Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp huyện thuận thà...

Tài liệu đánh giá hiện trạng kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp huyện thuận thành – tỉnh bắc ninh

.DOC
84
709
54

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÙNG THỊ MỸ HẠNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤẤT SẢN XUẤẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮẤC NINH Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã sôố: 60.44.03.01 Người hướng dẫẫn khoa học: TS. Trẫần Minh Tiêốn NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được nêu rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016 Tác giả luận văn Phùng Thị Mỹ Hạnh ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Trần Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2016 Tác giả luận văn Phùng Thị Mỹ Hạnh iii MỤC LỤC TRANG Lời cam đoan......................................................................................................................ii Lời cảm ơn........................................................................................................................iii Mục lục ............................................................................................................................iv Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................vi Danh mục bảng.................................................................................................................vii Danh mục hình................................................................................................................viii Trích yếu luận văn.............................................................................................................ix Thesis Abstract...................................................................................................................x Phần 1. Mở đầu.................................................................................................................1 1.1. Giả thiết khoa học.......................................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................2 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................3 2.1. Kim loại nặng trong đất........................................................................................3 2.1.1. Dạng tồn tại và chuyển hóa của KLN trong đất.....................................................3 2.1.2. Tác động của KLN tới môi trường đất..................................................................7 2.2. Tình hình nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp.........................................................................................................8 2.2.1. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới.....................8 2.2.2. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam......................9 2.3. Các nguồn gây tác động làm gia tăng hàm lượng KLN trong đất nông nghiệp.......................................................................................................12 2.3.1. Nguồn gốc tự nhiên............................................................................................12 2.3.2. Nguồn gốc nhân tạo............................................................................................13 2.4. Các biện pháp xử lý ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp.......................................20 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................25 iv 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................25 3.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................25 3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................................25 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................................25 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích.....................................................................26 3.3.4. Phương pháp so sánh..........................................................................................28 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................28 3.3.6. Phương pháp lựa chọn chỉ tiêu và mức độ đánh giá nguy cơ ô nhiễm………..28 Phần 4. Kết quả và thảo luận.........................................................................................29 4.1. Một số điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh............................................................................................................29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................29 4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội...................................................................................34 4.2. Hiện trạng kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu..................................................................................................48 4.2.1. Độ chua (pH KCl và pH H2O) và tính chất đất khác...........................................48 4.2.2. Kim loại nặng.....................................................................................................51 4.3. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm và cảnh báo...............................................................57 Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................61 5.1. Kết luận............................................................................................................611 5.2. Đề nghị...............................................................................................................62 Tài liệu tham khảo............................................................................................................63 Phụ lục .........................................................................Error! Bookmark not defined.65 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVTV Bảo vệ thực vật ĐBSH Đồng bằng sông Hồng FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc HST Hệ sinh thái KCN Khu công nghiệp CCN Cụm công nghiệp KLN Kim loại nặng QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VSV Vi sinh vật CEC Khả năng trao đổi cation OC Hàm lượng của cacbon hữu cơ pH pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion (H+) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quan hệ giữa tính linh động của kim loại với pH và Eh................................5 Bảng 2.2. Tổng kết sự hấp phụ của các kim loại vết......................................................5 Bảng 2.3. Hàm lượng tối đa cho phép các kim loại nặng được xem là độc tố đối với thực vật trong đất nông nghiệp.................................................................9 Bảng 2.4. Hàm lượng kim loại nặng trong tầng đất mặt ở một số loại đất tại Việt Nam.........................................................................................................9 Bảng 2.5. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của Việt Nam.......................................................................................................10 Bảng 2.6. Nguồn gốc công nghiệp của một số kim loại nặng.......................................14 Bảng 2.7. Sử dụng phân bón vô cơ ở nước ta qua các năm..........................................16 Bảng 2.8. Các tạp chất trong phân superphophat..........................................................18 Bảng 2.9. Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược.......................................20 Bảng 3.1. Mức đánh giá các chỉ tiêu kim loại nặng......................................................28 Bảng 4.1. Các KCN và CCN trên địa bàn huyện Thuận Thành_..................................38 Bảng 4.2. Danh mục các làng nghề hoạt động tại huyện Thuận Thành........................40 Bảng 4.3. Biến động về dân số, lao động qua các năm.................................................41 Bảng 4.4. Hàm lượng kim loại nặng trong một số phân bón thông thường..................44 Bảng 4.5. Lượng phân bón theo cơ cấu cây trồng trên 1 ha.........................................45 Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu chất lượng tại các điểm lấy mẫu..........................................50 Bảng 4.7. Mức đánh giá các chỉ tiêu kim loại nặng......................................................57 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ địa điểm lấy mẫu trên địa bàn huyện Thuận Thành..............................27 Hình 4.2. Sơ đồ biểu thị số liệu trung bình 5 năm (2005 - 2015) của Trạm Khí tượng Bắc Ninh...............................................................................................32 Hình 4.3. pHH2O đất tầng mặt ở 23 điểm nghiên cứu....................................................48 Hình 4.4. Hàm lượng Cu trong đất tầng mặt ở 23 điểm nghiên cứu...............................51 Hình 4.5. Hàm lượng Pb trong đất tầng mặt ở 23 điểm nghiên cứu................................52 Hình 4.6. Hàm lượng Cd trong đất tầng mặt ở 23 điểm nghiên cứu...............................53 Hình 4.7. Hàm lượng As trong đất tầng mặt ở 23 điểm nghiên cứu................................54 Hình 4.8. Hàm lượng Zn trong đất tầng mặt ở 23 điểm nghiên cứu...............................55 Hình 4.9. Hàm lượng Hg trong đất tầng mặt ở 23 điểm nghiên cứu...............................56 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng kim loại nặng (Asen (As), Thủy Ngân (Hg), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Chì (Pb))trong đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh. Sử dụng các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, thu thập thông tin liên quan, lựa chọn mẫu, lấy mẫu, phân tích mẫu, xử lý số liệu, xây dựng bản đồ một cách tổng hợp để thực hiện mục tiêu. Kết quả cho thấy đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu có hàm lượng kim loại nặng ở các mức độ khác nhau. Đối với Pb, Zn, As đều ở mức rất thấp theo thang đánh giá của viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2011) thì không ô nhiễm và chưa vượt quá ngưỡng cho phép QC-03/2008 BTNMT, nhưng đối với Hg và Cu có khá nhiều điểm sơ nhiễm cho đến ô nhiễm nặng. Căn cứ vào hiện trạng đã phát hiện được, phân tích các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng trên, các cơ quan quản lý môi trường huyện Thuận Thành cần phải có các giải pháp tổng hợp quản lý, công nghệ để xử lý vấn đề trên. ix THESİS ABSTRACT The thesis aims at evaluating the current state of heavy metals, including arsenic (As), Mercury (Hg), Cadmium (Cd), Copper (Cu), zinc (Zn) and lead (Pb), existing in agricultural soil of Thuan Thanh district, Bac Ninh province. Applying the raw data collecting methods, the related syntherising data collecting methods, selecting samples sites, collecting sample, treating the data, compiling maps to get the goal. The results show that agricultural soil in the district have high content of heavy metals in different levels. Pb, Zn, As contents all are in low levels, comparing to the Soils and Fertilizers research Institute scale (2011), they are all below the thresholds. But Hg and Cu contents in some sites have a high or slightly higher than the threshold given by QCVN 03 – 2008 BTNMT. Base on these facts, evaluated the causes of these states, the related agencies in Thuan Thanh district need more solutions in administrative and technical works to deal with these situation. x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trở thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên quy mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường (Tổng cục Thống kê 2010). Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng do sự tích lũy các kim loại nặng (KLN) do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ, hóa chất,... đang được đặc biệt quan tâm. Sự phát triển ngành công nghiệp với việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, mở rộng sản xuất làm một lượng lớn chất thải công nghiệp đang hàng ngày, hàng giờ thải ra có khả năng gây tích lũy KLN trong đất, nước và không khí. Đặc biệt hàm lượng kim loại nặng trong đất quá cao gây tác hại rất lớn đến chất lượng nông sản, thực phẩm và sức khỏe con người, hệ sinh thái... Huyện Thuận Thành có diện tích gieo trồng đạt 7.332,58 ha với sản lượng lương thực đạt trên 73.442 tấn (Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2014) cho thấy vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chú trọng phát triển kinh tế trong khi việc quản lý môi trường chưa được quan tâm đầy đủ, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường mang tính cục bộ (nghiên cứu tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa năm 2011), huyện cần có những giải pháp thích hợp để quản lý môi trường đất để phát triển kinh tế cân đối và bền vững. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm đánh giá về sự tích lũy kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp, cung cấp những thông tin, cơ sở khoa học cho việc triển khai các phương án giảm thiểu, phòng chống suy thoái môi trường đất tại các khu, vùng có nguồn gây ô nhiễm, góp phần thực hiện tốt chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2014 – 2020. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh” là rất cần thiết. 1 1.1. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - Đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu tích lũy kim loại nặng ở các mức độ khác nhau. - Các hoạt động phát triển kinh tế như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ có ảnh hưởng tới sự ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Thuận Thành – Bắc Ninh. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá hiện trạng kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh. - Phân loại mức độ ô nhiễm và cảnh báo. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi không gian: các khu vực đất sản xuất nông nghiệp chính (đất phù sa) trên địa bàn huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: Từ tháng 2/2015 đến tháng 3/2016. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN  Ý nghĩa khoa học - Cơ sở khoa học cho việc thực hiện tốt chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2015 – 2020.  Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá về ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp tại thời điểm hiện tại, tìm ra nguyên nhân, cung cấp những thông tin từ kết quả nghiên cứu để định hướng áp dụng các biện pháp cụ thể xử lý, ngăn ngừa tác động xấu đến môi trường và sinh vật. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT 2.1.1. Dạng tồn tại và chuyển hóa của KLN trong đất Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ô nhiễm môi trường đất thành các loại: ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, ô nhiễm do các chất thải công nghiệp, ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, ô nhiễm do tác động của không khí ở các khu công nghiệp và các khu dân cư tập trung. Theo tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại: Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học (phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật); ô nhiễm đất do tác nhân vật lý (nhiệt độ, chất phóng xạ, xói mòn thoái hoá); ô nhiễm đất do tác nhân sinh học (Vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh)… Kim loại nặng (KLN) là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Trong hóa học, kim loại là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử. Các kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim. Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Tỷ trọng của những kim loại này thông thường lớn hơn 5g/cm3. Ô nhiễm kim loại nặng là khả năng tích lũy KLN trong đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây độc đối với con người, sinh vật và đất. Các KLN thường là nguồn gây độc nguy hiểm đối với HST đất, chuỗi thức ăn và con người. Những KLN có tính độc cao và nguy hiểm là thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb), niken (Ni). Các KLN có tính độc mạnh là asen (As), crom (Cr), mangan (Mn), kẽm (Zn) và thiếc (Sn). Trên thực tế, các KLN nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật và con người. Kim loại nă nă g có thể gây hại cho thực vâ tă ở bất cứ nồng đô ă nào (như Cd) hoă că chỉ gây hại cho thực vâ tă ở mô tă ngưỡng nhất định, trong mô tă phạm vi nào đó, kim loại nă nă g có thể có ích cho thực vâ tă (như Zn). Nhưng nếu chúng tích lũy nhiều trong đất thì lại rất độc hại. 3 Khi nghiên cứu sự tích luỹ của KLN trong đất mà chỉ xem xét hàm lượng tổng số thì chưa thể đánh giá đúng độ độc của chúng đối với cây trồng cũng như chiều hướng biến đổi của chúng ở trong đất. Chúng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu ở các dạng sau đây: dạng linh động, liên kết với hữu cơ, liên kết với gốc cacbonat, với oxit sắt, với oxitmangan. Dạng linh động: Các kim loại nặng được hấp phụ trên bề mặt các hạt đất (hạt sét, các oxit sắt và oxit mangan bị solvat hoá, các axit mùn). Đây là dạng mà cây trồng dễ hấp thu trong quá trình hút dinh dưỡng và nước vào cơ thể. Dạng liên kết cacbonat: Các kim loại nặng tồn tại dưới dạng các muối cacbonat (CO32-) trong đất. Sự tồn tại và liên kết của các dạng này phụ thuộc rất nhiều vào pH của đất cũng như lượng cacbonat trong đất. Dạng liên kết oxit sắt, oxit mangan: Dạng này dễ hình thành do các oxit sắt và oxit mangan tồn tại trong đất như kết von đá ong, vật liệu gắn kết giữa các hạt đất. Các oxit này là những chất loại bỏ rất tốt các KLN nhờ quá trình nhiệt động học không ổn định dưới điều kiện khử. Dạng liên kết với chất hữu cơ: KLN liên kết với các chất hữu cơ khác nhau trong đất như: sinh vật đất, sản phẩm phân giải của chất hữu cơ, chất hữu cơ bao phủ bên ngoài hạt đất,…Do đặc tính tạo phức và peptiz hoá của các chất hữu cơ làm cho các kim loại tích luỹ lại trong đất (các chất hữu cơ bị oxy hoá, phân giải dẫn đến sự giải phóng các kim loại nặng vào đất). Dạng còn lại: Các KLN nằm trong cấu trúc tinh thể của các khoáng vật nguyên sinh và thứ sinh. Dạng này rất khó giải phóng ra môi trường dưới các điều kiện tự nhiên bình thường. Do tác dụng của các quá trình phong hoá, đặc biệt là phong hoá hoá học và phong hoá sinh học mà các KLN dần dần được giải phóng ra môi trường đất. - Một số yếu tố ảnh hưởng đến dạng tồn tại của KLN trong đất Một trong những yếu tố quan trọng không chế khả năng hoà tan của kim loại trong đất là độ chua. Đất trong điều kiện nhiệt đới ẩm thường trở nên tăng độ chua theo thời gian do sự rửa trôi, phong hoá đá hoặc do hoạt động của con người. Các loại đất khác nhau tăng tính chua do sự phân huỷ các vật chất hữu cơ đặc biệt và sự hút các ion tại vùng rễ. Các tổng kết về mối quan hệ giữa sự linh động của các kim loại vết với giá trị pH và thế oxy hóa – khử (Eh) được đưa ra trong bảng 2.1. Theo Plant và Raiswell (1983), nhiều kim loại tăng khả 4 năng linh động trong điều kiện chua, điều kiện ôxi hoá và bị giữa chặt trong điều kiện khử và kiềm. Bảng 2.1. Quan hệ giữa tính linh động của kim loại với pH và Eh Tính linh động Điều kiện đất Oxi hoá Chua Trung tính-kiềm Khử Rất cao - - - - Cao Zn Zn - - Vừa Cu, Co, Ni, Hg, Ag, Au, Cd Cd Cd - Thấp Pb Pb Pb - Al, Sn, Pt, Cr Al, Sn, Cr Rất thấp Fe, Mn, Al, Sn, Pt, Cr, Zn - - Zn, Cu, Co, Ni, Hg, Ag, Au Zn, Co, Ni, Hg, Ag, Au, Cd, Pb Ngoài pH thì một số các yếu tố khác ảnh hưởng rõ rệt đến dạng tồn tại của KLN trong đất. Xem sét các yếu tố này để làm căn cứ cho những biện pháp giảm ảnh hưởng xấu của KLN tới môi trường và sức khỏe con người. Các nghiên cứu định lượng sự hấp phụ kim loại trong các hợp phần đất và trong đất cho kết quả bảng 2.2. Bảng 2.2. Tổng kết sự hấp phụ của các kim loại vết Kim loại Các đặc tính hấp phụ đặc biệt Các yếu tố ảnh hưởng Tăng pH = tăng sự hấp phụ Cd a,b,c Tăng CEC = tăng sự hấp phụ Cdd (liên quan đến lớp silicát) Cd Tăng OM = tăng sự hấp phụ Cdd Các cation cạnh tranh: Ca2+, Co2+, Cr2+, Ni2+, Zn2+, Zn2+, Pb2+- có thể ngăn chặn sự hấp phụ bề mặt Cdg Các phức hữu cơ của Cd: Các phức axít humic của Cd ít ổn định hơn Pb hoặc Cuh Cu Các yếu tố ảnh hưởng: Sự thay đổi pH – ít ảnh hưởng đến sự hấp phụ bề mặt của Cu tại các nồng độ thấp hơn là các ion kim loại kháci,j 5 Kim loại Các đặc tính hấp phụ đặc biệt Vật chất hưu cơ và oxít Fe/Mn là yếu tố quan trọng kiểm xoát sự hấp phụ bề mặt của Cu Các khoáng xét và CEC không quan trọng trong việc kiểm xoát sự hấp phụ bề mặt của Cu Cation cạnh tranh: Ca2+ ít ảnh hưởng tới sự giải phóng Cu2+ vào trong dung dịch hơn Cd2+ Các phức hữu cơ của Cu Axít humic và fulvic liên kết mạnh với Cu2+ Các phức Cu hoà tan là dạng quan trọng trong dung dịch Các yếu tố ảnh hưởng: Tăng pH = tăng sự hấp phụ bề mặt của Zne,t Tăng CEC = tăng sự hấp phụ bề mặt của Znm Tăng hàm lượng khoáng sét và vật chất hữu cơ = tăng sự hấp phụ bềm mặt của Znl Zn Các cation cạnh tranh: Ca2+ ngăn cản sự hấp phụ bề mặt của Zn2+ Photphát tăng sự hấp phụ bề mặt của Zn trên các kieu chứa điện tích (Fe/Mn oxít)n,o Các phức hữu cơ của Zn: Phức hữu cơ fulvát hoà tan của Zn là dạng Zn quan trọng trong dung dịch đấtp Các yếu tố ảnh hưởng: Tăng pH = tăng thời gian lưu của Pb, tuy nhiên có lẽ chủ yếu do sự kết tủa của Pb cacbonát tại pH caoq hoặc sự hấp phụ dưới dạng hydroxít: PbOH + tại pH trung giant Oxít Fe, Mn và Al – có ái lực liên kết mạnh với Pb t Pb Tăng CEC = tăng sự hấp phụ bề mặt của Pb tại pHs trung gian t Các cation cạnh tranh: Ca2+ hạn chế sự hấp phụ bề mặt của Pb tại pHs trung gian t Các phức hữu cơ của Pb: Liên kết mạnh với vật chất hữu cơ tại pHst cao Các phức của Pb với axít humic và fulvic ổn định tại pH cao t 2.1.2. Tác động của KLN tới môi trường đất. 6 Các KLN có tác động hình thành hay làm xuất hiện nhiều loại khoáng (VD: As có ái lực mạnh có khả năng hình thành hay làm xuất hiện khoảng hơn 200 loại khoáng vật). Các KLN tồn tại dưới nhiều trạng thái và trong nhiều dạng hợp chất khác nhau, dễ gây tác động xấu tới cấu trúc đất ở những điều kiện nhất định. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ KLN trong đất cũng như khả năng hấp thu KLN của các loại cây trồng như pH, nồng độ các ion hòa tan, hàm lượng của các cation kim loại, sự có mă ăt của các cation kim loại cạnh tranh, sự có mặt của các gốc hữu cơ và gốc vô cơ, các loại cây trồng khác nhau… Ảnh hưởng tới pH của môi trường đất: Có tác động qua lại tới một số nguyên tố khác và với hệ sinh vật trong môi trường đất. Các KLN (Cd, As, Co, Cr, Cu, Hg, Ni, Pb, Zn) có mặt ở nồng độ cao trong đất có thể làm giảm khả năng nảy mầm, sinh trưởng và năng suất cây trồng, giảm các hoạt động có lợi của vi sinh vật đất (VD: vi khuẩn), giảm sự sống và tái sinh của động vật đất (VD: giun) và làm giảm chất lượng nông sản, thực phẩm phục vụ vật nuôi và con người. Trong đó có cadimi và asen có điểm bất thường là nồng độ trong cây gây độc cho con người thấp hơn nhiều nồng độ mà cây bị độc. Trong khí đó đối với các kim loại khác, nồng độ độc ở cây trồng thấp hơn nồng độ đối với con người. Điều này đã tạo nên khả năng là Cd và As nguy hiểm hơn đối với sức khỏe con người so với các loại kim loại khác. Các KLN đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống vì chúng tham gia vào cấu trúc của các enzyme, protein, các quá trình sinh hóa…. Tuy nhiên, khá nhiều KLN độc hại đến sức khỏe con người và môi trường với mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy từng loại KLN. Theo nhiều nghiên cứu, có 4 KLN ảnh hưởng lớn nhất đến các thể sống là As (dưới dạng As hữu cơ), Hg (dưới dạng Methyl thủy ngân), Pb (Pb2+) và Cd (Cd2+) (Nieboer và Richardson, 1980). Ảnh hưởng của KLN đến sức khỏe con người thường thông qua việc tích lũy các KLN trong lương thực, thực phẩm chủ yếu là từ sản phẩm cây trồng. Có thể nói, cây trồng là vật trung gian hút, tích lũy và vận chuyển các kim loại nặng từ đất, nước và không khí đến con người và động vật. Do vậy muốn giảm thiểu ảnh hưởng của KLN đối với sức khỏe con người và vật nuôi thì cần quan tâm đến 7 việc tồn tại, hấp thu các KLN trong đất và khả năng hấp thu KLN của các loại cây trồng, đặc biệt là ở các vùng có nguy cơ ô nhiễm KLN. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2.2.1. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới Thông thường hàm lượng kim loại hình thành trong đá macma lớn hơn trong đá trầm tích. Hàm lượng KLN trong đất được tích luỹ ngoài quá trình phong hoá tại chỗ của các khoáng vật và đá mẹ, còn do các hoạt động sản suất của con người mang lại, mà nguyên nhân này là chủ yếu. Vì vậy, năm 1982 Galloway và Freedmas đã tiến hành nghiên cứu sự phát thải toàn cầu của một số nguyên tố KLN do tự nhiên và do nhân tạo (Lê Văn Khoa, 1999). Theo Thomas (1986), các nguyên tố KLN như: Cu, Zn, Cd, Hg, Cr, As,… thường chứa trong phế thải của các nhà máy luyện kim màu, sản suất ô tô. Cũng theo Thomas khi nước thải chứa 13 mg Cu/l, 10 mg Pb/l, 1 mg Zn/l sẽ gây ô nhiễm đất nghiêm trọng. Ở một số nước như Đan Mạch, Nhật Bản, Anh, Ailen hàm lượng Pb cao hơn 100 mg/kg đã phản ánh tình trạng ô nhiễm Pb nghiêm trọng. Ở nước Anh, kết quả điều tra môi trường đất của 53 thành phố, thị xã về các KLN đặc biệt là các KLN như Pb, Zn, Cu, Ni cho thấy: các KLN trên thường có nhiều ở khu vực khai thác mỏ, và có hàm lượng Pb tổng số vượt trên 200 ppm, ở nhiều vùng công nghiệp đã vượt quá 500 ppm (Lê Đức, 2006). Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng…đã làm ô nhiễm không chỉ môi trường đất mà còn làm ô nhiễm môi trường nước ở các con sông, biển. Nếu hàng năm có 20 tấn bùn được đổ ra trên 1 ha đất và sau 20 năm dung dịch đất sẽ có khoảng 8 ppm Zn và 5 ppm Cd. Đất bị ô nhiễm KLN làm giảm năng suất cây trồng ảnh hưởng đến nông sản dẫn tới tác động xấu đến sức khoẻ con người. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã quy định mức ô nhiễm KLN. Do đó việc đánh giá và phân loại ô nhiễm đất bởi KLN rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này cũng như bảo vệ sức khoẻ cộng đồng (Phạm Văn Khang, 2004). Bảng 2.3. Hàm lượng tối đa cho phép các kim loại nặng được xem là độc tố đối với thực vật trong đất nông nghiệp Đơn vị: mg/kg 8 Nguyên tố Áo Canada Balan Nhật Anh Đức Cu 100 100 100 125 50 50 Zn 300 400 300 250 150 300 Pd 100 200 100 400 50 500 Nguồn: Phạm Văn Khang (2004) 2.2.2. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Cùng với sự phát triển kinh tế thiếu quy hoạch chưa chú trọng mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong đó đặc biệt là môi trường đất, làm mất tính bền vững của đất, suy giảm và mất khả năng sản xuất. Vấn đề này đã và đang điễn ra ngày càng tăng về diện tích và mức độ. Dưới đây là một số nghiên cứu cho thấy tình trạng trên. Năm 1998, Trần Kông Tấu và Trần Công Khánh khi nghiên cứu KLN dạng tổng số và di động ở tầng mặt 0 - 20 cm trên một số loại đất đã chỉ ra 7 độc tố (Co, Cr, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn) tập trung chủ yếu ở đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long. Bảng 2.4. Hàm lượng kim loại nặng trong tầng đất mặt ở một số loại đất tại Việt Nam Đơn vị: mg/kg Loại đất Dạng Co Cr Fe Mn Ni Pb Zn Đất Feralit phát triển trên đá bazan TS 59,5 257,6 125091 1192 227,1 9,0 81 DĐ 0,46 <0,36 <0,83 55,5 0,96 <0,51 <0,51 Đất phù sa vùng ĐBSCL TS 6,1 30,8 17924 239 18,6 21,9 36,2 DĐ 0,52 <0,36 1,45 134,7 <0,57 <0,51 1,1 Đất phù sa vùng ĐBSH TS 13,6 43,2 42280 227 34,9 37,1 86,7 DĐ 0,24 <0,36 <0,83 43,8 <0,57 0,29 0,6 Đất xám phát triển trên Gralit miền Trung TS 1,2 9,9 5848 26 2,6 9,3 11,6 DĐ <1,1 <0,36 <2,83 0,42 0,62 <0,51 <0,51 Nguồn: Trần Công Tấu, Trần Công Khánh, 1998 Ghi chú: TS: tổng số, DĐ: di động Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Đình Mạnh và Kazuhiko Egashira (2000) cho rằng trong đất phù sa sông Cửu Long: Ni, Pb, Zn tổng số lần lượt là 18,6; 29,1; 36,2 mg/kg. 9 Bảng 2.5. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của Việt Nam Đơn vị: mg/kg Địa điểm Đá mẹ và mẫu chất Cây trồng Cu Pb Zn Cd Hải Phòng Phù sa Lúa 22 33 89 0,09 Hà Nội Phù sa Lúa-rau 24 24 159 0,09 Hà Giang Phù sa Lúa 22 21 57 0,05 Bắc Giang Đá vôi Cây ăn quả 16 19 32 0,07 Sơn La Đá vôi Cây ăn quả 58 27 144 0,04 Ninh Bình Đá vôi Mía 106 33 153 0,02 Nghệ An Đá Bazan Cao su 47 24 159 0,02 Đắc Lắc Đá Bazan Lúa 90 10 124 0.08 Nguồn: Hồ Thị Lan Trà & Kasuhico Ehasghira (2011) Võ Đình Quang (dẫn theo Đặng Thu Hòa, 2002) nghiên cứu hàm lượng một số KLN trong đất phù sa ở huyện Hóc Môn năm 2001 cho kết quả như sau: 7,25 81,0 mg/kg Cu; 64,0 - 168,5 mg/kg Zn; 14,5 - 75,75 mg/kg Pb; 0,48 - 1,05 mg/kg Cd; 1,25 - 3,75 mg/kg As; 0,049 - 0,512 mg/kg Hg và 10,58 - 41,03 mg/kg Cr. Sau khi phân tích 6 KLN: Cd, Cu, Pb, Hg, Zn, Cr từ 126 mẫu đất trồng lúa, rau bị ô nhiễm bởi nước tưới từ các kênh thải của thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Huy Bá (2002) đã xác định được: Cr, Pb, Hg, Cu ở một số mẫu đã bị ô nhiễm nhưng khi so sánh với tiêu chuẩn cho phép của một số nước Châu Âu thì vẫn trong giới hạn cho phép. Riêng Cd đã có sự tích lũy cao trong đất với nồng độ từ 9,9 - 10,3 mg/kg, vượt mức độ cho phép 5 lần. Kết quả phân tích hàm lượng KLN trong nước và bùn ở các kênh rạch TPHCM của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Viện QH&TKNN) và Đại học tổng hợp Mainz - Đức cho thấy nồng độ các KLN trong nước ô nhiễm từ 16 - 700 lần. Nước ở kênh rạch Nhiêu Lộc -Thị Nghè có hàm lượng Cd cao gấp 16 lần, Cr gấp 60 lần, Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần mức cho phép. Kết quả điều tra về hiện trạng sản xuất rau ở Cần Thơ cho thấy nông dân sử dụng rất nhiều phân bón hóa học khác nhau và bón thúc rất nhiều lần trong vụ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan