Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách quản lý ruộng đất của triều lê sơ (1428 - 1527)...

Tài liệu Chính sách quản lý ruộng đất của triều lê sơ (1428 - 1527)

.PDF
112
787
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------- Nguyễn Thị Thƣơng Huyền CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT CỦA TRIỀU LÊ SƠ (1428-1527) LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------- Nguyễn Thị Thƣơng Huyền CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT CỦA TRIỀU LÊ SƠ (1428-1527) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 6022.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Thị Phƣơng Chi Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lời cam đoan Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là hoàn toàn đúng sự thật, là kết quả của sự tìm tòi, tổng hợp, khái quát trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Từ đó rút ra những chính sách quản lý ruộng đất của triều Lê sơ trong khoảng thời gian từ 1428 – 1527. Luận văn được thực hiện trong 8 tháng, từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011. Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Thƣơng Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lời cảm ơn! Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học là PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi - Phó tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử - Viện sử học, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện sử học, Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Thư viện trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, …đã tạo điều kiện cung cấp thông tin giúp tôi có cơ sở khai thác, tổng hợp những kiến thức có liên quan để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, người thân đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mặt thời gian trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Thƣơng Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang Phụ bìa Lời cam đoan..........................................................................................i Lời cảm ơn ............................................................................................ii Mục lục..................................................................................................iii MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài ...................................................................................1-2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................2-5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài .............................5 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ................................................6 5. Đóng góp của đề ài ................................................................................6 6. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 6 NỘI DUNG Chƣơng 1: Khái quát tình hình Đại Việt thời Lê Sơ (1428- 1527). 1.1. Tình hình chính trị ..........................................................................7-15 1.2. Tình hình kinh tế ..........................................................................15-20 1.3. Tình hình văn hóa -xã hội .............................................................21-23 Tiểu kết......................................................................................................23 Chƣơng 2: Chính sách quản lý ruộng đất công 2.1. Chính sách quản lý ruộng công làng xã .......................................24 -36 2.2. Chính sách quản lý ruộng đồn điền .............................................36-38. 2.3. Chính sách quản lý ruộng khẩn hoang ..........................................38-44 Tiểu kết ................................................................................................44-45 Chƣơng 3: Chính sách quản lý ruộng đất tƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1. Chính sách quản lý ruộng tư của thế gia, quan lại cao cấp ……...46-59 3.2. Chính sách quản lý ruộng đất tư của địa chủ ...............................59-67. 3.3. Chính sách quản lý ruộng tư của nông dân ..................................67-74 Tiểu kết ..........................................................................................74-76 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Vấn đề ruộng đất từ trước đến nay luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ khác nhau- nhất là vấn đề ruộng đất thời trung đại. Tìm hiểu về vấn đề ruộng đất cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu cơ sở văn minh dân tộc trong lịch sử, bởi lẽ nền kinh tế nước ta cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Trong bức tranh chung toàn cảnh ruộng đất, cái chi phối nhất, chi phối chủ yếu đến tình trạng ruộng đất phải kể đến các chính sách về ruộng đất mà nhà nước quân chủ ban hành. Các chính sách, biện pháp ruộng đất được nhà nước ban hành có ảnh hưởng lớn đến bức tranh ruộng đất nói chung. Quản lý ruộng đất là một nội dung trọng tâm của quản lý nhà nước thời quân chủ. Bởi lẽ có nắm được ruộng đất, nhà nước mới có cơ sở để thu tô thuế, mà tô thuế là nguồn thu nhập tài chính chủ yếu của nhà nước. Hơn thế nữa, từ chỗ quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất, nhà nước mới có thể chi phối được mọi mặt đời sống xã hội. Ngoài ra, chính sách quản lý ruộng đất còn thể hiện quyền sở hữu tối cao của nhà nước đối với ruộng đất. Chính trên cơ sở chủ đạo của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, nhà nước trung ương đã ban hành những chính sách, biện pháp cần thiết có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Dưới chế độ quân chủ, ruộng đất cùng các vấn đề khác như thủy lợi, tập quán sản xuất được coi là những yếu tố cơ bản nhất quyết định đối với sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, vấn đề ruộng đất dưới mỗi triều đại, bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, đặc biệt là chính sách quản lý ruộng đất dưới mỗi triều đại cũng có đặc trưng riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu chính sách quản lý ruộng đất của nhà nước phong kiến Việt Nam dưới một triều đại lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như lý giải được nhiều vấn đề liên quan như tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hóa giai cấp trong xã hội, thịnh suy của triều đại phong kiến… để từ đó có phương hướng đúng xử lý vấn đề tạo sự phát triển cho sản xuất. Ngày nay trên bước đường xây dựng phát triển nhà nước XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề ruộng đất được đặt ra trên bình diện khác, đó là vai trò chủ động của con người. Nhưng những bài học lịch sử, trong đó có vấn đề ruộng đất cùng chính sách quản lý nhà nước, ngày nay vẫn còn có ý nghĩa. Việc nghiên cứu chính sách quản lý ruộng đất nhà nước phong kiến có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu các vấn đề chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và xã hội. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Chính sách quản lý ruộng đất của triều Lê sơ (1428-1527)” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của giới sử học. Cho đến nay có nhiều công trình khoa học được công bố: Vào cuối thập kỉ 50 và 60, đã có một số chuyên khảo về đề tài trên mà tiêu biểu là cuốn“Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất của nhà nước Lê sơ thế kỷ XV. Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Đây là cuốn sách đầu tiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 chuyên về đề tài này của giới sử học nước nhà kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ cuối thập kỉ 70, 80 của thế kỷ trước đến nay đã có một số chuyên khảo khá quy mô, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất. Trong chuyên khảo “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”, dựa trên những bộ chính sử của triều Nguyễn, tác giả Vũ Huy Phúc đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó, cũng như tác động và ảnh hưởng của nó đối với yêu cầu của lịch sử. Trong chuyên khảo công phu và quy mô “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam ( từ thế kỷ XI-XVIII)” (2 tập) của tác giả Trương Hữu Quýnh đã phác họa ra những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, qua đó bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu cũng như tính chất kinh tế, xã hội của nó. Bên cạnh việc sử dụng các bộ chính sử, tác giả còn huy động một nguồn tư liệu địa phương khá phong phú (bao gồm văn bia, gia phả…). Vì vậy, chuyên khảo này còn cung cấp những tư liệu tham khảo có giá trị về vấn đề sở hữu ruộng đất dưới thời phong kiến. Ngoài ra còn có thể kể tới một số công trình như:“Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”- Luận án PTS sử học của tác giả Vũ Văn Quân, “Tình hình ruộng đất kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” của các tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang, Vũ Văn Quân. Bên cạnh các cuốn sách và luận án nói trên còn nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này được đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 tế, Dân tộc học có thể kể đến: Nguyễn Khắc Đạm “Vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 65 (1965); Minh Tranh“Vài nét vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam”, tạp chí văn sử địa số 2; Phan Huy Lê “Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất sở hữu của các loại ruộng đất thế nghiệp”, tạp chí NCLS số 199 (1981). Các tác giả Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đức Nghinh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Đào Tố Uyên, Nguyễn Cảnh Minh…cũng đã có những bài viết liên quan đến vấn đề ruộng đất. Các bài viết trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIX. Trong nghiên cứu tình hình ruộng đất, nguồn tư liệu địa bạ được các nhà nghiên cứu đặc biệt coi trọng. Giáo sư sử học Nguyễn Đức Nghinh đã giành nhiều thời gian nghiên cứu và cho đến nay đã có hàng chục công trình được công bố qua việc khai thác nguồn tư liệu này. Đặc biệt mấy năm gần đây, tại trung tâm lưu trữ quốc gia I, 10.044 tập địa bạ đã bước đầu được thống kê, khảo sát. Trong Luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn”(1829), tác giả Đào Tố Uyên đã chỉ ra những điểm cơ bản và diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỷ XIX. Tác giả Bùi Quý Lộ trong luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải” cũng đã phân tích kĩ chế độ ruộng đất ở Tiền Hải. Những công trình nêu trên tuy không trực tiếp liên quan đến đề tài luận văn nhưng nội dung các công trình đó giúp cho tác giả luận văn có thêm nhận thức trong quá trình thực hiện đề tài. Như vậy, vấn đề ruộng đất ở nước ta thời phong kiến đã có một quá trình lịch sử nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà địa phương học đã góp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 phần mình vào việc dựng lên bức tranh về chế độ ruộng đất ở các thế kỷ, làm cơ sở cho việc trình bày một cách đầy đủ các mặt hoạt động của nhân dân ta đương thời. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về “Chính sách quản lý ruộng đất của triều Lê sơ (1428-1527)”. Những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách quản lý ruộng đất triều Lê sơ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Trong phạm vi của đề tài: Chính sách quan lý ruộng đất triều Lê Sơ, luận văn giới hạn ở việc tìm hiểu chính sách quản lý của nhà nước Lê Sơ đối với ruộng công và ruộng tư. Về thời gian: Từ khi triều Lê sơ xác lập – 1428 đến khi kết thúc -1527. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Luận văn tìm hiểu về chính sách quản lý của nhà nước Lê Sơ đối với các loại hình ruộng đất: ruộng công, ruộng tư; Đồng thời luận văn còn nêu lên tác động của chính sách đó tới lợi ích của nhà nước phong kiến, đời sống của các bộ phận trong xã hội, từ đó thấy được tác dụng và hạn chế của chính sách ruộng đất triều Lê sơ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt. 4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu 4. 1. Nguồn tƣ liệu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Nguồn tư liệu trong chính sử: Một số sử sách và địa chí cổ: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Phủ biên tạp lục. - Các sách, tạp chí xuất bản liên quan đến đề tài. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp đề tài. Luận văn làm rõ chính sách quản lý ruộng đất của triều Lê Sơ trong lịch sử dân tộc. Đồng thời còn cho thấy tác dụng của chính sách quản lý ruộng đất triều Lê sơ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt Luận văn sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài gồm có ba chương: Chƣơng 1: Khái quát tình hình nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) Chƣơng 2: Chính sách quản lý ruộng đất công Chƣơng 3: Chính sách quản lý ruộng đất tư CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NƢỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 1.1. Tình hình chính trị Về xây dựng và củng cố chính quyền. Xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV lâm vào tình trạng chính trị khủng hoảng sâu sắc, kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, xã hội bất ổn định. Bên cạnh đó, Đại Việt lại đứng trước nguy cơ ngoại xâm ngày càng đến gần. Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ bị thất bại, đât nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh trong hai mươi năm (14071427). Khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã cùng với nhân dân cả nước đánh bại quân Minh xâm lược. Đất nước thanh bình, vương triều nhà Lê (Lê sơ) được thiết lập. Nhà Lê sơ thực hiện các chính sách nhằm khôi phục, ổn định và phát triển đất nước. Thời Lê sơ được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê sơ đến giai đoạn thịnh đạt nhất. Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đạt tới đỉnh cao, trở thành nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình từ nền quân chủ quý tộc thời Lý -Trần mang đậm tính Phật giáo sang nền quân chủ quan liêu nho giáo. Về hành chính, năm 1428, Lê Thái Tổ chia đất nước thành 5 đạo: Đông đạo, Tây đạo, Nam đạo, Bắc đạo, Hải tây. Đứng đầu mỗi đạo có chức hành khiển và tổng quản. Hành khiển coi việc dân chính và tư pháp. Tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Dưới đạo có các đơn vị nhỏ như trấn, lộ rồi đến phủ, huyện, châu, xã. Tất cả hệ thống chính quyền ấy đều tập trung quyền hành vào tay triều đình trung ương. Ở triều đình, đứng đầu là vua rồi đến các chức tả Tướng quốc và hữu Tướng quốc. Tiếp theo là các chức Tam Tư, Tam Thiếu, Tam Thái giành riêng cho tôn thất và công thần. Dưới là hai ngạch ban văn và ban võ. Sau Đại Hành khiển là Thượng thư đứng đầu Bộ (có hai Bộ là Bộ Lại và Bộ Lễ). Bên cạnh đó có một số cơ quan chuyên trách như Khu Mật viện, Hàn Lâm viện, Ngũ Hình viện, Ngự Sử đài, Quốc Tử Giám, Quốc Sử viện, Nội thị sảnh, các quán, cục, ty... Ở địa phương, đứng đầu các đạo là các chức Hành khiển phụ trách mọi việc quân dân. Sau đó là các chức An phủ sứ, Tri phủ, Tuyên phủ sứ, Chuyển vận sử đứng đầu các trấn, lộ, huyện. Xã có xã quan. Nhìn chung, bộ máy Nhà nước thời Lê Lợi chủ yếu dựa vào quy chế tổ chức của các triều đại Lý, Trần. Tuy nhiên nó đã là một bước tiến bộ về mức độ tập trung chính quyền. Trải qua các đời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, bộ máy nhà nước càng được củng cố hơn, theo hướng tập quyền, nhằm mục đích tập trung quyền hành vào tay nhà vua, nâng cao hơn nữa tính chuyên chế. Từ 1466-1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Đất nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên với các cơ quan hành chính thống nhất. Hệ thống hành chính thời Lê Thánh Tông được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chủ trương của Lê Thánh Tông là đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, "các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng giữ gìn nhau, lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc lớn của nước không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo đúng phép, không có lầm lỗi làm trái nghĩa phạm hình, để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 theo trọn các chí của thánh tổ thần tông ta, mà giữ được trị an lâu dài" [12, tr. 482]. Các chức tể tướng, bộc xạ, tư đồ đều bị bãi bỏ. Vua trực tiếp điều khiển 6 bộ: bộ binh, hình, lễ, lại, công, hộ. Đứng đầu là thượng thư, giúp việc có 2 thị lang. Đây là cơ quan chính phụ trách mọi công tác của triều đình. Giúp việc cho các bộ còn có 6 tự. Để giám sát hoạt động của quan lại nói chung có ngự sử đài và 6 khoa tương ứng với 6 bộ. Hàn lâm viện và Quốc tử giám được giữ nguyên như các triều đại trước. Quá trình tuyển chọn quan lại qua nhiều đường khác nhau: tập ấm, tuyển cử..., chủ yếu là khoa cử. Dưới thời vua Lê Thánh Tông đã tuyển chọn đội ngũ quan lại có năng lực làm việc trong bộ máy nhà nước. Để tạo điều kiện cho quan lại trung thành với nhà vua, Lê Thánh Tông đặt quy chế lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng thống nhất. Nếu so sánh với những triều vua thời Lý- Trần, hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông đã thể hiện một bước tiến cơ bản. Có thể nói nó đã đạt đến đỉnh cao của mô hình Nhà nước quân chủ chuyên chế, quan liêu. Vua tuy vẫn giữ những chức năng cơ bản của thời trước nhưng với quyền lực tập trung hơn, quyết đoán hơn. Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa "tôn quyền". Theo đó, nhà vua là "con trời", người giữ mệnh trời, thay trời cai trị dân. Vua là người đứng đầu cả nước, đồng thời cũng là người được ban hành mọi chính sách, luật lệ của đất nước. Hệ thống các cơ quan hành chính được xếp đặt rõ ràng, có phân công, phân nhiệm cụ thể. Hệ thống hành chính thời Lê Thánh Tông thể hiện được tính tập trung từ dưới lên trên, từ địa phương đến trung ương, đề cao quyền hành toàn diện của người đứng đầu Nhà nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Về luật pháp: Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng với các đại thần bàn định một số luật lệ và lo đến việc lập pháp. Lê Lợi hạ lệnh cho các Tướng hiệu và các quan rằng: "Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp". [14, tr. 45, 453] Trải qua các đời vua Thái Tông, Nhân Tông, đặc biệt dưới đời vua Lê Thánh Tông, vào năm 1483, vua sai các triều thần sưu tập các điều luật, pháp lệnh đã ban bố trong các triều vua thời Lê sơ xây dựng thành bộ luật hoàn chỉnh vì theo quan niệm của Thánh Tông "Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo". Năm 1483, Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh gồm 722 điều chia thành 16 chương gọi là "Quốc triều hình luật" hay "Luật Hồng Đức". Về hình thức, đó là bộ luật hình sự với khung hình "suy, trượng, đồ, lưu, tử".Thực chất, đây là bộ luật tổng hợp và có các điều khoản về điền sản, dân sự, hôn nhân. Nội dung chủ yếu của Bộ luật là nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước trung ương tập quyền (những hành động chống đối triều đình, chống đối lễ giáo phong kiến bị ghép vào "thập ác''). Đặc biệt là nhiều điều luật trong "Điền sản" nhằm bảo vệ tô thuế của nhà nước, nghiêm cấm và trừng phạt những hành vi xâm lấn, chiếm đoạt ruộng đất công. Luật Hồng Đức giành nhiều điều quy định chi tiết về việc sở hữu ruộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 đất, nguyên tắc mua bán, cầm cố ruộng đất nhằm bảo vệ quyền tư hữu tài sản; trước hết quyền tư hữu ruộng đất và bóc lột địa tô của giai cấp địa chủ: Điều 341 Bán ruộng đất quan thụ và ruộng đất khẩu phân bị phạt 60 trượng, biếm 2 tư, người viết thay hoặc chứng kiến (tội cũng như thế) giảm một bậc; truy nguyên tiền và ruộng đất nộp cho nhà nước. Bán đợ thì phạt 60 trượng, cho chuộc lại. Điều 342 Chiếm ruộng đất công quá hạn (bị phạt như sau: 1 mẫu bị 80 trượng, 10 mẫu bị biếm 10 tư, tội chỉ đến biếm 3 tư; truy tiền hoa lợi ruộng đất nộp cho nahf nước. Nếu khẩn đất hoang thì không bị tội. Điều 343 Nhận càn ruộng đất (bị phạt như sau), 1 mẫu trở xuống bị biếm 1 tư, 5 mẫu trở xuống bị biếm 2 tư, 10 mẫu trở xuống bị biếm 3 tư, tội chỉ đến đồ khao đinh. Lấn giới hạn (ruộng đất) bị biếm 1 tư và bồi thường tiền hoa lợi tăng thêm 1/10. Nếu là ruộng đất công (tội) gia thêm 1 bậc, bồi thường tiền hoa lợi tăng thêm 2/10. Người giám đương không biết cáo giác bị biếm 1 tư, mất quyền giám đương. [27, tr. 191-192] Bộ luật cũng bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến, đặc quyền của tầng lớp quý tộc; đồng thời củng cố trật tự xã hội phong kiến, bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền và các nguyên tắc về đạo đức phong kiến. Những tội "ác nghịch","bất hiếu","bất mục" đều bị ghép vào tội thập ác. Trong Quốc triều hình luật có những điều luật nhằm bài trừ nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, ức hiếp dân lành và chú trọng phần nào đến việc bảo vệ lợi ích của dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Là sản phẩm của nhà nước phong kiến, ra đời sau cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Bộ luật Hồng Đức rất chú ý đến quốc gia Đại Việt thống nhất bao gồm nhiều thành phần các dân tộc khác nhau. Riêng đối với người phụ nữ, luật Hồng Đức cũng có những điều bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Về kinh tế, con gái được hưởng quyền chia gia tài bình đẳng như con trai (điều 387). Gia đình không có con trai, con gái trưởng được quyền thừa kế hương hỏa (điều 309). Về mặt hôn nhân, người con gái đã đính hôn nhưng chưa làm lễ thành hôn mà người con trai bỗng mắc ác tật hoặc phạm tội phá tài sản thì người con gái được quyền từ hôn và trả của. Những quy định nói trên đối với phụ nữ có tính chất tiến bộ, lần đầu tiên được đặt ra trong pháp luật thành văn ở nước ta. Luật Hồng Đức đã phản ánh phong phú nhiều mặt đời sống, tập quán của nhân dân ta ở thế kỉ XV. Bộ luật Hồng Đức biểu hiện rõ tính chất giai cấp và quyền lực của nhà nước quân chủ đối với nhân dân nhưng đó cũng là bộ luật tiến bộ nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam. Bộ luật đã thể hiện tính sáng tạo và tinh thần thực tiễn của nhà nước quân chủ độc lập trong giai đoạn đi lên. Ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, đó là mặt tiến bộ của Bộ luật mà sau này vẫn được ca ngợi. Chính sách quản lý ruộng đất của nhà Lê sơ đã được thực hiện quy củ, chặt chẽ, hiệu quả thông qua các điều luật trong "Điền sản chương", góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước phong kiến, đặc biệt là quyền sở hữu tối cao về ruộng đất. Về quân đội và quốc phòng. Thời Lê sơ, cùng với quá trình xây dựng bộ máy chính quyền trung ương tập quyền, tổ chức quân đội cũng được xây dựng có quy củ. Sau khi đã hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, đầu năm 1429, Lê Lợi cho 25 vạn quân trở về làm ruộng, giữ lại 10 vạn quân thường trực. Số quân còn lại này chia làm 6 quân ngự tiền đóng ở kinh thành, có nhiệm vụ bảo vệ kinh đô và cung điện nhà vua, và quân 5 đạo đóng giữ ở các địa phương. Trong số 10 vạn quân, Lê Lợi chia làm 5 phiên, cứ lần lượt thay nhau, có 4 phiên về làm ruộng và một phiên ở lại thường trực. Mỗi khi có việc dụng binh, Nhà nước mới điều động toàn bộ quân đội và có khi bắt lính bổ sung thêm. Năm 1466, Lê Thánh Tông cải tổ lại hệ thống tổ chức quân đội. Quân đội toàn quốc chia làm hai loại thân binh hay cấm binh bảo vệ kinh thành và ngoại binh trấn giữ các sứ. Quân đội ở các đơn vị cũng được quy định thống nhất, mỗi ti gồm 100 người, mỗi sở gồm 400 người, chia làm 20 đội, mỗi đội 30 người. Cũng như thời Lí- Trần, nhà Lê sơ sử dụng chính sách " ngụ binh ư nông" cho quân lính thay phiên nhau về nhà làm ruộng. Dưới thời Thánh Tông, chế độ tập luyện của quân đội được quy định chặt chẽ. Tất cả các hạng quân đội đều được theo bậc cấp ruộng đất công xã ở xã thôn từ 8,5 đến 4 phần. Các võ quan được cấp lộc điền bổng lộc như các tầng lớp quan lại khác. Trên cơ sở một đội quân mạnh, nhà Lê tiến hành chính sách biên giới rất cương quyết. Các nước láng giềng nhỏ bé ở phía Tây và Nam như Ai Lao, Chân Lạp mỗi lần xâm lấn bờ cõi đều lập tức bị đánh tan. Để nắm chắc và khống chế các tù trưởng thiểu số, triều đình nhà Lê đã áp dụng những biện pháp như trấn áp và phủ dụ. Triều đình đã cử phần tử trung kiên nhất lên miền núi chiêu dân lập ấp đời đời cai trị địa phương. Họ biến thành dòng họ "phiên thần". Chính sách này đã có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 biên cương tổ quốc, tạo ra sự giao thoa văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược, quá trình tộc người thông qua quan hệ hôn nhân có sự giao thoa. Nhà vua cũng cho điều tra và lập sổ hộ khẩu, khảo sát địa hình, lập bản đồ hành chính quốc gia, đề cao tôn vinh truyền thống dân tộc và các danh nhân văn hóa. Nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và chính sách ngoại giao cương quyết, thời Lê sơ cương giới lãnh thổ Tổ quốc được gìn giữ, bảo vệ. Đại Việt trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á. Về chính sách đối nội và đối ngoại Trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, nhân dân các dân tộc thiểu số đã kề vai sát cánh với người Kinh chiến đấu chống kẻ thù chung. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, chính sách của nhà Lê cũng như các triều đại phong kiến trước đây có hai mặt. Một mặt mua chuộc, nắm lấy các tù trưởngtầng lớp thống trị của dân tộc thiểu số để bắt họ nộp cống phú, mặt khác dùng vũ lực trấn áp những hành động phản kháng, những cuộc nổi dậy chống đối triều đình. Trong quan hệ đối với các nước láng giềng, trước hết đối với nhà Minh, nhà Lê vẫn giữ quan hệ hòa hiếu. Sau ngày độc lập, Lê Thái Tổ cử sứ bộ sang nhà Minh cầu phong, giữ đúng lễ triều cống của một nước phiên thần, nhưng vẫn luôn giữ vững chủ quyền độc lập và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc. Trong lời dụ của Lê Thánh Tông năm 1471 đã nêu rõ: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ được. Phải kiên quyết tranh luận, không để họ lấn dần..., nếu kẻ nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng". Đối với nước Champa ở phía Nam và Ai Lao, Bồn Man ở phía Tây Nam, quan hệ bang giao với Đại Việt từ sau kháng chiến chống Minh được nối lại. Ai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất