Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp t...

Tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn

.PDF
101
104
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG TRUNG KIÊN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG TRUNG KIÊN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” đều được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ về việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nông Trung Kiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã được các thầy, cô giáo truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất để có thể đem những kiến thức đã được học ở trường góp một phần công sức của mình vào xây dựng đất nước. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm, phòng QLĐT Sau Đại Học và dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành bản khóa luận này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, phòng QLĐT Sau Đại Học và GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày…..tháng…. năm 2014 Tác giả Nông Trung Kiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2 3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài .............................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................3 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn của đề tài ....................................................................3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4 1.2. Cơ sở lý luận về công tác giao đất....................................................................4 1.2.1. Tầm quan trọng của công tác giao đất .......................................................8 1.2.2. Các quy định của nhà nước về giao đất lâm nghiệp ..................................9 1.3. Chính sách đất đai của một số nước trên thế giới ..........................................12 1.3.1. Chính sách đất đai của Trung Quốc .........................................................13 1.3.2. Chính sách đất đai ở Nhật Bản ................................................................14 1.3.3. Chính sách đất đai ở Thái Lan .................................................................15 1.3.4. Chính sách đất đai ở Inđônêxia................................................................17 1.3.5. Chính sách đất đai ở Đài Loan.................................................................17 1.4. Chính sách giao đất nông, lâm nghiệp ở Việt Nam........................................18 1.4.1. Giai đoạn 1986 -1993 ..............................................................................20 1.4.2. Giai đoạn từ 1993 đến 2003 ....................................................................21 1.4.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay ...............................................................22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................24 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................24 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................24 2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24 2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...........................................................................24 2.3.2. Tài liệu sơ cấp ..........................................................................................25 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................26 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 28 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Na Rì ....................................28 3.1.1 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................28 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Na Rì .................................33 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Na Rì .........43 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Rì ..........................45 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Na Rì ................................45 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Na Rì ..............................51 3.3. Thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì ..............53 3.3.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng quản lý ............54 3.3.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp được giao theo các đối tượng sử dụng ..........56 3.3.3. Kết quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì giai đoạn 2009 - 2013 ........................................................................................................60 3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau giao đất ................................63 3.4.1. Khái quát chung về tình hình của các xã điều tra ....................................63 3.4.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của các xã điều tra trước và sau khi giao đất lâm nghiệp ............................................................................................65 3.4.3. Đánh giá tác động của công tác giao đất lâm nghiệp đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ...............................................................................................66 3.4.4. Đánh giá thu nhập các nguồn thu từ đất lâm nghiệp ...............................68 3.4.5. Đánh giá hiệu quả môi trường .................................................................70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.4.6. Điều tra nông hộ về công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì ........................................................................................................................71 3.5. Những tồn tại sau khi giao đất lâm nghiệp và các giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì ......................................................75 3.5.1. Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất lâm nghiệp ..................................75 3.5.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì ................................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2013 ......................... 33 Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số sản phẩm nông sản chủ yếu năm 2013 ........ 34 Bảng 3.3: Hiện trạng dân số huyện Na Rì năm 2013 ................................................ 38 Bảng 3.4: Hiện trạng một số tuyến huyện lộ trên địa bàn huyện .............................. 41 Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 .................. 51 Bảng 3.6: Hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 .............. 53 Bảng 3.7: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng được giao quản lý trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 ....................................................................... 54 Bảng 3.8: Diện tích đất lâm nghiệp được giao theo đối tượng sử dụng trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 ....................................................................... 57 Bảng 3.9: Kết quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì giai đoạn 2009 - 2013 ...................................................................................... 61 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về các hoạt động quản lý đất lâm nghiệp và rừng ...... 65 Bảng 3.11: Số vụ vi phạm lâm luật trước và sau giao đất lâm nghiệp năm 2009 và 2013 ...................................................................................................... 67 Bảng 3.12: Thu nhập từ rừng của các hộ gia đình trên địa bàn 3 xã điều tra trước và sau khi giao đất lâm nghiệp ........................................................ 69 Bảng 3.13: Biến động về độ che phủ rừng tại 3 xã điều tra trước và sau giao đất lâm nghiệp ........................................................................................... 70 Bảng 3.14: Tình hình sử dụng và nhu đầu sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ trên địa bàn 3 xã điều tra ........................................................................... 71 Bảng 3.15: Ý kiến của nông hộ về chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn 3 xã điều tra ............................................................................................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Na Rì .................................................. 28 Hình 3.2: Đồ thị cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Rì Năm 2013 .............. 52 Hình 3.3: Đồ thị thể hiện diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng được giao để quản lý ....................................................................................................... 56 Hình 3.4: Đồ thị cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp giao cho nhóm đối tượng sử dụng ........................................................................................................... 58 Hình 3.5: Đồ thị thể hiện diện tích đất lâm nghiệp giao cho các đối tượng sử dụng ổn định, lâu dài ................................................................................. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là Tài nguyên có vai trò và giá trị đặc biệt quan trọng, là nguồn lực để phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh và quốc phòng. Việt Nam có gần 80% lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Vì thế, việc bảo vệ và sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Giao đất, giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm nay, nhằm gắn lao động với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, từng bước ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh - quốc phòng. Từ khi có Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nhất là Nghị quyết 10NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp thì quyền sử dụng đất của nông dân mới được xác lập. Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 đã thừa nhận 5 quyền cơ bản của người sử dụng đất, quan hệ sản xuất trong nông - lâm nghiệp được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình nông - lâm nghiệp phát triển, hiệu quả sử dụng đất đã được nâng lên so với giai đoạn trước. Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi một số điều Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 và Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 quy định “Về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp”, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về “Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp”. Các chính sách đất đai trên đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Giao đất giao rừng là một chủ trương lớn của Nhà nước, là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 bước chuyển quan trọng từ nền lâm nghiệp thuần túy nhà nước sang nền lâm nghiệp xã hội với sự tham gia thực sự của toàn xã hội, trong đó vai trò của hộ gia đình và cộng đồng được đề cao và chú trọng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng triển khai thực hiện những chính sách giao đất giao rừng ở mỗi địa phương lại có những thuận lợi và khó khăn riêng, chính vì vậy mà tác động của những chính sách này tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau và mang đặc thù của mỗi vùng, do vậy việc nghiên cứu, đánh giá tình hình giao đất, giao rừng trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số phương hướng cho giai đoạn tiếp theo là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế dựa trên cơ sở nghiên cứu nhằm hiểu được hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất sau khi thực hiện chích sách giao đất, giao rừng để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp, chúng tôi chọn Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá thực trạng và công tác giao đất lâm nghiệp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. 3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì. - thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong - lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì. một số - , phù hợp trên địa bàn huyện Na Rì. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đánh giá được thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. - Xây dựng và định hướng một số loại hình (mô hình) quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp. 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là cơ sở để giúp các nhà quản lý ở địa phương, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và cải tạo nhóm đất lâm nghiệp. Xây dựng được một số mô hình sử dụng đất mang tính đặc thù huyện Na Rì nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, những kinh nghiệm này đã được khoa học và công nghệ làm sáng tỏ. Sự hòa quyện giữa những kinh nghiệm truyền thống với khoa học, công nghệ hiện đại đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói tới sử dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất. Song, muốn bảo vệ một cách cơ bản không chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu áp dụng một biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thấp và không ít trường hợp một số mặt yếu của biện pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ và ngay tức khắc các mục tiêu chung phủ định. Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới mục tiêu kinh tế nhằm đạt lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định như xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy mô lớn...Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của con người như xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn..... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất...) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng nghiêm trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của con người cả về 3 lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường nhất thiết phải giải quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững tạo nên sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế- xã hội và môi trường. Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của tài nguyên đất, từ đó đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai. Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã được ban hành, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường... và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành. Sau đây là những cơ sở pháp lý được nghiên cứu để thực hiện đề tài: a) Các văn bản của Trung ương: - Luật đất đai năm 2013; - Các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013: + Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; + Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; + Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 + Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; + Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Luật Đất đai năm 2003; - Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003: + Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003. + Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. + Nghị định số 188/2004/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. + Nghị định số 197/2004/NĐ – CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. + Nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. + Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. + Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai. + Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ qui định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. + Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13 ngày 4 tháng 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. + Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. + Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 Tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. + Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất. + Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Liên bộ Tài chính – Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính Phủ. + Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. + Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất. + Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất cho thuê đất. b) Các văn bản của UBND tỉnh Bắc Kạn - Quyết định số 750/2009/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 quy định một số nội dung cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 - Quyết định số 628/2010/QĐ-UBND ngày 08/4/2010 v/v ban hành quy định một số chính sách cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ; - Quyết định số 1389/2010/QĐ-UBND ngày 12/7/2010 v/v ban hành một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 08/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ; - Quyết định số 1928/2010/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 v/v điều chỉnh, bổ sung một số điều của bản quy định một số nội dung cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Quyết định số 750/2009/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 của UBND tỉnh ; - Quyết định số 1562/2010/QĐ-UBND ngày 29/7/2010 ban hành một số nội dung cụ thể về cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2009 đến 2013. 1.2. Cơ sở pháp lý về công tác giao đất 1.2.1. Tầm quan trọng của công tác giao đất * Khái niệm và bản chất của giao đất a. Khái niệm Luật Đất đai 2003 đã đưa ra những khái niệm cụ thể về công tác giao và cho thuê đất. Điều 4 của Luật giải thích [11]: - “Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”. b. Bản chất của giao đất bản chất của việc giao đất chính là trao quyền sử dụng đất. Người được giao đất không có quyền định đoạt đối với mảnh đất được giao mà chỉ được quyền sử dụng, khai thác công năng, tính dụng và các nguồn lợi từ mảnh đất được giao hay cho thuê. *. Tầm quan trọng của công tác giao đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 a. Đối với nhà nước Giao đất là hình thức bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước về đất đai, vì thông qua hình thức giao đất Nhà nước chỉ trao quyền sử dụng đất đai cho đối tượng sử dụng chứ không trao cho họ quyền sở hữu và định đoạt đối với đất đai. b. Đối với người sử dụng đất Giao đất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người sử dụng đất. Nó là cơ sở tạo ra quyền sử dụng cho người được Nhà nước giao đất để từ đó người sử dụng có thể khai thác các công năng, tính dụng và khai thác các lợi ích từ đất đai. 1.2.2. Các quy định của nhà nước về giao đất lâm nghiệp Điều 4, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 64/1994/NĐ – CP ngày 7/9/1994 quy định về việc đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn dịnh, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp quy định như sau [5]: 1.2.2.1. Đối tượng được Nhà nước giao đất lâm nghiệp Nhà nước giao đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất lâm nghiệp xác nhận; 2. Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; 3. Doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng đất lâm nghiệp do Nhà nước giao trước ngày 01 tháng 0l năm 1999; 4. Trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, trường học, trường dạy nghề; 5.Tổ chức khác thuộc các thành phần kinh tế đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ trước ngày 01tháng 1 năm 1999 được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn giao đất. Khi hết thời hạn đã giao phải chuyển sang thuê đất lâm nghiệp; 6. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất lâm nghiệp kết hợp với quốc phòng. 1.2.2.2. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp - Quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 - Hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp theo quy định tại Điều 13 của Nghị định [5]. - Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức ghi trong dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đơn xin giao đất, thuê đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có đất lâm nghiệp xác nhận. 1.2.2.3. Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. - Hạn mức đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 30 ha. - Hạn mức đất lâm nghiệp giao cho tổ chức theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Hạn mức đất lâm nghiệp cho tổ chức thuê theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hạn mức đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân. - Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất cát ven biển, đất lấn biển thì mức đất giao cho hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, bảo đảm thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác sử dụng các loại đất này vào mục đích lâm nghiệp [5]. 1.2.2.4. Thời hạn giao đất lâm nghiệp -Thời hạn giao đất lâm nghiệp quy định như sau [5]: + Thời hạn giao đất cho tổ chức quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 Điều 4 của Nghị định 163/1999/NĐ-CP này theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Thời hạn giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức quy định tại khoản 5: Điều 4 của Nghị định này được quy định đến hết thời hạn đã được Nhà nước giao; + Thời hạn giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp chấp hành đúng pháp luật về đất đai; pháp luậtvề bảo vệ và phát triển rừng thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 đất đó để tiếp tục sử dụng. Nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm, khi hết thời hạn này vẫn được Nhà nước giao tiếp để sử dụng. - Thời hạn giao đất lâm nghiệp được tính như sau: + Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất lâm nghiệp từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về trước, thì được tính thống nhất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993; + Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp sau ngày 15 tháng 10 năm1993 thì được tính từ ngày giao. - Thời hạn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất lâm nghiệp được xác định theo dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng không quá 50 năm. Trường hợp dự án có nhu cầu thuê đất lâm nghiệp trên 50 năm, phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 70 năm. Hết thời hạn này, nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu thuê đất lâm nghiệp đó và sử dụng đất được thuê đúng mục đích thì được Nhà nước xem xét cho thuê tiếp. 1.2.2.5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất lâm nghiệp 1.Tổ chức được Nhà nước giao đất lâm nghiệp có các quyền [5]: a) Các quyền được quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 73 của Luật Đất đai; b) Được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật; được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng; c) Các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế trong nước còn có quyền: thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý của mình gắn liền với quyền sử dụng đất đó tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất kinh doanh; góp vốn hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất để tiếp tục sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. 2. Tổ chức được Nhà nước giao đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ: a) Các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7 Điều 79 của Luật Đất đai; b) Nộp thuế, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng