Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm tiểu thuyết trịnh thanh long (qua hai tiểu thuyết ma làng và đồng lành ...

Tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết trịnh thanh long (qua hai tiểu thuyết ma làng và đồng lành đom đóm)

.PDF
125
738
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ========== HOÀNG THỊ THÚY NGÀ ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH LONG (Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ========== HOÀNG THỊ THÚY NGÀ ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH LONG (Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Đức Hạnh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ, giảng viên Khoa Sau Đại học và Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em vượt qua những khó khăn, thách thức trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng giáo dục trường THPT Vũ Lễ, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng xong luận văn không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, các anh chị và tất cả các bạn để luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2010 Hoàng Thị Thuý Ngà PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Văn xuôi Việt Nam hiện đại có nhiều tác phẩm đặc sắc viết về nông thôn Việt Nam trong những năm tháng trước và sau thời kỳ đổi mới 1986, phản ánh những nỗi đau do nghèo và lạc hậu, "căn bệnh” phe cánh họ mạc cục bộ,những hủ tục kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác và cả những sai lầm vì cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài…bên cạnh những tác giả, tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài này như Nguyễn Khắc Trường với "Mảnh đất lắm người nhiều ma", Nguyễn Mạnh Tuấn với "Cù lao Tràm", Dương Hướng với "Bến không chồng", Tạ Duy Anh với "Lão khổ", Hoàng Minh Tường với "Thuỷ hoả đạo tặc"... chúng ta không thể không nhắc tới các nhà văn địa phương đã âm thầm viết và có những thành tựu đáng ghi nhận. Trịnh Thanh Phong, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, là một trường hợp như thế. 2. Sau tiểu thuyết "Ma làng” được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh và gây tiếng vang lớn trong công chúng, Trịnh Thanh Phong xuất bản tiếp tiểu thuyết "Đồng làng đom đóm". Cả hai tiểu thuyết của ông đều viết về đề tài nông thôn với những xung đột thế sự đời tư vừa lâu dài vừa mang tính thời sự. Nghiên cứu tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong chúng ta có thêm cơ sở khoa học để khẳng định xu thế vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại trước và sau khởi điểm đổi mới 1986 ở đề tài nông thôn. 3. Trong chương trình ngữ văn cấp Trung học cơ sở có 24 tiết dành cho văn học địa phương, theo khảo sát của chúng tôi thì phần văn học địa phương hiện nay vẫn còn là "khoảng trống” ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong chương trình đào tạo ngành văn của khoa đào tạo giáo viên Trung học cơ sở Đại Học Sư Phạm - Đại Học Thái Nguyên ở hai chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại và Lí luận văn học đều có phần văn học địa phương của 6 tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 thuộc vùng Việt Bắc. Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và sinh viên trong trường Đại Học Sư Phạm nói chung, cho giáo viên và học sinh cấp Trung học cơ sỏ tại tỉnh Tuyên Quang nói riêng. II. Lịch sử vấn đề Đề tài nông thôn là đề tài tương đối rộng lớn trong văn học Việt Nam. Nó tồn tại tự nhiên trong đời sống văn học cũng như đời sống thường nhật của con người. Vì đặc thù nước ta là nền văn hóa lúa nước và văn hóa làng xã, là mảnh đất màu mỡ cho văn học nhưng không phải là mảnh đất dễ khai thác vì nông thôn Việt Nam nói chung, nông thôn mỗi vùng miền lại có một bản sắc văn hóa đặc trưng. Xung quanh mảng văn học viết về đề tài nông thôn có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết. Các ý kiến nhìn chung rất phong phú. Tiêu biểu cho những công trình đã nghiên cứu về văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông thôn là cuốn Văn xuôi viết về nông thôn tiến trình và đổi mới của tác giả Lã Duy Lan, Nxb Khoa Học Xã Hội, H.2001. Trong cuốn sách tác giả đã tổng kết toàn bộ tiến trình và xu hướng phát triển của văn xuôi viết về đề tài nông thôn đặt trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Nội dung chủ yếu tác giả cuốn sách muốn đề cập đó là bộ mặt thật của nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới được phản ảnh trong văn học Việt Nam như thế nào. Cuốn sách là một cái nhìn tương đối toàn diện về mảng văn xuôi viết về đề tài nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó có rất nhiều những bài tiểu luận, bài phỏng vấn của phóng viên các báo với các cây bút chuyên viết về đề tài nông thôn. Trong đó có thể kể đến các bài như: bài tiểu luận Nhà quê, nông thôn: Tự nó và về nó của tác giả Mai Anh Tuấn in trên báo Văn nghệ trẻ số ra ngày 30.5.2009. Trong đó tác giả đã bàn về nhận thức về đề tài nông thôn của một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Bính, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Các nhà văn chuyên viết về đề tài nông thôn cũng có nhiều ý kiến về vấn đề này. Bài viết Nhà văn với vấn đề “tam nông” của phóng viên Đỗ Ngọc Thạch trên trang Phong Điệp. net cũng đề cập đến vấn đề đề tài nông thôn với các nhà văn mới trong đó có ý kiến của nhà văn Nguyễn Khắc Trường cho rằng: “Viết về nông thôn, viết về người nông dân là động đến cái mẫu số chung, cái phần sâu thẳm nhất của dân tộc chúng ta… Còn nhiều vấn đề bức xúc ở nông thôn lắm, đây là một đề tài rộng lớn tưởng là dễ hiểu nhưng hết sức bí mật”. Như vậy đề tài nông thôn là còn là một mảnh đất đầy bí mật không chỉ với các nhà văn trẻ mà ngay cả đối với nhà văn đã có nhiều trải nghiệm về cuộc sống nông thôn. Như vậy, các công trình nghiên cứu xung quanh tiểu thuyết viết về nông thôn nói chung đã quan tâm đến nhiều khía cạnh của mảng văn học này từ bộ mặt toàn diện trong xu hướng phát tiển đến những khía cạnh, góc nhìn nhỏ hơn như đề tài nông thôn trong các tiểu thuyết cụ thể của các nhà văn cụ thể: Kim Lân, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư… Trong đó cũng có những bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm của nhà văn Trịnh Thanh Phong Tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm là hai tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Trịnh Thanh Phong. Đây cũng là hai tiểu thuyết thành công của mảng văn xuôi viết về nông thôn cũng như của tác giả Trịnh Thanh Phong, tạo được sự hấp dẫn đối với nhiều độc giả. Xung quanh hai cuốn tiểu thuyết này cũng có nhiều ý kiến bàn luận ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Chúng ta có thể điểm qua một vài ý kiến tiêu biểu với những cái nhìn khác nhau về tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm như sau: Bài phỏng vấn tác giả “Ma làng” do Hà Anh thực hiện trên báo Viêtnam.net hé mở cho chúng ta nhiều vấn đề trong tác phẩm Ma làng. Trong cuộc trò chuyện với nhà văn Trịnh Thanh Phong, tác giả Hà Anh đã có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 dịp đề cập đến chất liệu, cảm hứng của nhà văn khi viết tiểu thuyết Ma làng. Về chất liệu, Tác giả Trịnh Thanh Phong đã khẳng định “chất liệu hiện thực và những trải nghiệm thực tế để vẽ lên một bức tranh làng quê trong tiểu thuyết ma làng phải chiếm tới 90% và có những cảnh vật, con người vẫn còn nguyên sơ ở ngoài đời nơi tôi ở…”. Đó cũng chính là những lời nhà văn đã nói trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết này: “Tất cả để dựng lên khuôn hình, cảnh vật con người trong cuốn sách này tôi đã tìm nhặt ở làng quê lở lói, nghèo khổ bám quanh viền chân núi Châm chạy nhoài ra phái bờ sông Lô ở chỗ con gà gáy ba tỉnh cùng nghe thấy! Bỏ vào cái túi da, tôi về ngồi dưới căn nhà lá cọ ở cái phố “Hủng “thị xã Tuyên Quang sắp đặt lại. Công việc tôi làm giống như người tập đan lát thêu thùa… Kỳ cạch mãi rồi cũng xong!...”. [30.5] Qua lời tâm sự của nhà văn chúng ta thấy rằng tác phẩm Ma làng được dựng lên bằng chính những trải nghiệm thực tế của tác giả nơi làng quê mình ở. Bằng chính những trải nghiệm thực tế ở một làng quê cụ thể cộng với sự trải nghiệm cuộc sống của mình tác giả đã sáng tạo ra thế giới nhân vật cũng như cuộc sống thôn quê trong tác phẩm. Điều này cũng được tác giả tâm sự trong bài phỏng vấn. Ví dụ khi nói về việc xây dựng nhân vật Tòng - nhân vật tiêu biểu cho cái ác nhà văn nói: “Khi xây dựng nhân vật này, ngoài những mẫu hình của cái ác ngoài đời mình vẫn gặp, tôi cũng phải tổng hợp, thống kê để chắt lọc và lựa chọn lấy những nét tiêu biểu nhất của cái ác để thổi vào nhân vật Tòng…” Bằng chính những tổng hợp này mà nhân vật trong Ma làng không chỉ tiêu biểu cho làng quê ở vùng núi Tuyên Quang mà còn tiêu biểu cho nhiều làng quê khác. Trong bài phỏng vấn còn đề cập đến cảm hứng của nhà văn Trịnh Thanh Phong khi viết tiểu thuyết Ma làng: “Từ nguồn mạch mình ấp ủ đã tạo thành cảm hứng chân thật nên chữ nghĩa cứ chảy ra tự nhiên như vậy thôi.”. Những ấp ủ của nhà văn chính là tình cảm và trách nhiệm đối với người nông dân ở quê ông nói riêng và những người nông dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Việt Nam nói chung: “Hướng khai thác đề tài của tôi là nhằm vào những thân phận, kiếp người thấp cổ bé họng bị vùi phủ, đày đọa suốt một thời có thể gọi là xa vắng!... Người nông dân vẫn chưa thoát ra được câu ca dao: “Con cò lặn lội bờ ao/ Ăn sung sung chát ăn đào đào chua”! Vì người nông dân suy cho cùng chỉ biết làm lụng nghe lời!..Vấn đề nông thôn còn nhiều trăn trở lắm. Có điều nhà văn khai thác như thế nào để viết đúng cuộc sống của họ, khát vọng của họ…”. Như vậy cảm hứng để viết Ma làng chính là những trăn trở của nhà văn về con người nông dân và cuộc sống nông thôn. Chính những điều này đã ước thúc tác giả viết cuốn tiểu thuyết này. Đây là những vấn đề mà cuộc phỏng vấn của phóng viên Hà Anh trên báo Viêtnam. net với nhà văn Trịnh Thanh Phong đã cung cấp cho chúng ta. Tiến sĩ Trần Lệ Thanh trong bài: “Ma làng “và sự trăn trở của một ngòi bút với quê hương”, đã làm rõ hơn giá trị của “Ma làng”về cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Trịnh Thanh Phong. Và những phát hiện trong bài viết của tác giả Trần Lệ Thanh cũng đã gợi hướng cho chúng tôi rất nhiều khi thực hiện đề tài này. Trong bài viết tác giả Trần Lệ Thanh cho rằng nội dung chính của tác phẩm Ma làng là: “Đằng sau việc miêu tả những mâu thuẫn dai dẳng, sự tranh chấp, đố kị giữa làng trên xóm dưới, tộc này họ kia chi phối đời sống nông dân, đằng sau những mánh khóe hiểm ác những mưu mô toan tính của những người có thế lực, có quyền thế, lợi dụng đúng chỗ đứng của mình để thu lợi… Tác phẩm trong một chừng mực nào đó đã phản ánh được thực trạng khá đau đớn vẫn còn diễn ra trong đời sống tinh thần của một số làng quê nông thôn.”, tác giả bài viết cũng cho rằng cái làm nên sức nặng của tiểu thuyết Ma làng là ở thái độ cách nhìn nhận của tác giả: “Cái làm nên sức hấp dẫn của Ma làng là ở tấm lòng của tác giả, ở cái nhìn xã hội vừa nghiêm khắc vừa hiền lành đôn hậu của nhà văn. Đặc biệt cái làm nên sức nặng của ngòi bút Trịnh Thanh Phong chính là ở chỗ, tuy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 luôn day dứt, trăn trở trước những số phận, những cảnh đời, mảnh đời vụn vỡ, những tác giả không bao giờ thỏa hiệp với cái xấu” chính điều này chi phối đến giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Điều này gợi mở cho chúng tôi đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống con người đặc biệt thông qua những phương tiện nghệ thuật. Bên cạnh nội dung tác giả bài viết cũng đề cập sơ bộ nhất vài nét nghệ thuật tự sự trong Ma làng như lối trần thuật “Bằng nhiều chi tiết, qua lối trần thuật độc đáo giàu sức gợi”, giọng điệu “Nghe và cách miêu tả những nhân vật này, thấy được thái độ vừa trân trọng, cảm giọng điệu khách quan thông vừa nghiêm khắc phán xử của nhà văn”, “giọng điệu mỉa mai bông tếu cũng trở thành một phương thức khá quen thuộc của nhiều cây viết”, kết cấu tác phẩm của Trịnh Thanh Phong được nhận xét “Trịnh Thanh Phong có được một phần kết luận hợp lý”… Tuy đây là những đánh giá rất sơ lược về nghệ thuật trong Ma làng nhưng nó cũng đã gợi ý cho chúng tôi trong khi tìm hiểu những phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong. Triệu Đăng Khoa trong bài: Hỏi chuyện nhà văn tác giả “Ma làng” Báo Nông nghiệp nông thôn số tháng 9 năm 2008: Khẳng định sức hấp dẫn của tác phẩm “Ma làng” với mọi thế hệ người đọc. Sức hấp dẫn mà tác phẩm Ma làng có được do nội dung mà nó phản ánh đó chính là những mưu mô toan tính, những biến thái tinh vi của bọn phú hào mới mang tư duy của người nông dân. Cùng với đó là cách xây dựng nhân vật cũng như tấm lòng của nhà văn đối với người nông dân. Trung Trung Đỉnh trong bài: Tiểu thuyết ma làng và những thói tục mới ở làng quê trên báo văn nghệ trẻ số tháng 3.2003 đã đề cập khá rõ nét về nội dung cũng như những mâu thuẫn được đề cập đến trong tác phẩm Ma làng. Tác giả bài viết khẳng định nhà văn Trịnh Thanh phong đã viết về nông thôn Việt Nam thời hiện đại với những thói tục xưa cũ được cải biến thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 thói tục thời nay. Đó là “những thói tục mâm trên mâm dưới, họ hàng chú bác anh em cô dì giằng dịt lôi kéo nhau vào việc làng, việc nước… bọn phú hào mới của làng xã tranh thủ đục nước béo cò, xâu xé nhau bằng những chức vụ…” mâu thuẫn được phản ánh trong cuốn sách là : “một bên là thân phận những người nông dân ngàn đời nay vẫn chưa ra khỏi lũy tre làng… một bên là bọn quan chức dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước quỷ nắm các chức quyền trong làng ngoài xã”. Đây cũng là nội dung bài viết Tiểu thuyết “Ma làng”Bức tranh quê trước ngày đổi mới của tác giả Minh Hòa trên báo Tuyên Quang số ra ngày 28 tháng 9 năm 2007. Đây cũng chính là những gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu về con người, cuộc sống nông thôn khi phân tích sâu hơn về tiểu thuyết Ma làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong. Với tác phẩm Đồng làng đom đóm, tác phẩm ra đời muộn hơn so với tiểu thuyết Ma làng cũng có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau. Trong đó tiêu biểu là ý kiến bàn luận của tác giả Hà Linh (Thạc sĩ Ngô Thu Hà) trên báo Tuyên Quang số ra ngày 27.01.2010 qua bài: Ánh sáng từ đồng làng đom đóm (Đọc tiểu thuyết Đồng làng đom đóm của Trịnh Thanh Phong, Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2009). Bài viết đề cập đến cách xây dựng nhân vật chính của truyện, những khía cạnh về cuộc sống thời bình, thời chiến và hậu chiến của tác phẩm, về những dằn vặt, suy tư của con người thời chiến, những đóng góp của ông trong việc lý giải chiến tranh rất táo bạo trong những trang viết về chiến tranh, đặc biệt, tác giả bài viết phát hiện ra đặc sắc về cách sử dụng chi tiết nghệ thuật “ánh sáng” của tác giả Trịnh Thanh Phong. Bài viết cho thấy thêm một thành công nữa của nhà văn Trịnh Thanh Phong với thể loại tiểu thuyết. Và đây cũng là cơ sở cho chúng tôi khi tìm hiểu nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Đồng làng đom đóm của nhà văn Trịnh Thanh Phong. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Với một số bài báo, bài phỏng vấn có tính chất giới thiệu tiểu thuyết "Ma làng", “Đồng làng đom đóm” và tìm hiểu xuất xứ của 02 tác phẩm này, chúng tôi thấy các bài viết đã có những giới thuyết cơ bản về hai tác phẩm này. Tuy nhiên nghiên cứu tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong một công trình chuyên sâu với những khía cạnh cụ thể thì chưa có một công trình nào dày công tìm hiểu. Xuất phát từ tính cấp thiết của công tác giảng dạy phần văn học địa phương còn nhiều “khoảng trống”, từ sự ngưỡng mộ và yêu mến nhà văn chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh thanh Phong” qua hai tác phẩm “Đồng làng đom đóm” và “Ma làng”. III. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đặc điểm hai tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn của nhà văn Trịnh Thanh Phong: - “Ma làng “Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2001 - “Đồng làng đom đóm “Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2009 2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong ở hai phương diện: - Đặc điểm nội dung + Đề tài, chủ đề + Cảm hứng + Bức tranh xã hội và hình tượng người nông dân Việt Nam trước và sau đổi mới 1986. - Đặc điểm nghệ thuật tự sự + Cốt truyện + Nghệ thuật xây dựng nhân vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 + Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật IV. Phƣơng pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo thể loại 2. Phương pháp thống kê phân loại 3. Phương pháp phân tích tổng hợp 4. Phương pháp so sánh đối chiếu V. Mục đích nghiên cứu Qua khảo sát đánh giá 2 tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong chúng tôi hướng tới 3 mục đích. 1. Đánh giá giá trị và hạn chế của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn. 2. Từ việc nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, chúng tôi góp thêm cơ sở khoa học để khẳng định xu thế vận động, cách tân của văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông thôn trước và sau đổi mới 1986. 3. Đóng góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy và học phần văn học địa phương trong nhà trường. VI. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo,nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương CHƢƠNG I Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới 1986. 1.1. Nhà văn Trịnh thanh phong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.1.1Tiểu sử nhà văn 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Trịnh Thanh Phong: 1.2. Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới 1986 1.2.1.Diện mạo chung 1.2.2.Những điểm tương đồng 1.2.3.Những điểm khác biệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 CHƢƠNG II Bức tranh hiện thực và con ngƣời nông thôn trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong 2.1. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con ngƣời trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong .1.1.Con người cá nhân trong cảm hứng bi kịch và cảm thương 2.1.2.Con người lí tưởng trong cảm hứng ngợi ca 2.1.3. Con người cá nhân trong cảm hứng tâm linh 2.2. Bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam với hai gam màu sáng - tối 2.3. Hình tƣợng ngƣời nông dân Việt Nam trong cảm hứng thế sự - đời tƣ 2.3.1.Nhân vật người nông dân xuất hiện với tâm thế con người tự ý thức 2.3.2.Sự khám phá con người đời tư từ cái nhìn đa chiều và nhân bản. CHƢƠNG III Một số phƣơng diện trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong 3.1.Cốt truyện đơn tuyến 3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1.xây dựng nhân vật qua ngoại hình và trang phục 3.2.2.Xây dựng nhân vật qua hành động và tâm lí 3.2.3.Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành trình số phận 3.3.Ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật 3.3.1.Ngôn ngữ đối thoại mang tính khẩu ngữ của người nông dân 3.3.2.Ngôn ngữ độc thoại 3.3.3. Các kiểu giọng điệu trần thuật 3.3.3.1.Giọng điệu cảm thương 3.3.3.2.Giọng điệu trào phúng 3.3.3.3.Giọng điệu ngợi ca Phần kết luận Phần thƣ mục tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH PHONG TRONG BỘ PHẬN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN SAU ĐỔI MỚI 1986. 1.1. Nhà văn Trịnh Thanh Phong - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.1.1. Tiểu sử nhà văn Nhà văn Trịnh Thanh Phong còn có bút danh tác nghiệp là Hải Thanh. Ông sinh năm 1950, quê gốc vốn ở làng Phủ Chính - Vĩnh Tường - Lập Thạch - Vĩnh Phúc nhưng được sinh ra và lớn lên ở làng Thông xã Lâm Xuyên huyện Sơn Dương - Tuyên Quang. Chính vùng đất hài hòa giữa rừng núi với suối sông (Lâm Xuyên) này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tuổi thơ Trịnh Thanh Phong lầm lũi với rừng và lấm láp với sông ngòi, đồng ruộng quê hương. Hoàn cảnh sống đó đã giúp nhà văn sớm tiếp cận và gắn bó với người nông dân, thấu hiểu những niềm vui nỗi buồn, cảm thông sâu sắc với những nhọc nhằn, lam lũ của họ. Có lẽ chính vì vậy mà trong mỗi trang văn, Trịnh Thanh Phong vừa như muốn bày tỏ tấm lòng tri ân, tri kỷ với người nông dân chân chỉ hạt bột quê nhà vừa như muốn giải tỏa cho những tâm sự của chính mình vậy. Chẳng thế mà ngay từ khi bắt tay vào nghề cầm bút, Trịnh Thanh phong đã viết: Mẹ sinh con trên quãng sông này Mùa nước lũ phù sa ngàu đỏ Con đâu biết tháng ngày gian khổ Mẹ hát ru cái vạc cái cò. Tuổi thơ con đằm trong cát đỏ Những mùa màng mẹ lặn lội lo toan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Bãi ngô ngập dưới mùa mưa lũ Trận đói bò ngang lưng núi Châm Những vần thơ dung dị ấy đã đánh dấu sự nghiệp sáng tác của Trịnh Thanh Phong suốt những tháng ngày tuổi trẻ, bởi lẽ ngay sau đó ông không có tác phẩm nào được công bố tiếp. Đang học phổ thông, chàng trai 18 tuổi hăm hở lên đường nhập ngũ. Khi đó Trịnh Thanh Phong được biên chế vào sư đoàn 304 rồi chuyển sang trung đoàn 335 chiến đấu tại chiến trường Lào. Đây có lẽ chính là môi trường nuôi dưỡng những tâm tư, suy nghĩ, quan sát của nhà văn, là những tháng ngày ông thai nghén đứa con tinh thần tiếp theo của mình. Trong điều kiện chiến trường đầy khắc nghiệt, đồng đội hầu hết đều là những người xuất thân từ nông thôn hoặc miền núi, những con người lam lũ, Trịnh Thanh Phong luôn mở rộng tấm lòng và tầm quan sát để sau này những trải nghiệm đó trở thành vốn quý và được thể hiện sâu sắc trong những trang viết của ông. Là người rất nhạy cảm, hàng ngày phải chứng kiến nhiều những mất mát, hy sinh của đồng đội, Trịnh Thanh Phong càng thêm day dứt bởi ông hiểu hơn ai hết những con người ra đi từ đồng đất, bước vào kháng chiến từ những rãnh cày trên mọi miền quê. Điều đó đã thôi thúc ông phải cầm bút, nhưng lần này ông không làm thơ nữa mà bắt đầu viết những trang ghi chép trong chiến trận, sau đó là bút ký, truyện ngắn… Tiểu thuyết Đất cánh đồng Chum cũng được ra đời trong giai đoạn này (1972). Viết xong, nhà văn người lính chỉ lặng lẽ đưa cho đồng đội đọc rồi lặng lẽ cất vào đáy ba lô, một phần vì ở chiến trường không có điều kiện để gửi đăng, mặt khác ông cũng nghĩ rất đơn giản và mộc mạc: “văn mình là của mình thôi…gửi để làm gì”. Sau khi hiệp định Pari được ký kết (1973), Trịnh Thanh Phong được điều về học tiếp chương trình cấp 3 tại trường Văn hóa quân đội (Lạng Sơn), sau đó về học tại Học viện Hậu Cần. Cuối năm 1976, một phần vì sức khỏe Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 yếu, một phần do cái “nghiệp chướng giời đày” (như lời nhà văn thường nói), ông xin giải ngũ và về công tác tại Sở văn hóa thông tin Hà Tuyên. Thời gian này ông thường lui về làng Thông, gặp lại những người đồng đội cùng sống chết trong chiến tranh giờ phải đương đầu với những khó khăn, thiếu túng. Nhiều người muốn bứt phá nhưng cơ chế hợp tác xã lại ngột ngạt khiến họ cũng phải lẫn vào sự đói nghèo của dân chúng. Từ đó, thực tại gần như trở thành một nỗi ám ảnh,Trịnh Thanh Phong suy nghĩ rất nhiều về số phận con người gắn liền với những vùng quê nghèo đói. Việc ông trở đi trở lại với làng quê để sống với những người nông dân chân chất có bận đã suýt khiến nhà văn phải điêu đứng. Thật may trời đã không phụ lòng người, kết quả của những chuyến đi về vùng quê đó chính là những sáng tác khá thành công về đề tài nông thôn và người lính của Trịnh Thanh Phong sau này. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Nhà văn Trịnh Thanh phong có những tác phẩm in trên báo trung ương và địa phương từ những năm 1980. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Bãi cuối sông - Tập truyện ngắn đầu tay xuất bản năm 1990, Gặp lại (1997), Đôi mắt vầng trăng –thơ (1999), Lời ru ban mai (2000), Bao giờ chim vành khuyên bay về (2001), Bức tường xanh (2002), Ma làng (2002), Dưới chân núi Pắc Quan (2003), Vết thương thời bình (2006), Đất cánh đồng Chum (2007), Đồng làng đom đóm (2009). Từ khi còn ở chiến trường đầy lửa đạn cho đến hôm nay ở cái tuổi gần 60, Trịnh Thanh Phong vẫn lặng lẽ viết. Với trên 10 đầu sách đã xuất bản, tác phẩm của Trịnh Thanh Phong chủ yếu bám chắc vào đề tài nông thôn và người lính. Nhận xét về ông, tại hội nghị cấp Chi hội Nhà văn Sông Chảy năm 2010, nhà thơ Hữu Thỉnh nói: Một nhà văn sống ở miền núi Tuyên Quang mà làm nên được một “Ma làng”gây xôn xao dư luận trong nước và thế giới, rõ ràng đây không chỉ là thành công riêng của Trịnh Thanh Phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 mà còn là đóng góp của văn học nước nhà cho công cuộc đổi mới. Điều đó cũng cho chúng ta thấy rằng: nhà văn chỉ có khoảng cách về chỗ ở chứ không có khoảng cách trong sáng tạo. Trong quá trình tìm hiểu những sáng tác của Trịnh Thanh Phong, chúng tôi có tìm gặp và trò chuyện cùng tác giả. Trong câu chuyện vui vẻ ông nói: Như các bạn biết, mỗi nhà văn đều có vùng đất của mình. Nhưng theo tôi khi lựa chọn, điều quan trọng là nhà văn phải biết vùng đất ấy có hợp với cái “tạng” của mình không. Khi thấy hợp rồi thì mình còn phải có biện pháp thích hợp để tiếp cận nó. Bản thân tôi khi chắc chắn vùng đất nông thôn với những người lính bước ra từ cuộc chiến hợp với mình, tôi bắt đầu bỏ công khai thác. Nói vậy bạn sẽ hỏi: bằng cách nào? “Đơn giản thôi: sống và gắn bó với vùng đất đó, gắn bó với họ đồng thời phải hiểu họ… Hiểu được rồi phải biết biến những đều đó thành máu thịt trong cơ thể mình. Trên cơ sở đó vận hành những nguồn lực đã có trong mình như vốn văn hóa, năng khiếu trời cho… để khơi dòng chảy cho tác phẩm văn học.Quá trình sáng tác, nhất là khi viết Ma làng, Đất cánh đồng Chum.. tôi đã làm như thế…” [16 ] Quá trình nghiên cứu tác phẩm của Trịnh Thanh Phong sẽ cho ta thấy ý nghĩa của những lời tự bạch trên. 1.2. Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới 1986 1.2.1. Diện mạo chung Có thể nói, năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam nói riêng. Thời điểm này chứng kiến sự đổi mới tư duy trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.. trong đó có văn học nghệ thuật. Đời sống văn học dần dần được “cởi trói”, không khí cởi mở, dân chủ tác động mạnh mẽ đến lực lượng sáng tác - văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 nghệ sĩ, làm nảy sinh những quan niệm mới về nhà văn và dẫn đến sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người cùng sự thay đổi thi pháp thể loại của các thế hệ nhà văn Việt Nam. Từ lớp nhà văn tiền chiến như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… đến những cây bút trẻ trưởng thành trong và sau kháng chiến chống Mỹ.. Văn học viết về đề tài nông thôn cũng nằm trong quỹ đạo phát triển này. Đề tài nông thôn là đề tài không bao giờ cạn đối với văn xuôi Việt Nam. Phong cảnh nông thôn, con người nông thôn đã hiện hữu từ rất sớm trong tiểu tuyết của Tự lực văn đoàn, đặc biệt là vào thời kỳ năm 1936 - 1939 với hàng loạt các tác phẩm như: Trống mái, Gia đình (1936) của Khái Hưng, Hai vẻ đẹp(1936) của Nhất Linh, Con đường sáng (1938) của Hoàng Đạo. Đề tài nông thôn được chú ý và phản ánh sâu sắc hơn trong trào lưu văn học hiện thực phê phán với những cây bút tiêu biểu như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan với hàng loạt các tác phẩm: Tắt đèn, tiểu luận Việc Làng và Tập án cái đình - Ngô Tất Tố, Bước đường cùng, Nông dân và địa chủ - Nguyễn Công Hoan, Làng - Kim Lân. Đặc biệt đề tài nông dân đã trở thành một đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao với những tác phẩm quen thuộc như: Nghèo, Chí Phèo, Điếu văn, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm, Tư cách mõ… các cây bút của trào lưu này đã tỏ ra am hiểu và cảm thông với người nông dân, có cái nhìn hiện thực sâu sắc và nhân đạo hơn với số phận của những người nông dân tội nghiệp đáng thương. Mỗi người một có phong cách, một nét riêng nhưng nhìn chung trong những tác phẩm này các nhà văn đã đi sâu, phản ánh rõ nét cuộc sống người nông dân với những hủ tục, những nghèo khổ, đói khát, những gánh nặng trong cuộc sống mà người nông dân phải chịu đựng, cũng như những biểu hiện trong bản chất người nông dân cả phần tốt và xấu. Đề tài nông thôn còn tiếp tục được khai thác nhiều trong văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, và sau hoà bình. Do giai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 đoạn này yêu cầu phục vụ chiến đấu, phục vụ nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt lên hàng đầu nên hầu hết các nhà văn viết về đề tài nông thôn để phục vụ nhiệm vụ. Trước năm 1986, đề tài nông thôn được tiếp tục mạch cảm hứng này với những cây bút như Bùi Hiển, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng và đặc biệt là Nguyễn Minh Châu nhà văn có những đóng góp to lớn trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong đề tài viết về nông thôn nói riêng với những tác phẩm như Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Bến Quê, Chiếc thuyền ngoài xa. Nhà văn đã có cái nhìn về con người và cuộc sống của người nông dân, không còn là cái nhìn giai cấp, con người được nhìn với cái nhìn đa chiều và nhân bản vì vậy ngòi bút của ông đã len lỏi vào từng góc khuất, phản ánh những biến ảo tinh vi trong tâm hồn con người, và các tác phẩm cũng có kết cấu mở theo xu hướng đối thoại. Đây là những đóng góp to lớn của Nguyễn Minh Châu cho nền văn xuôi Việt Nam. Nhưng phải đến sau năm 1986 thì những đổi mới này mới được phát huy mạnh mẽ và trở thành xu hướng chủ đạo của văn xuôi nói chung, văn xuôi viết về đề tài nông thôn nói riêng. Với hàng loạt tên tuổi nổi tiếng như: Trịnh Thanh Phong với tác phẩm Ma làng và Đồng làng đom đóm, Nguyễn Khắc Trường với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma, Phùng Gia Lộc - Cái đêm hôm ấy đêm gì, Dương Hướng - Bến không chồng, Lê Lựu - chuyện làng Cuội, Nguyễn Ngọc Tư Cánh đồng bất tận… Giai đoạn này các nhà văn đã có sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người. Con người ở giai đoạn này là con người đời tư, con người với suy tư, dằn vặt thế sự với những nhu cầu vật chất, tự do, luyến ái, tình dục… được đề cao, các vấn đề nhạy cảm của cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng được vạch trần theo hướng dân chủ hoá. Cùng với đó là sự đổi mới đa dạng trong phương thức biểu hiện con người. Những đổi mới này đã đem lại cho văn xuôi viết về đề tài nông thôn những khám phá mới cùng những giới hạn và chiều sâu mới trong sáng tạo nghệ thuật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các thể loại: văn xuôi, thơ, kịch, lý luận phê bình, văn học dịch,… và đạt được nhiều thành tựu ở thể tài văn xuôi. Đây là những thể loại được hình thành, tạo tác trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với đời sống hàng ngày, với một hiện thực đang vận động, không ngừng biến chuyển. Nổi lên hàng đầu là sự hiện diện của thể ký. Thể phóng sự sau nhiều năm đứt đoạn, vắng bóng nay đồng loạt ra quân như một sự hồi sinh của thể loại, gây chấn động dư luận với ý thức nhìn thẳng vào sự thật: Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc), Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá (Võ Văn Trực), Suy nghĩ trên đường làng (Hồ Trung Tú),... Bên cạnh ký là sự khởi sắc của truyện ngắn, từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật và bút pháp của các cây bút Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Lê Minh Khuê cùng sự xuất hiện của những cây bút mới như Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Tư,…Có thể nói sự thay đổi trong bút pháp nghệ thuật đã đem lại phẩm chất nghệ thuật đích thực cho truyện ngắn và phần nào thu hút được công chúng trở lại với văn học. Thể loại tiểu thuyết với những tác phẩm mở đường cho thời kỳ đổi mới như Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) và tiếp đó là những tiểu thuyết đặc biệt thành công như: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Ma làng của Trịnh Thanh Phong. Như vậy, văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông thôn phát triển khá mạnh mẽ trên hầu hết các thể loại. Không chỉ đa dạng về thể loại mà còn phong phú về nội dung. Cuộc sống, con người nông thôn được khắc hoạ rất sâu sắc ngay cả những góc khuất tận sâu tâm hồn, những biến thái tinh vi của cuộc sống hiện đại cũng được đề cập đến bởi những cây bút sắc lạnh, tỉnh táo, nhạy cảm, đầy nhiệt huyết và trách nhiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất