Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ...

Tài liệu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp ứng phó cho người dân huyện quan hóa – tỉnh thanh hóa luận văn ths. biến đổi khí hậu

.PDF
101
486
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TRẦN ĐĂNG KHÔI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN NƢỚC BỀ MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHO NGƢỜI DÂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TRẦN ĐĂNG KHÔI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN NƢỚC BỀ MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHO NGƢỜI DÂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Phan Văn Tân HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết rằng, tất cả những kết quả nghiên cứu nhận được trong luận văn “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt trong bối cảnh BĐKH và đề xuất giải pháp ứng phó cho người dân huyện Quan Hóa – tỉnh Thanh Hóa”, là do tôi thực hiện. Các kết quả trong nghiên cứu này là sản phẩm của quá trình làm việc nghiêm túc của tôi với sự hỗ trợ chuyên môn của người hướng dẫn khoa học. Tôi không sử dụng, không sao chép những kết quả nghiên cứu chưa hoặc đã được công bố của người khác cho nghiên cứu này. Tác giả Trần Đăng Khôi LỜI CẢM ƠN Với nội dung nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn nước của người dân ở một huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa, địa bàn nghiên cứu rộng, địa hình phức tập, nội dung nghiên cứu có tính liên ngành. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định, để có được thành quả đó, tôi xin được trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Tân, Bộ môn Khí tượng và BĐKH, Trường ĐHKHTN, đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ về phương pháp, cách tiếp cận và phân tích vấn đề nghiên cứu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cán bộ đang công tác tại các phòng ban chuyên môn của UNBD huyện Quan Hóa gồm TT y tế dự phòng, phòng NN&PTNT, phòng TNMT, Trạm khí tượng, Trung tâm dân số KHHGĐ, cán bộ các xã và các cộng tác viên tại thôn bản, người dân tham gia cung cấp thông tin đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ thu thập, cung cấp thông tin cho nghiên cứu. Ngoài ra tôi xin được cảm ơn Tổ chức TNTG VN, những đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ thông tin, công việc trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc xây dựng kế hoạch sử dụng tài nguyên nước bề mặt tại huyện Quan bền vững hơn trong tương lai Trân trọng cảm ơn Tác giả Trần Đăng Khôi MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Vai trò của nước................................................................................................................ 1 2. Hiện trạng tiếp cận nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt tại nông thôn và cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa ............................................................. 1 3. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................................ 4 4. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................................................ 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 6. Tiến trình thực hiện và nguồn lực hỗ trợ .......................................................................... 6 7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................................. 6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 7 1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 7 2. Các thuật ngữ, khái niệm dùng trong nghiên cứu ............................................................. 9 3. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến lĩnh vực của đề tài nghiên cứu . 11 4. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực của đề tài nghiên cứu 14 4.1. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam............................................................................................ 14 4.1.1. Xu thế diễn biến nhiệt độ ................................................................................................. 14 4.1.2. Xu thế diễn biến lượng mưa............................................................................................ 15 4.1.3. Tác động BĐKH ở Việt Nam .......................................................................................... 16 4.2. Tình hình tiếp cận nước sạch tại các khu vực nông thôn tại Việt Nam ............................. 17 5. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa và địa bàn thực hiện nghiên cứu .... 18 CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 22 I. CÁC PHƢƠNG PHÁP SƢ̉ DỤNG TRONG NGHIÊN CƢ́U .......................................... 22 1. Phương pháp nghiên cứu định lượng: ............................................................................ 22 2. Nguồn số liệu: ................................................................................................................. 22 II. MÔ TẢ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U ĐƢỢC SƢ̉ DỤNG .............................. 23 1. Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng xử lý thống kê ............................................. 23 2. Phương pháp khảo sát hộ gia đình ................................................................................. 23 2.1. Giới thiệu về phương pháp.............................................................................................. 23 2.2. Địa bàn nghiên cứu và cỡ mẫu điều tra .......................................................................... 24 3. Phương pháp tổng hợp, rà soát số liệu thứ cấp .............................................................. 26 4. Phương pháp nghiên cứu định tính và hỗn hợp .............................................................. 27 4.1 Cơ sở áp dụng phương pháp ........................................................................................... 27 4.2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................... 28 4.3. Các phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng trong nghiên cứu................................ 29 4.3.1. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ........................................................................... 29 4.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................................... 30 4.3.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình ................................................................................... 31 4.3.4. Thực địa quan sát có sự tham gia, chụp ảnh .................................................................. 32 4.3.5. Công cụ lược sử thôn bản ............................................................................................... 32 5. Tiến trình nghiên cứu ...................................................................................................... 33 i 6. TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 34 6.1. Kết quả thu thập và xử lý thông tin quan trắc khí tượng. ............................................... 34 6.2. Kết quả thu thập thông tin khảo sát hộ gia đình ............................................................. 34 Địa bàn chọn mẫu khảo sát hộ gia đình ................................................................................... 34 Đối tượng điều tra .................................................................................................................... 35 Tiến trình thực hiện khảo sát hộ gia đình................................................................................. 36 Xây dựng phiếu khảo sát hộ gia đình. ...................................................................................... 37 Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho khảo sát viên ..................................................................... 37 Thực địa khảo sát hộ gia đình. ................................................................................................. 37 Sử dụng phần mềm phân tích số liệu ........................................................................................ 38 6.3. Kết quả tổ chức thực hiện nghiên cứu định tính ............................................................. 38 7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN................................................................................... 38 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT……………………………………………….40 3.1 Biến đổi khí hậu ở huyện Quan Hoá .................................................................................. 40 So sánh giá trị nhiệt độ và lượng mưa trong cùng giai đoạn quan .......................................... 46 a) Sự biến đổi số lượng các mạch nước lộ thiên trong mùa khô ......................................... 48 b) Sự biến đổi số lượng các dòng suối trong mùa khô ........................................................ 49 c) Sự biến đổi lưu lượng nước chảy trong các dòng suối ................................................... 50 d) Sự thay đổi khoảng cách các nguồn cung cấp nước ....................................................... 51 3.3. Tiếp cận nước trong sinh hoạt ........................................................................................ 54 3.4. Tiếp cận nước trong sản xuất nông nghiệp ..................................................................... 63 3.5. Một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt ..................................... 68 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 72 1. 2. 3. 4. 5. Kết luận liên quan đến diễn biến các yếu tố khí hậu ...................................................... 72 Kết luận liên quan đến thay đổi hiện trạng nguồn nước................................................. 73 Kết luận liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn nước của hộ gia đình ......................... 75 Kết luận liên quan đến kế hoạch ứng phó của hộ gia đình ............................................. 75 Một số khuyến nghị trên cơ sở kết quả nghiên cứu ......................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 78 BẢNG CÂU HỎI .................................................................................................................... 79 PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH............................................................................................... 79 PHẦN GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 79 ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Phiên giải IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu WB Ngân hàng thế giới UNDP Liên hợp quốc Unicef Tổ chức bảo vệ trẻ em liên hợp quốc UBND Ủy ban nhân dân ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BĐKH Biến đối khí hậu HVCA Hazard Vulnebility Capacity Asssement – Đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó PRA Participatory Rural Apraised – Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia. TN&MT Tài nguyên và môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và PTNT Tx Nhiệt độ tối cao Tm Nhiệt độ tối thấp Rm Lượng mưa CIs 95% Confident Interval 95% - Độ tin cậy 95% N Tần suất xuất hiện các phần tử mẫu FGD Focus group Discussion – Thảo luận nhóm KII Key Informant Interview – Phỏng vấn sâu Mean - TB Giá trị trung bình iii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1 : Mức tăng nhiệt độ (oC) và mức thay đổi lượng mưa năm so với thời kỳ 19 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tại Thanh Hóa Bảng 3.1: Địa bàn chọn xã nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 34 Bảng 3.2: Địa bàn chọn thôn bản nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 35 Bảng 3.3: Đối tượng tham gia cung cấp thông tin trong khảo sát hộ gia đình 36 Bảng 3.4: Thời gian và địa bàn tổ chức khảo sát hộ gia đình 38 Bảng 3.5: Số lượng mẫu khảo sát định tính 38 Bảng 3.6: Mô tả xu thế diễn biến nhiệt độ giai đoạn 1980 – 2014 tại huyện Quan Hóa 43 Bảng 3.7: Mô tả xu hướng diễn biến lượng mưa trong giai đoạn 1980-2014 45 Bảng 3.8: Đánh giá xu hướng nhiệt độ, lượng mưa và sự thiếu hụt nước bề mặt 47 Bảng 3.9: Tỷ lệ người dân cho biết sự thay đổi về số lượng mạch nước trong mùa khô 49 2004 và 2014 Bảng 3.10: So sánh vị trí nguồn nước hiện tại so với 10 năm trước đây 52 Bảng 11: Tỷ lệ người dân nêu các nguyên nhân dẫn đến nguồn nước xa hơn 53 Bảng 3.12: So sánh việc chuyển đổi trong sử dụng các nguồn nước trong mùa khô 57 của người dân so với 10 năm trước đây Bảng 3.13: Mức độ đáp ứng nhu cầu dùng nước sinh hoạt giữa các dân tộc 58 Bảng 3.14: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt giữa nhóm hộ 58 Bảng 3.15: Thời gian người dân dùng để lấy nước về nhà dùng cho sinh hoạt 60 Bảng 3.16: Tỷ lệ hộ gia đình nói rằng bệnh của họ liên quan đến nguồn nước 61 Bảng 3.17: Tỷ lệ hộ gia đình chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thiếu nước tưới cho sx 65 Bảng 3.18: Các nguyên nhân không đủ nước cho cây trồng trên nương rẫy phát triển 66 Bảng 3.19: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước phục vụ cho chăn nuôi 66 Bảng 3.20: Tỷ lệ hộ gia đình nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng so với 10 năm 69 trước đây (nguồn: khảo sát hộ gia đình) Bảng 3.21: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2005 và 2014 iv 70 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1: Sơ đồ vòng tuần hoàn nước 7 Hình 1.2: Tác động tiềm tàng của BĐKH 8 Hình 1.3: Sơ đồ chiến lược và kế hoạch ứng phó với BĐKH 9 Hình 1.4: Xu thế thay đổi nhiệt độ bề mặt giai đoạn 1901-2012, IPCC 11 Hình 1.5: Xu thế thay đổi lượng mưa giai đoạn 1951-2010, IPCC 12 Hình 2.1: Sơ đồ mô tả quy trình thực hiện phương pháp khảo sát hộ gia đình 24 Hình 2.2: Mô phỏng quá trình chọn mẫu khảo sát hộ gia đình 25 Hình 2.3: Mô phỏng cách thu thập thông tin tính tính bằng PP thảo luận nhóm 30 Hình 2.4: Mô tả phương thức thu thập thông tin bằng phỏng vấn sâu 31 Hình 3.1: Xu thế diễn biến nhiệt độ giai đoạn 1980-2014 tại Hồi Xuân – Quan Hóa 41 Hình 3.2: Xu hướng nhiệt độ mùa khô tại trạm Hồi Xuân giai đoạn 1980 – 2014 41 Hình 3.3: Biểu đồ mô tả xu hướng diễn biến nhiệt độ trạm Hồi Xuân, 42 Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn xu thế lượng mưa giai đoạn 1980 -2014 trạm Hồi Xuân 44 Hình 3.5: Biểu đồ xu thế diễn biến lượng mưa mùa khô 44 Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn xu thế lượng mưa hình 45 Hình 3.7: Sự suy giảm số lượng các mạch nước trong 10 năm 49 Hình 3.8: Tỷ lệ hộ GĐ cảm nhận sự thay đổi lượng nước suối năm 2004 và 2014 50 Hình 3.9: Tỷ lệ hộ GĐ dự đoán lượng nước chảy các con suối trong 5 năm tới 51 Hình 3.10: Biểu đồ so sánh thay đổi vị trí nguồn nước giữa các dân tộc 53 Hình 3.11: Nguồn nước suối dùng làm nước sinh hoạt bản Chại, Hiền Chung 55 Hình 3.12: Nguồn nước hộ gia đình sử dụng mùa mưa và mùa khô 55 Hình 3.13: Thay đổi nguồn nước sử dụng sau 10 năm 56 Hình 3.14: Mô tả mức độ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt trong mùa khô 58 Hình 3.15: Nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt trong mùa 59 Hình 3.16: Thùng chứa nước dẫn về hộ gia đình tại bản Phố Mới , xã Nam Tiến 61 Hình 3.17: Guồng nước tưới lúa bản Sài 1, xã Thiên Phủ, nguồn Quan Hóa ADP 64 Hình 3.18: Kế hoạch ứng phó hộ gia đình với tình trạng thiếu nước trong tương lai 67 Hình 3.19: Biến động diện tích sử dụng đất tại Quan Hóa 68 Hình 3.20: Biểu đồ so sánh hiện trạng 71 v MỞ ĐẦU 1. Vai trò của nƣớc Nước là một loại vật chất trong tự nhiên, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của sinh vật và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Với sinh vật nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ, là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật, bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Ở thực vật nước chiếm hàm lượng lớn trong cấu tạo vật chất, các loài thực vật thân gỗ có lượng nước chiếm 40-60%, táo chiếm 96% - 98%, ở dưa chuột chiếm 94% - 95%. Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật Đối với con người, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Một người cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của cơ thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. Mất nước trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao, mất nước 15-20% có thể tử vong. 2. Hiện trạng tiếp cận nƣớc hợp vệ sinh cho sinh hoạt tại nông thôn và cộng đồng dân cƣ sinh sống tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa Theo tài liệu chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015, tính đến năm 2010, tỷ lệ dân số tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh tăng lên 80%, thấp hơn kế hoạch 5%, trong đó tỷ lệ số dân nông thôn có nước dùng sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 02/2009: BYT là 40% thấp hơn kế hoạch 10%. Trong 7 vùng sinh thái thì vùng Bắc Trung Bộ thuộc một trong hai vùng có tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh thấp nhất là 1 73%, thấp hơn trung bình 8% (Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam, WHO, UNICEF, VIHEMA, 2012). Tuy nhiên những con số tiếp cận nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất như trên chưa phản ánh bức tranh cụ thể của các khu vực dân cư sinh sống khác nhau, đặc biệt đối với các cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi điều kiện nước sử dụng cho sinh hoạt phụ thuộc phần lớn vào các nguồn nước tự nhiên bề mặt. Số liệu phân tích từ các điều tra, khảo sát tiếp cận nguồn nước cho sinh hoạt của các địa phương vùng sâu, vùng xa cho thấy, tại nhiều địa phương, người dân vẫn sử dụng nguồn nước suối, nước khe (nước mạch chảy ra) là nguồn nước chính cho sinh hoạt. Điển hình theo điều tra hộ gia đình của tổ chức Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision International Vietnam - WVI) với quy mô 30 cụm, cỡ mẫu 660 hộ cho kết quả như sau, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước suối, nước trong khe ở huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên là 94.7% (WVI, 2014, Household Survey Report), huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa là 56.9% (WVI, 2014, Household Survey Report), ở huyện Quan Sơn là 90.0% (WVI, 2015, Household survey report), Huyện Thường Xuân 24.1%; (World Vision 2012, Baseline Survey Report). Hơn nữa tiêu chí trong tiếp cận sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của các chương trình, dự án thông thường chỉ đánh giá được tỷ lệ hộ dùng nguồn nước đó, chưa đánh giá chi tiết được thực tế thời gian mà người dân phải dành để đi lấy nước về gia đình là bao nhiêu, lượng nước lấy về có đủ dùng cho sinh hoạt không hay chỉ đủ cho việc ăn, uống, còn việc tắm, giặt hoặc sinh hoạt khác phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Trong thực tế các giải pháp nhằm tăng cường tỷ lệ dân số tiếp cận với các nguồn nước hợp vệ sinh của chính phủ, của các chương trình, dự án cho những khu vực này đang tập trung giải quyết ở phần ngọn, thông qua can thiệp bằng biện pháp công trình là chủ yếu, chưa giải quyết các nguyên nhân gốc rễ để có thể sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước bề mặt, điều đó càng dẫn tới việc nguồn nước bề mặt ngày càng cạn kiệt hơn. 2 Cũng giống như các địa phương là huyện miền núi, huyện Quan Hóa là một huyện có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, độ cao trung bình 400-600 mét so với mực nước biển, dân số khoảng gần 50,000 người, mật độ dân cư thưa thớt, phân bố dải rác với thành phần dân số bao gồm 74% dân tộc Thái, 17,6% dân tộc Mường, 7% dân tộc Kinh và 1,4% dân tộc H’Mông, người Hoa. Với đặc điểm văn hóa và dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có cho nên hầu hết người dân huyện Quan Hóa có thói quen sử dụng các nguồn nước bề mặt tự nhiên như nước mưa, nước suối, nước mó và nước sông cho sinh hoạt hàng ngày cũng như phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài những nguồn nước trên, cũng có một tỷ lệ nhỏ hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước giếng đào cho sinh hoạt nhưng nhóm đối tượng này tập trung chủ yếu ở thị trấn, thị tứ nơi điều kiện kinh tế hộ gia đình khá hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn tài nguyên nước bề mặt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất tại Quan Hóa có những thay đổi theo xu hướng giảm, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của hộ gia đình. Việc xác định các nguyên nhân, mức độ tác động của các nhân tố này tới việc suy giảm nguồn tài nguyên nước bề mặt trở nên quan trọng và cần thiết cho việc cung cấp thông tin để hoạch định chính sách và các giải pháp của chính quyền địa phương nhằm sử dụng nguồn nước bề mặt một cách bền vững, cân bằng được mối quan hệ giữa nguồn nước cho sinh hoạt và nước phục vụ cho sản xuất. Thông thường với mỗi vấn đề khi không xác định được nguyên nhân cụ thể thì vấn đề hiện tại sẽ diễn biến theo hướng trầm trọng hơn và tiếp cận nguồn nước bề mặt của người dân cũng có chung mối quan hệ như vậy, do vậy nếu không xác định được các mối quan hệ dẫn tới suy giảm tài nguyên nước bề mặt tại Quan Hóa thì trong tương lai sẽ vấn đề suy giảm này sẽ là một trong những yếu tố làm giảm diện tích trồng cây nông nghiệp hàng năm, mất cân bằng giữa nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và nguồn nước cho sản xuất, chi phí dành cho việc xây dựng lắp đặt hệ thống nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của người dân sẽ tăng cao, thời gian dùng cho việc lấy nước có xu thế ngày càng nhiều và 3 quãng đường đi lấy nước ngày càng xa. Việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt gia đình có thể bị đe dọa, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng và chính quyền địa phương có thể sẽ phải chi phí ngân sách nhiều hơn cho việc xây dựng các hệ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Thực tế đòi hỏi cần có những nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo hơn về các vấn đề nội tại đang diễn ra, chúng tôi xác định cần tiến hành nghiên cứu “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp ứng phó cho người dân huyện Quan Hóa – Thanh Hóa”. Chúng tôi hy vọng kết quả của nghiên cứu sẽ đưa ra những phát hiện về hiện trạng dòng chảy hiện tại so với quá khứ và xu thế biến động của dòng chảy trong tương lai. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ nỗ lực xác định nguyên nhân cốt lỗi của vấn đề và khuyến cáo cho chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với sự ảnh hưởng của hiện tượng BĐKH tới tài nguyên nước cũng như hoạch định các chiến lược trung hạn và dài hạn cho việc sử dụng bền vững nguồn nước tại địa phương. 3. - Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ và chỉ ra được sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu trong những thập kỷ gần đây của khu vực nghiên cứu - Xác định được xu thế diễn biến của các nguồn tài nguyên nước mặt trong quá khứ và hiện tại. - Xác định được hiện trạng về khả năng tiếp cận nguồn nước mặt của cộng đồng và chỉ ra được bức tranh trong việc tiếp cận nguồn nước trong tương lai dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu. - Dựa trên các bằng chứng nghiên cứu để đưa ra một số khuyến nghị cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch ứng phó nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt của cộng đồng trong tương lai. 4 4. - Nội dung nghiên cứu. Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu có một số giả thuyết nghiên cứu như lượng mưa liên kết chặt chẽ với nguồn nước, trữ lượng tài nguyên nước mặt và nước ngầm liên quan đến sự biến đổi của lượng mưa. Do vậy nội dung nghiên cứu sẽ tìm hiểu được mối quan hệ giữa sự biến đổi của lượng mưa với sự thay đổi trong việc tiếp cận nguồn nước - Giả thuyết thứ hai được xây dựng trên giả thuyết một, đó là nếu tồn tại mối quan hệ như trên thì đưa ra được bức tranh tiếp cận nguồn nước. - Từ các giả thuyết này, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: Khảo sát sự biến đổi một số yếu tố khí hậu, lượng mưa, bốc hơi, nhiệt độ của khu vực nghiên cứu. Khảo sát và tìm bằng chứng về sự thay đổi cách thức trong tiếp cận nguồn nước của cộng đồng dân cư khu vực nghiên cứu. Và xác định mối quan hệ giữa sự biến đổi các yếu tố khí hậu đến sự thay đổi trong việc tiếp cận nguồn nước mặt của đồng bào trong khu vực nghiên cứu. Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước của khu vực nghiên cứu trong tương lai. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này được xác định như sau: - Các yếu tố khí hậu tại huyện Quan Hóa bao gồm nhiệt độ và lượng mưa giai đoạn 1980 – 2014 - Các dòng suối, các mạch nước (mó nước) tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu ở thời điểm hiện tại và quá khứ 10 năm trước đây - Sự thay đổi diện tích đất theo mục đích sử dụng hiện tại và quá khứ 10 năm trước đây. - Cộng đồng dân cư và hiện trạng sử dụng các nguồn nước bề mặt của họ Phạm vi nghiên cứu của luận văn là bốn xã với 30 thôn bản của huyện Quan Hóa bao gồm xã Hiền Chung, Thiên Phủ, Nam Tiến và xã Phú Thanh. Các xã được lựa chọn có tính đại diện về điều kiện tế - xã hội và vị trí địa lý cho các 5 cộng đồng dân cư trong huyện, các bản được lựa chọn theo cách lựa chọn ngẫu nhiên. 6.  Tiến trình thực hiện và nguồn lực hỗ trợ Tiến trình thực hiện nghiên cứu gồm các giai đoạn chính như sau: - Giai đoạn lập đề cương nghiên cứu - Giai đoạn nghiên cứu tài liệu - Giai đoạn thu thập số liệu - Giai đoạn phân tích và tổng hợp thông tin. - Giai đoạn hoàn thiện báo cáo cơ bản, tham vấn ý kiến chuyên gia, điều chỉnh và nghiên cứu bổ sung thông tin. - Hoàn thiện báo cáo và kết thúc tiến trình nghiên cứu.  Nguồn lực hỗ trợ: Với việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, phạm vi rộng lớn, cỡ mẫu nghiên cứu lớn đòi hỏi nghiên cứu cần huy động một lượng tình nguyện viên hỗ trợ cho việc thu thập thông tin. Dự kiến số tình nguyện viên huy động cho nghiên cứu định lượng là 12 người, nghiên cứu hỗn hợp là 6 người. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt trong bối cảnh BĐKH và đề xuất giải pháp ứng phó cho người dân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa” có bố cục như sau: o Mục mở đầu o Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu o Chương II: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu o Chương III: Các kết quả nghiên cứu o Mục kết luận và khuyến nghị o Mục tài liệu tham khảo o Mục phụ lục 6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu có tính liên ngành cao, có sự liên quan giữa các ngành khoa học tự nhiên như khí tượng, khí hậu, môi trường và các ngành khoa học xã hội như văn hóa bản địa, phong tục tập quán, hương ước quy ước trong cộng đồng. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu dựa trên các lý thuyết hệ thống về vòng tuần hoàn nước, lý thuyết hệ thống về biến đổi khí hậu, cách tiếp cận vấn đề trong bối cảnh BĐKH. Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước trên trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi hoặc thể rắn (băng, tuyết) và ngược lại (Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ USGS) Từ sơ đồ vòng Hình 1.1: Vòng tuần hoàn nước, nguồn tuần hoàn nước cho thấy, http://water.usgs.gov/edu/watercyclevietnamese. html dòng chảy bề mặt được sinh ra từ quá trình giáng thủy, từ dòng nước ngầm chảy ra từ các khe hở địa chất hoặc ở một số khu vực do băng, tuyết tan chảy thành dòng. Các dòng chảy này thông thường sẽ đổ nước ra các lưu vực sông, hồ hoặc biển, đôi khi các dòng chảy nhỏ hơn có thể sẽ bị triệt tiêu do sự thiếu hụt nước trong quá trình thẩm thấu, bốc thoát hơi nước cũng như hoạt động can thiệp của con người. Vòng tuần nước xét trong một khu vực địa lý hẹp hơn càng thể hiện mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, tài nguyên nước của mỗi khu vực phụ 7 thuộc nhiều vào lượng giáng thủy, do vậy khi lượng mưa có xu hướng giảm sẽ dẫn đến tài nguyên nước mặt, các dòng chảy bề mặt suy giảm. Biến đổi khí hậu đã được chứng minh đã và đang diễn ra, đã có những thay đổi về giá trị trung bình của một số yếu tố khí hậu cơ bản như nhiệt độ có xu hướng tăng và lượng mưa có xu hướng giảm trong những thập kỷ gần đây. Theo cục bảo vệ môi trường Mỹ, những tác động tiềm tàng của BĐKH dẫn đến thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển và mang đến những tác động đến sức khỏe, nông nghiệp, nguồn nước, các khu vực ven biển, các giống loài và khu vực tự nhiên. Từ những cơ sở lý thuyết đó, vấn đề tiếp cận để giải quyết bài toán về thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH được đặt ra với nhiều cách tiếp cận theo các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Theo nghiên cứu về Biến đối khí hậu ở Việt Nam, bằng chứng, tác Hình 1.2: Tác động tiềm tàng của BĐKH, nguồn Cơ quan BVMT Mỹ động và bài toán ứng phó, Phan Văn Tân và cộng sự đã đưa ra logic trong giải quyết bài toán nghiên cứu tác động BĐKH trong đó khẳng định để xây dựng được chiến lược ứng phó với BĐKH thì cần xác định BĐKH diễn như thế nào trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai, đánh giá được tác động của BĐKH và tìm mối liên hệ và xây dựng chiến lược và kế hoạch ứng phó. 8 Với một số cơ sở lý thuyết như trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn Chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó với BĐKH nước bề mặt trong bối cảnh BĐKH và giải pháp ứng phó cho người dân huyện Quan Hóa, Mối liên hệ Đánh giá được tác động của BĐKH, tính tổn thương Cần biết Khí hậu biến đổi như thế nào Tác động tươn g lai tỉnh Thanh Hóa”, được đề xuất để nghiên cứu. BĐKH hiện tại (những thập kỷ gần đây) BĐKH tương lai (những thập kỷ sắp tới) Kịch bản BĐ KH Số liệu quan trắc Hình 1.3: Sơ đồ chiến lược và KH ứng phó với BĐKH, P.V Tân và cộng sự 2.  Các thuật ngữ, khái niệm dùng trong nghiên cứu Thời tiết: Là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,…hoặc các hiện tượng quan trắc được như sương mù, dông, mưa, nắng…  Khí hậu: Là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được của các yếu tố và hiện tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm.  Biến đổi khí hậu: Là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn “IPCC” 9  Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: Là sự gia tăng cường độ của các yếu tố thời tiết như sự thay đổi của cực nhiệt độ, thời tiết cực đoan còn bao gồm cả yếu tố hiện tượng các yếu tố thời tiết trái quy luật thông thường.  Khả năng ứng phó: Là hàng loạt những hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH  Vòng tuần hoàn nƣớc: Là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước trên trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi hoặc thể rắn (băng, tuyết) và ngược lại (The Water Cycle summary, USGS Water Science School)  Dòng chảy bề mặt: Thông thường, một phần nước mưa rơi thấm ngay vào đất, nhưng khi đất đạt tới trạng thái bão hoà hay không thấm, thì bắt đầu chảy theo sườn dốc thành dòng chảy.  Suối: Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên mặt đất, kết quả là hình thành các con suối. Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy khi có một trận mưa đáng kể, đến các dòng suối lớn chảy với hàng trăm triệu gallon nước mỗi ngày. - Các con suối có thể hình thành trong bất kỳ loại đá nào, nhưng phần lớn chúng hình thành trong các loại đá vôi và đolomit, dễ dàng rạn nứt và hoà tan do mưa axit. Khi đá bị phá huỷ và hoà tan, các khoảng trống hình thành cho phép nước chảy qua. Nếu dòng chảy theo phương ngang, nó có thể chảy tới mặt đất, hình thành các con suối. Nước suối không phải bao giờ cũng sạch.  Bốc hơi nƣớc: Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các đại dương, biển, hồ và sông cung cấp gần 90% độ ẩm của khí quyển qua bốc hơi, với 10% còn lại do thoát hơi của cây. 10  Giáng Thủy: Là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn lượng giáng thuỷ là mưa. Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước và những hạt nhân mây nhỏ, các hạt nhân mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để hình thành nên các đám mây có thể nhìn thấy được.  Khái niệm về nƣớc sạch: Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: - Nước trong, không màu, - Không mùi vị lạ, không có tạp chất, - Không chứa chất tan có hại; và Không có mầm gây bệnh. 3. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến lĩnh vực của đề tài nghiên cứu 3.1. Xu hƣớng nhiệt độ bề mặt trái đất. Theo nghiên cứu của ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) thì nhiệt độ trung bình toàn cầu kết hợp giữa nhiệt độ mặt đất và nhiệt độ đại dương được tính toán theo đường xu hướng tuyến tính cho thấy nhiệt độ ấm dần lên từ 0.65 0 CC - 1.06 0CC trong giai đoạn 1880 - 2012. Trong giai đoạn dài nhất (1901 – 2012) khi tính toán đường xu thế của khu vực cho kết quả khá đầy đủ rằng hầu như toàn bộ bề mặt địa cầu đã ấm lên Về tổng thể cho thấy, xu thế khí hậu lâu dài có mức ấm lên bề mặt địa cầu trong giai đoạn 15 năm qua (1998 – 2012) là 0.05 [-0.05 – 0.15] 0C trong một thập kỷ, 11 Hình 1.4: Xu thế thay đổi nhiệt độ bề mặt giai đoạn 1901-2012, IPCC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan