Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đà n...

Tài liệu Đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đà nẵng

.PDF
105
174
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG THỊ ÁI NHÂN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP CAO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG THỊ ÁI NHÂN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP CAO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ QUÂN Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CẤP CAO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................ 7 1.1. Một số định nghĩa và khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa .................. 7 1.2. Năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................... 10 1.2.1. Quan điểm tiếp cận về năng lực nói chung ........................................... 10 1.2.2. Năng lực lãnh đạo, quản lý ................................................................... 13 1.2.3. Lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................... 16 1.2.4. Những năng lực cốt lõi của lãnh đạo cao cấp doanh nghiệp nhỏ và vừa .... 18 1.2.5. Các yếu tố cấu thành năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................................. 20 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................................. 29 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP CAO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG .. 34 2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đà Nẵng ...................................................... 34 2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng ................................... 34 2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng ................................. 34 2.1.3. Điểm mạnh và điểm yếu của lãnh đạo cao cấp DN nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng .................................................................................................... 35 2.2. Mô hình đánh giá về năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp vừa và nhỏ theo phƣơng pháp đánh giá 360 độ .......................................................... 36 2.2.1. Phƣơng pháp đánh giá lãnh đạo 360 độ ................................................ 36 2.2.2. Mô hình đánh giá .................................................................................. 37 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng ......................................................................... 38 2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp ............................................. 38 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp ............................................... 39 2.4. Kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng .............................................................. 40 2.4.1. Kết quả khảo sát lãnh đạo cấp cao DNNVV Đà Nẵng tự đánh giá ...... 40 2.4.2. Kết quả đánh giá của cấp dƣới về lãnh đạo doanh nghiệp .................... 53 2.5. Đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng ................................................................................................ 61 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP CAO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG .......... 64 3.1. Bối cảnh đặt ra đối với lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng ................................................................................................................ 64 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng ............................................................................................ 67 3.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao năng lực của lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay ................................................................................... 67 3.2.2. Bồi dƣỡng phát triển kiến thức pháp luật và chiến lƣợc kinh doanh .... 68 3.2.3. Nâng cao kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp ............. 69 3.2.4. Tích cực rèn luyện các phẩm chất cá nhân đáp ứng tính thay đổi, đổi mới trong kinh doanh ...................................................................................... 70 3.2.5. Tăng cƣờng và chủ động tiếp cận các dịch vụ đào tạo, tƣ vấn quản lý đồng thời coi trọng việc tự học và xây dựng văn hóa học tập trong DNNVV ............ 71 3.2.6. Tăng cƣờng ứng dụng CNTT vào quản lý DNNVV ............................ 74 3.2.7. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, tạo ra sân chơi cho đội ngũ doanh nhân tƣơng lai để tạo điều kiện, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa..... 75 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 81 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 3 VHDN Văn hóa doanh nghiệp i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Bảng Tiêu chí xác định DNNVV ở một số 1. Bảng 1.1 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới- Nguồn: 9 Giải pháp phát triển DNNVV Việt Nam, 2002 Bảng Tiêu chí phân loại DNNVV theo ngành- 2. Bảng 1.2 3. Bảng 2.1 4. Bảng 2.2 5. Bảng 2.3 Kinh nghiệm quản lý và điều hành 6. Bảng 2.4 7. Bảng 2.5 8. Bảng 2.6 Cản trở khi ra quyết định 9. Bảng 2.7 10. Bảng 2.8 11. Bảng 2.9 Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP Giới tính và trình độ học vấn (Nguồn: Kết quả khảo sát) Tuổi bình quân của lãnh đạo (Nguồn: Kết quả khảo sát) Đánh giá về công tác điều hành doanh nghiệp trong năm 2012 Nhìn nhận của lãnh đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh về bối cảnh kinh tế mới Trình độ học vấn của lãnh đạo theo kết quả khảo sát cấp dƣới Giao tiếp tiếng Anh của lãnh đạo, đánh giá bởi cấp dƣới Kết quả khảo sát 360 độ cấp dƣới đánh giá về lãnh đạo ii 10 41 41 42 44 46 49 53 54 54 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TT Hình Nội dung Trang Mô hình năng lực cá nhân- Nguồn: Bass B.M. 1. Hình 1.1 Handbook of leadership, New York: 12 FreePress, 1990 Các yếu tố cấu thành kiến thức- Nguồn: Gareth 2. Hình 1.2 & George, Essentials of Contemporary 13 Management, Mc Graw Hill, 2004 3. Hình 2.1 4. Hình 2.2 Mô hình ASK năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV Mô hình đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh iii 33 38 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Biểu 1. Biểu 2.1 2. Biểu 2.2 3. Biểu 2.3 Nội dung Thời gian kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi (từ thời điểm quý 3 năm 2013) Nhìn nhận về điểm yếu nhất của quản trị DN (chọn 3 điểm yếu nhất) Quyết định ƣu tiên giúp doanh nghiệp vƣợt khủng hoảng kinh tế Trang 43 47 48 Mục tiêu đƣợc doanh nghiệp ngoài quốc 4. Biểu 2.4 doanh ƣu tiên nhất trong giai đoạn tới (chọn 50 03 mục tiêu ƣu tiên nhất) 5. Biểu 2.5 6. Biểu 3.1 Phẩm chất quan trọng nhất cần có của CEO (chọn 3 phẩm chất quan trọng nhất) Kỹ năng cần nâng cao trong 5 năm tới (chọn 5 kỹ năng quan trọng nhất) iv 51 52 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 30/11/2012, cả nƣớc có 48.473 DN giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Dự báo đến hết ngày 31/12/2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nƣớc trong năm 2012 khoảng 55.000 DN. Trong khi đó, số lƣợng DN đăng ký thành lập mới của cả nƣớc vẫn tiếp tục xu hƣớng giảm từ đầu năm, đến tháng 11/2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số lƣợng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trƣớc. Ở Đà Nẵng, tỷ lệ DN thực tế đang hoạt động so với tổng số DN hiện có của nền kinh tế tại thời điểm 01/01/2012 là 73,56%, tỷ lệ DN không xác minh đƣợc so với tổng số DN hiện có chiếm 7,5%, tỷ lệ DN chờ giải thể so với tổng số DN hiện có là 21,7% với 2.696 DN. Đây là con số báo động đối với các DN trên địa bàn Đà Nẵng. Trong cộng đồng DN Việt Nam thì DNNVV là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các DNNVV tƣ nhân đã nộp cho nhà nƣớc đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chƣơng trình phát triển khác. Do vậy đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cƣ tham gia đầu tƣ, có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang 1 phân tán, nằm trong dân cƣ để hình thành các khoản vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng số lƣợng DN đã gần gấp đôi con số 10 năm trƣớc. Số lƣợng DN bình quân trên một ngƣời dân tại thành phố Đà Nẵng đã hơn con số 5.5 và tiếp cận với mức khá của cả nƣớc. Tuy phát triển mạnh về số lƣợng, nhƣng chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của DN vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đà Nẵng liên tục trong 3 năm gần đây đƣợc xem là địa phƣơng có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi nhất Việt Nam. Điều này lý giải sự tăng trƣởng nhanh về số lƣợng DN. Tuy nhiên thật khó giải thích vì sao chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của DN lại không tăng trƣởng tƣơng ứng. Rõ ràng đã có yếu tố bên trong DN tác động đến. Đa số DNNVV ở Việt Nam nói chung và DNNVV ở Đà Nẵng nói riêng chƣa có chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu, chƣa tạo đƣợc uy tín về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, năng xuất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của DN. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên là năng lực của lãnh đạo cấp cao DN còn rất yếu. Đặc biệt đối với DNNVV, năng lực của lãnh đạo cấp cao DN đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của DN. Thật vậy, với quy mô vốn và lao động vừa phải, trong DNNVV, lãnh đạo cấp cao DN là ban giám đốc DN, trực tiếp lãnh đạo, quản lý và điều hành DN. Do đó, lãnh đạo cấp cao DNNVV chịu trách nhiệm không chỉ về chiến lƣợc, đƣờng hƣớng phát triển kinh doanh của DN mà còn là ngƣời chịu trách nhiệm ra quyết định tác nghiệp cho các hoạt động kinh doanh hằng ngày của DN. Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV là điều cấp thiết nhằm nâng cao và phát triển năng lực của lãnh đạo cấp cao DN 2 để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV ở Đà Nẵng trên đấu trƣờng trong nƣớc và quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế đang trì trệ và khó khăn nhƣ hiện nay. Chính điều đó mà tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề trên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở nƣớc ta, theo tìm hiểu của tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV, cụ thể nhƣ sau: - Năm 2005, Cục phát triển DNNVV (Bộ kế hoạch và đầu tƣ) đã tiến hành điều tra nghiên cứu hơn 63000 DN tại 30 tỉnh thành phía Bắc. Điều tra đã đƣa ra thực trạng trình độ học vấn và kiến thức của các chủ DN hiện nay. Tuy nhiên, kết quả điều tra này chƣa làm rõ thực trạng và nguyên nhân hạn chế năng lực của lãnh đạo cấp cao DN. - Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2005 của GS.TS Đỗ Văn Phức – Đại học Bách Khoa Hà Nội đƣợc công bố trong bài viết <> đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344, tháng 1/2007 đã phần nào cho thấy thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý DN Việt Nam. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các DN sản xuất công nghiệp và chƣa làm rõ vai trò của lãnh đạo cấp cao DNNVV nói chung trên 1 địa bàn. - Luận án tiến sỹ “Năng lực lãnh đạo – nghiên cứu tình huống của lãnh đạo các DNNVV Việt Nam” của tác giả Đặng Ngọc Sự (2011) và “Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Trần Kiều Trang (2012) đã đề cập một số vấn đề về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, các hình thức phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo chủ DNNVV Việt Nam. Chƣa đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao 3 trên địa bàn cụ thể ở Đà Nẵng để làm rõ thực trạng phát triển của DNNVV hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng. - Bài viết của tác giả Trần Thị Vân Hoa <> đăng trên Tạp chí Quản lý kinh tế, số 33 tháng 6/2010 và Phạm Thị Mai Yến <> đăng trên Tạp chí Thƣơng mại, số 17 năm 2005 đã đƣa ra một số vấn đề lý luận về vai trò của giám đốc doanh nghiệp và năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả chƣa tập trung nghiên cứu cụ thể vào năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV. Trên thế giới, theo tìm hiểu của tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu, sách tham khảo và bài viết của tác giả Pháp, Mỹ, Canada,… về DNNVV, doanh nhân và nhà quản lý DNNVV. - Các nghiên cứu của các tác giả Cohen và Levinthal (2000), Barriger và Jones (2004) đề cập đến các vấn đề về năng lực quản lý DN, đào tạo và đổi mới, mối quan hệ giữa phát triển năng lực quản lý và tăng trƣởng của DN. Tuy nhiên các tác giả chƣa đi sâu nghiên cứu năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV. - Các nghiên cứu và điều tra thực tế về công tác đào tạo các nhà lãnh đạo DNNVV của Tổ chức phát triển châu Âu (OCDE) năm 2002 đã nghiên cứu khái quát các chƣơng trình và kết quả đào tạo các nhà lãnh đạo DNNVV ở các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Đức, Bỉ,… Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trên đây các học giả trong nƣớc và nƣớc ngoài đi sâu nghiên cứu năng lực quản lý của doanh nhân, nhà quản lý DN nhƣng chƣa có tiếp cận trực diện về năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV. Nhƣ vậy có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống về các yếu tố cấu thành năng lực của lãnh đạo cấp cao DN; về đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng để nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp cao DN giai đoạn hiện nay 4 theo cách tiếp cận về các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng thì chƣa có công trình nào thực hiện. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu chung Phân tích đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao các DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuấ t các giải pháp nâng c ao năng lƣ̣c cho lãnh đạo cấp cao các DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng. 3.2. Mục tiêu cụ thể  Làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá năng lực của lãnh đạo cấp cao theo phƣơng pháp đánh giá 360 độ  Làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của lãnh đạo cấp cao DN vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng  Đƣa ra các giải pháp nâng cao năng lƣ̣c của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở địa bàn Đà Nẵng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Giới hạn về đối tƣợng: Lãnh đạo cấp cao DNNVV đƣợc nghiên cứu ở đây là Ban Giám đốc DNNVV  Giới hạn về phƣơng pháp đánh giá: Giới hạn tiếp cận Ban giám đốc tự đánh giá về bản thân và Cấp dƣới đánh giá về Ban Giám đốc (đánh giá 360 độ)  Giới hạn về địa lý: DNNVV ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 5. Câu hỏi nghiên cứu đề tài  Những năng lực cốt lõi của lãnh đạo cao cấp DNNVV là gì?  Điểm mạnh và điểm yếu của lãnh đạo cao cấp DNNVV trên địa bàn Đà Nẵng? 5  Những giải pháp nhằm nâng cao năng lƣ̣c của lãnh đạo cấp cao DNNVV ở Đà Nẵng? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu: - Các phƣơng pháp thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thông qua các sách báo, tạp chí chuyên ngành trong nƣớc và quốc tế, Internet nhằm thu thập dữ liệu thứ cấp và các phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu, nghiên cứu điển hình và điều tra thông qua bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp về năng lực của lãnh đạo cấp cao DNNVV trên địa bàn Đà Nẵng bởi tiếp cận lãnh đạo tự đánh giá và nhân viên cấp dƣới nhận xét về lãnh đạo. - Các phƣơng pháp xử lý, phân tích dữ liệu: luận văn sử dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp để xử lý dữ liệu thứ cấp và phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu sơ cấp. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CẤP CAO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Một số định nghĩa và khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa Về bản chất DNNVV là một loại hình DN, vì vậy để hiểu thế nào là DNNVV trƣớc hết phải thống nhất khái niệm về DN. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì “ DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (Luật doanh nghiệp, 2005) DN đƣợc phân loại căn cứ theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo ngành kinh tế và lĩnh vực kinh doanh có thể phân thành DN công nghiệp, DN nông nghiệp, DN thƣơng mại, dịch vụ; theo hình thức sở hữu và cơ sở pháp lý có thể phân thành DN Nhà nƣớc, DN tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; theo quy mô thì có DN lớn, DNNVV. Ở nƣớc ta thuật ngữ DNNVV đƣợc sử dụng rộng rãi trong khoa học kinh tế và quản lý từ khi thực hiện công cuộc cải cách kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về DNNVV cũng nhƣ đối với nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các quan niệm về DNNVV cũng thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, chƣa có sự thống nhất các chỉ tiêu nhằm xác định loại hình DNNVV. Có quan điểm gắn việc phân loại quy mô DN với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành và dựa trên cơ sở tiêu thức vốn và lao động. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, theo quy 7 định của Bộ luật cơ bản về DNNVV, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác thì DN sử dụng dƣới 300 lao động, có số vốn SXKD dƣới 100 triệu yên thuộc DN nhỏ; còn ở Malayxia, DN có số vốn nhỏ hơn 500 Ringit và sử dụng dƣới 50 lao động là DN nhỏ. Lại có quan niệm đánh giá quy mô DN không phải chỉ theo từng ngành kinh tế kỹ thuật, dựa vào tiêu thức vốn và lao động mà cả doanh thu của DN. Chẳng hạn, Đài Loan quy định trong ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng và khai khoáng thì doanh thu không vƣợt quá 1,5 triệu USD, vốn không vƣợt quá 40 triệu USD và sử dụng dƣới 500 lao động đƣợc xếp vào DNNVV. Cũng có quan điểm phân loại quy mô DN theo từng ngành nghề và tiêu thức lao động sử dụng. DN nhỏ trong các ngành công nghiệp ở Hồng Kông và Hàn Quốc là những DN sử dụng dƣới 100 lao động (Nguyễn Cúc, 2000). Năm 1996 Liên minh Châu Âu đã đƣa ra một định nghĩa chung về DNNVV. Theo định nghĩa này thì các DN đƣợc chia thành các loại hình: DN vi mô có dƣới 10 công nhân; DN có dƣới 50 công nhân, doanh thu dƣới 7 triệu EUR/năm và tổng số chi phí nhỏ hơn 5 triệu EUR/năm; DN vừa có dƣới 250 công nhân và doanh thu dƣới 40 triệu EUR/năm với tổng số chi phí dƣới 27 triệu EUR/năm; Thêm vào đó yêu cầu phải là các DN độc lập (không bị các DN hoặc nhóm DN khác sở hữu 25% hoặc hơn nửa số tài sản của DN đó (Nguyễn Xuân Đạt và cộng sự, 2002). 8 Bảng 1. 1 Bảng Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Tiêu chí áp dụng Nƣớc Số lao động Tổng vốn hoặc giá trị tài sản Inđônêxia <100 <0.6 tỷ Rupi Singapo <100 <499 triệu USD Thái Lan <100 <200 Bath Hàn Quốc <300 trong CN, XD <0.6 triệu USD <200 trong TM&DV <0,25 triệu USD <100 trong bán buôn <10 triệu yên <50 trong bán lẻ <100 triệu yên Châu Âu <250 <27 triệu EUR Mêhicô <250 <7 triệu USD Mỹ <500 <20 triệu USD Nhật Bản Nguồn: Giải pháp phát triển DNNVV Việt Nam, 2002 Ở Việt Nam định nghĩa về DNNVV đƣợc phản ánh ở Công văn số 681/CP-KTN do Chính phủ ban hành ngày 20/06/1998 theo đó DNNVV là DN có số công nhân dƣới 200 ngƣời và vốn đăng ký kinh doanh dƣới 5 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 378.000 USD - theo tỷ giá tại thời điểm ban hành Công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNNVV ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt DN cực nhỏ , nhỏ và vừa . Vì vậy tiếp theo đó, ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐCP về trợ giúp phát triển DNNVV . Trong đó có nêu định nghĩa về DNNVV nhƣ sau : “DNNVV là cơ sở sản xuấ t , kinh doanh đô ̣c lâ ̣p , đã đăng ký kinh doanh theo pháp luâ ̣t hiê ̣n hành , có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao đô ̣ng trung bin ̀ h hàng năm không quá 300 ngƣời”. 9 Gần đây, ngày 30/06/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV có nêu định nghĩa về DNNVV nhƣ sau: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Bảng 1. 2 Bảng Tiêu chí phân loại DNNVV theo ngành DN siêu DN nhỏ nhỏ Khu vực Số lao động (ngƣời) I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp và xây dựng III. Thƣơng mại và dịch vụ Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) <= 10 <=20 <=10 <=20 <=10 <=10 Số DN vừa lao động (tỷ đồng) - 200 >10 200 nguồn vốn (ngƣời) >10 Tổng - > 20 -100 >20 - 100 >10 - 50 >10- 50 Số lao động (ngƣời) > 200 300 >200 - 300 >50 - 100 Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP 1.2. Năng lực của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1. Quan điểm tiếp cận về năng lực nói chung Năng lực nói chung và năng lực lãnh đạo nói riêng là những khái niệm quen thuộc đối với mọi ngƣời. Tuy nhiên, thực chất năng lực là gì? năng lực của lãnh đạo là gì? có thể đang là những vấn đề còn bỏ ngõ đối với nhiều ngƣời. Để trả lời câu hỏi “năng lực của lãnh đạo là gì?”, trƣớc hết chúng ta phải hiểu rõ 10 năng lực là gì. Theo Kathryn Barto & Graham Matthews (2001), Năng lực là tập hợp các khả năng, nguồn lực của một con ngƣời hay một tổ chức nhằm thực thi một công việc nào đó. Bởi vậy, về thực chất năng lực của một con ngƣời là tập hợp những gì mà con ngƣời đó hiện có. Mô hình năng lực ASK dƣới đây là một mô hình phổ biến để thể hiện năng lực cá nhân của một con ngƣời. Hình 1. 1Mô hình năng lực cá nhân Nguồn: Bass B.M. Handbook of leadership, New York: FreePress, 1990 Mặc dù để dễ nhớ, mô hình năng lực cá nhân đƣợc bắt đầu bằng chữ A (Attitudes – Tốchất, hành vi, thái độ), tiếp theo bằng chữ S (Skills - Kỹnăng, kinh nghiệm, thâm niên), và kết thúc bằng chữ K (Knowledge - Kiến thức). Tuy nhiên, khi đi sâu bản chất của năng lực chúng ta có thể bắt đầu bằng bất cứ yếu tố nào. Bây giờ chúng ta bắt đầu bằng yếu tố kiến thức. Kiến thức (Knowledge) của mỗi ngƣời là tập hợp tất cả những gì thuộc về quy luật hoặc có tính quy luật của thế giới xung quanh đƣợc ngƣời đó nhận thức. Kiến thức là một khái niệm rất rộng; tuy nhiên, kiến thức có thể phân chia kiến thức thành 3 mảng chính: (1) kiến thức về chuyên môn, (2) kiến thức về văn hóa xã 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất