Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu...

Tài liệu Cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu

.PDF
114
549
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- HOÀNG THU MINH CUỘC CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH NĂM 1991 VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHỦ YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- HOÀNG THU MINH CUỘC CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH NĂM 1991 VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHỦ YẾU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60. 31. 50 Người hướng dẫn: PGS. Nguyễn Quốc Hùng Hà Nội - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài……………………………………………………...1 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề…………………………………………….. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………......4 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….4 5. Đóng góp của đề tài……………………………………………………….4 6. Bố cục của luận văn……………………………………………………... 5 CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH………...…..6 1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Trung Đông vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX ………………………………………………………………………………….. 6 1.2 Vùng Vịnh trong chiến lược của Mỹ ở Trung Đông …………….……….....9 1.2.1 Về chính trị………………………………………………………..…... 9 1.2.2 Về kinh tế ………………………………………………………….... 10 1.2.3 Về quân sự …………………………………………………………... 11 1.3 Quan hệ Iraq – Kuwait …...………………………………………………. 12 1.3.1 Những nét sơ lược về Iraq ………………………………………...….12 1.3.2 Những nét sơ lược về Kuwait ……………………………………...…17 1.3.3 Quan hệ Iraq – Kuwait trước khi Iraq xâm lược Kuwait (1990)......... .20 1.4 Sự kiện Iraq xâm lược Kuwait ………………………………………......... 26 1.4.1 Diễn biến ……………………………………………………….........26 1.4.2 Phản ứng của các nước Arab ……………………………………....…28 1.4.3 Phản ứng quốc tế ………………………………………………......…31 Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………..… 34 CHƯƠNG 2: CUỘC CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH NĂM 1991 …….…..36 2.1Quan hệ giữa Mỹ và Iraq trước cuộc chiến ……………………………….. 36 2.2 Mỹ và Iraq chuẩn bị chiến tranh ………………………………………..… 39 2.3 Diễn biến …………………………………………………………...…..….43 2.3.1 Mỹ và liên quân tấn công bằng không quân ……………………….... 43 2.3.2 Mỹ và liên quân tấn công bằng bộ binh ……………………………...48 2.4 Phản ứng của thế giới và Việt Nam ………………...……………………...52 2.4.1 Phản ứng của thế giới …………………………………………......... 52 2.4.2 Phản ứng của Việt Nam ………………………………………….... 56 2.5 Hậu quả của cuộc chiến tranh với khu vực và thế giới ……………..…...... 58 2.5.1Về kinh tế ………………………………………………….. ……......58 2.5.2 Về chính trị ……………………………………………………..…....61 2.5.3 Về con người …………………………………………………….…. 63 2.5.4 Về môi trường …………………………………………………..... ...67 2.6 Những vấn đề vẫn còn tồn tại giữa Mỹ và Iraq ……………...…………... .68 2.6.1 Về cấm vận ………………………………………………………...... 68 2.6.2 Về giải giáp vũ khí ………………………………………………..….69 2.6.3 Về vùng cấm bay …………………………………………………......70 2.6.4 Về quân sự …………………………………………………………....71 Tiểu kết chương 2 ………………………………………………………….......72 CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC CHỦ YẾU TỪ CUỘC CHIẾN TRANH ………………………………………………………………………………….74 3.1Đánh giá chung ……………………………………………………... …..…74 3.1.1 Nguyên nhân Iraq thất bại……………………………………………......76 3.1.1.1 Chế độ độc tài của Saddam Hussein ………………………..……76 3.1.1.2 Những sai lầm của Iraq ………………………………......... ……78 3.1.2 Nguyên nhân Mỹ và liên quân chiến thắng ……………………….......... 81 3.2 Những bài học chủ yếu từ cuộc chiến tranh ………..………………….......82 3.2.1 Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các xung đột quốc tế... 83 3.2.2 Xu hướng hòa bình, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc ……………………………………….……………………………………. 85 3.2.3 Có được sự đồng tình ủng hộ của dư luận và cộng đồng quốc tế khi tiến hành chiến tranh………………………………………………………….…… 89 3.2.4 Nghệ thuật quân sự trên chiến trường …………………..…………... 92 3.2.5 Quân đội đông, trang bị đủ và phải có ý chí chiến đấu ………….…...94 3.2.6 Yếu tố truyền thống ……………………………………………...….. 95 3.3 Chính sách của Mỹ thời hậu chiến ………………………………………...96 Tiểu kết chương 3 ……………………………………..………………. ..… ..101 KẾT LUẬN ………………………………………………………………….102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………….……………... 105 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trung Đông không những là nơi nổi tiếng bởi nền văn minh cổ đại rực rỡ như văn minh Lưỡng Hà và nơi sinh ra ba trong số năm tôn giáo lớn nhất thế giới (Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do thái giáo), mà còn là nơi thường xẩy ra tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nối liền ba châu Á, Âu và Phi và có những nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, nên trong hơn 50 năm qua, nơi đây đã chứng kiến 5 cuộc Chiến tranh khu vực giữa Israel với các nước Arab: Chiến tranh giữa người Do Thái và người Ả rập năm 1948, Cuộc chiến kênh đào Suez năm 1956, Cuộc chiến năm 1967 và 1973 ở bán đảo Sinai, Cuộc chiến tranh Libăng năm 1982. Vào đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, tại Trung Đông đã xảy ra một cuộc chiến tranh ác liệt với quy mô lớn hơn và được coi là một trong những sự kiện mở đầu cho “thời kỳ sau Chiến tranh lạnh”. Đó là cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa một bên là Mỹ và các nước đồng minh được Liên Hợp Quốc (LHQ) và cộng đồng quốc tế ủng hộ và bên kia là Iraq. Cuộc chiến tranh nổ ra trong một bối cảnh quốc tế hoàn toàn không có lợi cho Iraq mà ngược lại có lợi cho phía Mỹ và liên quân. Thời đại ngày nay không cho phép một nước lớn ngang nhiên đem quân xâm lược một nước nhỏ. Saddam Hussein đã không thức thời khi nhìn nhận thời đại mới bằng con mắt cũ của mình. Mặt khác, cuộc chiến tranh diễn ra trong khi cán cân chiến lược quốc tế nghiêng hẳn về thế giới phương Tây do Mỹ đứng đầu. Có người gọi đó là “thế giới một cực” và Mỹ là một siêu cường duy nhất, bởi vì Liên Xô không còn là đối trọng của Mỹ nữa. Cuộc khủng hoảng Đông Âu đã trở thành bối cảnh thuận lợi cho cuộc chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ đúng với kịch bản của Mỹ. Iraq đã sai lầm nghiêm trọng trong tính toán chiến lược. 1 Chính những sai lầm đó đã đẩy Trung Đông đắm chìm trong cơn “Bão táp sa mạc”. Đã hơn hai mươi năm trôi qua, cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã gây tác động rất lớn trên nhiều lĩnh vực hoạt động quốc tế. Những dư âm của cuộc chiến tranh vẫn ẩn hiện trong cuộc sống của người dân Iraq. Nó cũng đã gây ra sự tổn hại quá lớn về của cải vật chất cũng như sự hủy hoại khủng khiếp môi trường sống của loài người. Luận văn này nghiên cứu sự kiện lịch sử đó để làm rõ những nguyên nhân, bản chất và hậu quả của nó. Trên cơ sở đó rút ra những bài học bổ ích trong quan hệ ứng xử quốc tế cũng như trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu năm 1991 là sự kiện quân sự lớn nhất thế giới kể từ sau chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975). Ở các nước đã xuất bản rất nhiều các ấn phẩm nghiên cứu, tổng kết về cuộc chiến tranh này. Ở Việt Nam, đến thời điểm này, có rất ít công trình nghiên cứu tổng thể được công bố rộng rãi, chủ yếu là các nghiên cứu trong Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ nhưng không được xuất bản phổ biến. Tài liệu có được chỉ là các báo cáo ngắn, các bình luận quân sự, các bài báo, bài viết. Năm 1992, Viện lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản cuốn sách với nhan đề “Cuộc chiến tranh vùng Vịnh (17-1-1991 – 28-2-1991)” tập hợp hơn 20 báo cáo của cán bộ nghiên cứu trong và ngoài quân đội tại Hội nghị khoa học về lịch sử cuộc chiến tranh vùng Vịnh tổ chức đầu năm 1992. Các báo cáo đã nêu lên khá toàn diện về cuộc chiến tranh vùng Vịnh: về nguyên nhân, các bước phát triển và phương thức tiến hành chiến tranh, đặc điểm và bài học lịch sử; về vai trò của các quân, binh chủng, tác chiến; hoạt động ngoại giao và vai trò của 2 LHQ trong chiến tranh; về đánh giá thắng lợi của liên quân và những sai lầm chủ yếu của Iraq, những suy nghĩ về chiến tranh vùng Vịnh và “hội chứng Việt Nam” của Mỹ; về điều chỉnh chiến lược của Mỹ sau chiến tranh; về cách đánh thắng chiến lược xung đột “cường độ trung bình” của chủ nghĩa đế quốc và những vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Năm 2002, Nhà xuất bản Thông tấn biên soạn và xuất bản cuốn sách “Mỹ - Iraq cuộc đối đầu hai thế kỷ”. Cuốn sách bao gồm tập hợp tư liệu về quan hệ Mỹ - Iraq trong hơn mười năm, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc chiến tranh vùng Vịnh; tác động, hậu quả mười năm cấm vận của Mỹ đối với Iraq; quá trình Mỹ vận động và chuẩn bị tấn công Iraq; thái độ của dư luận quốc tế trước những hành động của Mỹ đối với Iraq… Trên thế giới, có khá nhiều sách và các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Mỗi cuốn đề cập đến một vài vấn đề cụ thể liên quan đến cuộc chiến tranh. Có cuốn chuyên nói về sự ảnh hưởng của chiến tranh vùng Vịnh đối với môi trường biển, như cuốn The effects of the 1991 Gulf War on the marine and coastal environment of the Arabian Gulf: Impact, recovery and future Prospects của Chris Poonian. Có cuốn thì nghiên cứu về những bài học của chiến tranh hiện đại như The Lessons of Modern War của Cordesman, Anthony and Wagner, có tài liệu thì nói về những thiệt hại kinh tế của cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đối với các nước trong khu vực như The 1991 Gulf War and Jordan’s Economy của Ziad Swaidan, Mihai Nica … Đây thực sự là những công trình nghiên cứu có giá trị giúp cho người đọc hiểu một cách đầy đủ về cuộc chiến tranh khốc liệt xảy ra vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, và giúp người viết hoàn thành được luận văn này. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cuộc chiến tranh vùng Vịnh trên bình diện quan hệ quốc tế, trình bày và phân tích những nguyên nhân, diễn biến chính của cuộc chiến giữa Mỹ và Iraq năm 1991, các tác động, hậu quả của nó đối với khu vực và thế giới, từ đó đưa ra được những kết luận, đánh giá chung và những bài học chủ yếu. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, người viết đã áp dụng phương pháp lịch sử, lôgíc, phân tích quan hệ quốc tế. Phương pháp phân tích thông tin thu được và đánh giá trên tinh thần khách quan, khoa học và toàn diện. 5. Đóng góp của đề tài Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, đề tài cố gắng đem lại một cái nhìn tổng quát về tình hình Trung Đông mà cụ thể là mối quan hệ giữa Iraq và Kuwait, giữa Iraq và Mỹ trong những năm 90 của thế kỷ XX, những tính toán sai lầm của Tổng thống Saddam Hussein đã đẩy đất nước Iraq vào một cuộc chiến tranh mà có thể tránh được nếu ông chịu “xuống thang”. Đề tài còn tổng kết những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, con người, môi trường do cuộc chiến tranh để lại giúp người đọc nhận thức được sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh, từ đó có thể rút ra những bài học chủ yếu đối với thực tiễn bảo vệ đất nước và giữ gìn hòa bình, an ninh cho các quốc gia. Tuy xuất phát từ một sự kiện xảy ra đã hơn 20 năm nhưng những vấn đề ở khu vực Trung Đông vẫn luôn mang tính thời sự nóng bỏng, đề tài này hy vọng sẽ tiếp tục cho những nghiên cứu về mâu thuẫn, xung đột, những đặc trưng văn hóa… của khu vực sau cuộc chiến tranh năm 1991. 4 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm ba chương: Chương 1. Bối cảnh dẫn đến cuộc chiến tranh Nội dung chủ yếu của chương này nói về bối cảnh quốc tế và khu vực Trung Đông vào thấp kỷ 80 của thế kỷ XX, những lí do khiến Trung Đông trở thành mối quan tâm của Mỹ, sự kiện Iraq xâm lược Kuwait khiến Mỹ lấy cớ tấn công Iraq để giải phóng Kuwait. Chương 2. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 Chương này trình bày diễn biến, phản ứng của thế giới và Việt Nam, hậu quả của cuộc chiến tranh. Chương 3. Những bài học chủ yếu Đánh giá chung về cuộc chiến tranh, những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Iraq, chiến thắng của Mỹ và liên quân, những bài học chủ yếu rút ra từ cuộc chiến tranh. 5 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH DẪN ĐẾN CUỘC CHIẾN TRANH 1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Trung Đông vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX Bản đồ khu vực Trung Đông Cuộc chiến tranh 42 ngày ở vùng Vịnh diễn ra trong bối cảnh quốc tế và khu vực khá phức tạp. Trên thế giới, quan hệ Đông – Tây, quan hệ Xô – Mỹ có những thay đổi rõ rệt, nhất là sau cuộc gặp cấp cao ở Manta tháng 12-1989. Cục diện thế giới đang chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. Ở Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã đổ vỡ. Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa đang trong khủng 6 hoảng nặng nề. Tổ chức Hiệp ước quân sự Vacsava đơn phương giải thể kèm theo việc Liên Xô rút quân khỏi các nước thành viên. Trong khi đó, khối NATO tiếp tục tồn tại với sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu. Hệ quả của những điều trên là so sánh lực lượng chiến lược có những thay đổi to lớn. Ở Mỹ, mặc dù đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế và nhiều hạn chế, song qua hơn 15 năm sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ tự cho là đã khôi phục được sức mạnh kinh tế - quân sự. “Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cộng đồng các quốc gia dân tộc vận động và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử rất mới và rất khác thời kỳ chiến tranh lạnh, vừa tạo ra những cơ hội, vừa đặt ra những thách thức mới đối với họ”[35]. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh diễn biến phức tạp, diện mạo một trật tự thế giới mới thay cho trật tự hai cực đã tan rã vẫn chưa định hình. Sau mấy thập niên chiến tranh lạnh, một mặt các nước lớn nhỏ đều muốn có môi trường quốc tế hoà bình, ổn định để phát triển, nên nhìn chung đều điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại theo hướng tránh đối đầu, tăng cường hợp tác, liên kết, hội nhập trên các tầng nấc khác nhau. Mặt khác, các nước trước hết là các nước lớn - càng cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm giành giật vai trò, vị trí có lợi nhất cho mình trong trật tự thế giới mới đang hình thành. Động thái quan hệ giữa các nước lớn diễn ra hết sức phức tạp, chứa đầy những yếu tố khó lường. Trong khi đó, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ sau chiến tranh lạnh vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị xã hội loài người. Về tình hình Trung Đông trước chiến tranh vùng Vịnh, đặc biệt trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, có mấy điểm đáng chú ý sau: Một là, việc tìm giải pháp cho vấn đề Trung Đông được đẩy mạnh nhưng vẫn bế tắc do sự ngoan cố của Israel. Cùng với xu thế giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới bằng biện pháp hòa bình, việc tìm giải pháp cho vấn đề Trung Đông được đẩy mạnh vào cuối những năm 80. 7 Tháng 11 năm 1988, Tổ chức giải phóng Palestin (PLO) tuyên bố chấp nhận nghị quyết 242 và 338 của Hội đồng Bảo an LHQ, hàm ý thừa nhận Israel, đã tháo gỡ bế tắc trong việc giải quyết vấn đề Trung Đông. Mỹ tiến hành đối thoại với PLO (từ 12-1988 đến 20-6-1990), Thủ tướng Israel Samia đưa ra kế hoạch bầu cử ở vùng bị chiếm (6-1989), Ai Cập nêu 10 điểm giải pháp (9-1989), Ngoại trưởng Mỹ Baker, đưa ra kế hoạch 5 điểm (10-1989), trong đó đáng chú ý là đối thoại trực tiếp Israel – Palestin. PLO đã chấp nhận kế hoạch của Baker nhưng đảng Likut của Israel bác bỏ (trong khi Công đảng đồng y), dẫn đến cuộc khủng hoảng nội các Israel (3-6-1989). Sau đó, Israel tiếp tục cản trở bằng việc đưa người Do Thái định cư ở vùng đất chiếm đóng, tố cáo PLO tiếp tục chính sách khủng bố, vấn đề ách tắc cho đến tháng 10-1991. Hai là, thập kỷ 80 của thế kỷ XX nổ ra cuộc chiến tranh Iran – Iraq (19801988). Một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh là việc tranh chấp chủ quyền đoạn hợp lưu hai con sông Tigre và Eupherates trong đó mục tiêu của Iraq cũng là mở thông cảng Basra, một cảng chính của Iraq. Cuộc chiến nổ ra gây tổn thất cực lớn về người và vật chất cho cả hai nước. Iran ước tính chịu tới 1 triệu thương vong, chết hay bị thương, và người dân Iran tiếp tục bị ảnh hưởng hay thiệt mạng bởi những hậu quả của các loại vũ khí hoá học do Iraq sử dụng. Thương vong của Iraq ước tính trong khoảng 250.000-500.000 người chết hay bị thương. Hàng nghìn dân thường ở cả hai phía chết sau những vụ tấn công của không quân hoặc tên lửa. Thiệt hại tài chính cũng rất to lớn. Ở thời điểm đó vượt quá 600 tỷ USD cho mỗi nước (tổng cộng 1.2 nghỉn tỷ USD). Nhưng ngay sau chiến tranh, mọi người phát hiện ra rằng chi phí kinh tế cho cuộc chiến vượt xa hơn những ước 8 tính. Phát triển kinh tế đình trệ và xuất khẩu dầu mỏ tàn lụi. Những tai hoạ kinh tế đó ở mức độ nghiêm trọng hơn đối với Iraq vì họ phải gánh chịu những khoản vay to lớn cho chiến tranh so với một khoản nợ nhỏ phía Iran, bởi người Iran sử dụng các chiến thuật biển máu nhưng ít tốt kém về kinh tế trong cuộc chiến, đổi mạng sống của binh lính cho việc thiếu hụt tài chính trong việc phòng vệ. Điều này khiến Saddam vẫn ở thế đối đầu với Iran, trong một tình huống vô cùng khó khăn với các đồng minh của ông trong cuộc chiến, bởi khi đó, Iraq đang gánh món nợ quốc tế lên tới 130 tỷ USD, gây khó khăn cho sự quan tâm tới một nền kinh tế sau chiến tranh với tăng trưởng GDP chậm chạp. Có ý kiến cho rằng chính thiệt hại nặng nề của Iraq trong cuộc chiến tranh với Iran là một trong những nguyên nhân góp phần đẩy Saddam Hussein đến hành động xâm lược Kuwait vì Kuwait là một nước rất giàu có về nguồn tài nguyên dầu mỏ. 1.2 Vùng Vịnh trong chiến lược của Mỹ ở Trung Đông Trung Đông với vị trí địa lý đặc biệt của mình và với nguồn dầu khí thiên nhiên phong phú đã trở thành khu vực chiến lược sống còn về kinh tế, quân sự và chính trị đối với Mỹ. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố: “Kẻ nào kiểm soát được Trung Đông thì sẽ thống trị thế giới” [26,9]. Có thể khẳng định là vùng Vịnh là nơi quan trọng nhất đối với Mỹ ở Trung Đông vì những lẽ sau đây: 1.2.1 Về chính trị Do nằm ở vị trí rất quan trọng, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, vùng Vịnh là nơi tranh chấp quyết liệt giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Mỹ thực hiện những kế họach giúp các nước Arab nhằm không để nguồn dầu mỏ trù phú rơi vào tay Liên Xô và một số cường quốc khác. Năm 1957, Tổng thống Mỹ Eisenhower tuyên bố “Chính sách Eisenhower”, trong đó nói rằng, Mỹ sẽ dùng vũ trang để bảo vệ nền tự chủ của một quốc gia hay một nhóm 9 quốc gia ở Trung Đông trước sự đe dọa của các nước có thái độ thù nghịch. Sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là thời gian gần đây, viện cớ bảo vệ an ninh cho các nước thân cận, Mỹ đã duy trì một lực lượng lớn quân sự ở vùng Vịnh (như các căn cứ quân sự ở Qatar, Bahrain. Kuwait, Iraq...) nhằm phục vụ cho mưu đồ lâu dài của họ ở khu vực này và trên thế giới nói chung, đồng thời là để răn đe các nước “cấp tiến” như Iran, Syria… Vịnh Arab (người Iran gọi là vịnh Ba Tư) là con đường thuỷ huyết mạch dẫn ra biển duy nhất của nhiều quốc gia trong vùng (Iraq, Kuwait, Iran, Qatar, UAE…). Nếu kiểm soát được con đường này thì sẽ có điều kiện thuận lợi chi phối được nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng cho thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và các nước EU (50% lượng dầu thô vận tải bằng đường biển đi qua eo biển Hormus nằm trên vùng Vịnh) cũng như kiểm soát được các hoạt động buôn bán, đi lại trên biển của các quốc gia ở đây. Vì vậy, nhiều năm qua, Iran và các nước Arab tranh chấp với nhau không những về chủ quyền mà ngay từ tên gọi của Vịnh: Iran gọi là vịnh Ba tư còn các nước Arab thì gọi là vịnh Arab. Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Iraq trong cuộc chiến tranh với Iran kéo dài 8 năm (1980 – 1988) và cuộc chiến nhằm chiếm Kuwait năm 1990 là từng bước kiểm soát con đường huyết mạch ra biển này, tiến tới buộc thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật…lệ thuộc vào mình thông qua việc cung cấp dầu mỏ. 1.2.2 Về kinh tế Tại đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới khoảng 674,7 tỉ thùng, chiếm 65% trữ lượng dầu thế giới và 85% trữ lượng dầu của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Trong số các nước khu vực này, theo số liệu mới nhất, Iraq đứng thứ hai thế giới với khoảng 115 tỉ thùng, sau Saudi Arabia, và Kuwait đứng thứ năm thế giới với 96,5 tỉ thùng. Sản lượng dầu thô của khu vực này khoảng 19,5 tỉ thùng/ngày, chiếm 28% sản lượng dầu thế giới và 67% sản lượng 10 dầu của OPEC (số liệu năm 1996). Nơi đây là nguồn cung cấp dầu thô chủ yếu cho Nhật Bản, Tây Âu và Mỹ. Một trong những mục tiêu chiến lược của Mỹ ở khu vực là duy trì nguồn cung cấp dầu ổn định lâu dài với giá hợp lý. 1.2.3 Về quân sự Khu vực vùng Vịnh có nhiều nước thân Mỹ, hoặc là phải dựa vào Mỹ để làm đối trọng với Iran, như Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar, Oman… Cho đến nay, Mỹ vẫn duy trì các căn cứ quân sự và quân đội của mình ở các nước này (Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, Bahrain và ở Iraq sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq vào tháng 12-2011 …) và thường xuyên có các hạm đội, tàu chiến ở Vịnh nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực và trên thế giới. Saudi Arabia, Qatar, Kuwait và Arab... hiện đều có các căn cứ hải quân, không quân và lục quân Mỹ, trong đó có những căn cứ lớn, quan trọng như các căn cứ Arifjan, Buering, Virginia, Ali Al Salem Air Base, Udari Range (Kuwait), Al Udeid Air Base (Qatar), Eskan Village Air Base (Saudi Arabia). Đó là chưa kể nhiều căn cứ quân sự đủ loại, công khai lẫn bí mật, tại các nước khu vực Trung Đông khác chưa được tiết lộ. Ngoài các loại hàng hoá dân dụng, những nước này còn là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn của Mỹ. Đặc biệt sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, các nước khu vực này đều dành một khoản ngân sách lớn nhập các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Năm 1998, Saudi Arabia mua nhiều vũ khí nhất trong các nước đang phát triển (7,6 tỉ USD), Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất nhập 2,5 tỉ USD và mới đây (năm 2010) Saudi Arabia đã ký hợp đồng vũ khí với Mỹ trị giá 60 tỷ USD. Do nằm ở vị trí chiến lược và có nguồn dầu mỏ quan trọng như trên, nên vùng Vịnh luôn luôn là nơi tranh chấp, giành giật ảnh hưởng, lợi ích giữa các nước trong khu vực với nhau cũng như giữa các cường quốc trên thế giới. 11 1.3 Quan hệ Iraq – Kuwait 1.3.1 Những nét sơ lược về Iraq Bản đồ đất nước Iraq Vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên, tại khu vực đồng bằng Lưỡng Hà, người Sumer đã dựng lên nhà nước đầu tiên, đặt nền móng cho nền văn minh cổ đại khu vực Lưỡng Hà. Năm 1894 trước Công nguyên ở đây xuất hiện nhà nước Babilon với những công trình văn hoá nổi tiếng như “Vườn treo Babilon”-1 trong 7 kỳ quan thế giới. 12 Từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đến đầu thế kỷ thứ VII, Iraq bị đế quốc La Mã và Ba Tư thống trị. Từ năm 750 đến 1055, Baghdad trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của triều đại Abbassid hùng mạnh nhất của đế chế Arab. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX, Iraq lần lượt bị đế chế Ba Tư (Iran), phong kiến Mông cổ và đế chế Ottoman (Thổ) đánh chiếm và thống trị. Năm 1914 xẩy ra chiến tranh giữa Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, quân Anh đã chiếm vùng sông Shatt al Arab. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Anh đánh bại quân Thổ, chiếm Iraq và năm 1920, Hội Quốc Liên quyết định Iraq nằm dưới quyền uỷ trị của Anh. Năm 1921, mặc dù Anh đưa Faisal lên làm vua ở Iraq, nhưng nền độc lập của Iraq chỉ chính thức được công nhận vào năm 1932. Ngày 14-7-1958, Abdul Karim Kassem, một quân nhân có tinh thần dân tộc đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ phản động Nouri Said, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Hồi giáo Iraq. Sau một thời gian cầm quyền, Kassem trở thành độc đoán chuyên quyền, chống lại những người trước đây từng hợp tác với mình, trong đó có Đảng Cộng sản. Tháng 2-1963, Đảng BAATH cùng nhóm sĩ quan tự do làm đảo chính lật đổ Kassem, đưa Abdul Salem Aref lên làm Tổng thống. Sau khi củng cố địa vị, Aref quay lại chống Đảng BAATH, hợp tác chặt chẽ với Mỹ và phương Tây. Ngày 17-7-1968, Ahmed Hassan Al Bakr, nguyên Thủ tướng cùng một sĩ quan trẻ, có uy tín trong hàng ngũ sĩ quan và là lãnh đạo Đảng BAATH ở Iraq lúc bấy giờ là Saddam Hussein đã chỉ huy quân đội làm đảo chính lật đổ Aref lên làm Tổng thống và Chủ tịch Hội đồng chỉ huy cách mạng (RCC), Saddam Hussein được cử làm Phó Chủ tịch RCC, nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay Saddam Hussein. Ngày 16-7-1979, Saddam Hussein làm “đảo chính trắng” lật đổ Ahmed Hassan Al Bakr lên làm Tổng thống, nắm toàn bộ quyền hành về đảng và chính 13 quyền (Tổng thư ký Đảng BAATH phục hưng Arab Iraq, Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch RCC, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Iraq). Sau khi lên nắm quyền, Saddam Hussein theo đuổi tham vọng đưa Iraq thành một nước có vai trò lớn ở khu vực và thế giới, nắm toàn bộ nguồn dầu khí ở khu vực vùng Vịnh và mở rộng vai trò trong Phong trào không liên kết (KLK), trong thế giới thứ ba và trên thế giới. Để thực hiện ý đồ này, ngày 18-9-1980, viện cớ Iran lấn chiếm biên giới, Saddam Hussein đã phát động chiến tranh đánh vào lãnh thổ Iran. Mặc dù chiến tranh với Iran kéo dài 8 năm (1980-1988), hao người tốn của (hàng triệu người chết và bị thương, chi trên 600 tỷ USD), nhưng Saddam Hussein không thực hiện được mục tiêu của mình. Năm 1988, hai bên chấp nhận ngưng bắn, đi vào thương lượng, Saddam Hussein đã coi đây là thắng lợi to lớn của Iraq và lại tìm cách đề cao thanh thế của mình trong Liên đoàn Arab, Phong trào KLK và các tổ chức quốc tế khác, tiếp tục nuôi ý đồ mở rộng bờ cõi, đặc biệt là chiếm con đường huyết mạch đi ra trên vùng Vịnh. Ngày 2-8-1990, viện cớ Kuwait về lịch sử mà nói, là tỉnh thứ 19 của Iraq và một số lí do khác liên quan đến những khó khăn về kinh tế và tham vọng bành trướng của Saddam Hussein, Iraq đã đưa quân tràn vào Kuwait để lấy lại lãnh thổ của mình. Ngày 17-1-1991, Mỹ và liên quân gồm hơn 30 nước đã mở cuộc tấn công Iraq bằng không quân và ngày 24-2-1991 mở cuộc tấn công trên bộ, chiếm một vùng lãnh thổ phía nam Iraq. Ngày 28-2-1991, Iraq buộc phải chấp nhận ngừng bắn, mà thực chất là chấp nhận đầu hàng. Ngày 6-3-1991, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA-LHQ) thông qua nghị quyết 687 áp đặt các điều kiện ngừng bắn đối với Iraq (bồi thường chiến tranh, không được tìm kiếm hoặc phát triển các loại vũ khí huỷ diệt). Sau chiến tranh, lợi dụng sự suy yếu của chính quyền Saddam Hussein, các phong trào chống đối của người Kurd ở miền bắc và người Shiite ở miền nam nổi lên đẩy Iraq vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, tạo cớ cho các thế lực 14 bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Iraq: Mỹ, Anh và Pháp (sau này Pháp từ bỏ, không tham gia cùng Mỹ, Anh) đã lập vùng cấm bay ở miến bắc Iraq từ tháng 6-1991 và miền nam Iraq từ tháng 8-1991, vi phạm chủ quyền của Iraq. Ngày 10-11-1994, trước sức ép của LHQ, Mỹ, Anh, Iraq chính thức công nhận chủ quyền và đường biên giới của Kuwait. Như vậy là mục tiêu của Saddam Hussein không những không thực hiện được, mà còn đẩy Iraq vào một thời kỳ bị cô lập, đầy rẫy khó khăn về kinh tế và chính trị. Uy tín của Saddam Hussein ở trong nước, trong thế giới A rập và trên thế giới xuống tới mức thấp nhất. Tháng 5-1995, để giải quyết những vấn đề nhân đạo tại Iraq do cấm vận gây ra, HĐBA-LHQ đã ra nghị quyết 968 cho phép Iraq xuất khẩu dầu mỏ để lấy tiền nhập lương thực, thực phẩm và thuốc men, gọi là “Chương trình dầu đổi lương thực”. Ngày 16-12-1998, lấy lý do Iraq không hợp tác đầy đủ với Uỷ ban thanh tra vũ khí của LHQ (UNSCOM), Mỹ, Anh đã mở chiến dịch “Con cáo sa mạc” tấn công quân sự bằng tên lửa và máy bay trên qui mô lớn vào Iraq liên tục trong 4 ngày (từ 16 đến 19-12-1998). Sau chiến dịch “Con cáo sa mạc”, Mỹ đã tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng chống đối Iraq sống lưu vong và các lực lượng người Kurd. Năm 1999, Quốc hội Mỹ đã thông qua 97 triệu USD giúp các lực lượng đối lập, đưa các lực lượng này về hoạt động ngay trên lãnh thổ Iraq nhằm lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Ngày 20-3-2003, bất chấp sự phản đối của LHQ và cộng đồng quốc tế, Mỹ cùng Anh và một số đồng minh khác đã phát động chiến tranh lật đổ chế độ Saddam Hussein (9-4-2003), dựng lên chính quyền quản lý đất nước tạm thời gồm những lực lượng sống lưu vong và dưới sự chỉ đạo của một chỉ huy dân sự Mỹ Paul Premer. Ngày 28-6-2004, Mỹ đã chính thức chuyển giao quyền lực cho 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan