Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá các phương án sử dụng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy điện tình h...

Tài liệu đánh giá các phương án sử dụng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy điện tình huống điện nhơn trạch 2 và dự án kho chứa lng 1 mpa thị vải

.PDF
117
2
138

Mô tả:

• LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 06 năm 2012 Tác giả luận văn Đào Việt Hải 1 • LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Nguyễn Xuân Thành, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin cảm ơn chị Nguyễn Hồng Nhung – Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas), đã nhiệt tình hỗ trợ thông tin và có những góp ý hữu ích cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học và thực hiện luận văn. Trân trọng cảm ơn. Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Đào Việt Hải 2 • TÓM TẮT Theo cơ cấu quy hoạch ngành điện, cho tới năm 2020, các nhà máy nhiệt điện sẽ chiếm tỉ trọng chủ yếu, cung cấp 60% sản lượng cả nước, trong đó nhiệt điện than chiếm 48% sản lượng, nhiệt điện khí chiếm 12%. Nguồn cung về khí có thể từ trong nước hoặc khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu. Theo tính toán nhu cầu cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện khí thì nguồn cung khí trong nước không đáp ứng được nhu cầu sẽ phát sinh trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại một số mỏ khí ở Việt Nam vẫn chưa đi vào khai thác, nên chưa thể đánh giá hết được tiềm năng trong tương lai về trữ lượng khí của Việt Nam. Mặt khác, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) đang tiến hành khảo sát xây dựng dự án “Kho chứa LNG 1 MTPA” Thị Vải nhằm nhập khẩu và cung cấp LNG chủ yếu cho các nhà máy điện, đạm ở khu vực Đông Nam Bộ. Do vậy, mục tiêu của luận văn đánh giá xem nên lựa chọn đầu tư nhà máy điện sử dụng nhiên liệu nào trong 3 phương án là khí tự nhiên, LNG và dầu Diesel (DO) bằng cách so sánh chi phí kinh tế để sản xuất ra 1 Kwh điện đối với từng phương án trên. Từ đó, luận văn xem xét liệu có nên thực hiện dự án “Kho chứa LNG 1 MTPA”. Cuối cùng, luận văn đánh giá xem các phương án sử dụng có khả thi về mặt tài chính hay không. Kết quả, nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên có chi phí rẻ nhất, khoảng 7,01 cent/ Kwh. Tiếp đến là LNG với chi phí 10,16 cent/Kwh, và cao nhất là sử dụng DO với chi phí 19,62 cent/Kwh. Như vậy, trong các phương án sử dụng nhiên liệu cho nhà máy điện sử dụng khí, sẽ ưu tiên sử dụng khí tự nhiên, sau đó là LNG. Dầu DO sử dụng làm nhiên liệu dự trữ. Trong trường hợp nguồn cung khí tự nhiên bị cạn kiệt, các nhà máy nhiệt điện chỉ sử dụng LNG khi giá điện bán ra tại cửa nhà máy được nâng lên để NPV tài chính của dự án điện khả thi. Điều này quyết định xem có nên thực hiện dự án “Kho chứa LNG 1 MTPA” hay không. Kết quả phân tích tài chính cho thấy cả 3 phương án đều không khả thi về mặt tài chính. Do vậy, sẽ không thu hút được tư nhân đầu tư vào năng lượng điện sử dụng những nguồn 3 nhiên liệu này. Vì vậy phải có cơ chế để thu hút các nhà đầu tư. Luận văn đề xuất tăng giá điện bán ra, tương ứng cho nhiên liệu sử dụng khí tự nhiên và LNG lần lượt là 8,82 cent/Kwh; 10,33 cent/Kwh. 4 • MỤC LỤC • 5 • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT CFi Conversion Factor i : Hệ số chuyển đổi i CIF Cost, Insurance and Freight : Giá nơi nhận DSCR Debt Service Coverage Ratio : Hệ số an toàn trả nợ EIRR Economic Internal Rate of Return : Suất sinh lời nội tại Kinh tế EVN Vietnam Electricity : Tập đoàn điện lực Việt Nam FEP Foreign Exchange Premium : Phí thưởng ngoại hối GDC Gas Distribution Center : Trung tâm phân phối khí GSA Gas Sale Agreement : Hợp đồng mua bán khí IMF International Monetary Fund : Quỹ tiền tệ quốc tế IPP Independent Power Producer : Nhà máy điện độc lập IRR Internal Rate of Return : Suất sinh lời nội tại KW Kilowatt : Ki – lô – oát Kwh Kilowatt – Hour : Ki – lô – oát giờ LNG Liquefied Natural Gas : Khí tự nhiên hóa lỏng MW Megawatt : Mê – ga – oát MT Meter Tonne : Triệu tấn khí MMTPA Million Meter Tonne Per Annum : Triệu tấn khí mỗi năm MMBTU Million British Thermal Unit : Triệu đơn vị nhiệt lượng 6 Anh NPV Net Present Value : Giá trị hiện tại ròng NPC Net Present Cost : Giá trị chi phí ròng O&M Operation and Maintenance : Vận hành và bảo dưỡng PVN PetroVietnam : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVGas PetroVietnam Gas : Tổng Công ty Khí Việt Nam PPA Power Purchase Agreement : Hợp đồng mua điện USD United States Dollar : Đồng đô la Mỹ VNĐ Vietnamese Dong : Đồng Việt Nam WACCWeight Average Cost of Capital WB : Chi phí vốn bình quân World Bank : Ngân hàng thế giới 7 • DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ PHỤ LỤC Bảng 1.1: Quy hoạch điện Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, xét đến 2030 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1: Bảng ngân lưu dự án nhà máy Nhơn Trạch 2 5 Bảng 2.2: Ngân lưu kinh tế của dự án kho chứa LNG 7 20 Bảng 3.1: Bảng hệ số chuyển đổi Bảng 4.1: Ngân lưu chi phí kinh tế của dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 2 với phương án sử dụng khí tự nhiên 21 Bảng 4.2: Bảng ngân lưu chi phí kinh tế của dự án Kho chứa LNG Thị Vải để tính chi phí lưu kho, tái hóa khí và phân phối khí 22 23 Bảng 4.3: Ngân lưu chi phí kinh tế đối với phương án sử dụng LNG Bảng 4.4: Ngân lưu chi phí kinh tế với phương án sử dụng dầu DO 24 Bảng 5.1: Chi phí vốn của dự án 26 Bảng 5.2: Kết quả phân tích tài chính26 Bảng 5.3: Bảng phân tích độ nhạy 1 chiều 28 Bảng 5.4: Thay đổi giá điện tại cổng nhà máy và vốn đầu tư với phương án sử dụng khí tự nhiên 29 Bảng 5.5: Thay đổi giá điện bán ra và giá khí với phương án sử dụng khí tự nhiên 29 Bảng 5.6: Phân tích kịch bản với phương án sử dụng khí tự nhiên 30 Bảng 5.7: Phân tích độ nhạy đối với phương án sử dụng LNG 33 Bảng 5.8: Thay đổi vốn đầu tư và giá điện với phương án sử dụng LNG 34 Bảng 5.9: Thay đổi giá điện và giá khí với phương án sử dụng LNG 34 Bảng 5.10: Phân tích kịch bản với phương án sử dụng LNG 35 Bảng 6.1: Danh sách các nhà máy nhiệt điện khí tính đến năm 2011 Error! Bookmark not defined. Bảng 6.2: Danh sách các nhà máy nhiệt điện khí giai đoạn 2012 – 2015 Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 1.2: Dự báo về sản lượng điện của các nguồn nhiên liệu (tỷ Kwh) 1 8 Hình 3.3.1: Cấu trúc tổ chức quản lý dự án kho chứa LNG 13 Hình 3.3.2: Cấu trúc hợp đồng dự án điện Nhơn Trạch 2 15 Hình 5.1: Kết quả mô phỏng NPV tài chính với phương án sử dụng khí tự nhiên 31 Hình 5.2: Kết quả mô phỏng NPV tài chính của dự án với phương án sử dụng LNG 36 Phụ lục 1: Dự báo công suất và sản lượng điện trong quy hoạch điện VII, giai đoạn 2011 – 2020, có xét tới 2030 Error! Bookmark not defined. Phụ lục 2: Dự báo cung và cầu về khí trong giai đoạn 2011 – 2025 Error! Bookmark not defined. Error! Phụ lục 3: Thông số dự án Kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải Bookmark not defined. Phụ lục 4: Chi phí đầu tư dự án Kho cảng LNG 1 MTPA Thị Vải Error! Bookmark not defined. Phụ lục 5: Thông số lạm phát Error! Bookmark not defined. Phụ lục 6: Thông số dự án Nhơn Trạch 2 Error! Bookmark not defined. Phụ lục 7: Phân bổ vốn dự án Nhơn Trạch 2 Error! Bookmark not defined. Phụ lục 8: Kế hoạch vay và trả nợ Error! Bookmark not defined. Error! Bookmark not defined. Phụ lục 9: Chi phí đầu tư Phụ lục 10: Giá khí LNG, giá khí lô B&52 Error! Bookmark not defined. Phụ lục 11: Bảng khấu hao Error! Bookmark not defined. Phụ lục 12: Tính giá kinh tế của đất Error! Bookmark not defined. Phụ lục 13: Tính hệ số CF Error! Bookmark not defined. Bookmark not Phụ lục 14: Ngân lưu chi phí đối với khí tự nhiên Error! defined. Phụ lục 15: Ngân lưu chi phí kinh tế dự án Kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải Error! Bookmark not defined. Phụ lục 16: Ngân lưu chi phí đối khí LNG Error! Bookmark not defined. Phụ lục 17: Ngân lưu kinh tế đối với nhiên liệu dầu DO Error! Bookmark not defined. Phụ lục 18: Chi phí vốn Error! Bookmark not defined. Phụ lục 19: Báo cáo thu nhập với nhiên liệu khí tự nhiên Error! Bookmark not defined. Phụ lục 20: Ngân lưu dòng đối với nhiên liệu khí tự nhiên Error! Bookmark not defined. 9 Phụ lục 21: Báo cáo doanh thu với nhiên liệu dùng khí hóa lỏng LNG Error! Bookmark not defined. Phụ lục 22: Ngân lưu ròng của nhà máy sử dụng nhiên liệu LNG Error! Bookmark not defined. Phụ lục 23: Báo cáo doanh thu của nhà máy sử dụng nhiên liệu dầu DO Error! Bookmark not defined. Phụ lục 24: Ngân lưu đối với nhiên liệu sử dụng là dầu DO Error! Bookmark not defined. Phụ lục 25: Mô phỏng Monte Carlo với phương án sử dụng khí tự nhiên Error! Bookmark not defined. Phụ lục 26: Mô phỏng Monte Carlo với phương án sử dụng LNG Error! Bookmark not defined. Phụ lục 27: Tổng quan về các nhà máy nhiệt điện khí của Việt Nam Error! Bookmark not defined. • • MỞ ĐẦU Bối cảnh Trong những năm qua, nhu cầu về điện ở Việt Nam rất lớn, đặc biệt là đối với phát triển các khu công nghiệp phía nam. Tổng sản lượng điện trên cả nước đã tăng rất nhanh, năm 2010 ước tính là 100 tỷ Kwh điện; theo quy hoạch phát triển điện từ 2011 – 2030, năm 2020 là 330 tỷ Kwh điện; năm 2030 là 695 tỷ Kwh điện. Sản lượng điện tăng 14 – 16% hàng năm trong giai đoạn 2011 – 2015; và 11.5%/năm từ 2016 – 2020. Số liệu chi tiết được trình bày ở Phụ lục 1. Theo quy hoạch phát triển điện của chính phủ giai đoạn 2011 – 2020, có xét tới 2030, nguồn cung cấp điện có thể tới từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối), thủy điện, nhiệt điện (điện khí, điện than), điện hạt nhân. Biểu đồ .: Dự báo về sản lượng điện của các nguồn nhiên liệu (tỷ Kwh) 10 Nguồn: Quy hoạch điện VII [11] Theo quy hoạch phát triển của ngành điện lực Việt Nam, các nhà máy điện từ thủy điện, năng lượng tái tạo, điện hạt nhân và nguồn điện từ nhập khẩu không được ưu tiên phát triển. Ngành điện sẽ tập trung phát triển nhiệt điện than. Đến năm 2020, tổng công suất nhiệt điện than khoảng 36.000 MW; sản xuất khoảng 156 tỷ Kwh; chiếm 46,8% sản lượng điện cả nước. Do việc hạn chế về nhiên liệu than trong nước, nên các phương án xây dựng nhà máy điện than xem xét việc nhập khẩu than từ năm 2015. Sau nhiệt điện than, nhiệt điện khí cũng được xem là một phương án ưu tiên để phát triển. Năm 2020, đạt 79,2 tỷ Kwh điện, chiếm 24% sản lượng điện cả nước. Đối với các nhà máy nhiệt điện khí, nhiên liệu cung cấp có thể từ nguồn khí tự nhiên trong nước, hoặc LNG. Ngoài ra, các nhà máy điện khí còn có thể sử dụng nhiên liệu thay thế là DO. Do đầu ra là điện tạo ra lợi ích như nhau, nên việc xác định sử dụng nguồn nhiên liệu nào cho nhà máy điện khí sẽ phụ thuộc các yếu tố: thứ nhất là chi phí để sản xuất ra 1Kwh điện của từng loại nhiên liệu; thứ hai là nguồn cung cấp khí tự nhiên trong nước. Do vậy, phần tiếp theo sẽ trình bày tổng quan về cung cầu khí tự nhiên trong nước. • Tổng quan về cung và cầu khí trong nước Thị trường về khí hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam – với ngành công nghiệp xử lý, vận chuyển và phân phối khí. Trong đó, cung cấp cho các nhà máy điện chiếm 90%, nhà máy đạm 6%, và 4% cho các hộ tiêu dùng công nghiệp. Cung về khí bao gồm các nguồn cung cấp khí từ các mỏ hiện hữu và các mỏ dự kiến khai thác trong tương lai, bao gồm 3 hệ thống khí lớn: ở khu vực Đông Nam Bộ là hệ thống khí Cửu Long với công suất 2 tỷ m3/năm, và Nam Côn Sơn – công suất 7 tỷ m3/năm. Nguồn khí ở đây chủ yếu là khí đồng hành. Khu vực Tây Nam Bộ, khí khai thác từ các mỏ PM3 – công suất khoảng 2 tỷ m3/năm và Lô B&52 dự kiến khai thác vào năm 2014. Sản lượng khí khai thác tăng dần từ giai đoạn 2011 – 2018, tuy nhiên sau đó sản lượng khí sẽ giảm dần do sự suy giảm trữ lượng ở các mỏ khí. 11 Cầu về khí được tính toán dựa trên nhu cầu hiện hữu từ các nhà máy điện, đạm, và các hộ tiêu dùng công nghiệp chiếm chủ yếu. Nhu cầu nhà máy điện được tính dựa theo các nhà máy nhiệt điện khí đang hoạt động và các nhà máy dự kiến theo quy hoạch điện VII. Nhóm các nhà máy nhiệt điện khí bao gồm các nhà máy thuộc khu công nghiệp Bà Rịa – Phú Mỹ – Nhơn Trạch, các nhà máy điện Cà Mau, và sắp tới là các nhà máy điện Ô Môn – Cần Thơ. Các nhà máy đạm gồm đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau. Ngoài ra, khí còn đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ khí áp thấp tại khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Dữ liệu chi tiết dự báo cung và cầu về khí giai đoạn 2011 – 2025 được trình bày chi tiết tại Phụ lục 2. Biểu đồ 1.4: Dự báo cung cầu khí giai đoạn 2011 – 2025 (tỷ m3) Nguồn: Tổng Công ty Khí Việt Nam Như vậy, nếu không phát hiện thêm nguồn khí nào mới, với quy hoạch điện VII, nguồn cung khí sẽ không bù đắp được nhu cầu khí trong nước. • Vấn đề chính sách Hiện nay PVN đang tiến hành đánh giá phương án xây dựng cảng nhập khẩu khí hóa lỏng với công suất 1 triệu tấn/năm (1 MMTPA) tại khu vực cảng Thị Vải, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mục đích của dự án là cung cấp 90% cho nhu cầu các nhà máy điện khu vực Phú Mỹ, còn lại là các nhà máy đạm và hộ tiêu dùng công nghiệp. Trong khi đó, chiến lược phát triển của ngành nhiệt điện Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030, được chính phủ phê duyệt đặt ưu tiên cho nhiệt điện than, sau đó đến nhiệt điện khí, bao gồm nguồn khí cung cấp từ trong nước và LNG nhập khẩu. Ngoài ra, các nhà máy điện khí có thể sử dụng nhiên liệu thay thế là DO. Như vậy, vấn đề chính sách được xác định là việc xem xét lựa chọn loại nhiên liệu nào cho nhà máy nhiệt điện khí: khí tự nhiên, LNG, hay DO, từ đó 12 đánh giá liệu có nên thực hiện dự án kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải hay không. • Mục tiêu và câu hỏi chính sách Nhà máy nhiệt điện khí có thể sử dụng nhiên liệu là khí tự nhiên, LNG hoặc dầu DO. Lợi ích tạo ra của nhà máy điện là lượng điện sản xuất ra, là như nhau. Do vậy để đánh giá xem xét lựa chọn phương án sử dụng nhiên liệu nào cho nhà máy điện, luận văn sẽ so sánh chi phí để sản xuất ra 1 Kwh điện với ba phương án. Từ đó, luận văn đưa ra khuyến nghị cho việc lựa chọn nguồn nhiên liệu để sản xuất điện, và đánh giá xem xét liệu có nên thực hiện dự án “Kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải” hay không. Bên cạnh đó, luận văn thực hiện phân tích dòng ngân lưu tài chính nhằm đánh giá tính khả thi tài chính của 3 phương án sử dụng nhiên liệu đầu vào cho nhà máy điện. Cụ thể, luận văn được thực hiện để trả lời các câu hỏi chính sách sau: • Phương án sử dụng nhiên liệu nào có chi phí kinh tế thấp nhất để sản xuất ra 1Kwh điện trong 3 nguồn nhiên liệu: khí tự nhiên, LNG và DO? • Trong các phương án sử dụng khí tự nhiên, LNG và DO để sản xuất điện thì phương án nào có tính khả thi về tài chính cao nhất? • Thu thập dữ liệu Luận văn sử dụng thông tin đầu vào của 2 dự án. Sử dụng báo cáo tiền khả thi của dự án “Xây dựng kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải” nhằm xác định chi phí kinh tế của việc lưu kho, tái hóa khí và phân phối khí tới trung tâm phân phối khí (GDC) Phú Mỹ, qua đó xác định được giá kinh tế của LNG. Sử dụng báo cáo tiền khả thi đối với dự án xây dựng nhà máy điện chu trình khí hỗn hợp Nhơn Trạch 2 để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và xác định chi phí sản xuất 1 Kwh điện đối với các nguồn nhiên liệu: khí tự nhiên, LNG và DO. • Bố cục luận văn • Luận văn sẽ được chia thành 6 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về quy hoạch 13 điện và cung cầu khí tại Việt Nam, từ đó đưa ra mục tiêu và vấn đề nghiên cứu. Chương 2 trình bày khung phân tích nhằm giới thiệu phương pháp tính chi phí kinh tế để sản xuất ra 1 Kwh điện, và phương pháp ngân lưu tài chính để đánh giá xem các phương án có khả thi về mặt tài chính hay không; đồng thời chương này cũng trình bày cách xác định các nguồn chi phí và lợi ích của dự án. Chương 3 mô tả các số liệu liên quan đến hai dự án “Kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải” và “Điện Nhơn Trạch 2”. Chương 4 phân tích kết quả kinh tế nhằm so sánh chi phí để sản xuất ra 1 Kwh điện từ các nguyên liệu đầu vào khác nhau. Chương 5 phân tích kết quả tài chính đối với các phương án sử dụng khí tự nhiên, LNG và DO; đồng thời phân tích độ nhạy và rủi ro cho các kết quả này. Chương 6 trình bày kết luận và khuyến nghị chính sách. 14 • KHUNG PHÂN TÍCH Luận văn thực hiện phân tích trên hai cơ sở: phân tích chi phí kinh tế để sản xuất ra 1Kwh điện với các nguồn nhiên liệu khác nhau dựa trên khung phân tích chi phí thấp nhất (Least Cost Analysis); và phân tích tài chính dựa trên khung phân tích ngân lưu tài chính. • Phân tích kinh tế Phân tích kinh tế đánh giá các lợi ích, chi phí trên quan điểm của toàn xã hội. • Phương pháp phân tích chi phí thấp nhất Việc xác định chi phí thấp nhất trong các phương án đầu tư được thực hiện trên cơ sở tính toán chi phí hiện tại ròng (Net Present Cost – NPC). NPC được tính bằng cách chiết khấu dòng chi phí phát sinh trong suốt vòng đời của dự án: với: là chi phí thứ j của năm t EOCK là chi phí cơ hội kinh tế của vốn (Economic Opportunity Cost of Capital) Gọi chi phí kinh tế để sản xuất ra 1Kwh điện là x (USD/Kwh). Để dự án hòa vốn thì giá điện kinh tế bán ra trên 1Kwh điện phải bằng x. Từ năm thứ m, dự án bắt đầu hoạt động, sản lượng điện tương ứng các năm là Km, Km+ 1,…, Kn. Bảng .: Bảng ngân lưu dự án nhà máy Nhơn Trạch 2 15 Năm Ngân lưu ra 0 1 2 … m-1 M m+1 …. N -C0 -C1 -C2 …. -Cm-1 -Cm -Cm+1 … -Cn 0 xKm xKm+1 … xKn -Cm-1 xKm-Cm xKm+1-Cm+1 … xKn-Cn Ngân lưu vào Ngân lưu ròng -C0 -C1 -C2 …. Ghi chú: Ngân lưu được tính theo giá trị kinh tế. Tại giá điện x (USD/Kwh), NPV=0: Vậy NPC của dự án được biểu diễn bằng công thức: Chi phí kinh tế để sản xuất ra 1 Kwh điện với nguồn nhiêu liệu tương ứng là: Sử dụng số liệu dự án Nhơn Trạch 2, với nguồn nhiên liệu đầu vào khác nhau: khí tự 16 nhiên, LNG, và DO sẽ xác định được tương ứng chi phí x để sản xuất ra 1Kwh điện. Qua đó đánh giá xem phương án nào sản xuất ra 1Kwh điện có chi phí thấp nhất. Đối với phương án sử dụng LNG, để tính được giá kinh tế LNG cần phải xác định được chi phí kinh tế của việc lưu kho, tái hóa khí và phân phối LNG. Chi phí này được tính toán dựa trên cơ sở dự án xây dựng kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải. • Phương pháp xác định chi phí kinh tế của việc lưu kho, tái hóa khí và phân phối Dự án kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) làm chủ đầu tư và độc quyền, nên giá lưu kho, tái hóa và phân phối khí được đưa ra theo suất sinh lợi yêu cầu của PV Gas. Do vậy, giá này không phản ánh được nguồn lực kinh tế bỏ ra để thực hiện dự án. Giá kinh tế của việc lưu kho, tái hóa khí và phân phối của dự án kho chứa LNG 1 MTPA bằng chi phí biên dài hạn của dự án. Tại mức giá này, NPV dự án bằng không. Gọi y là giá kinh tế của việc lưu kho, tái hóa khí và phân phối LNG (USD/MMBTU) năm 2012. Giá khí kinh tế LNG là P (USD/MMBTU) Giá kinh tế của LNG bán ra = Giá kinh tế LNG nhập vào + Chi phí kinh tế của việc lưu kho, tái hóa khí và phân phối LNG. Bắt đầu từ năm thứ m, dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Sản lượng khí nhập khẩu mỗi năm là Qm, Qm+1, …, Qn. Bảng .: Ngân lưu kinh tế của dự án kho chứa LNG Năm 0 … -C0 …. m …. -Cm … N Ngân lưu ra Chi phí đầu tư Chi phí nhiên liệu -PQm -Cn -PQn Ngân lưu vào Doanh thu Ngân lưu ròng Nguồn: Tác giả tự tính -C0 …. (P+y)Qm … (P+y)Qn yQm -Cm … yQn -Cn Tại giá lưu kho, tái hóa khí và phân phối LNG là y (USD/Kwh), NPV=0: 17 Giá kinh tế lưu kho, tái hóa khí và phân phối LNG được tính toán theo công thức: • Xác định các nguồn chi phí kinh tế của dự án điện Nhơn Trạch 2 Các nguồn chi phí của dự án được xác định trên quan điểm toàn nền kinh tế. • Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư là chi phí bỏ ra trong các giai đoạn đầu tư xây dựng nhà máy. Những chi phí này được xác định trên cơ sở là nguồn lực mà nền kinh tế phải bỏ ra để thực hiện dự án, gồm các chi phí: chi phí thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, chi phí khác. Ngoài ra, tính thêm giá trị kinh tế của đất. • Chi phí vận hành và bảo trì Chi phí vận hành và bảo trì là chi phí bỏ ra để thuê lao động, và bảo trì máy móc thiết bị. Chi phí được xác định trên cơ sở nguồn lực kinh tế bỏ ra để thực hiện. 18 • Chi phí quản lý Chi phí quản lý: gồm chi phí lương cho cán bộ quản lý của nhà máy. Chi phí được xác định trên cơ sở nguồn lực kinh tế bỏ ra để thực hiện. • Chi phí nhiên liệu Nhiên liệu đầu vào cho nhà máy điện có thể là khí tự nhiên, LNG và DO. Cơ sở xác định giá kinh tế của chi phí nhiên liệu là xác định dựa trên chi phí cơ hội của nền kinh tế khi sử dụng những nguồn nhiên liệu này. Đối với khí tự nhiên: Theo dự báo cung và cầu về khí đã trình bày ở chương 1, nguồn cung khí có thể không đáp ứng được nhu cầu về khí khi tất cả các nhà máy điện được xây dựng theo quy hoạch. Do vậy, luận văn giả định rằng Việt Nam phát hiện thêm được trữ lượng khí mới. Khi đó, giá kinh tế của trữ lượng khí mới ít nhất phải bằng với chi phí kinh tế của mỏ khí hiện hữu mới nhất. Như vậy, giá khí kinh tế của khí tự nhiên ít nhất phải bằng giá kinh tế của khí khai thác từ lô B&52 hoặc giá khí kinh tế của lô PM3. Đối với LNG: Giá kinh tế của LNG nhập khẩu = Giá nhập khẩu LNG + Chi phí lưu kho, tái hóa khí và phân phối tới GDC Phú Mỹ + Chi phí vận chuyển khí từ GDC Phú Mỹ tới nhà máy điện Trong đó: • Giá nhập khẩu LNG được tính toán dựa trên dựa báo của Wood Mackenzie. • Chi phí kinh tế lưu kho, tái hóa khí và phân phối được tính toán trên cơ sở dự án “Xây dựng kho chứa LNG 1 MTPA Thị Vải”. • Chi phí vận chuyển khí từ GDC Phú Mỹ tới nhà máy điện, giả định chi phí kinh tế bằng chi phí tài chính. Đối với DO: Dựa vào giá DO nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó điều chỉnh chi phí vận chuyển từ cảng tới nhà máy. 19 • Phân tích tài chính Sau khi xác định chi phí kinh tế để sản xuất ra 1Kwh điện đối với các nguồn nhiên liệu khác nhau, luận văn sẽ xem xét tính khả thi về mặt tài chính của dự án khi sử dụng các nguồn nhiên liệu này. Đây là động lực quan trọng để các chủ đầu tư có quyết định thực hiện dự án hay không. Phân tích sẽ dựa trên hai quan điểm: quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư. • Các quan điểm Phân tích tài chính dựa trên xác định dòng ngân lưu ròng từ các dòng ngân lưu vào và ngân lưu ra của dự án. Quan điểm tổng đầu tư là quan điểm của ngân hàng, hoặc các nhà cho vay xem xét liệu có nên tài trợ cho dự án dựa trên tính hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Quan điểm chủ đầu tư đánh giá khả năng sinh lời và mức độ đảm bảo về mặt hiệu quả của dự án, từ đó quyết định có đầu tư vào dự án hay không. • Tiêu chuẩn đánh giá • Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV) NPV sử dụng đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án, dựa trên xác định ngân lưu ròng của dự án được chiết khấu theo chi phí vốn. NPV trên quan điểm tổng đầu tư được tính theo công thức: Với: Bt là lợi ích tài chính năm t Ct là chi phí tài chính năm t WACC là chi phí vốn bình quân trọng số (Weighted Average Cost of Capital) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan