Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng của chdcnd lào đến năm 2020 u...

Tài liệu Chính sách nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng của chdcnd lào đến năm 2020 unprotected

.PDF
232
744
62

Mô tả:

Bé gi¸o gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------ ------------ VONGSAY SOUKTHAVONE CHÝNH S¸CH NHµ N¦íC VÒ PH¸T TRIÓN DÞCH Vô TÝn dông ë CHDCND LµO §ÕN N¡M 2020 Hµ néi - 2016 Bé gi¸o gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------ ------------ VONGSAY SOUKTHAVONE CHÝNH S¸CH NHµ N¦íC VÒ PH¸T TRIÓN DÞCH Vô TÝn dông ë CHDCND LµO §ÕN N¡M 2020 Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại) Mã số : 62 34 01 21 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGHUYỄN VĂN TUẤN 2. PGS. TS. TRẦN ĐĂNG KHÂM Hµ néi - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Em là nghiên cứu sinh Soukthavone Vongsay cam đoan luận án: “Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020” là công trình khoa học do em nghiên cứu độc lập và hoàn thành với kết quả nghiên cứu, đánh giá chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án được nêu rõ xuất xứ và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Em xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan trên. Hà nội, ngày…... tháng…... năm 2016 Nghiên cứu sinh Soukthavone Vongsay ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng........................................................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng......................................................................................... 13 1.1.3. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu ............................................................. 16 1.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 17 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu về mức độ phát triển của dịch vụ tín dụng và mức độ hoàn thiện chính sách Nhà nước về chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ...................... 17 1.2.2. Dữ liệu nghiên cứu về mức độ phát triển của dịch vụ tín dụng và mức độ hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ........................................ 19 Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG ..................................................................................... 21 2.1. Dịch vụ tín dụng và phát triển dịch vụ tín dụng ...................................... 21 2.1.1. Dịch vụ tín dụng .............................................................................................. 21 2.1.2. Phát triển dịch vụ tín dụng .............................................................................. 32 2.2. Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng .............................. 45 2.2.1. Chính sách Nhà nước ...................................................................................... 45 2.2.2. Khái niệm và nội dung của chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ........................................................................................................................... 51 2.2.3. Hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng .................... 55 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ............. 72 2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................... 73 2.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................ 82 2.3.3. Kinh nghiệm của Việt Nam ............................................................................. 92 2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào........................................................ 99 Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 102 iii CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở CHDCND LÀO ..................................................... 103 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của CHDCND Lào ...................... 103 3.2. Thực trạng thị trường dịch vụ tín dụng ở nước CHDCND Lào ............ 105 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các tổ chức tín dụng tại nước CHDCND Lào................. .......................................................................................................... 105 3.2.2. Quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào .............. 112 3.2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào ............................ 114 3.3. Thực trạng chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào ............................................................................................... 132 3.3.1. Thực trạng chính sách về phát triển chủ thể cung ứng dịch vụ tín dụng ...... 133 3.3.2. Thực trạng chính sách về phát triển chủ thể sử dụng dịch vụ tín dụng......... 145 3.3.3. Thực trạng chính sách về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng ................... 154 3.4. Đánh giá thực trạng chính sách nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại nước CHDCND Lào ................................................................................. 154 3.4.1. Kết quả trong chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào ......................................................................................................... 154 3.4.2. Hạn chế trong chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào ......................................................................................................... 158 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................. 162 Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 166 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở CHDCND LÀO .............................................................................................................. 167 4.1. Định hướng và quan điểm hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào ................................................................. 167 4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của CHDCND Lào ................................................................. 167 4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào ............................ 169 4.1.3. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào........................................................................... 175 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào ............................................................................................ 179 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ............................... 179 4.2.2. Quy định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực tín dụng của các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan này ....... 183 iv 4.2.3. Hoàn thiện quy trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách .............. 185 4.2.4. Hoàn thiện nội dung chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ......................... 186 4.2.5. Hoàn thiện hệ thống công cụ thực hiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng......... ................................................................................................................ 189 4.2.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý .......................................................... 193 4.2.7. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước .............................. 195 4.2.8. Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng ........................ 197 4.2.9. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Lào ........................................................................................................................... 199 4.2.10. Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề kết nối giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp trong nền kinh tế ......................... 201 4.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào ................................................................................... 202 4.3.1. Kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng tại CHDCND Lào ........................... 202 4.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp và cá nhân tại CHDCND Lào ............. 207 Kết luận Chương 4 ........................................................................................ 209 KẾT LUẬN.................................................................................................... 210 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I. Tiếng Việt TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BLĐPLXH Bộ Lao Động và Phúc lợi xã hội 2 CHDCND Lào Cộng Hòa Dân chủ Nhân Dân Lào 3 CSTD Chính sách tín dụng 4 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 5 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 DSCV Doanh số cho vay 7 NH Ngân hàng 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 NHTM Ngân hàng Thương mại 10 NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần 11 NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước 12 NHTW Ngân hàng Trung ương 13 QLNN Quản lý Nhà nước 14 TCTD Tổ chức tín dụng 15 TMCP Thương mại Cổ phần II. Tiếng Anh TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á 2 AMC Asset Management Company Công ty quản lý tài sản 3 APB The Agriculture Promotion Bank Ngân hàng khuyến khích nông nghiệp 4 ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á vi 5 ATM Automated teller machine 6 BCEL Lao Bank for Foreign Trade Ltd. Ngân hàng Ngoại Thương Lào 7 BIS 8 BOL Bank of Lao PDR Ngân hàng Nhà nước Lào 9 CAR Capital Adequacy Rate Tỷ lệ an toàn vốn 10 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội 11 GNP Gross national product Tổng sản phẩm quốc gia 12 IHS Institute for Humane Studies Viện nghiên cứu nhân đạo 13 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 14 LDB Lao Development Bank Ltd Ngân hàng Phát triển Lào 15 NBFI Non-bank financial institution Tổ chức tài chính phi ngân hàng 16 NBL National Bank of Laos Ngân hàng Quốc gia Lào 17 NDT The yuan Nhân dân tệ 18 NGO Non-Govermental Organization Tổ chức phi Chính phủ của nước ngoài 19 NPL Rate subprime Tỷ lệ nợ dưới chuẩn 18 ODA Official development assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 20 PB Policy Bank Ngân hàng Chính sách 21 PBOC The People's Bank of China Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 22 PM Prime Minister Thủ tướng 23 SME Small and Medium enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa 24 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Bank for International Settlements Máy rút tiền Ngân hàng Thanh toán Quốc tế vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí/chỉ tiêu điều hành, kiểm tra, giám sát quá trình phát triển dịch vụ tín dụng dựa vào các nguyên tắc của Basel I.............................................58 Bảng 2.2: Tổng quan các biện pháp thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc sau 1997 ................................................................................76 Báng 2.3: Quy mô và lãi suất công cụ trần hạn mức tổng tín dụng của Hàn Quốc....84 Bảng 2.4: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa được Hàn Quốc ban hành ...................................................................................89 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế Lào giai đoạn 2000-2015 .................................................103 Bảng 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào giai đoạn 2000-2015 .......................104 Bảng 3.3: Tín dụng theo ngành của hệ thống ngân hàng Lào giai đoạn năm 20012015 .........................................................................................................121 Bảng 3.4: Tín dụng theo đối tượng khách hàng của hệ thống ngân hàng Lào .........122 Bảng 3.5: Tỷ giá ngoại tệ ..........................................................................................143 Bảng 3.6: Chính sách lãi suất của NHNN Lào .........................................................144 Bảng 3.7: Mức độ sâu sắc của hệ thống thông tin tín dụng của CHDCND Lào ......161 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu....................................................................................17 Hình 2.1: Cơ cấu khách hàng vay vốn ........................................................................38 Hình 2.2: Hệ thống cơ quan Nhà nước ban hành chính sách về phát triển dịch vụ tín dụng ...........................................................................................................53 Hình 3.1: Số lượng NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh tại CHDCND Lào giai đoạn 2000 - 2015 .....................................................................................107 Hình 3.2: Cấu trúc hệ thống Ngân hàng CHDCND Lào năm 2015 .........................109 Hình 3.3: Thông tin về tỷ trọng tài sản và tiền gửi của hệ thống ngân hàng nước CHDCND Lào giai đoạn 2008 - 2013 .....................................................111 Hình 3.4: Quy mô khách hàng và tốc độ tăng trưởng khách hàng của hệ thống ngân hàng tại CHDCND Lào giai đoạn 2000 - 2015 .......................................116 Hình 3.5: Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của hệ thống ngân hàng tại CHDCND Lào giai đoạn 2000 - 2015 ..............................117 viii Hình 3.6: Dự nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tại CHDCND Lào giai đoạn 2000 - 2015 .....................................................118 Hình 3.7: Tỷ lệ tín dụng/GDP và Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ tín dụng/GDP của hệ thống ngân hàng tại CHDCND Lào giai đoạn 2000 – 2015 ...................119 Hình 3.8: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước và đối với khách hàng tư nhân giai đoạn 2001-2015 .........................................124 Hình 3.9: Tỷ lệ thu lãi ...............................................................................................125 Hình 3.10: Vòng quay vốn ........................................................................................125 Hình 3.11: Tỷ lệ nợ quá hạn ......................................................................................126 Hình 3.12: Tỷ lệ nợ xấu .............................................................................................126 Hình 3.13: Dung lượng thị trường tài chính của các quốc gia ASEAN (2012) ........127 Hình 3.14: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của CHDCND Lào .......................................128 Hình 3.15: Số lượng NHTM tại CHDCND Lào và một số quốc gia trong ASEAN 129 Hình 3.16: Tình hình áp dụng BASEL tại các quốc gia ............................................130 Hình 3.17: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân ở các quốc gia Châu Á mới nổi giai đoạn 2012 - 2015 ..............................................................................131 Hình 3.18: Tỷ lệ nợ xấu của một số quốc gia giai đoạn 2000 - 2015........................132 Hình 3.19: Tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại CHDCND Lào giai đoạn 2000 - 2015 ................................................143 Hình 3.20: Xếp hạng về mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng của một số quốc gia....................................................................................................159 Hình 3.21: Mức độ sẵn có và dễ tiếp cận về thông tin tín dụng trong nền kinh tế....161 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia còn non trẻ với một Đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng nhân dân cách mạng Lào. Nhằm đưa đất nước đi lên sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt với những hậu quả nặng nề, Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1986, đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó khâu then chốt là thực hiện mở cửa, điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế để từng bước đưa CHDCND Lào hội nhập với dòng chảy chung của khu vực và thế giới. Trong những năm qua, CHDCND Lào đã rất tích cực theo đuổi chủ trương hội nhập khu vực và toàn cầu, đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn bè và các đối tác chiến lược nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ, trong đó, những dấu mốc hội nhập quan trọng cần phải kể đến đó là: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1997; gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2013 và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015. Ngày nay, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu, xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, từ những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, và từ xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên thế giới. Có thể khẳng định, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ đem đến nhiều cơ hội song hành với nhiều thách thức cho quá trình phát triển của một quốc gia còn non trẻ như CHDCND Lào trong thời gian tới. Bên cạnh xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ là xu thế đẩy mạnh cải cách và đổi mới nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu các ngành kinh tế của các quốc gia theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và các ngành dịch vụ, đặc biệt là các ngành đem lại giá trị gia tăng cao như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, logistics, công nghệ thông tin. Hiện nay, tại các quốc gia đã và đang phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ đang ngày càng tăng lên, góp phần quan trọng quyết định chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong xu thế đó, việc phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, trong đó có dịch vụ tín dụng, là một định hướng đúng đắn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của CHDCND Lào. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, sự phát triển của dịch vụ tín dụng tại Lào còn rất hạn chế, biểu hiện ở quy mô tín dụng còn nhỏ; đối tượng, phạm vi cung cấp dịch vụ còn hạn hẹp; phương thức cung ứng dịch vụ còn đơn giản, đơn điệu; chất lượng, hiệu quả dịch vụ còn thấp... 2 Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những hạn chế này sẽ trở thành những thách thức không nhỏ cho sự phát triển lĩnh vực dịch vụ tín dụng nói riêng và sự phát triển kinh tế của CHDCND Lào nói chung. Đối với mỗi quốc gia, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, sự quản lý vĩ mô của Nhà nước là những yếu tố bên trong mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và của mỗi ngành kinh tế nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia đều phải rất nỗ lực cải thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý để đáp ứng yêu cầu hội nhập khi trở thành thành viên của các Hiệp định thương mại song phương và đa phương trong khu vực và trên thế giới. Có thể khẳng định, lĩnh vực tín dụng của CHDCND Lào trong thời gian qua chưa đạt được những bước phát triển lớn, một phần cơ bản là do hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại Lào còn chưa hoàn thiện. Nhà nước Lào còn thiếu kinh nghiệm trong việc đưa ra những chính sách hợp lý nhằm tạo nên những bước đột phá trên con đường phát triển của lĩnh vực tín dụng trong nền kinh tế quốc dân. Nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào trong thời gian tới, tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức mà hội nhập đem lại, việc cải thiện và đổi mới hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng đang trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Mục đích của Luận án: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của Luận án là tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào trong bối cảnh CHDCND Lào đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của Luận án là đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào, tập trung vào dịch vụ tín dụng do các tổ chức tín dụng cung cấp, đến năm 2020. Hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào được Luận án nghiên cứu với ba trụ cột cơ bản: chính sách Nhà nước về phát triển các tổ chức tín dụng; chính sách Nhà nước về phát triển các chủ thể sử dụng dịch vụ tín dụng; và chính sách Nhà nước về phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án: Để đạt được mục đích của Luận án nêu trên, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách của Nhà nước về phát triển tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ tín dụng của nước CHDCND Lào. - Phân tích thực trạng chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào trong thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những điểm hợp lý, bất cập và nguyên nhân. - Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu của Luận án: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng và tiếp cận chủ yếu trên giác độ thương mại, bao gồm chính sách Nhà nước về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng, phát triển chủ thể cung ứng dịch vụ tín dụng và phát triển chủ thể sử dụng dịch vụ tín dụng. Chính sách tín dụng (CSTD) có nội dung rộng lớn, bao hàm cả CSTD của Ngân hàng Nhà nước và CSTD của bản thân mỗi một tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc các tổ chức tài chính tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu và giải quyết của Luận án là chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng do các TCTD cung cấp. Với dịch vụ tín dụng này, chủ thể cung ứng dịch vụ là các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp và thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính; quỹ tín dụng; hợp tác xã tín dụng... ); và khách hàng tiếp nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Bên cạnh đó, khái niệm dịch vụ tín dụng trong Luận án này không bao hàm nghĩa “Tín dụng chính sách” của Nhà nước, bởi tín dụng chính sách chỉ là một loại tín dụng có tính chất ưu đãi cho một số đối tượng và chương trình kinh tế - xã hội nhất định. Như vậy, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chính sách Nhà nước ở tầm vĩ mô, đóng vai trò là công cụ quản lý và điều hành hoạt động dịch vụ tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, mà không đi vào phân tích CSTD mang tính vi mô thuộc sách lược và nghiệp vụ kinh doanh của mỗi TCTD. Về giác độ nghiên cứu, Luận án nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng đứng trên giác độ của các cơ quan Nhà nước ban hành chính sách phát triển 4 dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào hiện nay, bao gồm: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan. Phạm vi nghiên cứu của Luận án: Về không gian nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng, tập trung vào dịch vụ tín dụng do các tổ chức tín dụng cung cấp, tại CHDCND Lào. Về thời gian nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng và thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 - 2015 và định hướng giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào đến năm 2020. 4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án được thể hiện trên các giác độ sau: Về phương diện lý luận, Luận án đã có đóng góp: Thứ nhất, đã tổng kết được kinh nghiệm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, là những nước có điều kiện tương đồng với CHDCND Lào, qua đó, đúc kết được những bài kinh nghiệm mới, tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào. Thứ hai, hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng và chính sách của Nhà nước nhằm phát triển dịch vụ tín dụng, làm rõ nội dung chính sách phát triển dịch vụ tín dụng trên ba trụ cột: Chính sách phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ - các tổ chức tín dụng; chính sách phát triển các chủ thể sử dụng dịch vụ - các khách hàng của các TCTD; chính sách phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng. Thứ ba, Luận án xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển dịch vụ tín dụng cũng như hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách phát triển dịch vụ tín dụng, đồng thời, luận giải được các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện của chính sách phát triển dịch vụ tín dụng. Về phương diện thực tiễn, Luận án đã phân tích được thực trạng chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào trên ba trụ cột: Chính sách phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ - các tổ chức tín dụng; chính sách phát triển các chủ thể sử dụng dịch vụ - các khách hàng của các TCTD; chính sách phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng, qua đó, khẳng định chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào chưa hoàn thiện. Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào chưa hoàn thiện và định hướng hoàn thiện chính sách, Luận án đã đề xuất được 10 nhóm giải pháp và 02 nhóm 5 kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào đến năm 2020. 5. Ý nghĩa của Luận án - Ý nghĩa về lý luận: Luận án tổng hợp được những vấn đề lý thuyết về chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng. - Ý nghĩa về thực tiễn: Luận án mô tả và phân tích thực trạng chính sách của Nhà nước Lào đối với phát triển dịch vụ tín dụng, từ đó đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học; là tài liệu tham khảo trong hoạch định chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Tổng quan chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng Chương 3: Thực trạng chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu Dịch vụ tín dụng là một trong những dịch vụ tài chính đặc thù và cũng là một trong những dịch vụ tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến việc phát triển dịch vụ tín dụng trong từng lĩnh vực cụ thể, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau đây: 1.1.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng 1.1.1.1. Các nghiên cứu về dịch vụ tín dụng Ở Việt Nam, trong khoảng 20 năm trở lại đây có những công trình nghiên cứu về tín dụng như: - “Những giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh” Luận án tiến sĩ kinh tế Tài chính – Ngân hàng của tác giả Nguyễn Thạc Hoát (1993), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án trình bày các luận điểm khoa học về bản chất, vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường, đánh giá tổng quát thực trạng thể chế và hoạt động tín dụng Ngân hàng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - “Tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Đảo (1996), tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án trình bày về tín dụng ngân hàng và vai trò của nó đối với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thực trạng tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. - “Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Việt Trung (1996), tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án trình bày về vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở lý luận, Luận án đánh giá những tác động của hoạt động tín dụng ngân hàng trong vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó chỉ ra 7 những điểm còn hạn chế và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng. - “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Nghệ An theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Hà Huy Hùng (2003), tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án trình bày về vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và những đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những đánh giá về thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng, Luận án đề xuất những giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm nâng cao vai trò của hoạt động này trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả. - “Các giải pháp tín dụng tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Bính (1995), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong quá trình xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất những giải pháp tín dụng thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. - “Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Hồng Hạnh (1996), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại Việt Nam. - “Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Dũng (2001), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án trình bày cơ sở lý luận về bản chất, vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt chỉ rõ vai trò của hoạt động tín dụng trong vấn đề hỗ trợ cho người nghèo trong xã hội. Từ đó, Luận án đề xuất một số giải pháp tín dụng nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo ở Việt Nam. - “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm Hoài 8 Bắc (2003), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại; đánh giá thực trạng kinh tế trang trại và hoạt động tín dụng ngân hàng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại cũng như hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - “Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Hùng (2003), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về vai trò và nội dung của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản; đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản. - “Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Vũ Thị Nhài (2003), tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu và đề xuất các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm góp phần phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam. - “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. HCM” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Trọng Huy (2013), tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án khái quát và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm bản chất, đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Trên cơ sở lý luận, Luận án đánh giá thực trạng quy mô và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2008 – 2012, từ đó đề xuất giải pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank trên địa bàn TP.HCM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng đến năm 2020. - “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Kim Anh (2004), tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng hoạt động tín 9 dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. - “Giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai thác hải sản ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Xuân Quang (2004), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu vai trò của tín dụng đối với phát triển khai thác hải sản, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai thác hải sản ở Việt Nam. - “Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Mậu Sơn (2006), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án trình bày vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng; đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam. - “Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Hà Giang (2010), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - “Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Hà Kim Thanh (2012), tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án nghiên cứu và xác định 6 nhân tố tác động đến xu hướng cho vay mua nhà ở dành cho đối tượng có thu nhập trung bình và thấp bao gồm: Chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ; Các vấn đề về nguồn vốn; Các vấn đề về tài sản đảm bảo; Các vấn đề giá trị của khoản vay; Các tác động từ cơ chế quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước; Các yếu tố đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Luận án cũng xác định những vai trò của Chính phủ và đề xuất giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển tín dụng ngân hàng dành cho người có thu thập trung bình và thấp vay vốn mua nhà. - “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thu Đông (2012), tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn 10 đề lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại; Nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010; Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập. - “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án khái quát hoá những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại; Đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại; Đánh giá và chỉ rõ những thành tựu và hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoan 2008 - 2011; Đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng này. - “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn định” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Lê (2014), tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Luận án trình bày luận cứ khoa học về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn; Phân tích thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kinh tế vĩ mô bất ổn. Trong các công trình nghiên cứu về tín dụng được thực hiện tại Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu về tín dụng tại nước CHDCND Lào, song số lượng còn tương đối hạn chế. Một số công trình nghiên cứu có thể kể tên là: - “Tín dụng đầu tư phát triển nền kinh tế Lào” Luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Meemoua YONGMAMOUA (2003), tại Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án trình bày cơ sở lý luận về bản chất, vai trò của tín dụng trong nền kinh tế, đặc biệt tập trung vào loại hình tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Luận án cũng đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Lào. - “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Lào” Luận án Tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Diengkham SENGKEOMYSAY (2014), tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Lào, trên các phương diện như: quy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan