Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn...

Tài liệu Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn

.PDF
114
293
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG HƢƠNG LAN ĐẶC ĐIỂM TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG HƢƠNG LAN ĐẶC ĐIỂM TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS -TS. Đoàn Văn Phúc Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, em đã được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Đoàn Văn Phúc Người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thầy, cô giáo trong Viện ngôn ngữ, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và khoa sau Đại học - Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ ra những thành công và hạn chế của luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012 Học viên: Dƣơng Hƣơng Lan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Dƣơng Hƣơng Lan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ................................................................................................................. i Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.............................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 7 1.1. Vấn đề hội thoại và lời thoại ...................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm hội thoại ............................................................................. 7 1.1.2. Lời thoại nhân vật ................................................................................ 8 1.2. Khái niệm xưng hô và từ xưng hô trong hội thoại ..................................... 9 1.2.1. Khái niệm xưng hô và từ xưng hô ....................................................... 9 1.2.2. Sử dụng từ xưng hô trong hội thoại ................................................... 12 1.3. Từ xưng hô trong tiếng Việt ..................................................................... 15 1.3.1. Từ xưng hô chuyên dụng - đại từ nhân xưng .................................... 15 1.3.2. Từ xưng hô không chuyên dụng ........................................................ 16 1.4. Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong hội thoại ....................................... 17 1.4.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................ 17 1.4.2. Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả ............................................ 19 1.5. Vài nét về Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn ............................................ 20 1.5.1. Vài nét về Ngô Tất Tố ....................................................................... 20 1.5.2. Về tác phẩm Tắt đèn .......................................................................... 21 1.5.3. Tình hình nghiên cứu về Tắt đèn ....................................................... 22 1.6. Tiểu kết ..................................................................................................... 23 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, CÁCH SỬ DỤNG TỪ XƢNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TẮT ĐÈN .................................. 25 2.1. Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô .......................................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.1.1. Không gian ......................................................................................... 25 2.1.2. Thời gian ............................................................................................ 29 2.2. Đặc điểm cấu tạo TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn .. 30 2.2.1. Kết quả thống kê định lượng ............................................................. 30 2.2.2. Kết quả thống kê định tính................................................................. 41 2.3. Đặc điểm sử dụng từ xưng hô qua lời thoại nhân vật .............................. 53 2.3.1. Một từ xưng hô được dùng ở các ngôi khác nhau ............................. 53 2.3.2. Từ thân tộc dùng làm từ xưng hô ngoài xã hội ................................. 55 2.3.3. Các TXH biểu hiện thái độ, tình cảm của nhân vật giao tiếp ............ 57 2.3.4. TXH thay đổi theo diễn biến nội dung cuộc thoại............................. 60 2.3.5. Dùng từ xưng hô phản ánh quan hệ giai cấp ..................................... 66 2.3.6. Dùng từ xưng hô thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày . 68 2.3.7. Dùng từ xưng hô thuộc phương ngữ Bắc Bộ..................................... 70 2.4. Vai trò của TXH qua lời thoại nhân vật trong Tắt đèn ............................ 71 2.4.1. Định vị xã hội .................................................................................... 71 2.4.2. Thể hiện quan hệ liên cá nhân ........................................................... 75 2.4.3. Dựng lại bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 ....... 76 2.5. Tiểu kết ..................................................................................................... 80 Chƣơng 3. SO SÁNH CÁCH SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TẮT ĐÈN VÀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO ............... 82 3.1. Dẫn nhập................................................................................................... 82 3.2. Những tương đồng và khác biệt về việc sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn và truyện ngắn Nam Cao ............................ 84 3.2.1. Những tương đồng ............................................................................. 84 3.2.2. Những khác biệt ................................................................................. 93 3.3. Tiểu kết ................................................................................................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii DANH MỤC VIẾT TẮT TXHCD : Từ xưng hô chuyên dụng ĐTCĐ : Đại từ chỉ định TXH : Từ xưng hô TTT : Từ thân tộc ĐTNX : Đại từ nhân xưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ xưng hô (TXH) là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác lập vị trí của mình. Do đó, sử dụng TXH không chỉ giúp cuộc hội thoại được tiến hành mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả giao tiếp. Qua cách sử dụng TXH người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn của các nhân vật tham gia giao tiếp. Tìm hiểu TXH không phải là cách tiếp cận cấu trúc luận ngôn ngữ đơn thuần mà trong tiếng Việt, TXH rất đa dạng và phong phú về chủng loại, linh hoạt và giàu màu sắc biểu cảm trong sử dụng. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu TXH có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để tìm hiểu khám phá thế giới hình tượng, làm sáng tỏ tâm lý nhân vật và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật, từ đó, khẳng định những thành tựu và đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc. Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán và là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Chỉ với ba thập kỉ cầm bút, ông đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú, độc đáo, bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện kí lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm báo chí… và ở thể loại nào ông cũng để lại những dấu ấn đặc sắc riêng. Tác phẩm của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng nói đanh thép tố cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo mà còn thể hiện tấm lòng yêu thương đối với nhân dân lao động. Năm 1996, Nhà nước đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho di sản văn học của Ngô Tất Tố. Trong gần một thế kỉ qua, kể từ tác phẩm đầu tiên “Cẩm hương đình” ra đời (1932), sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố đã thu hút sự quan tâm, yêu mến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và đông đảo công chúng. Kết quả là đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ông. Song, hầu hết các công trình đó mới chỉ đề cập đến những vấn đề như cách đặt tiêu đề, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đôí thoại… Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nói chung, đặc biệt việc nghiên cứu về từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đến nay dường như còn bỏ ngỏ. Tiếp cận tiểu thuyết Tắt đèn để tìm hiểu đặc điểm TXH qua lời thoại nhân vật nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định những cống hiến của Ngô Tất Tố đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Mặt khác, việc thực hiện đề tài này sẽ là một gợi dẫn bổ ích cho việc khai thác giá trị của một tác phẩm văn học thông qua hệ thống TXH trong lời thoại nhân vật. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về từ xưng hô tiếng Việt Từ lâu, TXH đã trở thành lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm từ góc độ đại cương đến tiếng Việt, từ phương diện miêu tả đến đối chiếu lẫn dụng học. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TXH. Các tác giả đi theo ba hướng nghiên cứu: - Bàn về TXH ở góc độ lý luận chung. - Bàn về TXH được sử dụng trong phạm vi gia đình và xã hội. - TXH được nghiên cứu từ góc độ đối chiếu. Về hướng thư nhất có thể kể đến công trình nghiên cứu Grammaire de la lenggua annamite, Trương Vĩnh Kí đã dành 30 trang để nói về đại từ, trong đó là đại từ nhân xưng. Theo Nguyễn Phú Phong (1996) thì “cho đến nay, người đã cung cấp một bảng đại danh từ nhân xưng sớm nhất và đầy đủ nhất … là Trương Vĩnh Ký”. Trong công trình Studies in Vietnamese Grammar (Ngữ pháp tiếng Việt, 1951), tác giả M.B. Emeneau đã dành nhiều trang viết về đại từ. Ông tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 trung bàn về đại từ xưng hô và chú ý nhiều đến nhóm từ xưng hô lâm thời (TXHLT) có nguồn gốc danh từ. Các nhà Việt ngữ học cũng có những công trình nghiên cứu về TXH... Các tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Nguyễn Kim Thản (1963)… đã nhấn mạnh vào chức năng trỏ hay thay thế của đại từ nhân xưng (ĐTNX). Đỗ Hữu Châu (trong các công trình viết năm1982, 1986, 1987) đã chú ý đến chức năng chiếu vật của các TXH trong hội thoại. Gần đây, một số tác giả như Nguyễn Văn Chiến, Đố Hữu Châu, Bùi Minh Yến chú trọng đến nghiên cứu hoạt động hành chức của các TXH. Bùi Minh Yến với hàng loạt bài viết trên Tạp chí, với luận án Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt (2002) đã khảo sát đầy đủ tất cả các phương tiện ngôn ngữ mà các cặp giao tiếp cá thể sử dụng trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Lê Thanh Kim (2002) lại nghiên cứu về Từ xưng hô và cách xưng hô trong phương ngữ tiếng Việt. Trương Thị Diễm (2002) đã miêu tả khảo sát toàn diện đặc điểm của TXH có nguồn gốc từ thân tộc trong giao tiếp của người Việt. Theo hướng thứ ba, vài chục năm trở lại đây, một số người đã tiến hành nghiên cứu đối chiếu TXH tiếng Việt với các ngôn ngữ khác: tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số… Đó là các ông trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến (1992), Hoàng Anh Thi (2001), Dương Thị Nụ (2003), Nguyễn Minh Hoạt (2007)… Như thế, chúng ta thấy, hướng nghiên cứu từ xưng hô trong tác phẩm văn học chưa được giới nghiên cứu quan tâm chú ý. Gần đây, Mai Thu Hương (2007) đã nghiên cứu về Từ xưng hô trong truyện ngắn Nam Cao. Song, theo chúng tôi được biết, đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 2.2. Về việc nghiên cứu tác phẩm Tắt đèn Nhắc đến Ngô Tất Tố, người ta không thể không nhớ đến những tác phẩm trong dòng văn học hiện thực phê phán, trong đó nổi bật là tác phẩm Tắt đèn. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã trở thành tài liệu nghiên cứu cho giới nghiên cứu phê bình. Trong số những công trình đó là sự nghiên cứu về bình diện văn học và bình diện ngôn ngữ. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chúng tôi thấy các công trình tập trung làm sáng tỏ một số phương diện như: Cách thức tổ chức ngôn ngữ trong tiểu thuyết, các phương tiện đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật, thành ngữ, đồng nghĩa trong tiểu thuyết Tắt đèn.... Đó là các công trình của Lê Thị Hoàn (2005), Nguyễn Thị Huệ (2010), Nguyễn Thị Nguyệt (2008)... 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Đề tài “Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn” nhằm tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm thông qua việc sử dụng các TXH (bao gồm ĐTNX và lớp TXH) cũng như đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng trong các hoàn cảnh giao tiếp. Chính điều này đã làm nên giá trị nghệ thuật khi Ngô Tất Tố xây dựng các hình tượng nhân vật trong tác phẩm của mình. Đồng thời, luận văn sẽ so sánh và chỉ ra những tương đồng và khác biệt qua cách sử dụng TXH trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố để tạo nên hình ảnh một "người đàn bà lực điền" dám phản kháng và chống lại một tầng lớp quan lại nông thôn của xã hội phong kiến Việt Nam trước cách mạng với cách xưng hô của nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao để xây dựng nên được những nhân vật "anh Chí", "cụ Bá"... 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn có ba nhiệm vụ: Thứ nhất, nghiên cứu, tập hợp cơ sở lý luận về vấn đề TXH (trong lí luận đại cương và tiếng Việt), lời thoại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Thứ hai, miêu tả TXH, đặc điểm sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật trong Tắt đèn (thông qua thống kê định lượng và định tính), đồng thời xác định chức năng của TXH qua lời thoại nhân vật, cũng như chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa của TXH mà Ngô Tất Tố sử dụng trong tác phẩm. Thứ ba, so sánh những tương đồng và khác biệt cách sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố với các truyện ngắn của Nam Cao để thấy được đặc điểm phong cách ngôn ngữ của hai nhà văn hiện thực phê phán khi xây dựng nhân vật. 4. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu các TXH (qua lời thoại nhân vật) mà thực chất là cách sử dụng TXH trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi so sánh những tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng TXH trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố với truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi cũng nghiên cứu một số truyện ngắn của Nam Cao để có ví dụ so sánh, minh họa, còn chủ yếu dựa vào kết quả nghiên cứu của chị Mai Thị Hương [25]. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, người viết áp dụng một số phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả: Trên cơ sở các tư liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài để tiến hành thống kê, phân loại, hệ thống hóa các TXH trong tác phẩm Tắt đèn thành các nhóm, các tiểu hệ thống cho việc miêu tả, nhận xét và phân tích để từ đó miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng qua lời thoại nhân vật. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp thống kê, tâm lý, văn hóa... để lý giải các từ này trên bình diện văn hóa. - Phương pháp so sánh cũng được sử dụng khi so sánh giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các TXH trong tiếng Việt với các từ này trong tác phẩm Tắt đèn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 của Ngô Tất Tố hay so sánh các TXH trong tác phẩm Tắt đèn với các truyện ngắn của Nam Cao. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, đề tài còn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác: Phương pháp quy nạp, diễn dịch vốn là những phương pháp của tư duy lôgíc cũng được áp dụng. 6. Đóng góp mới của luận văn Lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu tương đối đầy đủ về đặc điểm của TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học. Luận văn góp phần làm sáng tỏ đặc điểm TXH trong tiếng Việt thông qua việc sử dụng chúng trong lời thoại nhân vật ở một tác phẩm cụ thể, ở một tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán. Đồng thời, việc thực hiện đề tài này sẽ là một gợi dẫn bổ ích cho việc khai thác giá trị của một tác phẩm văn học thông qua hệ thống TXH qua lời thoại nhân vật. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học tiếng Việt, về đặc điểm TXH trong tác phẩm văn học nói riêng, cũng như việc dạy-học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan đến đề tài. Chương 2: Đặc điểm cấu tạo, cách sử dụng từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn. Chương 3: So sánh cách sử dụng từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn và truyện ngắn Nam Cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Vấn đề hội thoại và lời thoại 1.1.1. Khái niệm hội thoại Hội thoại là phương tiện phổ biến và cơ bản nhất để dẫn dắt công việc của con người. Đồng thời, giao tiếp hội thoại cũng là hoạt động cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, một trong những vấn đề chính được ngữ dụng học quan tâm, là một trong những bộ phận chủ yếu của Ngữ dụng học vĩ mô. Nhiều nhà Việt ngữ học đã bàn tới vấn đề hội thoại. Qua các cách trình bày, định nghĩa về vấn đề hội thoại, các nhà Việt ngữ học đều nêu lên những đặc điểm cơ bản nhất của hội thoại. Những đặc điểm này cũng được tác giả Nguyễn Đức Dân [8;80], Nguyễn Thiện Giáp [16; 219-221)] nêu ra và trình bày với hai đặc điểm là đặc điểm bên trong (nội tại) và đặc điểm bên ngoài. Theo ông, đặc điểm nội tại của hội thoại bao gồm: 1. Sự tương tác qua lại (nguyên tắc luân phiên lượt lời). 2. Sự liên kết (nguyên tắc liên kết hội thoại). 3. Tính mục đích. 4. Nguyên lý hội thoại (nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị). Những đặc điểm bên ngoài của hội thoại gồm: 1. Về số lượng người tham dự. 2. Về quan hệ giữa những người tham dự. 3. Về chu cảnh của những cuộc thoại (thời gian và không gian) Tác giả cũng đưa ra những lưu ý về không gian hội thoại: sự có mặt của người đối thoại có tầm quan trọng đáng kể trong hội thoại. Theo quan điểm ngữ dụng, sự có mặt hiện thực hoặc tưởng tượng cuả người đối thoại là yếu tố cần thiết cho việc dùng ngôn ngữ được bình thường trong quá trình hội thoại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Có những câu hỏi, câu chào, câu gọi, câu cầu khiến, có những đại từ như này, kia, ấy, nọ… mà sự quy chiếu của chúng liên quan đến người nói, người nghe, ngữ cảnh, sự định hướng không gian. Gần đây, Nguyễn Thiện Giáp [16; 219-221] cũng giải thích khá kĩ về khái niệm này cũng như đặc điểm của hội thoại. Dưới đây là một vài ý kiến cụ thể của các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Theo Nguyễn Như Ý thì: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời, ở dạng nói, giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra.” [40;122] Còn theo Đỗ Hữu Châu, “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [4;20] Còn Nguyễn Đức Dân, “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi. Bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến và căn bản nhất của con người là hội thoại…” [8;76]. Hay Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng "mỗi cuộc thoại đều diễn ra vào lúc nào đó, ở đâu đó, trong hoàn cảnh nào đó. Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại". [16 ;219-220]. 1.1.2. Lời thoại nhân vật Lời thoại nhân vật có thể là độc thoại, có thể là đối thoại. Theo tác giả Lê Bá Hán, “Đối thoại là cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói của đối phương giao tiếp. Lời đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị thúc trong không khí bình đẳng của người đối thoại. Lời đối thoại thường kèm theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người.”[17;159] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Cũng theo tác giả Lê Bá Hán, “Độc thoại là hình thức thoại không đòi hỏi sự đáp lại, độc lập với phản ứng của người tiếp nhận và được thể hiện thoải mái cả trong hình thức nói lẫn viết” [17;159]. Tính độc thoại có biểu hiện bên ngoài là một dòng lời nói liên tục, không hề bị ngắt quãng bởi những lời nói của người khác. Độc thoại được phân làm hai loại: độc thoại cô lập và độc thoại có hướng. Trong tác phẩm văn học, lời thoại có vai trò rất quan trọng. Thông qua ngôn ngữ nhân vật trong những cuộc giao tiếp, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét. Không chỉ có thế, thông qua lời nói của nhân vật, người đọc còn có thể cảm nhận được tính cách, trình độ văn hóa và kinh nghiệm sống của nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật khi giao tiếp còn thể hiện đời sống nội tâm phong phú của nhân vật, những diễn biến tâm lý, tình cảm theo suốt cuộc đời nhân vật. Thông qua nhân vật và những cuộc thoại mà nhân vật tham gia, các tác giả thường thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Có thể nói ngôn ngữ nhân vật chính là bức thông điệp mà nhà văn gửi tặng lại độc giả. Ngôn ngữ nhân vật góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. 1.2. Khái niệm xƣng hô và từ xƣng hô trong hội thoại 1.2.1. Khái niệm xưng hô và từ xưng hô Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp ở tất cả các cộng đồng người. Theo Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê, 1997] thì xưng hô là ''tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau''. Xưng hô là một bộ phận của lời nói. Nó được biểu thị qua giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội. Xưng là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào cuộc thoại, để người nghe biết rằng mình đang nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đây là hành động tự quy chiếu của người nói (ngôi 1). Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong cuộc thoại. Hô được hiểu là tập hợp những biểu thức mà người nói dùng để chỉ người đối thoại với mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Đặc điểm của xưng hô là phải có sự hiện diện của người nói và người nghe. Có thể nói, trong bất kỳ một cuộc giao tiếp nào không thể thiếu được từ xưng và từ hô. Ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zezo), cũng có thể coi là một sự có mặt không hiện hữu mang tới một ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, do ngôn ngữ của một dân tộc phản ánh và thể hiện đặc điểm tư duy, văn học, phong tục, truyền thống riêng của dân tộc đó, nên việc đánh giá về sự xuất hiện hay không xuất hiện từ xưng hô cũng như cách xưng và hô là có khác nhau. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao khi giao tiếp bằng ngoại ngữ, người ta thường ít nhiều mang thói quen lối tư duy bản ngữ vào việc sử dụng TXH trong câu, như dùng TXH vào trong những câu (đáng lẽ không cần dùng TXH) và không dùng TXH trong những câu (đúng là phải dùng TXH). Ngay trong một dân tộc, giao tiếp bằng ngôn ngữ của một dân tộc đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử và ở các cộng đồng nói năng khác nhau do nhiều lý do khác nhau mà cũng có cách xưng hô khác nhau và nhìn nhận khác nhau về cách xưng hô. Cần phân biệt xưng hô và xưng gọi. Nếu như xưng gọi là một phát ngôn của người nói (thường chỉ là một lần trong hội thoại) hướng vào người nghe để người nghe biết được người hô gọi muốn thực hiện cuộc hội thoại với anh ta thì xưng hô là một hoạt động ngôn từ diễn ra thường xuyên liên tục trong cuộc thoại, nó được diễn tiến qua ngôn ngữ của các nhân vật tham gia hội thoại. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ đều có hệ thống TXH và có cách dùng chúng, để một mặt thực hiện chức năng xưng gọi, mặt khác thể hiện được những đặc điểm văn hoá giao tiếp của dân tộc đó. TXH, từ trước tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm ở hai bình diện cấu trúc và chức năng. Với sự phát triển của ngôn ngữ học theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, trước hết là hành chức trong giao tiếp, vấn đề xưng hô được xem xét trong phạm vi rộng hơn. Nó không còn là vấn đề thuần tuý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 trong ngôn ngữ học cấu trúc, mà còn là vấn đề của ngữ dụng học, của xã hội ngôn ngữ học, của vấn đề ngôn ngữ học xuyên văn hoá,... Hiện nay, các lý thuyết hội thoại, ngữ dụng học, văn hoá học,... đã rọi nhiều ánh sáng, từ đó định ra nhiều hướng tìm hiểu mới cho việc nghiên cứu TXH. Rõ ràng, việc nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở mặt cấu trúc mà còn mở hướng nghiên cứu ở các mặt chức năng, ngữ dụng học. Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của sự chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội quy định việc lựa chọn TXH. Đối với tiếng Việt, vận dụng khái niệm quyền thế và liên kết để xem xét cách xưng gọi trong giao tiếp khác với một số ngôn ngữ Ấn Âu. Các từ dùng để xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt bao gồm không chỉ các ĐTNX gốc mà còn có rất nhiều từ thuộc từ loại khác chuyển sang, trong đó đáng chú ý là nhóm TTT. Cùng với một số từ xưng gọi khác, các TTT có đặc điểm đáng lưu ý là, chúng vừa dùng để ''xưng'' vừa dùng để ''hô'' (gọi khách thể giao tiếp) cả trong giao tiếp gia đình lẫn trong giao tiếp xã hội. Hầu hết các TXH tiếng Việt được phân bố cách sử dụng theo thang độ quyền thế, kết liên, lịch sự... ở cả trong ''xưng'' lẫn ''gọi''. Vì thế, thông qua cách sử dụng từ xưng hô có thể thấy được thái độ, quan điểm của các thành viên tham gia giao tiếp. Trong giao tiếp có rất nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô. Và, ngay trong mối quan hệ giữa ''xưng'' và ''hô'' cũng hình thành nên hai mối quan hệ: mối quan hệ tương hỗ và mối quan hệ phi tương hỗ. Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và là một hành vi ở lời bởi hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiện nay nhiều nhà Việt ngữ đã dùng thuật ngữ Từ xưng hô gồm nhiều từ loại khác nhau để chỉ các từ, ngữ, các cấu trúc ngôn ngữ dùng để trỏ người trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng nói và viết. Với quan điểm này, hệ thống TXH trong tiếng Việt được chia làm hai nhóm, gồm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 a) Nhóm TXH chuyên dụng (các ĐTNX). b) Nhóm từ (ngữ) xưng hô không chuyên dụng (từ, ngữ thuộc các từ loại khác nhau được lâm thời dùng để xưng hô). Rõ ràng, khái niệm TXH có ngoại diên rộng hơn ĐTNX. Trong hệ thống TXH, ngoài các ĐTNX chuyên dụng còn có lớp TXH lâm thời phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của con người và biểu hiện rõ nhiều nét đặc trưng trong văn hoá ứng xử của cộng đồng dân tộc. Các nhà Việt ngữ có những ý kiến khác nhau về phạm trù xưng hô. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì: “Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật, nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xứng) vào diễn ngôn. Như thế phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là lời nói.”[4;73]. Còn Nguyễn Văn Chiến lại quan niệm “Hệ thống xưng hô là những từ được “rút ra” từ trong hệ thống ngôn ngữ, dùng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô nhất định) giao tiếp xã hội.”[6;41]. Thế nhưng, Nguyễn Thị Trung Thành thì lại coi: “Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ vựng được dùng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp. Còn đại từ xưng hô là một từ loại, hay chính xác hơn là một bộ phận của từ loại đại từ được dùng để xưng hô” [39;3] Như vậy các tác giả đều chỉ ra những đặc điểm của phạm trù xưng hô và TXH. Đồng thời, TXH được dùng trong giao tiếp, hội thoại giữa các ngôi thứ nhất (người nói) và ngôi thứ hai (người nghe). Còn ngôi thứ ba chỉ là đối tượng được nhắc đến trong khi ngôi thư nhất và ngôi thứ hai nói chuyện, nên không sử dụng TXH. 1.2.2. Sử dụng từ xưng hô trong hội thoại Các TXH được các nhân vật trong hội thoại sử dụng một cách không cố định, bất biến mà luôn biến đổi. Các ngôi trong giao tiếp luôn luôn đổi vai và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 đổi ngôi cho nhau. Không chỉ có thế, các TXH còn bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói. Các TXH thay đổi theo tâm trạng vui, buồn, hứng thú, phấn khích hay chán nản của người nói. Ví dụ: “- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho. (…)- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (…) - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!...” [37; 122] Việc sử dụng TXH phản ánh đạo đức, trình độ văn hóa, thái độ, sự hiểu biết của các vai giao tiếp. Vì vậy, khi xưng hô phải có sự hiểu biết lẫn nhau về độ tuổi, quan hệ gia đình, quan niệm sống, sở thích cá nhân, quan hệ xã hội, nghề nghiệp để giao tiếp đúng và đạt hiệu quả giao tiếp cao. Một câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu cách xưng hô trong giao tiếp ? Người ta có thể quy thành một số kiểu xưng hô thường gặp trong giao tiếp như sau: a) Xưng hô bằng các từ dùng để xưng hô, gồm: 1. Các từ là ĐTNX. 2. Các từ thân tộc (TTT) dùng làm TXH. 3. Các từ khác được dùng làm TXH. b) Xưng hô bằng chức danh, gồm: 4. Gọi bằng một trong các chức danh. 5. Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh, d) Xưng hô bằng họ và tên, gồm: 6. Xưng hô bằng tên. 7. Xưng hô bằng họ. 8. Xưng hô bằng tên đệm + tên. 9. Xưng hô bằng họ + tên. 10. Xưng hô bằng họ + tên đệm + tên. e) Xưng hô bằng tên của những người thân thuộc như tên của chồng, vợ, con (cách gọi thay). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất