Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Ngh...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An

.PDF
29
133
136

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ BÁ TÂM CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU KINH TÕ N¤NG NGHIÖP THEO H¦íNG PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG ë TØNH NGHÖ AN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. AN NHƯ HẢI Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã có những quyết sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; sản xuất nông nghiệp chưa có sự bứt phá, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, chưa thật gắn bó với thị trường; năng suất và chất lượng nông sản còn thấp, sức cạnh tranh yếu, vấn đề phát triển bền vững còn phải quan tâm nhiều. Để góp phần giải quyết vấn đề này, trên cơ sở nghiên cứu cơ bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực tiễn để xác định phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. - Tìm hiểu kinh nghiệm thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững của một số nước, rút ra bài học cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015. 2 - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững đặt trong mối quan hệ với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu ba nhóm ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cơ cấu vùng nông nghiệp, được tiếp cận cả về cơ cấu lao động và cơ cấu giá trị. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An, có tham khảo kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của ở một số nước. - Về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015; phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học thuyết Mác - Lênin để xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. Các nghiên cứu chính sách, đánh giá thực tiễn còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu lý luận gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp. 3 Sử dụng một số phương pháp: thu thập tài liệu trên các thông tin chính thức về đối tượng nghiên cứu, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp mô hình và đồ thị để rút ra những nhận định về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An, làm rõ mức độ đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Tác giả luận án còn sử dụng ở mức độ hạn chế phương pháp dự báo và có tham khảo một số quả nghiên cứu của các công trình khoa học. 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hoá, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị học. - Làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Nghiên cứu lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Phần nghiên cứu này tác giả tập trung vào các nội dung: - Lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một quốc gia trong nền kinh tế thị trường hội nhập. - Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong thời đại hiện nay. 1.1.2. Nghiên cứu về nội dung, giải pháp và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Phần này tác giả tập trung vào các nội dung: - Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. - Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. - Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.2.1. Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Trong phần này, tác giả tổng quan hướng nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5 nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, gồm: các đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ; các sách chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước và các luận án của nghiên cứu sinh. 1.2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở một số địa phương nước ta những năm gần đây Tác giả tổng quan hướng nghiên cứu của các công trình có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở các tỉnh trong nước đã công bố dưới dạng đề tài khoa học, sách và luận án tiến sĩ; các công trình khoa học và bài báo liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An. 1.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU - Các công trình và bài viết đã công bố đã giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có liên quan đến phát triển bền vững. Đã bàn luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và vai trò của nhà nước đối với việc thúc đẩy quá trình này và được tiếp cận từ các góc độ của chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát triển, khoa học quản lý, địa lý kinh tế và đã có một số nghiên cứu về kinh tế chính trị. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam mới tiếp cận từ khía cạnh kinh nghiệm; chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu lý luận, thực tiễn để thúc đẩy quá trình này ở tỉnh Nghệ An dưới góc độ kinh tế chính trị học. - Vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài sẽ nhằm vào những điểm mới trong nhận thức lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam trước yêu cầu mới của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; những thuận lợi, khó 6 khăn của tỉnh Nghệ An và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20082015 và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An thời gian tới. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, TÍNH QUY LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tính quy luật của nó 2.1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung làm rõ phạm trù cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là quá trình làm cho sản xuất của các bộ phận cấu thành ngành nông nghiệp thích ứng với thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân, bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững đi liền với bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. 2.1.1.2. Tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Từ nghiên cứu lịch sử phát triển nông nghiệp, tác giả rút ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là một quá trình có tính quy luật. Nó đi từ việc sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc được chuyển dần lên kinh tế hàng hóa; từ nông nghiệp độc canh chuyển lên đa canh chuyên môn hóa, nhiều phân ngành nông nghiệp mới ra đời và 7 phát triển; sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra được chuyển dịch từ chất lượng thấp sang chất lượng cao, hiệu quả thấp sang hiệu quả cao; từ nông nghiệp khai thác tài nguyên không được kiểm soát, phát triển kém bền vững sang phát triển bền vững. 2.1.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam, quá trình này còn là cần thiết bởi: - Yêu cầu chuyển sản xuất nông nghiệp từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng lên phát triển theo chiều sâu, coi trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. - Yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững đi liền với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Từ phân tích về tính tất yếu và sự cần thiết trên, tác giả đánh giá cao chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững”. Đó là quyết định khoa học và đúng đắn. 2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA 2.2.1. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở nước ta - Chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nông nghiệp nông nghiệp. Bao gồm cơ cấu các chuyên ngành: nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủy sản; cơ cấu trong nội bộ từng chuyên ngành. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nông nghiệp. Tiếp cận theo vùng lãnh thổ để bố trí sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp 8 nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong mối quan hệ với các vùng khác. - Chuyển dịch cơ cấu lao động tương thích với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế vùng theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp thuần, tăng dần tỷ trọng lao động lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp; giảm tỷ trọng lao động ngành trồng trọt những loại cây có giá trị thấp, tăng tỷ trọng lao động trồng trọt những cây có giá trị cao; giảm tỷ trọng lao động ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng lao động chuyên ngành chăn nuôi... 2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Về tổng thể, việc đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững phải dựa trên ba nội dung của phát triển bền vững cả về kinh tế, về xã hội và về môi trường: - Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững về kinh tế: Các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi số lượng, chất lượng các nguồn lực (đầu vào); các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi đầu ra và các chỉ tiêu phản ánh mức độ liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững về xã hội: Mức gia tăng việc làm, thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp; Mức độ cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng người làm nông nghiệp và cộng đồng dân cư nông thôn. - Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững về môi trường: Mức độ khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất nông nghiệp; những tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến môi trường sinh thái. 9 2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững - Các yếu tố thuộc về tự nhiên và sinh học: Thổ nhưỡng, mặt nước, thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, môi trường sinh thái.... có tác động và ảnh hưởng rất mạnh tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô: Chiến lược phát triển, cơ chế, chính sách kinh tế, kế hoạch, luật pháp; các yếu tố thị trường, hội nhập quốc tế... có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. - Các yếu tố thuộc về nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: đất đai, vốn, nhân lực và công nghệ, trong đó nhân lực là yếu tố quyết định nhất. - Các yếu tố thuộc về hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và hỗ trợ nông nghiệp: Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ nông nghiệp và các hình thức liên kết trong nông nghiệp; những hỗ trợ nông nghiệp trong cung ứng vốn, kỹ thuật, giống, phân bón, dịch vụ thủy lợi, marketing nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có tác động quan trọng. - Các yếu tố thuộc về địa phương cấp tỉnh, huyện: Năng lực triển khai, vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp; năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh xuống cấp xã trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững của Trung Quốc, Thái Lan và Israel, tác giả rút ra bài học: - Cần coi trọng khoa học và công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 10 - Phát triển sản xuất có chọn lọc và nâng cao chất lượng nông sản. - Cải cách ruộng đất tạo động lực cho người nông dân. - Đa dạng hóa hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. - Coi trọng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH NGHỆ AN 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3.1.1. Những thuận lợi của tình Nghệ An trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Thuận lợi về vị trí địa lý: Địa hình, thổ nhưỡng (đồng bằng, đồi núi, rừng, đất ven biển, biển đảo) của tỉnh Nghệ An đa dạng, thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; hệ thống giao thông đủ loại thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế; có hệ thống sông ngòi chằng chịt cung cấp lượng nước dồi dào cho nông nghiệp nông nghiệp. - Nhiều tài nguyên nông nghiệp: Tài nguyên đất nông nghiệp với diện tích 1.174 nghìn ha chiếm 71,2% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có thể trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; Tài nguyên khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi; Tài nguyên rừng với diện tích lớn nhất nước, phong phú về chủng loại lâm sản để phát triển nông nghiệp sinh thái; Tài nguyên biển: có hải cảng, nhiều bãi tắm, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, nguồn hải sản đa dạng và khá dồi dào. - Thuận lợi về điều kiện cho phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp: Có nguồn tài nguyên khoáng sản để phát triển các ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu 11 dùng và xuất khẩu; có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ về vận tải, sửa chữa tầu thuyền, tài chính và dịch vụ du lịch… - Nguồn lao động tình Nghệ An dồi dào có nhiều triển vọng cho phát triển nông nghiệp: Người Nghệ An có ý chí kiên cường vươn lên vượt khó, có tính cố kết cộng đồng khá cao. 3.1.2. Những khó khăn của tình Nghệ An trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Khó khăn về điều kiện tự nhiên: Tuy diện tích đất cho phát triển nông nghiệp nhiều, nhưng phần lớn là khô cằn, sỏi đá; địa hình ở phía Tây của tỉnh bị chia cắt gây khó khăn về giao thông và phát triển nông nghiệp nông nghiệp tập trung. Thiên tai thường xuyên và khắc nghiệt. - Khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội: Điểm xuất phát thấp, mang nặng tính chất một nền sản xuất nhỏ; công nghệ và kết cấu hạ tầng lạc hậu; vốn đầu tư ít; ruộng đất canh tác còn manh mún. Trình độ dân trí của nhiều người dân tộc còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu; thiếu nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất. 3.2. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008-2015 3.2.1. Chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Trung ương Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc nhận thức về phương hướng và nội dung chuyển dịch ngày càng được đầy đủ và sâu sắc hơn. Khởi đầu của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là Nghị quyết của Đảng về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông nghiệp thời kỳ 2001-2010". Mốc đánh dấu quyết tâm của Đảng nhằm thúc đẩy quá trình này là Hội nghị Trung ương bảy khóa X năm 2008 với Nghị quyết số 26-NQ/TW trong đó coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp 12 hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ trương của Đảng đã được Chính phủ triển khai thực hiện. Mức độ “quyết liệt” nhất kể từ khi “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phê duyệt vào năm 2013. 3.2.2. Thực thi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An Trong giai đoạn 2008-2015, tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Nghệ An đã có những quyết sách nhằm hiện thực hóa đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Quan điểm cơ bản của các quyết sách là phát huy tốt nhất nguồn lực của địa phương cho quá trình chuyển dịch; lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững làm mục tiêu trong quá trình tổ chức thực hiện. - Tỉnh Đảng bộ đã khẳng định mạnh mẽ chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại Đại hội đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, mới đây nhất là ở Đại hội lần thứ XVIII. - Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định để tổ chức thực thi, tiêu biểu là: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020” ban hành năm 2007 và được bổ sung vào năm 2011; “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020” ban hành năm 2013. Các chủ trương, chính sách ban hành đang được thực thi, đã thu được một số kết quả tích cực. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH NGHỆ AN Dựa vào những chủ trương của tỉnh ủy, các quyết định, đề án, phương án của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành trong giai đoạn 20082015 và những biến đổi thực tế, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An. 13 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1.1. Tạo lập được một số điều kiện cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững - Đã phân bổ việc sử dụng đất theo mục tiêu chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tổng nguồn đất cho phát triển nông nghiệp vẫn tăng từ 1.174,1 ngàn ha năm 2008 lên 1.249,2 ngàn ha năm 2015; tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp từ 71,2% lên 75,7% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đã chuyển hơn 2.400 ha đất trồng lúa và các cây hàng năm khác sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn. - Đã thu hút và phân bổ nguồn vốn đầu tư đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong giai đoạn 2008-2015, quy mô vốn xã hội đầu tư vào nông nghiệp đã tăng gấp 1,9 lần từ 2.439 tỷ đồng năm 2008 lên 4.589 tỷ đồng năm 2015 và chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư xã hội. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 40-43%, tiếp đến là vốn của hộ nông dân, của các doanh nghiệp. Cơ cấu vốn đầu tư nông nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng ngày càng tập trung cho các mục tiêu phát triển. - Đã hình thành và đưa vào sử dụng một số cơ sở khoa học và công nghệ góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh đã có Trạm giống cây trồng công nghệ cao, trạm thực nghiệm và đã có một số mô hình trình diễn để phát triển giống mới, phương pháp sản xuất mới có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. - Kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu được xác lập, bao gồm hơn 200 công trình thủy lợi, 4.700 km kênh mương phần lớn được kiên cố hóa, 150 hồ chứa nước lớn nhỏ, 40/61 km đê biển và 35/93 km đê cửa sông được kiên cố hóa, đã nâng cấp 90/319 km tuyến đê sông và đê nội đồng, hạ tầng nghề cá với trên 1.000 ha nuôi tôm thâm canh, 51 trại sản xuất tôm, trại cá cấp 1 đã được đầu tư nâng cấp; 3 khu neo đậu tránh trú bão, 3 cảng cá và 3 bến cá đã đi vào hoạt động. 14 3.3.1.2. Cơ cấu các chuyên ngành nông nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng tích cực - Đã có sự chuyển dịch cơ cấu ba nhóm chuyên ngành nông, lâm, thủy sản theo hướng tích cực. Nếu năm 2008, chuyên ngành nông nghiệp thuần chiếm 83,51%, lâm nghiệp 6,34%, thủy sản 10,14%, thì năm 2015 cơ cấu của ba chuyên ngành trên thứ tự là: 80,96%; 6,37% và 12,67%. Tỷ trọng nông nghiệp thuần đã có chiều hướng giảm liên tục qua các năm, từ 83,51% năm 2008 giảm còn 80,96% năm 2015; thủy sản tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đã có chiều hướng tăng từ 10,14% lên 12,67%. Nhìn chung, cơ cấu ba nhóm chuyên ngành nông, lâm, thủy sản đã được chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. - Đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tíến bộ trong cơ cấu nội bộ ba chuyên ngành của nông nghiệp thuần. Trong giai đoạn 2008-2015, tỷ trọng của ngành chăn nuôi từ 36,68% tăng lên 48,09%, ngành dịch vụ từ 2,78% lên 4,15%, còn của ngành trồng trọt từ 60,53% giảm xuống còn 47,76%, thể hiện xu hướng chuyển dịch tích cực. - Cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sử dụng hợp lý hơn nguồn lực tài nguyên và tiến bộ khoa học, công nghệ. Cơ cấu giá trị nông nghiệp của chuyên ngành lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng rừng và khai thác gỗ từ 14% xuống còn 11%, tăng tỷ trọng khai thác lâm sản ngoài gỗ từ 80% lên 85%; tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp giảm từ 6% xuống còn 4%, phản ánh xu hướng tích cực là giảm khai thác gỗ để giữ rừng, tăng khai thác lâm sản ngoài gỗ là thế mạnh của nghề rừng, đặc biệt là đối với một tỉnh có rừng nhiệt đới với nhiều loại lâm sản ngoài gỗ phong phú. - Cơ cấu nội bộ chuyên ngành thủy sản được chuyển dịch theo hướng phát huy thế mạnh tiềm năng của tỉnh. Tỷ trọng của chuyên ngành nuôi trồng thủy sản đã được tăng từ 34% năm 2008 lên 38,7% năm 2015, trong khi đó chuyên ngành khai thác đã giảm từ 64% xuống 59,3%. 15 - Đã xây dựng được một số vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. Nhiều vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như: chè, cao su, mía, lạc, nuôi trồng thủy sản... đã được hình thành và đi vào hoạt động. Một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vùng trồng rau, hoa ở Nghĩa Đàn, chăn nuôi bò sữa của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH,... Trong nông nghiệp thuần, đã có 100 cánh đồng mẫu và mẫu lớn sản xuất lúa, ngô, lạc, chè, mía..., đã phát huy hiệu quả kinh tế, năng suất, chất lượng tăng tối thiểu 10%. - Cơ cấu các thành phần kinh tế đã chuyển dịch hợp quy luật hơn. Trong nông nghiệp của tỉnh đã có 253.000 đơn vị kinh tế hộ, 466 hợp tác xã và 450/2850 tổ hợp tác, thu hút hơn 68% số hộ nông dân tham gia và 12 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp. Hình thức kinh doanh của hộ nông dân đang có xu hướng tích tụ ruộng đất để tập trung sản xuất, phát triển trang trại, nông trại và doanh nghiệp nông nghiệp. 3.3.1.3. Đã đạt được một số mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Về mục tiêu kinh tế: Trong giai đoạn 2008-2015, sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 14,3% so với năm 2008, vượt mức mục tiêu của tỉnh Nghệ An đề ra là 1,1 triệu tấn; sản lượng chăn nuôi đạt trên 1,1 triệu con trâu bò (trong đó đàn bò cho sữa được duy trì ở mức 25 ngàn con), 1,5 triệu con lợn, 16 triệu con gia cầm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp thuần là 48,1% vượt chỉ tiêu đề ra.... Mức tăng trưởng trung bình giá trị nông nghiệp nông, lâm, thủy sản trong tỉnh giai đoạn 2008-2015 là 6,7%/năm. Tính riêng giai đoạn 2011 2015, mức tăng trưởng trung bình đạt 7,7%/năm, vượi mục tiêu đề ra cho ngành là 4,5-5,0%. Năng suất lao động nông nghiệp được tăng 2,3 lần, từ 8,64 triệu đồng/người năm 2008 lên 19,96 triệu đồng/người năm 2015; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng từ 35 triệu đồng/ha năm 2005, lên trên 46 triệu đồng/ha năm 2010 và gần 67 triệu đồng/ha năm 2014. 16 Giá trị thương mại của sản phẩm nông nghiệp tăng trưởng đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh trong giai đoạn 2008-2015 đã tăng 2,8 lần, từ 72,5 triệu USD năm 2008 lên 203,4 triệu USD năm 2015. Tăng trưởng nông nghiệp đã góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát. - Về mục tiêu xã hội: Việc làm, thu nhập và đời sống của nông dân được tăng lên. Giai đoạn 2008-2015, khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho 40.000 lao động trong tỉnh. Mức thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp tăng 2,3 lần. Số hộ nông dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên. Đã có gần 147 ngàn hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi năm 2015. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã giúp đời sống của người dân ngày càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần; tỷ lệ hộ nông thôn được dùng điện, dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đều tăng lên; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống; trình độ dân trí và trình độ quản lý của cán bộ chuyển biến tích cực. Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được tăng lên. Diện mạo nông thôn đã có những đổi thay tích cực. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến hết tháng 12/2015 đã có 83/430 xã đạt đủ 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Về mục tiêu môi trường Đến cuối năm 2015, độ che phủ của rừng Nghệ An đạt 57%, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%, tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh môi trường là 45%. Môi trường sản xuất nông nghiệp, nông thôn cơ bản bảo điều kiện sản xuất và đời sống trong an lành cho người dân. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An thời gian qua - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, chưa thực sự phản ánh lợi thế so sánh và chưa đáp ứng triển vọng của cầu trong tương lai. 17 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chủ yếu nhằm vào khai thác tài nguyên, mức sử dụng vật tư đầu vào cao, hàm lượng đổi mới công nghệ thấp. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn ngày càng trầm trọng. 3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An thời gian qua không chỉ do các nguyên nhân khách quan mà chủ yếu là do yếu tố chủ quan. - Năng lực tổ chức và quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế, yếu kém. - Thiếu sức vươn lên của người làm nông nghiệp. - Bất cập trong tổ chức và cơ chế phối hợp các lực lượng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH NGHỆ AN 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1.1. Thời cơ và thách thức đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời gian tới 4.1.1.1. Thời cơ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam Trong giai đoạn trong 10 -15 năm tới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển theo hai xu hướng: cách mạng hóa ngày càng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và toàn cầu hóa kinh tế. Trong xu hướng đó, nước ta liên 18 tục tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác đa phương, khu vực và song phương mà gần đây nhất là đã gia nhập TPP và ASEAN đã là cộng đồng kinh tế. Đây là thời cơ để Việt Nam lựa chọn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả. 4.1.1.2. Những thách thức trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam Bên cạnh những thời cơ, sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới phải đối mặt với không ít thách thức: - Khả năng duy trì và tái sản xuất mở rộng của nông dân giảm sút. - Rủi ro tăng, gây bất ổn trong sản xuất nông nghiệp. - Áp lực cạnh tranh đối với hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế còn nhiều vấn đề nan giải. 4.1.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Định hướng quan điểm và mục tiêu: Về quan điểm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nằm trong hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững chung của cả nước, gắn với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Về mục tiêu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng tới phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, cơ giới hóa cao, tạo ra giá trị cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện thu nhập nông dân, gắn với kinh tế nông thôn phát triển năng động và đa dạng. Tác giả đã xác định một số mục tiêu cụ thể về tăng trưởng giá trị, biến đổi cơ cấu kinh tế chuyên ngành nông nghiệp, cơ cấu vùng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất