Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ cấu vốn tại tập đoàn fpt luận văn ths...

Tài liệu Cơ cấu vốn tại tập đoàn fpt luận văn ths

.PDF
74
1777
163

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG TRUNG TUYẾN CƠ CẤU VỐN TẠI TẬP ĐOÀN FPT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG TRUNG TUYẾN CƠ CẤU VỐN TẠI TẬP ĐOÀN FPT Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN ĐỨC VUI Hà Nội – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Đặng Trung Tuyến Sinh ngày: 04/08/1987 Nơi sinh: Phú Thọ Là học viên cao học lớp: QH-E.CH QTKD1 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Khóa học: 2011 - 2013 Trƣờng: Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh“Cơ cấu vốn tại tập đoàn FPT” là do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Trần Đức Vui. 2. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Đặng Trung Tuyến MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... ii DANH MỤC CÁC ĐỒ THI ̣ ..................................................................................... iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................................................................9 1.1. Lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp ....................................................10 1.1.1. Khái niệm cơ cấu vốn ...............................................................................10 1.1.2. Lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiê ̣p ..............................................11 1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn .....................................................20 1.2.1. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính .......................................................20 1.2.2. Chi phí kiệt quệ tài chính .........................................................................21 1.2.3. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và đòn bẩy hoạt động ..........................23 1.2.4. Chính sách thuế ........................................................................................25 1.2.5. Mức độ hiệu quả của thông tin trên thị trƣờng tài chính ..........................26 1.2.6. Các yếu tố quản lý: nhận thức, năng lực, mức độ chấp nhận mạo hiểm của nhà quản lý ...................................................................................................26 1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và mô hình phân tích tài chính Dupont ....27 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn .............................................................27 1.3.2. Mô hình phân tích tài chính Dupont .........................................................28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU VỐN TAI TẬP ĐOÀN FPT .............32 2.1. Tổng quan về tập đoàn FPT ............................................................................32 2.1.1. Giới thiệu chung .......................................................................................32 2.1.2. Tình hình tài chính của tập đoàn ..............................................................34 2.2. Thực trạng cơ cấu vốn ta ̣i tập đoàn FPT .........................................................39 2.2.1. Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (Tỷ suất tự tài trợ) ...............39 2.2.2. Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn (Tỷ suất nợ)..............................................40 2.3. Đánh giá chung ...............................................................................................48 2.3.1. Ƣu điểm ....................................................................................................48 2.3.2. Nhƣợc điểm ..............................................................................................50 2.3.3. Nguyên nhân.............................................................................................52 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN CHO TẬP ĐOÀN FPT ....55 3.1. Mục tiêu dài hạn và định hƣớng chiến lƣợc của tập đoàn FPT ......................55 3.1.1. Tầm nhìn và chiến lƣợc dài hạn ...............................................................55 3.1.2. Chiến lƣợc trong thời gian 2014 - 2016 ...................................................55 3.2. Đề xuất xây dựng cơ cấu vốn cho tập đoàn FPT ............................................56 3.2.1. Nhóm giải pháp định tính .........................................................................56 3.2.2. Giải pháp định lƣợng ................................................................................57 3.3. Một số kiến nghị .............................................................................................61 3.3.1. Kiế n nghi ̣với Nhà nƣớc ...........................................................................61 3.3.2. Kiế n nghi ̣với Tâ ̣p đoàn ............................................................................62 KÊT LUÂN ...............................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................65 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 3 DN Doanh nghiệp 4 EBIT Thu nhập trƣớc thuế và lãi vay 5 EPS Thu nhập trên cổ phiếu 6 ROA Thu nhập trên tổng tài sản 7 ROE Thu nhập trên vốn chủ sở hữu 8 TTCK Thị trƣờng chứng khoán 9 TSCĐ Tài sản cố định 10 TSLĐ Tài sản lƣu động 11 VCSH Vốn chủ sở hữu 15 WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Biế n đô ̣ng tiǹ h hiǹ h kế t quả kinh doanh của tâ ̣p đoàn FPT .....................34 Bảng 2.2: Biến động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý của tập đoàn ..............36 Bảng 2.3: Tình hình biến động cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn ........................43 Bảng 2.4: Tình hình sức khỏe tài chính của tập đoàn ...............................................44 Bảng 2.5: Tác động của cơ cấu vốn đến các chỉ tiêu ROA, ROE .............................47 Bảng 2.6: Mức độ ảnh hƣởng của tỷ suất tự tài trợ đến sự biến động của ROE ...........48 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đoàn ............................................................33 Hình 2.2: Cơ cấ u doanh thu, lơ ̣i nhuâ ̣n trƣớc thuế năm 2011, năm 2012 .................36 Hình 3.1: Cấu trúc đồ hình OneFPT. ........................................................................55 ii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Doanh thu của tập đoàn FPT ...................................................................34 Đồ thị 2.2: Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn FPT .....................................................35 Đồ thị 2.3: Biến động của ROE theo các năm của tập đoàn .....................................37 Đồ thị 2.4: Biến động của ROA theo các năm của tập đoàn.....................................37 Đồ thị 2.5: So sánh chỉ số ROA của FPT với ngành .................................................38 Đồ thị 2.6: So sánh chỉ số ROE của FPT với ngành .................................................38 Đồ thị 2.7: Biến động của hệ số VCSH/Tổng vốn ....................................................39 Đồ thị 2.8: So sánh hê ̣ số VCSH/Tổ ng nguồ n vố n của FPT với ngành ....................39 Đồ thị 2.9: Biến động của hệ số Nợ/Tổng nguồn vốn ..............................................40 Đồ thị 2.10: So sánh tỷ suất nợ của FPT với ngành ..................................................41 Đồ thị 2.11: Biến động của tỷ số Nợ/VCSH .............................................................41 Đồ thị 2.12: So sánh tỷ số Nợ/VCSH của FPT với ngành ........................................42 Đồ thị 2.13: Biến động sức khỏe tài chính của tập đoàn ..........................................44 Đồ thị 2.14: So sánh hê ̣ số thanh toán nhanh của FPT với ngành.............................45 Đồ thị 2.15: Mố i quan hê ̣ giƣ̃a tỷ tro ̣ng nguồ n vố n chủ sở hƣ̃u với chi phí sƣ̉ du ̣ng vố n .............................................................................................................................46 Đồ thị 2.16: Tác động của cơ cấu vốn đến các chỉ tiêu ROA, ROE .........................47 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tập đoàn FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,4 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2013), tạo ra hơn 17.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trƣờng đạt hơn 17.000 tỷ đồng (tại thời điểm ngày 28 tháng 02 năm 2014), nằm trong số các doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500). Là một tập đoàn có tiềm lực tài chính rất mạnh với tổng nguồn vốn hơn 17.000 tỷ đồng (Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013), và đây cũng là một trong các nhân tố quyết định đến sự lớn mạnh và thành công của FPT trong thời gian qua. Nhƣng cũng nhƣ hầu hết các công ty khác của Việt Nam và trên thế giới FPT cũng đang phải đối diện với một bà i toán khó khăn chƣa tìm ra lời giải đáp. Đó là sử dụng bao nhiêu vốn vay, bao nhiêu vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn hiện tại đang tác động đến hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính của tập đoàn nhƣ thế nào và làm thế nào xây dựng đƣợc một mô hình tƣơng đối chính xác để tính toán đƣợc một cơ cấu vốn tối ƣu và hiệu quả nhất, … Xác định cơ cấu vốn tối ƣu và đánh giá tác động của nó đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính thực sự là một vấn đề khá mới cả trong lý luận nghiên cứu lẫn áp dụng trong thực tế không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mặc dù đã có một số lý thuyết nghiên cứu về cơ cấu vốn nhƣng trên thực tế các lý thuyếtnày hiện tại đang khá phức tạp và trở nên khá xa lạ với các nhà quản trị ở Việt Nam, bên cạnh đó các nhà quản trị cũng chƣa thấy rõ đƣợc tầm quan trọng và tác động của cơ cấu vốn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này làm cho các doanh nghiệp của chúng ta đang bị yếu thế hơn trong cạnh tranh ngay cả khi có một tiềm lực tài chính mạnh. Với mục tiêu chiến lƣợc OneFPT trong giai đoạn 2011 – 2024“FPT phải trở thành Tập đoàn công nghệ toàn cầu hàng đầu của Việt Nam” (Vietnamese Leading global Corporation) và một trong các định hƣớng chiến lƣợc đó là phải quản lý chặt 1 chẽ nguồn chi phí (trong đó có chi phí sử dụng vốn). Do đó, việc đánh giá tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của tập đoàn cũng nhƣ việc tính toán xây dựng một cơ cấu vốn tối ƣu cho Tập đoàn lúc này sẽ trở nên vô cùng cấp thiết và mang lại ý nghĩa thực tiễn rất thiết thực, đóng góp một phần vào sự thành công chung của quá trình thực hiện mục tiêu đề ra. Chính vì những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “CƠ CẤU VỐN TẠI TẬP ĐOÀN FPT” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài mục tiêu đánh giá đƣợc thƣ̣c tra ̣ng cơ cấ u vố n ta ̣i T ập đoàn , đề tài còn có một ý nghĩa khác là bổ sung và làm sáng tỏ hơn lý luận về xác định một cơ cấu vốn hiệu quả trong thực tiễn. Tên đề tài mà tác giả lựa chọn gắn trực tiếp với mảng quản trị tài chính trong khung chƣơng trình đạo tạo, phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của tác giả. - Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: + Thƣ̣c tra ̣ng cơ cấ u vố n trong các năm vừa qua của Tập đoàn nhƣ thế nào? + Những tác động tích cực và tiêu cực của cơ cấu vốn đến tình hình tài chính của tập đoàn? Nguyên nhân của vấn đề đó là gì? + Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của tập đoàn? 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn và một số mô hình kinh tế lƣợng đã đƣợc xây dựng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã phần nào xây dựng đƣợc mô hình định lƣợng để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố với cấu trúc vốn. Và bƣớc đầu xây dựng đƣợc phƣơng trình kinh tế lƣợng làm căn cứ tính toán, xác định một cơ cấu vốn tối ƣu. Nhƣng những công trình này đƣợc tiến hành nghiên cứu tại nơi có nền thị trƣờng tài chính phát triển khá hoàn chỉnh, khác xa so với thị trƣờng tài chính Việt Nam, vì vậy tính ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. 2 Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn không nhiều, chỉ xuất hiện trên một số luận án, luận văn, và một số bài viết đăng trên các tạp chí kinh tế. Luận án tiến sỹ “Đối mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay” của tác giả Trần Thị Thanh Tú, Đại học Kinh tế quốc dân, 2006, đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cơ cấu vốn tối ƣu, luận án đã đánh giá thực trạng cơ cấu vốn từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp định tính và định lƣợng giúp các doanh nghiệp Nhà nƣớc xây dựng và tính toán cho mình một cơ cấu vốn hiệu quả. Luận án nghiên cứu dựa trên thông tin, số liệu từ 375 doanh nghiệp, mô hình xây dựng mang tầm vĩ mô và có tính đặc trƣng riêng của loại hình doanh nghiệp Nhà nƣớc, chƣa xem xét đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣ FPT. Luận văn thạc sĩ: “Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội” của tác giả Nguyễn Tân Vinh, Đại học Đà Nẵng, 2011. Thông qua lý thuyết về cơ cấu vốn và một số mô hình hồi quy mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, tác giả đã đánh giá đƣợc tác động giữa cơ vốn với lợi nhuận và quy mô công ty. Tác giả đã chỉ ra đƣợc tính không hiệu quả của thị trƣờng tài chính Việt Nam, thông qua mô hình kinh tế lƣợng giữa cơ cấu vốn và giá trị công ty. Hạn chế của nghiên cứu này là việc tác giả chƣa kiểm nghiệm đƣợc mối liên quan giữa việc phân phối tỷ lệ nợ và hoạt động của công ty với mỗi loại hình công ty, và tác giả cũng chƣa nghiên cứu cơ cấu vốn tối ƣu để làm tăng tối đa giá trị thị trƣờng của một công ty. Đồng thời tác giả cũng chƣa đánh giá tác động của cơ cấu vốn của công ty đến các chỉ tiêu tài chính liên quan khác. Luận văn thạc sĩ: “Cơ cấu vốn tối ưu cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến bột mỳ Mê Kông” của tác giả Nguyễn Khả Phong, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, 2008. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về cơ cấu vốn và cách thiết lập cơ cấu vốn tối ƣu đã đánh giá mỗi quan hệ giữa cơ cấu vốn với một số chỉ tiêu tài chính. Kết hợp với chỉ số tín nhiệm (chỉ số Z) tác giả đã tính toán và xác định đƣợc một cơ cấu vốn tối ƣu cho doanh nghiệp. Nhƣng việc xác định mức độ ảnh hƣởng của chi phí kiệt quệ tài chính vẫn mang tính lý thuyết cao, mức độ chính xác và khả năng áp dụng vẫn còn hạn chế. 3 Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Hoàng Vinh, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, 2008. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp và việc khảo sát đánh giá thực trạng việc xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình kinh tế lƣợng tổng quát trong việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ mô hình kinh tế lƣợng tổng quát và dữ liệu thu thập của 34 doanh nghiệp tác giả xây dựng ví dụ một mô hình cơ cấu vốn với 3 biến độc lập: ROA, SIZE (Quy mô hoạt động đo lƣờng qua chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ). TAX (Thuế thu nhập doanh nghiệp đo lƣờng bằng chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trên tổng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay). Dù xây dựng thành công mô hình kinh tế lƣợng (các biến độc lập trong mô hình giải thích đƣợc 51,214% yếu tố hình thành nên cơ cấu vốn), nhƣng tác giả không đi đánh giá tác động của cơ cấu vốn đến tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ thế nào? Tạp chí Kinh tế phát triển số tháng 10 năm 2005, “Bàn về điều kiện xác lập cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, của TS Đàm Văn Huệ cũng đã phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp và các điều kiện xây dựng cơ cấu vốn tối ƣu cho doanh nghiệp Việt Nam. Các điều kiện đƣợc phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở về lý thuyết mà chƣa đƣợc kiểm chứng. Trong các sách về tài chính hiện tại đã đề cập đến cơ cấu vốn nhƣng chỉ đƣa ra các biện pháp định tính với nội dung là vay nợ tạo ra đòn cân nợ, tận dụng đƣợc lá chắn thuế từ vay nợ nhƣng khi vay nợ nhiều sẽ bị tác động với chi phí kiệt quệ tài chính. Các sách này không chỉ rõ vay nợ bao nhiêu sẽ bị tác động bởi chi phí kiệt quệ tài chính và với mức vay nợ bao nhiêu thì hiện giá của chi phí tài chính sẽ là triệt tiêu lợi thế của “lá chắn thuế” từ nợ vay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu vốn nhƣ các khái niệm và những nhân tố ảnh hƣởng, hay các chỉ số liên quan, căn cứ và mô hình thiết lập cơ cấu vốn tối ƣu, … Tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng cơ 4 cấu vốn tại Tập đoàn FPT, tác động của cơ cấu vốn đến khả năng thanh toán, WACC, ROE, … Từ đó đƣa ra khuyến nghị giúp tập đoàn thiết lập và xâu dựng mô hình cơ cấu vốn hiệu quả nhất không chỉ cho tập đoàn FPT trong giai đoạn hiện tại mà còn định hƣớng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tƣơng lai. - Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đƣa ra, tác giả cần giải quyết các nội dung sau: + Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn tại tập đoàn FPT, đánh giá tác động của cơ cấu vốn hiện tại đến khả năng thanh toán, chi phí sử dụng vốn, ROE, … Từ đó đƣa ra những nhâ ̣n định cơ cấu vốn hiện tại, tác động của cơ cấu vốn hiện tại đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của tập đoàn nhƣ thế nào? + Đƣa ra đƣợc nguyên nhân và một số khuyến nghị nhằm giải quyết những tồn tại của cơ cấu vốn hiện tại của tập đoàn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu + Thực trạng cơ cấu vốn tại Tập đoàn FPT + Tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Tập đoàn thông qua một số chỉ tiêu - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Nghiên cứu cơ cấu vốn của Tập đoàn FPT. Cụ thể luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng cơ cấu vốn hiện tại của tập đoàn thông qua một số chỉ tiêu và tác động của cơ cấu vốn hiện tại đến khả năng thanh toán, WACC, ROE. + Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2013 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tổng hợp số liệu Phƣơng pháp tổng hợp cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận, các kết quả nghiên cứu có trƣớc. Sử dụng phƣơng pháp này luận văn đã tổng hợp và kế thừa có chọn lọc các lý luận, kết quả nghiên cứu về cơ cấu vốn từ các luận án, luận văn, tạp chí, … và các nguồn khác. Các nguồn số liệu sử dụng để tổng hợp, 5 tính toán, phân tích, đánh giá, đƣợc cập nhật từ báo cáo tài chính công khai của tập đoàn FPT đã đƣợc kiểm toán cẩn thận, đảm bảo độ chính xác, tính khả thi của các số liệu nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn tổng hợp số liệu từ một số nguồn khác nhƣ trang web khác, các bài báo… bổ sung thêm trong phần nghiên cứu trong luận văn. Từ các lý luận và nguồn số liệu thu thập đƣợc, với việc tính toán cẩn thận, tác giả đã xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin nhằm đánh giá thực trạng cơ cấu vốn và tác động của cơ cấu vốn đến một số chỉ tiêu tài chính tại tập đoàn FPT. 5.2. Phương pháp so sánh, phân tích số liệu Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). - Nguyên tắc so sánh: Trƣớc hết chọn chỉ tiêu của một kỳ là căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là kỳ gốc. Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh, kỳ gốc có thể là: Năm trƣớc, năm kế hoạch, chỉ tiêu trung bình của ngành hay của khu vực, năm thực hiện. - Điều kiện so sánh: + Các chỉ tiêu để so sánh phải phù hợp về yếu tố thời gian và không gian. + Phải có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. - Kỹ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế. + So sánh bằng số tƣơng đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của của các chỉ tiêu kinh tế. + So sánh bằng số bình quân + So sánh mức biến động tƣơng đối vó điều chỉnh theo quy mô chung Mức động tương đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh K) 6 So sánh là phƣơng pháp đƣợc nhiều môn khoa học sử dụng. Đối với phân tích kinh tế, việc sử dụng phƣơng pháp so sánh là nhằm đạt đƣợc các mục đích sau đây: + Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc kết quả của công việc thực hiện các mục tiêu do đơn vị đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đặt ra, hay giữa thực tế với kế hoạch. + Qua so sánh có thể biết đƣợc tốc độ, nhịp điệu phát triển của các hiện tƣợng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả của kỳ này với kết quả của kỳ trƣớc. + Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị trong quá trình thực hiện các mục tiêu do chính đơn vị đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả của đơn vị khác có cùng loại hình quy mô hoạt động và so sánh giữa kết quả của từng đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể. Sử dụng phƣơng pháp này tác giả đã đi so sánh các số liệu trong báo cáo tài chính của tập đoàn qua các năm để đánh giá sự biến động về tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Đồng thời so sánh và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cơ cấu vốn của tập đoàn qua các năm. 5.3. Phương pháp thay thế liên hoàn Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lƣợng đến nhân tố chất lƣợng, nếu có nhiều nhân tố lƣợng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trƣớc và nhân tố thứ yếu sau. Bước 1: Xác định các đối tượng phân tích. So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có đƣợc đó chính là đối tƣợng phân tích. 7 gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể hiện bằng phƣơng trình: Q = a.b.c Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0.b0.c0 Q1 - Q0 =ΔQ: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tƣợng cần phân tích. ΔQ = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Thực hiện theo trình tự các bƣớc thay thế. (Lƣu ý: Nhân tố đã thay ở bƣớc trƣớc phải đƣợc giữ nguyên cho bƣớc saut hay thế) Thay thế bƣớc 1 (cho nhân tố a) a0.b0.c0 đƣợc thay thế bằng a1.b0.c0 Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố a là: Δa = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0 Thay thế bƣớc 2 (cho nhân tố b) a1.b0.c0 đƣợc thay thế bằng a1.b1.c0 Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố b là: Δb = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 Thay thế bƣớc 3 (Cho nhân tố c) a1.b1.c0 đƣợc thay thế bằng a1.b1.c1 Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố c là: Δc = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 Tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, ta có: Δa +Δb +Δc =ΔQ Bước 3: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố: Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để khắc phục những nhƣợc điểm, thiếu xót để kỳsau thực hiện đƣợc tốt hơn. Bước 4: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau. 6. Những đóng góp của luận văn - Tổng hợp một số vấn đề mang tính lý luận về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. 8 - Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu vốn, đồng thời đánh giá tác động của cơ cấu vốn đến một số chỉ tiêu tài chính trên cơ sở đặc thù của Tập đoàn FPT. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị định tính và định lƣợng nhằm tƣ vấn cho tập đoàn trong việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN TẠI TẬP ĐOÀN FPT CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN CHO TẬP ĐOÀN FPT 9 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm cơ cấu vốn Một doanh nghiệp muốn thành lập, tồn tại và phát triển đều cần có một nguồn vốn xác định từ trƣớc. nguồn vốn này có thể đƣợc huy động bằng nhiều cách khác nhau, có thể huy động từ chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua vốn góp, các nhà đầu tƣ, các trung gian tài chính thông qua hoạt động đầu tƣ hay cho vay … Quy mô nguồn vốn, tỷ trọng từng thành phần trong tổng số vốn phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan và khách quan nhƣ: Quy mô doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, khả năng nhà quản trị doanh nghiệp,… Các thành phần trong tổng số vốn đƣợc phân loại thành hai bộ phận chính là Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu là bao nhiêu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo an toàn tài chính. Cơ cấu vốn (capital structure) là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty. [5, tr.580] Cơ cấu vốn không xem xét đến nợ ngắn hạn, vì nợ ngắn hạn mang tính tạm thời, không ảnh hƣởng nhiều đến việc chia xẻ quyền quản lý doanh nghiệp và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nó chủ yếu đƣợc dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động tạm thời, nhƣng cũng cần lƣu ý nếu doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn thƣờng xuyên, liên tục thì nợ vay ngắn hạn này đƣợc xem là vốn vay dài hạn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, để đánh giá chính xác thực trạng cơ cấu vốn và tác động của cơ cấu vốn đến một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu, tác giả sẽ tính cả nợ ngắn hạn vào giá trị các khoản nợ để tính toán các chỉ tiêu. Một cơ cấu vốn đang xét ở đây sẽ mang những đặc trƣng cơ bản sau: - Đƣợc cấu thành bởi vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. 10 - Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh hƣởng quan trọng đến hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. - Có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ cấu vốn,do đó,không có 1 cơ cấu vốn tối ƣu cho mọi doanh nghiệp,trong mọi chu kỳ sản suất kinh doanh. Nói cách khác,khi nghiên cứu cơ cấu vốn của 1 doanh nghiệp phải nghiên cứu trong trạng thái động chứ không thể nghiên cứu trong trạng thái tĩnh 1.1.2. Lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1.1.2.1. Lý thuyết về cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một doanh nghiệp bắt đầu vay mƣợn, thuận lợi vƣợt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Với WACC đƣợc xác đinh ̣ theo công thƣ́c sau: [5, tr.360] WACC = WdRd (1 – T) + WsRs + WpRp + WeRe Trong đó: - Wd: Tỷ trọng nợ vay trong tổng nguồn vốn - Rd: Chi phí sƣ̉ du ̣ng vố n vay Rd = Lãi suất vay sau thuế (Nếu vay từ các tổ chức tín dụng) Rd = YTM (Nế u phát hành trái phiế u ) - Ws: Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại trong tổng vốn - Rs: Chi phí sƣ̉ du ̣ng lơ ̣i nhuâ ̣n giƣ̃ la ̣i Cách xác định tƣơng tự cách xác định R e - Wp: Tỷ trọng giá trị cổ phầ n ƣu đaĩ trong tổ ng vố n - Rp: Chi phí sƣ̉ du ̣ng vố n cổ phầ n ƣu đaĩ trong tổ ng vố n Rp = Dp/Pnet Pnet = Po – Chi phí phát hành (Po: Giá bán cổ phiếu ƣu đãi) - We: Tỷ trọng giá trị cổ phần thƣờng trong tổng vốn - Re: Chi phí sử dụng vốn cổ phần thƣờng (Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp CAPM) [5, tr.559] 11 + Bƣớc 1: Xác định lợi tức của tài sản không có rủi ro Rf. Lợi tức này thƣờng tƣơng đƣơng với lãi suất trái phiếu kho bạc. + Bƣớc 2: Dự đoán hệ số bê ta của cổ phiếu và sử dụng nó nhƣ là hệ số rủi ro của cổ phiếu. + Bƣớc 3: Dự đoán lãi suất mong đợi trên thị trƣờng hoặc lợi tức mong đợi đối với cổ phiếu có độ rủi ro trung bình Rm. + Bƣớc 4: Thay thế những giá trị trên vào phƣơng trình CAPM để xác định tỷ lệ lợi tức mong đợi đối với cổ phiếu đang xét. Re = Rf + (Rm – Rf) βi (βi: hệ số bê ta của cổ phiếu i) Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí VCSH tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và VCSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng doanh nghiệp không trả đƣợc nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ số giữa vốn nợ và VCSH cao hơn, WACC sẽ tăng. Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở thể hiện chi phí VCSH nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và VCSH hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ. 1.1.2.2. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller (mô hình MM) a. Lý thuyết MM trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp. Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay mƣợn. Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đƣa ra một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: [5, tr.593] - Thị trƣờng vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống nhƣ tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; -Việc đánh thuế (cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) đƣợc bỏ qua và nguy cơ đƣợc tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền; - Không có chi phí giao dịch; - Không có chi phí phá sản và chi phí khó khăn tài chính; 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng