Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm t...

Tài liệu Đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó

.PDF
89
281
131

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––– CÙ XUÂN ĐỨC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ Ở HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN, THỬ NGHIỆM THẢO DƢỢC TRONG TRỊ VE CHO CHÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––– CÙ XUÂN ĐỨC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ Ở HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN, THỬ NGHIỆM THẢO DƢỢC TRONG TRỊ VE CHO CHÓ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60 62 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN DŨNG THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Cù Xuân Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và CBCNV khoa Sau đại học, khoa Chăn nuôi thú y; bộ môn Dược, Nội chẩn, Độc chất khoa Chăn nuôi thú y; Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Văn Dũng - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Tôi xin được cảm ơn cán bộ và nhân dân tại các địa điểm tiến hành thí nghiệm cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, khuyến khích tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi dành tình cảm thân yêu nhất cho những người thân trong gia đình đã chăm sóc, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011. Tác giả Cù Xuân Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 3 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DÙNG THUỐC THẢO DƢỢC PHÕNG TRỪ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG ...................................................................... 4 1.1.1. Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại ký sinh trùng ............................... 5 1.1.2. Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dƣợc trong phòng và trị bệnh ............................................................................ 6 1.1.3. Thu hái, bảo quản, chế biến dƣợc liệu ........................................... 9 1.2. NHỮNG CÂY THUỐC ĐƢỢC NGHIÊN CỨU ........................................... 11 1.2.1. Cây Na ........................................................................................ 11 1.2.2. Cây Củ đậu ................................................................................. 14 1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VE KÝ SINH Ở CHÓ .................................... 18 1.3.1. Vị trí của ve ký sinh ở chó trong hệ thống phân loại động vật học .... 18 1.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ve R. sanguineus ....................... 18 1.3.3 Vòng đời phát triển của ve R. sanguineus .................................... 21 1.3.4. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó ..................................... 23 1.3.5. Biện pháp phòng trị ve R. sanguineus ........................................... 23 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 27 2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại tỉnh Thái Nguyên.. 27 2.1.2. Theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh ve ở chó................................. 27 2.1.3. Thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó ... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.2. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 28 2.2.1. Dƣợc liệu nghiên cứu.................................................................. 28 2.2.2. Động vật thí nghiệm ................................................................... 28 2.2.3. Dụng cụ, hóa chất ....................................................................... 28 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 28 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu ......................................................... 28 2.3.2. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ........................... 29 2.3.3. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ bệnh ve ở chó .................................................................... 29 2.3.4. Phƣơng pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh ................................................................................. 29 2.3.5. Xét nghiệm máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh) ................................................................... 29 2.3.6. Phƣơng pháp thử nghiệm chiết xuất hoạt chất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó ......................................................... 30 2.3.7. Chuẩn bị dƣợc liệu ...................................................................... 32 2.3.8. Chuẩn bị động vật thí nghiệm ..................................................... 33 2.3.9. Bố trí và tiến hành thí nghiệm ..................................................... 33 2.3.10. Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................... 41 2.4. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................ 43 2.4.1. Địa điểm ..................................................................................... 43 2.4.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 43 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 44 3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE Ở CHÓ TẠI HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................... 44 3.1.1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phƣờng của huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công ............................................ 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.1.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tuổi chó ..................................... 45 3.1.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tính biệt chó ............................. 46 3.1.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo giống chó ................................ 47 3.1.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm .............. 48 3.2. NGHIÊN CỨU VỀ LÂM SÀNG BỆNH VE Ở CHÓ ....................................... 49 3.2.1. Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh ........... 49 3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh .................. 51 3.2.3. Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh ............... 51 3.3. NGHIÊN CỨU DÙNG THUỐC TRỊ VE CHO CHÓ .................................... 52 3.3.1. Chế và thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu trong phòng thí nghiệm ........................................................................ 52 3.3.2. Sử dụng chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó tại hai huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên............................. 70 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 72 1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 72 2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt R. sanguineus Chữ viết đầy đủ Rhipicephalus sanguineus > Lớn hơn < Nhỏ hơn - Đến % Phần trăm Cs Cộng sự TB Trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phƣờng của huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công .......................................... 44 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tuổi chó.................................... 46 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tính biệt chó ............................ 47 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo giống chó ............................... 47 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm ............. 48 Bảng 3.6. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh . 50 Bảng 3.7. So sánh số lƣợng hồng cầu, bạch cầu, hàm lƣợng huyết sắc tố giữa chó khỏe và chó bị ve ký sinh ............................................ 51 Bảng 3.8. Công thƣ́c bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh .............. 52 Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau 24 giờ trong các môi trƣờng ............................................................ 53 Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau 24 giờ trong các môi trƣờng ............................................................................ 56 Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% trong môi trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ..................... 58 Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% trong môi trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ............................ 60 Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na với các nồng độ khác nhau đƣợc làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ ............ 62 Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu với các nồng độ khác nhau đƣợc làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 24 giờ......... 64 Bảng 3.15. Xác định LD50 và LD100 của dịch chiết phôi hạt Na ngâm 36 giờ trong môi trƣờng NaOH 5% với ve ký sinh trên chó. ........... 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn viii Bảng 3.16. Xác định LD50 và LD100 của dịch chiết hạt Củ đậu ngâm 24 giờ trong môi trƣờng NaOH 5% với ve ký sinh trên chó .................. 66 Bảng 3.17. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết phôi hạt Na trong môi trƣờng NaOH 5% ........................................... 67 Bảng 3.18. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết hạt Củ đậu trong môi trƣờng NaOH 5%. ......................................... 69 Bảng 3.19. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng các dƣợc liệu....... 69 Bảng 3.20. Kết quả sử dụng dịch chiết phôi hạt Na để trị bệnh ve cho chó tại một số địa phƣơng ................................................................ 70 Bảng 3.21. Kết quả sử dụng dịch chiết hạt Củ đậu để trị bệnh ve cho chó tại một số địa phƣơng ................................................................ 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây Na (Annona squamosa L.) .................................................. 12 Hình 1.2. Cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus L.) .......................................... 15 Hình 1.3. Ve ký sinh trên chó (Rhipicephalus sanguineus) ........................ 21 Hình 3.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau 24 giờ trong các môi trƣờng ......................................................... 55 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau 24 giờ trong các môi trƣờng ...................................................... 57 Hình 3.3. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% trong môi trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ........... 59 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% trong môi trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ............. 61 Hình 3.5. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết phôi hạt Na trong môi trƣờng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ . 63 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết hạt Củ đậu trong môi trƣờng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 24 giờ ............... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày nay, đời sống con ngƣời càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về tinh thần càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Ngƣời ta nuôi chó nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chó không chỉ để làm cảnh, trông nhà, mà đối với nhiều ngƣời chó còn là ngƣời bạn rất trung thành. Chính vì vậy số lƣợng chó đã tăng lên đáng kể và ngày càng nhiều giống chó ngoại đƣợc nhập vào Việt Nam nhƣ: Berger, Boxer, Rottweiler, Doberman.... Chó đƣợc nuôi ngày một nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó ngày càng phát triển, khó kiểm soát, không những gây ảnh hƣởng trực tiếp tới chó nuôi mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Vì vậy, các bệnh thƣờng gặp ở chó đang là vấn đề đƣợc ngƣời nuôi và những ngƣời làm khoa học qua tâm nghiên cứu. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp nhƣ bệnh dại, bệnh viêm dạ dày và ruột truyền nhiễm, bệnh Carê, bệnh do Parvovirus… thì phải kể đến bệnh do ký sinh trùng gây ra. Bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh do ngoại ký sinh trùng nói riêng (còn gọi là động vật tiết túc kí sinh, thuộc ngành Arthropoda) tuy ít gây chết cho động vật nuôi nhƣng lại gây tổn thất nhiều về kinh tế và khó kiểm soát vì ngƣời chăn nuôi ít quan tâm đến. Bệnh ve ở chó là một trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất, không những gây tổn thƣơng thực thể làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trƣởng và phát triển của chó… mà còn là kho lƣu trữ mầm bệnh sống (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đƣờng máu…), đây chính là yếu tố trung gian nguy hiểm truyền bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và từ đó truyền bệnh sang ngƣời. Thực tế hết sức cấp thiết đó đặt ra câu hỏi cho ngành thú y phải tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu khoa học để tìm ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất. Trƣớc kia để phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng ngƣời ta sử dụng một số hóa dƣợc nhƣ: Dipterex, DDT, 666… cũng nhƣ các hóa dƣợc trị liệu hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 đang lƣu hành trên thị trƣờng hiện nay nhƣ: Bivermectin, Kill-Lice, Ivermectin, Fronline, Lindane, Coumaphos, Amitraz, SG.Sivermectin 0,25%, Pimetylpyrolan, Demetyl, Sevin… Tuy chúng có hiệu quả điều trị cao nhƣng lại gây độc hại cho vật chủ, tồn dƣ trong sản phẩm động vật làm ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. Ngoài ra, chúng còn gây hiện tƣợng kháng thuốc, nhờn thuốc làm giảm hiệu quả điều trị. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu tìm ra những giải pháp thích hợp trong công nghệ dƣợc chất để tìm ra thuốc điều trị hiệu quả nhƣng không gây độc cho vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo sức khỏe con ngƣời. Những nghiên cứu về dƣợc lý phân tử đã chứng minh rằng một hợp chất thiên nhiên tồn tại nhiều năm trong tế bào sống khi tinh chế để sử dụng điều trị bệnh (tức là lại chuyển vào tế bào sống) thì nó đƣợc dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ hơn là cũng chất đó nhƣng đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp hóa học. Điều này đã góp phần mở ra hƣớng nghiên cứu bào chế và sử dụng dƣợc liệu tự nhiên để làm thuốc. Từ xa xƣa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn thảo dƣợc nhiên nhiên sẵn có xung quanh để chữa bệnh và truyền lại cho các thế hệ sau. Đất nƣớc ta lại có ƣu thế là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật hết sức phong phú, tiềm năng về các loại cây thuốc là rất lớn. Theo điều tra về nguồn cây thuốc Việt Nam, Viện Dƣợc liệu (2011) [38] đã xác định đƣợc 3948 loài thực vật có giá trị làm thuốc. Đây chính là nền tảng thuận lợi để ngành thú y nghiên cứu tìm ra các chế phẩm thuốc lý tƣởng có nguồn gốc từ thảo mộc trị ngoại ký sinh trùng vừa có tác dụng trị bệnh tốt, giá thành rẻ, dễ làm, dễ kiếm, an toàn, dễ sử dụng … mà lại khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của các loại hóa dƣợc. Những năm gần đây, phong trào nuôi chó ở tỉnh Thái Nguyên khá phát triển. Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 ve ký sinh ở chó còn ít đƣợc chú ý; cùng với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu tác dụng dƣợc lý của các cây thuốc, tìm hiểu cơ sở khoa học của những bài thuốc dân gian trị ngoại ký sinh trùng, làm cơ sở cho việc ứng dụng điều trị rộng rãi chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công của tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu tác dụng dƣợc lý của hai loại dƣợc liệu Việt Nam: hạt Na và hạt Củ đậu, từ đó xác định nồng độ thích hợp để diệt ve cho chó. - Điều trị thử nghiệm diệt ve ký sinh trên chó tại huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công của tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh ve ở chó và đƣa ra biện pháp điều trị hiệu quả bệnh do ve ký sinh ở chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nƣớc ta. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo những hộ gia đình nuôi chó tại Thái Nguyên và các địa phƣơng khác trong việc phòng trị bệnh do ve gây ra ở chó, góp phần hạn chế tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do ve chó gây ra, giúp bảo vệ sức khỏe con ngƣời và vật nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DÙNG THUỐC THẢO DƢỢC PHÕNG TRỪ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG Với hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú, chúng ta đã tận dụng đƣợc món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đó chính là nguồn thảo dƣợc dùng làm thuốc. Cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc, nền y học cổ truyền cũng phát triển không ngừng với kho tàng kinh nghiệm sử dụng thảo dƣợc làm thuốc rất to lớn. Trên cơ sở những kinh nghiệm cổ truyền, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đông dƣợc nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của các bài thuốc để áp dụng vào việc phòng trị bệnh một cách có hiệu quả. Đối với ngành thú y, có thể nói lịch sử của quá trình sử dụng thuốc thảo dƣợc trong thú y trƣớc đây còn do kinh nghiệm mang tính truyền miệng hoặc đƣợc áp dụng tƣơng tự nhƣ ngƣời (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [6]. Việc dùng các loại thuốc hóa dƣợc trị ngoại ký sinh trùng tuy mang lại hiệu quả cao nhƣng lại gây nhiều tác dụng phụ nhƣ gây hiện tƣợng nhờn thuốc, gây đột biến gen, tăng nguy cơ ung thƣ, ảnh hƣởng tới sức khỏe vật nuôi, gây ô nhiễm môi trƣờng… Trong khi đó dùng thuốc thảo dƣợc sẽ khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của thuốc hóa dƣợc. Nguồn thảo dƣợc lại rất phong phú, dễ kiếm, dễ sử dụng, ít hoặc không gây độc, hiệu quả sử dụng cao, giá thành rẻ và đặc biệt không gây tồn dƣ trong sản phẩm động vật, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy, việc đi sâu khai thác thế mạnh của thảo dƣợc là hƣớng nghiên cứu cần thiết không những trong giai đoạn hiện nay mà cả trong tƣơng lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 1.1.1. Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại ký sinh trùng Mỗi loại ký sinh trùng đều có đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và đặc điểm ký sinh riêng, vì vậy thuốc dùng để phòng trị ngoại ký sinh trùng ngoài những yêu cầu chung nhƣ những loại thuốc khác còn có những yêu cầu riêng. Theo Bùi Thị Tho (2003) [34], thuốc trị ngoại ký sinh trùng lý tƣởng cần đạt các yêu cầu sau: - Thuốc có khả năng tiêu diệt ngoại ký sinh trùng trong tất cả các chu kỳ phát triển, cả vòng đời biến thái của chúng (từ trƣởng thành - trứng - ấu trùng - các biến thái của ấu trùng - dạng trƣởng thành). - Thuốc có tác dụng nhanh, không hoặc ít độc với vật chủ và ngƣời khi sử dụng. - Thuốc có tác dụng hiệp đồng hay đƣợc phân bố đồng đều trong dung dịch lỏng phù hợp với yêu cầu sử dụng. - Thuốc dễ dử dụng, tùy theo loại ký sinh có thể sử dụng dƣới các dạng nhƣ trộn vào thức ăn, pha nƣớc tắm, bơm xịt, bôi trên da hoặc tiêm dƣới da… - Không hoặc ít để lại tồn dƣ trong tế bào, tổ chức vật chủ. - Không gây ô nhiễm môi trƣờng. Để có đƣợc một loại thuốc đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên là hết sức khó khăn. Những nghiên cứu về các loại thuốc trƣớc đây và hiện nay vẫn đang sử dụng (phần lớn là các loại hóa dƣợc) cho thấy chúng chỉ đáp ứng đƣợc mặt nào đó trong điều trị. Các thuốc này độc với ký sinh trùng song chúng cũng độc với ký chủ và ngƣời, gây ô nhiễm môi trƣờng vì khó phân hủy trong tự nhiên, đồng thời tồn dƣ trong sản phẩm chăn nuôi. Do đó nhiều các thuốc trƣớc kia sử dụng phổ biến nhƣ: Dipterex, DDT, 666… đã bị Nhà nƣớc cấm sử dụng. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng các loại dƣợc liệu (cây thuốc Cá, Cúc trừ trùng, cây Bách bộ…) có các hoạt chất: Rotenon, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 pyrethroids, Stemonin… để diệt ngoại ký sinh trùng. Những loại dƣợc liệu đó gần nhƣ đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của thuốc diệt ngoại ký sinh trùng lý tƣởng. 1.1.2. Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dƣợc trong phòng và trị bệnh Nằm trong khu vực Đông Nam Á, gần các trung tâm lớn về y dƣợc truyền thống nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ… Việt Nam cũng có nền y học cổ truyền xuất hiện từ rất sớm, có nhiều bài thuốc hay chữa bệnh cho ngƣời và vật nuôi. Riêng để trị ngoại ký sinh trùng, từ xa xƣa nhân dân ta đã biết sử dụng một số thảo dƣợc có hiệu quả nhƣ: Thuốc lá, thuốc lào chữa ghẻ, hạt Thàn mát trị ve, ghẻ… Ngày nay, bằng việc ứng dụng thành tựu của khoa học ngƣời ta đã chứng minh đƣợc thuốc có nguồn gốc thiên nhiên dễ đƣợc cơ thể chấp nhận, ít có tác dụng phụ. Trong khi đó các thuốc tổng hợp hóa học hay gây tác dụng phụ, đôi khi gây đột biến gen, quái thai hay các tổn thất nặng nhƣ điếc, tăng nguy cơ ung thƣ… Các kết quả nghiên cứu đã thu đƣợc càng khẳng định rõ mối quan hệ giữa dƣợc liệu và sức khỏe cộng đồng. Nhiều bệnh nan y đƣợc chữa trị nhờ sự đóng góp của dƣợc liệu (Viện Dƣợc liệu, 2001) [37]. Đã có nhiều công trình khoa học phát hiện đƣợc những đặc tính quý mới của các thảo dƣợc truyền thống và những cây thuốc mới. - Nhiều tác giả đã nghiên cứu đƣợc tác dụng kháng khuẩn của Bách bộ. Theo Vũ Ngọc Kim và cộng sự (1996) [16], nƣớc sắc Bách bộ có tính kháng khuẩn nhƣ vi khuẩn tả, phó thƣơng hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, vi khuẩn lao. Hoàng Minh và cộng sự (1974) [21] cũng đã thí nghiệm cho thỏ uống Bách bộ (có so sánh nhiều đối chứng) thấy số lƣợng đại thực bào ở phế nang tăng lên sau 15 - 20 ngày dùng thuốc. Khả năng loại trừ tụ cầu vàng gây bệnh phổi qua đƣờng phế quản cũng đƣợc tăng lên. Điều này giải thích Bách bộ trị đƣợc một số bệnh nhiễm khuẩn đƣờng phổi là có cơ sở. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Trong lá cây Chè (Thea cinensis) có hoạt chất nhƣ cafein, glucozid, men oxy hóa theaza, ngoài những tác dụng thông thƣờng nhƣ giải cảm, giải độc, lợi tiểu ngƣời ta còn mới phát hiện ra một giá trị đặc biệt đó là khả năng làm tăng sức đề kháng của trẻ em đối với virus gây bệnh Viêm não B Nhật Bản (Bùi Ngân Tâm, 2003) [26]. - Edne Cave (1997) [40] đã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế miễn dịch của hạt và lá Na. - Cây Actiso (Cynara Scolymus. L) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan… (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [6]. - Theo Vũ Xuân Quang (1993) [25], từ cây Đại (Phumeria rubra linn var acutifolia baill) chiết đƣợc chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng độ 1 -5 µg/ml. - Vừa qua, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính quý của nấm Linh chi (Ganoderrma lucidum) trong việc chữa các chứng bệnh gan, mật, ung thƣ… Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ AIDS (Viện Dƣợc liệu,2001) [36], [37]. Đối với ngành thú y, Đông dƣợc thú y đã có những nghiên cứu và thu đƣợc một số kết quả rất khả quan. - Trần Minh Hùng và cộng sự (1978) [11], [12] đã nghiên cứu sử dụng kháng sinh thực vật trong nuôi dƣỡng và phòng bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao. - Theo tác giả Bùi Thị Tho (1996) [32], qua theo dõi tính kháng thuốc của hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella đã cho biết: + Các vi khuẩn này kháng lại thuốc hóa học trị liệu (Streptomycin, Neomycin, Tetracylin…) rất nhanh, đồng thời giữa chúng lại có hiện tƣợng kháng chéo. Trong khi đó hiện nay chƣa thấy E.coli và Salmonella kháng lại phytoncyd của tỏi, hẹ mặc dù ông cha ta đã sử dụng hai loại dƣợc liệu này từ xa xƣa và rất thƣờng xuyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 + Trong phòng thí nghiệm, thời gian để tạo đƣợc các chủng vi khuẩn kháng lại phytoncid của tỏi, hẹ phải lâu hơn 3-5 lần so với thuốc hóa học trị liệu. Khi tăng nồng độ phytoncid lên 5 lần so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn đã bị tiêu diệt. Nhƣng đối với thuốc hóa học trị liệu, mặc dù đã tăng nồng độ lên 120 lần (thậm chí cao hơn) so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn mà vi khuẩn vẫn sống. Riêng đối với ngoại ký sinh trùng thú y, Đông dƣợc đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. - Theo Trần Quang Hùng (1995) [13] trong thuốc lá và thuốc lào có chứa kiềm thực vật Nicotin và Nornicotin, chế phẩm Nicotin trừ đƣợc ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau màu và cây công nghiệp. Nicotin nhanh chóng phân giải trong môi trƣờng. - Theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1994) [9], dùng cao hạt mát: hạt mát giã nhỏ (3 phần), hạt dầu trẩu giã nhỏ (1 phần), lƣu huỳnh phi (1 phần), nƣớc (8 phần). Trộn đều tất cả 4 thứ trên, cô cách thủy trong vòng 30 phút thành cao đặc sền sệt, để nguội 37 - 400C dùng bôi lên chỗ ghẻ cho gia súc. Hoặc dùng hạt mát ngâm vào nƣớc nóng, giã nát rồi ngâm vào nƣớc ấm 370C tắm cho gia súc có thể diệt đƣợc cả ve cứng lẫn ve mềm. - Theo Bùi Thị Tho (2003) [33], dùng củ bách bộ nồng độ 5% ngâm trong môi trƣờng HCl 5%, thời gian ngâm 12 - 24 giờ diệt 91,04% ve chó. - Kết quả nghiên cứu về chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc cá của Nguyễn Thanh Hải (2007) [8] cho thấy: Thuốc mỡ 10% sau 2 lần bôi thuốc, sau 48 giờ điều trị chó, bò sạch ve. Thuốc mỡ 20% sau 2 lần bôi thuốc, sau 36 giờ điều trị chó, bò sạch ve. Thuốc mỡ 30% chỉ cần 1 lần bôi thuốc, sau 24 giờ chó, bò sạch ve. Khi sử dụng các chế phẩm thuốc mỡ trên bôi cho chó và bò không thấy động vật thí nghiệm nào có biểu hiện trúng độc, không dị ứng hay nổi mẩn trên da. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Trần Quang Hùng (1995) [13] cho biết, từ hai thập niên của cuối thế kỷ 20 các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng hoạt chất của hoa Cúc trừ trùng để chế những chế phẩm có hiệu lực cao đối với ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau màu (chế phẩm Dilatian chứa khoảng 1% Pyrethrin). Ngƣời ta phát hiện trong hoa Cúc trừ trùng có 6 este của axit xiclopropan cacboxylic, độc đối với sâu đó là Pyrethrin I và II, Cinerin I và II, Jasmolin I và II. Trong bột hoa Cúc trừ trùng các este Pyrethrin chiếm 75%. Cũng theo tác giả này các Pyrethrin có hiệu lực trừ sâu, ngoại ký sinh trùng cao hơn và có nhiều ƣu điểm hơn các este tổng hợp. Đồng thời kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy Pyrethroit dƣới tác động của men và ánh sáng mặt trời thì quá trình chuyển hóa và phân giải xảy ra nhanh, các hợp chất chuyển hóa trung gian ít độc hơn dạng hợp chất ban đầu hoặc không độc. Mặt khác sau khi sử dụng trên cơ thể, thuốc chỉ có tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng trên bề mặt da mà không gây tồn lƣu ít có nguy cơ tích lũy trong sản phẩm động vật. - Theo Brander và cộng sự (1991) [39] các hoạt chất trong hoa Cúc trừ trùng có hiệu quả tốt trên ngoại ký sinh trùng và côn trùng, ít độc đối với động vật có vú. - Theo Kate A.W. Roby và Lenny Southam (1998) [44] cho biết Pyrethrin tự nhiên và tổng hợp có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh làm cho ký sinh trùng bị tê liệt rồi chết. 1.1.3. Thu hái, bảo quản, chế biến dƣợc liệu 1.1.3.1. Thu hái dược liệu Thu hái dƣợc liệu đúng quy trình, kỹ thuật có vai trò lớn, ảnh hƣởng không ít đến hiệu quả điều trị. Theo các tác giả Lê Trần Đức (1977) [7], Đỗ Tất Lợi (1991) [19], Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1994) [9], thu hái dƣợc liệu phải tuân theo hai quy tắc: đúng thời vụ và đúng bộ phận dùng làm thuốc. Phải xác định đúng thời điểm, đúng bộ phận thu hái để có lƣợng hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất