những người nhập cư (Hoa, Ấn) mà ở Malaysia đã xảy ra cuộc xung đột sắc tộc đỉnh điểm vào năm 1969. Có thể nói, kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển xã hội. Và vì vậy sự khác biệt về mặt 1 kinh tế cũng là một nguyên nhân, nếu không nói là nguyên nhân quan trọng nhất, làm cho những mâu thuẫn sắc tộc trở nên gay gắt và nóng bỏng hơn bao giờ hết. Mâu thuẫn lớn thì gây ra nội chiến, mâu thuẫn nhỏ hơn thì gây ra sự tranh chấp phân quyền về kinh tế, chính trị... Dù diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào, mức độ nào thì mâu thuẫn sắc tộc cũng để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Việc giải quyết vấn đề này quả thực không hề đơn giản bởi không thể có một hay một số giải pháp chung để giải quyết hữu hiệu mọi xung đột sắc tộc ở những quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đứng trước tình trạng đó, với nhiều khó khăn và thách thức, song Malaysia đã nhận thức được cái gốc của vấn đề đối với dân tộc mình và đưa ra những chính sách kinh tế hợp lý. Với sự ra đời của Chính sách kinh tế mới – NEP năm 1971 và Chính sách phát triển quốc gia – NDP năm 1991, Malaysia đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Malaysia được coi là một trong số ít nước giải quyết rất thành công bài toán gắn kết thành tựu phát triển kinh tế với việc giải quyết ổn thoả các mâu thuẫn sắc tộc, đem lại sự công bằng, hoà hợp dân tộc, làm nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Như vậy, việc phát triển xã hội và giải quyết những mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn về kinh tế dẫn đến những mâu thuẫn về sắc tộc đang tồn tại trong mỗi quốc gia là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. Do đó, việc nghiên cứu Chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với các nước đang tồn tại những mâu thuẫn hay có nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn. Nó sẽ là bài học tham khảo cho các nước đa dân tộc, đa tôn giáo trên con đường phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam, những thành công của Malaysia trong quá trình phát triển kinh tế, giải quyết những bất bình đẳng trong mâu thuẫn tộc người sẽ là những bài học quý báu để chúng ta có thể tham khảo trong quá trình 2 Đổi mới và xây dựng đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh của nền kinh tế khu vực hoá, toàn cầu hoá, quan hệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng được mở rộng thì việc vừa phát triển kinh tế vừa giải quyết mâu thuẫn tộc người không chỉ nhằm vào mục tiêu đảm bảo và phát huy tình đoàn kết, thống nhất giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước mà còn góp phần đảm bảo an ninh khu vực và quốc tế nói chung, ASEAN nói riêng. Vì lẽ đó, Chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia (đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người) đã được chọn làm đề tài cho luận văn này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong cuốn “Nghiên cứu về lịch sử - một cách thức diễn giải”, tác giả Arnold Toynbee đã từng viết: “Tại sao chúng ta phải nghiên cứu lịch sử? Chắc chắn loài người sẽ đi đến chỗ tự diệt vong, nếu chúng ta không tạo được một cộng đồng giống như một đại gia đình. Vì thế nên chúng ta phải học cách hiểu lẫn nhau. Có nghĩa là học để hiểu lịch sử của những dân tộc khác, bởi vì con người không chỉ sống với hiện tại, mà còn sống trong một thứ dòng chảy thời gian của tinh thần, nhớ lại quá khứ và nhìn về tương lai ở phía trước với niềm hy vọng hoặc nỗi lo âu”. Đó là tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử mà Arnold Toynbee muốn gửi gắm đến chúng ta. Do đó, việc nghiên cứu về đất nước Malaysia nói chung, về chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia nói riêng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Trước hết, có thể kể đến những công trình về thông sử Malaysia của các học giả nước ngoài, chẳng hạn: “Malaysia” (của Jonh Gullick), “Malaysia” (Johannes, Harald Stephen và Annabelle Morgan), “A History of 3 Malaysia” (Barbarra Watson và A. Leonard), v.v. Những công trình bàn về những vấn đề kinh tế - xã hội như: “Managing the Malaysia Economy: Challenges & Prospect” (Ramon V. Navaratman), “Malaysia in Stransition: Politics and Society” (Abdul R. Baginda), “Social Transformation, the State and the Middle Classes” (Abdul R. Embong), “The Malay – Their Problems and Future” (S. Husin Ali), “ Malaysia - The Making of a Nation” (Cheah boon Kheng), “Whither Malaysia ‘s New Economic Policy” (K.S. Jomo), v.v. Ở Việt Nam, trong những thập niên gần đây đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về Malaysia nói chung và kinh tế Malaysia nói riêng. Những công trình tiêu biểu có thể kể đến là: “Malaysia – Lịch sử, văn hóa và những vấn đề hiện đại”, “Malaysia trên đường phát triển” (Phạm Đức Thành), “Kinh tế Malaysia” (Đào Lê Minh và Trần Lan Hương), v.v. Ngoài ra, việc nghiên cứu về Malaysia còn được thể hiện trong những cuốn sách bàn về ASEAN và Đông Nam Á. Thuộc lĩnh vực này có thể nhắc đến: “Đặc điểm con đường phát triển kinh tế - xã hội của các nước ASEAN” (Phạm Đức Thành chủ biên), “Một số vấn đề về sự phát triển của các nước ASEAN” (Vũ Dương Ninh), “ASEAN – những vấn đề và xu hướng” (Phạm Nguyên Long chủ biên), “Đông Nam Á trên đường phát triển” (Phạm Nguyên Long chủ biên), “Các con đường phát triển của ASEAN” (Phạm Nguyên Long chủ biên), “Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á” (Phạm Thị Vinh chủ biên), “Xã hội dân sự ở Malaysia và Thái Lan” (Lê Thị Thanh Hương chủ biên), v.v. Việc nghiên cứu về Malaysia còn được đăng tải trong các bài viết trên các tạp chí khoa học. Liên quan đến đề tài mà chúng tôi quan tâm, có thể kể đến: “Nhà nước và hoạt động kinh tế ở Malaixia” (Nguyễn Văn Hà, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2001), “Nhân tố chính sách trong phát triển kinh tế 4 của Malaixia” (Nguyễn Hồ, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2/1995), “Tính cách dân tộc Malaixia trong sự phát triển đất nước” (Đức Ninh, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/1996), “Con đường phát triển kinh tế của Malaixia và những kinh nghiệm” (Tất Tố, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6/1994), “Một vài đặc điểm về sự phát triển kinh tế – xã hội của Malaixia” (Nguyễn Khắc Thân, Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 2/1999, “Chiến lược phát triển kinh tế tri thức của Malaixia” (Hoàng Giáp, Hoài Anh, Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 5/2001), “Một vài kinh nghiệm của Malaysia trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và tôn giáo”, (Lý Tương Vân, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2009), v.v. Gần đây một số đề tài luận văn, khóa luận của học viên cao học và sinh viên cũng đã bắt đầu đề cập đến những vấn đề kinh tế - xã hội của Malaysia. Có thể nêu tên một số đề tài được thực hiện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Chính sách kinh tế mới với vấn đề hòa hợp dân tộc ở Malaysia, giai đoạn 1971 – 1990” (Lý Tường Vân, 2002), “Tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Malaysia, giai đoạn 1957 – 2000” (Lê Thị Thu Hồng, 2003), “Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia” (Lê Thị Huyền, 2005), “Một vài khía cạnh của vấn đề dân tộc ở Malaysia” (Nguyễn Thị Hoa, 2009). Như vậy, cho đến nay, ở nước ngoài cũng như Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Malaysia và kinh tế Malaysia. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào mang tính hệ thống và toàn diện về chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia với vấn đề phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người. Do đó, thông qua luận văn này, người viết muốn được đóng góp công sức nhỏ bé của mình góp phần đưa ra một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về những thành công mà Malaysia đã đạt được trong thời gian qua. 5 3. Mục tiêu của luận văn Thông qua những điều được trình bày trong luận văn, người viết muốn làm sáng tỏ con đường phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia thông qua việc thực thi các chính sách kinh tế hướng đến việc vừa tăng trưởng kinh tế bền vững vừa ổn định trật tự xã hội trong hoàn cảnh của một quốc gia đa tộc người, đa ngôn ngữ và đa tôn giáo điển hình. 4. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu nêu trên, những nhiệm vụ chính dưới đây cần được đặt ra để giải quyết: - Chỉ ra được tính chất phức tạp của Malaysia với tư cách là một quốc gia mang tính melting pot điển hình, - Nêu bật được những thành tựu của Malaysia trong việc thực thi các chính sách kinh tế vì mục tiêu tăng trưởng bền vững, - Làm sáng tỏ những thành tựu của Malaysia trong việc thực thi các chính sách kinh tế vì mục tiêu giải quyết các mâu thuẫn tộc người, - Bước đầu chỉ ra những bài học mà các quốc gia đa tộc người có thể tham khảo (cả những bài học thành công và bài học chưa thành công). 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học với cách tiếp cận liên ngành. Ngoài ra, các phương pháp truyền thống của khoa học xã hội & nhân văn như tổng hợp, phân tích tư liệu, so sánh, đối chiếu cũng được vận dụng triệt để trong quá trình làm việc. 6 6. Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày theo một trật tự kết cấu như sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan về Malaysia và các tộc người chính ở Malaysia Chương 2: Chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia đối với việc phát triển xã hội Chương 3: Chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia đối với việc giải quyết mâu thuẫn tộc người Kết luận Tài liệu tham khảo Chính sách kinh tế của chính phủ Malaysia (đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc người) là một đề tài thú vị nhưng không dễ thực hiện đối với một học viên cao học mà kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều. Luận văn, vì vậy, chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Người viết mong nhận được sự quan tâm, chỉ dẫn và góp ý của các thày cô và đồng nghiệp. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MALAYSIA VÀ CÁC TỘC NGƯỜI CHÍNH Ở MALAYSIA 7 1.1 Đôi nét về đất nước, con người và lịch sử Malaysia 1.1.1 Đất nước Liên bang Malaysia là một quốc gia không lớn lắm, nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có diện tích tương đương với Việt Nam là 329.758 km2. Đây là quốc gia có hình dạng lưỡi liềm nằm gần đường xích đạo – giữa tọa độ 1o– 7o vĩ Bắc và trải dài từ 100 o đến 119 o kinh đông. Lãnh thổ Malaysia được chia làm hai phần: miền Tây và miền Đông Malaysia. Miền Tây (còn được gọi là phần bán đảo) nằm trên bán đảo Melaka có diện tích 131.794 km2 (chiếm 40% diện tích cả nước), bao gồm 11 bang: Perlis, Kedah, Penang, Perak, Selangor, Melaka, Johor, Negeri Sembilan, Pahang, Trengganu và Kelantan. Hiện nay, ở các bang miền Tây có trên 50% dân số là cư dân bản địa nói tiếng Melayu (Malay), hay các ngôn ngữ cùng họ Melayu khác. Trong số cư dân bản địa đó, người Melayu chiếm tới trên 90%. Do đó, các bang miền Tây thường được gọi là các bang Melayu và từ năm 1963 trở về trước Malaysia được gọi là Malaya. Vùng lãnh thổ phía Đông của Malaysia bao gồm 2 bang là Sabah và Sarawak nằm ở phía Bắc đảo Kalimantan (hay còn gọi là đảo Borneo) với diện tích 201.600 km2 (chiếm 60% diện tích cả nước). Hai vùng lãnh thổ này của Malaysia được chia cắt bởi vùng biển thuộc Thái Bình Dương. Malaysia có chung biên giới với các quốc gia khác trong cùng khu vực: Phía Bắc là Thái Lan, phía Nam là Singapore, còn ở phía Đông thì có chung biên giới với Indonesia và Brunei. Là quốc gia hải đảo nên Malaysia có đường bờ biển khá dài, khoảng 5.000 km. Vị trí địa lý của Malaysia vô cùng quan trọng, không chỉ nằm trên tuyến đường biển nối liền các trung tâm kinh tế Âu – Á mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành quốc gia đa dân tộc, là nơi gặp gỡ và giao lưu của nhiều nền văn minh cổ đại, nhất là nền văn minh Ấn Độ; là nơi dừng 8 chân của các thương gia Ấn Độ, Trung Quốc, các đế quốc ở Trung Cận Đông và đế quốc La Mã ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. Về địa hình, lãnh thổ Malaysia thuộc loại hình không bằng phẳng. Ở vùng bán đảo, núi thường không cao (khoảng 1000-2000m) và đồng bằng duyên hải cũng không rộng. Các dãy núi thường bị đứt đoạn và tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Về phía Nam, địa hình có phần thấp hơn. Ở đây có dãy núi Kerbau cao 2.132m. Dãy núi này kéo dài từ phía Thái Lan và chia lãnh thổ Malaysia thành 2 phần từ Bắc xuống Nam. Phần phía Đông rộng hơn phần phía Tây. Ở vùng phía Đông, địa hình được kiến tạo nhiều đồi núi. Các dãy núi ở đây thường trải dài từ phía Tây Bắc hướng xuống phía Đông Nam. Ở phía Đông Bắc (thuộc lãnh thổ bang Sabah) có đỉnh núi Kinabalu cao 4.175m, là đỉnh núi cao nhất ở Malaysia. Đồng bằng duyên hải ở đây thấp, nhiều nơi sình lầy. Malaysia có nhiều sông ngòi. Do đặc điểm của lãnh thổ và địa hình nên sông ngòi ở đây đều ngắn. Ở vùng phía Tây có các con sông chính là Pahang (dài 320 km), Perak (270 km), Kelantan, Johor. Vùng phía Đông Malaysia, ở Sarawak có các sông Rajing (560 km), Baram (500 km), Lupar (227 km) và nhiều con sông khác. Còn ở Sabah có con sông lớn nhất là Kinabatangan (560 km) chảy ra biển Sulu. Nằm gần đường xích đạo nên khí hậu Malaysia chịu ảnh hưởng của gió mùa nóng, ẩm quanh năm, với độ ẩm không khí khá cao. Nhiệt độ trung bình từ 250C đến 280C với mức dao động hàng tháng không đáng kể (1,40C), độ ẩm trung bình là 80%. Lượng mưa hàng năm ở vùng duyên hải bán đảo Melaka từ 2.000 – 2.500 mm, còn ở vùng núi là 3.500 – 5.000 mm; Ở vùng Bắc Kalimantan, lượng mưa trung bình hàng năm có ít hơn. Malaysia có 2 9 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, bị chi phối bởi gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9. Khí hậu nhiệt đới đã đem lại cho Malaysia một thế giới thực vật vô cùng phong phú. Có đến 70% diện tích lãnh thổ của Malaysia là rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm. Giới thực vật có đến 15.000 loài, trong đó có 6.000 loài thân cây cứng cho nhiều loại gỗ có giá trị công nghiệp cao. Bên cạnh hệ thực vật phong phú, động vật ở Malaysia cũng hết sức đa dạng. Ngoài những giống tiêu biểu như gấu Malay, tê giác hai sừng, ở đây còn có nhiều loài thú khác như: voi, các loại hổ, báo, trăn, rắn và gần 500 loại chim muông. Về mặt thổ nhưỡng, Malaysia chủ yếu là đất đỏ và laterit, thích hợp cho nhiều loại cây trồng có giá trị cao, đặc biệt là cao su. Đã từ lâu, hình ảnh về những dãy đồn điền cao su xanh bạt ngàn là những cảnh sắc quen thuộc và đặc trưng của Malaysia. Bên cạnh cây cao su, Malaysia còn có nhiều loại cây công nghiệp quan trọng khác như: dầu cọ, dừa... Những năm gần đây, chúng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình chuyển dịch kinh tế. Mặt khác, có thể nói, thiên nhiên cũng ưu đãi cho đất nước này nhiều tài nguyên quý giá. Bên cạnh dầu mỏ, hơi đốt, ở đây còn có sắt, boxit, manggan, vàng và đặc biệt là thiếc. Trữ lượng thiếc lớn (khoảng 12.000 tấn), đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và luôn đứng ở hàng chủ đạo trong khu vực về sản lượng khai thác. 1.1.2 Con người và lịch sử Malaysia Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo và nhiều nền văn hóa. Thành phần dân tộc của Malaysia tương đối phức tạp. Người Malay bao 10 gồm người bản xứ với tên gọi theo tiếng Melayu là Bumiputera và những cư dân lâu đời ở đây như các tộc người Semang, Senoi, Jakun (ở bán đảo Melaka), Dusue, Marut, Iban, Katasan...(ở Bắc Kalimantan). Về cơ bản, Malaysia gồm ba cộng đồng dân tộc chính: cộng đồng người Malay (gồm bản thân người Malay và các tộc người bản địa khác), cộng đồng người Hoa và cộng đồng người Ấn. Giữa các tộc người này có sự khác biệt trong sinh hoạt cũng như trong hoạt động kinh tế. Trong lúc đa phần người bản địa làm nghề nông, sống tập trung ở các bang nông nghiệp lạc hậu về kinh tế như Kedah, Kalantan, Trenganu, Perlis cũng như ở các vùng nông nghiệp lạc hậu khác ở Sarawak và Sabah, nằm dải theo thung lũng các con sông và vùng duyên hải ở phía bắc và đông bắc bán đảo Melaka thì đa phần cư dân người Hoa lại sinh sống ở phía tây và phía nam bán đảo Melaka và ở các thành phố lớn, các trung tâm khai thác thiếc. Người Hoa không những chỉ là những nhà tư sản cỡ lớn và vừa nắm giữ nhiều xí nghiệp, hầm mỏ, công ty vận tải, ngân hàng, các đồn điền cao su... mà còn chiếm số đông trong giai cấp vô sản công nghiệp và khai khoáng. Họ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. Cộng đồng người Ấn ở Malaysia thì sinh sống cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị, nhưng vùng tập trung chính là ở bờ biển phía tây – nơi có nhiều đồn điền cao su. Người Ấn có đại diện trong tầng lớp đại, trung và tiểu tư sản, nhiều người trong số họ là công nhân, phu đồn điền, nông dân.... Tuy vậy, vai trò của họ không lớn so với người Malay và người Hoa. Hơn nữa, so với người Hoa, người Ấn có phần hòa nhập với cư dân bản địa mạnh hơn nhờ một phần người Islam trong cư dân người Ấn đồng hóa với người Malay. Về tôn giáo, ở Malaysia có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu như hầu hết người Malay theo Islam thì đa phần người Hoa theo Phật giáo hay Đạo giáo, người Ấn theo Hindu giáo, một số khác theo Phật giáo và đạo Sikh. Trong 11 cộng đồng người Hoa và người Ấn cũng có một bộ phận rất nhỏ theo Islam. Sau này, Thiên chúa giáo cũng có mặt ở đây và nó có ảnh hưởng chủ yếu ở một bộ phận người Châu Âu, người dân địa phương ở Sarawak và Sabah cũng như ở một bộ phận người Hoa và người Ấn. Ở Malaysia, Islam được coi là quốc giáo và tiếng Melayu (Bahasa Melayu) được coi là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, các ngôn ngữ khác như tiếng Hoa, tiếng Tamil, tiếng Anh cũng được sử dụng khá phổ biến. Hiện nay, ở đất nước này, ngoài những thành phần dân tộc chính hợp thành cư dân Malaysia như đã trình bày ở trên, còn có nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại đây trong các lĩnh vực khác nhau. Chính điều này đã góp phần tạo nên một bức tranh đa dạng về tộc người, về văn hóa, về tôn giáo và ngôn ngữ ở Malaysia. Ở Malaysia, số người giàu chiếm khoảng 19% dân cư toàn lên bang. Số dân có mức sống trung bình, đủ sức tự lo cho mình đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống chiếm tỷ lệ 60% dân số, còn lại khoảng 21% là dân nghèo, thu nhập thấp, không đủ trang trải mọi nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, học hành, thuốc men khi đau ốm. Do đó, trong chiến lược phát triển quốc gia đến năm 2020, chính phủ Malaysia buộc phải có những biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này, có nghĩa là làm sao để giảm thiểu tỷ lệ dân nghèo xuống mức thấp nhất và tăng tỷ lệ người khá giả. Và chính phủ Malaysia đã chọn biện pháp đẩy nhanh quá trình đô thị, xây dựng các khu dân cư mới, phát triển các hệ thống giao thông, giải tỏa các khu xóm lao động sống chật chội, nghèo khổ. Chính phủ đã yêu cầu các công ty kinh doanh muốn đầu tư địa ốc, kinh doanh hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông... phải xây dựng những khu nhà ở mới, đầy đủ tiện nghi cho dân nghèo về ở, đồng thời phải có được dự án tốt đảm bảo cho các hộ đến chỗ ở mới có được nguồn thu 12 nhập ổn định cao hơn ở nơi cư trú cũ. Các công ty khi đảm bảo hội đủ các điều kiện đó thì mới được chính phủ phê duyệt, đồng ý cho giải tỏa nhà dân để xây dựng các đô thị hay khu công nghiệp mới. Ngoài ra, chính phủ còn yêu cầu các công ty, nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị điện tử, đồ chơi hàng ngày, phải sản xuất đủ máy lạnh, tủ lạnh, truyền hình màu, điện thoại...với tiêu chuẩn chất lượng tương đối tốt và quan trọng là giá rẻ chỉ bằng 50% giá thị trường để trang bị cho các căn hộ mới xây. Chính phủ trích từ ngân sách để trả tiền cho các công ty, nhà máy về số hàng hóa và miễn thuế về lô hàng này cho họ. Chính phủ còn áp dụng hình thức cho các hộ mua vay trả góp toàn bộ căn hộ và các tiện ích bên trong. Do vậy, khi đến thăm Malaysia, chúng ta rất khó nhận thấy sự chênh lệch về mức sống giữa người giàu và người nghèo. Mặc dù là liên bang nhưng Malaysia không theo chế độ cộng hòa mà theo mô hình quân chủ lập hiến, nghĩa là nước có vua cai trị nhưng quyền lực tối cao không nằm trong tay vua mà là Hiến pháp. Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Malaysia độc lập (Hiến pháp năm 1957) quy định: Vua (Yang di – Pertuan Agong) là người đứng đầu Liên bang, hay đứng đầu Nhà nước được bầu lên từ những người đứng đầu các tiểu vương quốc (Sultan) theo nhiệm kỳ 5 năm. Trước đây, nhà Vua có quyền bác bỏ các dự luật, có thể giải tán nghị viện, nhưng theo Hiến pháp sửa đổi năm 1994 thì quyền hạn của Vua bị hạn chế và chỉ đóng vai trò cố vấn cho Thủ tướng. Nhà Vua lập ra Hội đồng cai trị gồm những người đứng đầu các bang. Hội đồng làm tham mưu trong việc bầu Hội đồng thẩm phán, Hội đồng bầu cử, Ủy ban công vụ... Nghị viện của Malaysia tổ chức theo lưỡng viện, gồm có thượng viện và hạ viện. Thượng viện có 69 thành viên, trong đó có 40 người là những người đứng đầu các đơn vị hành chính (bang) thường do Vua chỉ định và 29 người được bầu từ các bang. Mỗi bang được chọn ra 2 nghị sĩ làm thành 13 viên của Hội đồng lập pháp với nhiệm kỳ 3 năm. Hạ viện hay Viện dân biểu (gồm 192 thành viên) được lựa chọn từ các khu vực bầu cử trong nước với nhiệm kỳ 5 năm. Nhà Vua có thể giải tán Hạ viện sớm hơn nếu như có yêu cầu của Thủ tướng chính phủ. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng được nhà Vua bổ nhiệm người của đảng nào có nhiều ghế nhất trong Hạ viện. Thủ tướng lập ra Hội đồng bộ trưởng. Hiện nay, Malaysia có 25 bộ trưởng trong Nội các chính phủ. Người đứng đầu 9 tiểu vương quốc miền Tây Malaysia theo chế độ cha truyền con nối được tham gia lựa chọn Vua cho toàn nước Malaysia. Còn 4 thống đốc bang gồm Sarawak, Sabah, thành phố Melaka và đảo Penang, do nhà Vua chỉ định, không được bầu làm vua. Ở Malaysia, Tổ chức tộc người Malay thống nhất (gọi tắt là UMNO) là đảng phái chính trị mạnh nhất, có uy tín nhất và là hạt nhân chính trong mặt trận quốc gia (một liên minh chính trị giữa UMNO, Hiệp hội người Hoa Malaysia và Đại hội người Ấn) đang cầm quyền tại quốc gia này hơn một thập kỷ qua. Hạt nhân chính của Mặt trận quốc gia nói chung, của UMNO nói riêng là tầng lớp trí thức và các nhà doanh nghiệp. Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Mahathir, Mặt trận quốc gia – liên minh cầm quyền giữa trí thức người Malay bản địa với các thương gia người Hoa trở nên chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Đây là một đặc điểm chính trị hết sức nổi bật, có tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế và liên kết dân tộc ở Malaysia trong 2 thập kỷ qua. Đối lập với Mặt trận quốc gia là Đảng Islam toàn Malaysia (PIM) và Đảng Dân chủ hành động Malaysia (DAP). PIM đấu tranh vì một xã hội Malaysia Islam, bào trừ các sắc tộc không phải là Islam và cư dân bản địa. DAP thì lại đấu tranh vì một xã hội dân chủ theo mô hình các nước Bắc Âu. Những năm gần đây, hai đảng phái đối lập này phát triển khá mạnh, đặc biệt là DAP. Tuy nhiên, nhìn chung, chế độ chính trị của Liên bang Malaysia trong mấy chục năm qua là tương đối ổn định. Sự liên kết ngày càng gia tăng 14 giữa các đảng phái chính trị, giữa các tộc người trên nền tảng cùng có lợi và cùng phát triển là xu hướng chủ đạo trong đời sống kinh tế, chính trị của Malaysia. Đây là một trong những yếu tố then chốt giúp Malaysia hòa hợp và phát triển, đi đến chủ nghĩa tư bản hiện đại ở nước này. Về lịch sử, trước khi thực dân phương Tây xâm chiếm và cai trị, tại đất nước này đã từng tồn tại và chứng kiến sự thịnh vượng của các tiểu vương quốc Islam. Islam đã chiếm được địa vị độc tôn, trở thành quốc đạo từ thế kỷ XV và nơi đây cũng trở thành trung tâm truyền bá Islam lớn nhất ở Đông Nam Á. Sang đầu thế kỷ XVI (1511) thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm thành phố Melaka và cai trị ở đây hơn một thế kỷ. Đến năm 1641, Hà Lan liên minh với tiểu vương quốc Johor cướp lại thành phố Melaka từ tay Bồ Đào Nha. Nhưng đến những năm 80 của thế kỷ XVII, thực dân Anh đã chiếm lại thành phố Melaka và đảo Penang. Cùng với đảo Penang và Singapore, Melaka trở thành Cụm cư dân vùng eo biển thuộc Anh. Đến cuối thế kỷ XIX, toàn bộ Malaysia ngày nay đã trở thành thuộc địa của Anh. Chính sách khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu mà thực dân Anh thi hành đã không làm cho nước này trở thành một nước có nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chiếm tới 40% tổng thu nhập nội địa (GDP), khu vực chế biến, chế tạo chỉ chiếm hơn 10%. Hầu hết những ngành kinh tế chủ đạo có khả năng xuất khẩu như ngành xuất khẩu thiếc, cao su, dầu cọ, dừa, chè...đều do tư bản Anh kiểm soát. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Malaysia bị Nhật chiếm đóng. Lúc đầu, sự xuất hiện của quân đội Nhật đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Malaya. Tuy nhiên, do chính sách “chia để trị” của quân phiệt Nhật mà các cộng đồng cư dân của Malaya đã không thống nhất được lực lượng để kháng Nhật, thậm chí còn nhen nhóm lòng hận thù và đố kị lẫn 15 nhau, đặc biệt là giữa người Melayu và người Hoa. Vì vậy, họ đã không đưa cuộc kháng chiến của mình đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến tranh kết thúc, tháng 9 năm 1945, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, quân đội Anh đã chiếm lại Malaya. Họ đã mau chóng tiến hành các biện pháp nhằm ổn định tình hình và lập kế hoạch thành lập một thể chế chính trị mới ở Malaya, gọi là Liên hiệp Malaya. Cuối tháng 1 năm 1946, bất chấp mọi sự phản đối của mọi tầng lớp nhân dân Malaya, chính phủ Anh đã tuyên bố “ Sách trắng”, trong đó có đề cập đến Hiến pháp của Liên hiệp Malaya. Liên hiệp Malaya bao gồm 9 bang Melayu, Penang và Melaka, còn Singapore được công bố là thuộc địa riêng của Anh. Những người đứng đầu các bang Melayu giữ nguyên địa vị của mình nhưng thực chất chủ quyền nằm trong tay người Anh. Các công dân Liên hiệp Malaya đều có quyền bình đẳng, không phân biệt thành phần dân tộc và tôn giáo. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức dân tộc thống nhất Melayu (UMNO), nhân dân Malaya đã đấu tranh quyết liệt, do đó kế hoạch thành lập Liên hiệp Malaya của Anh đã không thành hiện thực. Cuối cùng, vào năm 1948, tất cả các bang Melayu và Cụm dân cư eo biển được thống nhất thành Liên bang Malaya dưới sự bảo hộ của Anh, theo sự thỏa thuận giữa Anh và các nhà lãnh đạo Melayu và UMNO. Năm 1957, Liên bang Malaya trở thành quốc gia độc lập, là thành viên của Khối thịnh vượng chung thuộc Anh (British Commonwealth of Nation). Năm 1963, Liên Bang Malaysia ra đời, bao gồm Liên bang Malaya, Singapore, Sabah và Sarawak với thủ đô là Kuala Lumpur (thuộc bang Selangor). Đến năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang, trở thành quốc gia độc lập. Năm 1974, bang Sabah trao đảo Labuan cho chính phủ Liên bang. Kuala Lumpur và Labuan trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan