Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất l...

Tài liệu Đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai

.PDF
146
179
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CAO THỊ HÒA BÌ NH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CƢ́U MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA ĐẶC SẢN SÉNG CÙ TẠI LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CAO THỊ HÒA BÌ NH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CƢ́U MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA ĐẶC SẢN SÉNG CÙ TẠI LÀO CAI CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT MÃ SỐ 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Hƣớng dẫn khoa học : GS.TS.NGUT NGUYỄN THẾ ĐẶNG THÁI NGUYÊN – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cƣ́u trong luận văn này là hoàn trung thƣ̣c và c hƣa tƣ̀ng đƣợc công bố Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đƣợc cảm ơn thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc . TÁC GIẢ Cao Thị Hòa Bì nh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn . Các LỜI CẢM ƠN Để hoàn thà nh luận văn này , tôi đã nhận đƣợc sƣ̣ giúp đỡ nhiệt tì nh củ a nhiều tập thể và cá nhân . Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS .TS.NGUT Nguyễn Thế Đặng – Ngƣời thầy đã trƣ̣c tiếp hƣớng dẫn khoa học trong suốt quá trình nghiên cƣ́u để hoàn thành luận văn . Xin đƣợc trân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học , các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trồng trọt Khoa Nông học , Khoa tài nguyên môi trƣờng đã có nhƣ̃ng đó ng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt luận văn . Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên ; Khoa Sau đại học Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên ; Sở Nông nghiệp & PTNT tỉ nh Lào Cai ; Cục Thống kê tỉ nh Lào Cai ; Trung tâm Khí tƣợng thủy văn tỉ nh Lào Cai ; Trung tâm giống cây trồng – vật nuôi tỉ nh Lào Cai;Chi cục Bảo vệ thƣ̣c vật tỉ nh Lào Cai ; Phòng Nông nghiệp , Trạm Khuyến nông huyện Mƣờng Khƣơng ; Hợp tác xã Nông nghiệp Bản Sen, Mƣờng Khƣơng và Mƣờng Vy và các hộ nông dân thôn 5 xã Bản Sen đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè, gia đì nh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trì nh học tập, thƣ̣c tập và hoàn thành luận văn. Tác giả Cao Thị Hòa Bì nh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 3 3. Yêu cầu của đề tài 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn 5 1.1.1. Cơ sở khoa học 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 10 1.2. Nghiên cứu về mật độ cấy lúa 11 1.2.1. Nhƣ̃ng nghiên cƣ́u về số bông /khóm 15 1.2.2. Nhƣ̃ng nghiên cƣ́u về số dảnh cấy /khóm 16 1.3. Các nghiên cứu về phân bón cho lúa 18 1.3.1. Tầm quan trọng của phân bón đối với c ây lúa 18 1.3.2. Kết quả nghiên cƣ́u về phân bón và cách bón phân cho lúa 19 1.3.3. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lúa và vai trò của phân bón 21 1.4. Tình hình sản xuất lúa ở Lào Cai 37 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG P HÁP NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1. Đối tƣợng nghiên cƣ́u 39 2.2. Đị a điểm và thời gian nghiên cƣ́u 39 2.3. Nội dung nghiên cƣ́u 40 2.4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u 40 2.4.1. Điều tra đánh giá tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại Mường Khương và Bát Xát 2.4.2. Xác định một số biện pháp kỹ thuật (mật độ và phân bón ) cho giống lúa Séng Cù tại Mường Khương a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù 40 42 42 b. Thí nghiệm xác định mƣ́c phân bón có hiệu quả cao cho lúa Séng Cù 43 2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng cho thí nghiệm 45 2.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 46 2.4.5. Phương pháp phân tí ch và xử lý số liệu 52 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm khí hậu thủy văn của vùng nghiên cứu 53 53 3.1.1. Nhiệt độ 55 3.1.2 Lƣợng mƣa 56 3.1.3 Số giờ nắng 56 3.1.4 Ẩm độ không khí 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2. Thực trạng sản xuất lúa Séng Cù tại Lào Cai 57 3.2.1. Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Mƣờng Khƣơng 60 3.2.2. Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Bát Xát 64 3.2.3. Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Sa Pa 67 3.3. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến sinh trƣởng và năng suất lúa Séng Cù 3.3.1. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến sinh trƣởng của giống lúa Séng Cù 69 69 3.3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng 69 3.3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây 70 3.3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh 72 3.3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá 74 3.3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy chất khô 76 3.3.2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù 3.3.3. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa Séng Cù 3.4. Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng và năng suất lúa Séng Cù 3.4.1. Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng của giống lúa Séng Cù 78 83 84 84 3.4.1.1.Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng 84 3.4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây của giống 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lúa Séng Cù 3.4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Séng Cù 87 3.4.1.4 Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Séng Cù 88 3.4.1.5 Ảnh hưởng của phân bón đến tích lũy chất khô của giống lúa Séng Cù 90 3.4.2 Ảnh hƣởng của phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù 91 3.4.3 Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa Séng Cù 94 3.3.4 Ảnh hƣởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của lúa Séng Cù 95 3.5 Đề xuất quy trì nh sản xuất lúa Séng Cù cho sản xuất đại trà ở Lào Cai. 96 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Đề nghị 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Trang Bảng1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Lào Cai qua các năm Bảng 1.2: Cơ cấu giống lúa tỉnh Lào Cai năm 2008 – 2009 Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu bình quân 5 năm của các vùng sản xuất lúa Séng Cù tỉnh Lào Cai 37 37 54 Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng giống lúa Séng Cù 58 tỉnh Lào Cai qua các năm Bảng 3.3: Kết quả điều tra mật độ cấy và mức bón phân cho lúa 59 Séng Cù tại huyện Mƣơng Khƣơng và Bát Xát Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trƣởng 70 của giống lúa Séng Cù Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến tăng trƣởng chiều cao 71 cây của giống lúa Séng Cù ở các giai đoạn sau cấy Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh của lúa 74 Séng Cù Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá lúa 75 Séng Cù Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy chất 77 khô của giống lúa Séng Cù Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù Bảng 3.10: Diễn biến sâu bệnh hại trên lúa Séng Cù – Vụ mùa 2009 83 Bảng 3.11. Diễn biến sâu bệnh hại trên lúa Séng Cù - Vụ xuân 2010 84 Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của phân bón đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa Séng Cù Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của phân bón đến tăng trƣởng chiều cao cây của giống lúa Séng Cù ở các giai đoạn sau cấy Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của lúa Séng Cù Bảng 3.15 : Ảnh hƣởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá lúa Séng Cù Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa Séng Cù Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa Séng Cù Bảng 3.18. Diễn biến ảnh hƣởng của phân bón đến sâu bệnh hại trên lúa Séng Cù – Vụ mùa 2009 Bảng 3.19. Diễn biến ảnh hƣởng của phân bón đến sâu bệnh hại trên lúa Séng Cù – Vụ xuân 2010 Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của lúa Séng Cù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 86 87 89 90 93 94 95 96 http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH Nội dung Trang Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm mật độ 43 Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân bón 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có tổng diện tích đất tự nhiên 6.357 km2, diện tích đất nông nghiệp của Lào Cai là 76.253,82 ha, chiếm 12% diện tích đất tự nhiên , trong đó diện tích lúa nước là 29.150ha, tổng sản lượng lương thực năm 2009 là 220.850 tấn, trong đó sản lượng thóc là 128.247 tấn [8]. Khí hậu đa dạng và thổ nhưỡng phong phú là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển nhiều loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao . Hiện nay, Lào Cai đang có nhiều giống lúa đặc sản có gía trị kinh tế cao, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân , trong đó có giống lúa đặc sản Séng Cù đã và đang được thị trường trong và ngoài tỉ nh rất ưa chuộng . Việc nghiên cứu các giống bản địa vừa cho năng suất cao, vừa có chất lượng tốt để khai thác và phát triển lợi thế của vùng sản xuất hàng hóa địa phương là việc làm cần thiết , nhất là khi xu hướng xã hội đang hướng tới nền nông nghiệp an toàn và nâng cao chất l ượng cuộc sống. Cây lúa Séng Cù thuộc nhóm lúa thuần của Trung Quốc, được thâm nhập vào huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai bằng con đường tự trao đổi của nhân dân từ năm 1998 đến nay. Tên thường gọi là Séng Cù, tên địa phương Trung Quốc là Sừ Ly Séng, tên gọi khác là Đồn điền 502. Giống lúa đặc sản Séng Cù được trồng chủ yếu ở các huyện Mường Khương và Bát Xát tỉnh Lào Cai . Gạo Séng Cù đã nhận được nhiều giải thưởng và sự đánh giá cao của các nhà chuyên môn khi tham gia hội chợ thương mại toàn quốc. Đặc biệt năm 2008, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền nhãn hiệu hàng hóa. Đó cũng là sản phẩm đứng đầu trong danh sách các mặt hàng chủ lực trong đề án phát triển kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn tế của Lào Cai. Gạo Séng Cù đã được thị trường các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì ưa chuộng và được đánh giá cao về gạo đặc sản . Năm 2009 diện tích trồng lúa Séng Cù ở Lào Cai là 1.450 ha, sản lượng đạt 6.090 tấn (Mường Khương có 910 ha, trong đó diện tích cấy 2 vụ/năm là 135 ha và diện tích cấy 1 vụ/năm là 775 ha, sản lượng đạt 3.408 tấn, Bát Xát có 510 ha, sản lượng đạt trên 1.700 tấn). Thực tế s ản lượng gạo Séng Cù không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường . Vì vậy phát triển vùng sản xuất lúa Séng Cù sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, phần lớn diện tích trồng lúa tại Mường Khương do thiếu nước vụ xuân nên chỉ cấy được một vụ mùa . Những năm gần đây Séng Cù đã được trồng mở rộng diện tí ch nhưng do tập quán canh tác còn nhiều hạn chế , nên xu hướng bị giảm năng suất và lẫn tạp nhiều . Người dân chưa biết cách áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật , chưa chú ý đến thâm canh nên năng suất chưa cao cũng như chất lượng gạo còn hạn chế nhiều so với tiềm năng của giống . Cùng với việc gieo cấy quá thưa , mạ già thì người dân còn sử dụng phân bón thiếu khoa học và gây lãng phí , mới chỉ quan tâm đến sử dụng phân đạm , bón phân mất cân đối (Bón nhiều đạm nhưng bón ít bón kali , thậm chí nhiều hộ không bón kali ), thời điểm bón phân chưa hợp lý , thường bón muộn, bón rải rác không tập trung nên lúa thường bị lốp , sâu bệnh nhiều nên đã ảnh hưởng lớn năng suất , chất lượng gạo.... Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ , làm đất, chế độ nước và phòng trừ sâu bệnh thì việc xác định mật độ cấy, lượng phân bón và cách bón phân là những biện pháp vô cùng quan trọng cần được nghiên cứu để khuyến cáo nhân rộng cho người dân áp dụng , góp phần nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản Séng Cù tại Lào Cai, nhằm mở rộng vùng sản xuất lúa Séng Cù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn hàng hoá, nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng lúa Lào Cai. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng sản xuất nhằm tìm ra những hạn chế trong kỹ thuật sản xuất lúa Séng Cù tại Lào Cai. - Xác định được mật độ cấy và các tổ hợp phân bón thích hợp cho lúa Séng Cù đảm bảo năng suất cao và ổn định. - Bổ sung , hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Séng Cù ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 3. Yêu cầu của đề tài - Phân tí ch , đánh giá thực trạng diện tích, biện pháp canh tác, năng suất, sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ của giống lúa Séng Cù hiện nay đang gieo trồng tại tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu mật độ cấy thích hợp và các tổ hợp phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa đặc sản Séng Cù trồng ở 2 vụ hè thu 2009 và vụ xuân 2010 tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất bổ sung quy trì nh sản xuất lúa Séng Cù để khuyến cáo cho sản xuất đại trà ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu trong lĩnh vực lúa đặc sản và là tài liệu tham khảo trong đào tạo của các trường đại học nông nghiệp. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn Kết quả nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất lúa Séng Cù góp phần cung cấp tài liệu quan trọng cho tỉ nh quy hoạch vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao giai đoạn 2010 – 2015. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa Séng Cù là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc lúa Séng Cù phù hợp với điều kiện của Lào Cai. Đề tài mang tí nh ứng dụng cao , kết quả đề tài dễ được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất góp phần thay đổi tập quán sản xuất của ngườ i dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn 1.1.1. Cơ sở khoa học Lúa là cây lương thực cho khoảng gần 3 tỷ người trên hành tinh chúng ta . Vì thế không có gì ngạc nhiên khi ta thấy tồn tại một khối khổng lồ các tài liệu nghiên cứu về cây lúa Nghề trồng lúa của Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX có những bước tiến rõ rệt so với lị ch sử hàng nghì n năm trồng lúa trước đây . Từ 1987 – 2000 và đầu thế kỷ XX đã và đang hứa hẹ n những bước nhảy vọt cả về chất lượng và khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới và nội đị a chỗ thiếu lương thực trầm trọng , nước ta đã vươn lên đứng thứ . Từ 2 trên thế giới sau Thái Lan về x uất khẩu gạo . Diện tí ch lúa hầu như không tăng mà có xu hướng giảm dần do tốc độ đô thị hóa mạnh , sản lượng thóc năm 1990 là 18,825 triệu tấn tăng đến 38,5 triệu tấn năm 2005. Lương thực bì nh quân đầu người là 475,8 kg/người/năm. Lượng gạo xuât khẩu hàng năm đạt trên 4 triệu tấn . Có được những thành tựu đó là nhờ có những đột phá về khoa học kỹ thuật đó là những thành tựu về giống , phân bón, các biện pháp canh tác…đã tạo tiền đề cho năng suất, sản lượng lúa ngày càng cao . Mối quan hệ giữa cá thế cây lúa với quần thể ruộng lúa rất chặt chẽ . Mật độ cấy có những ảnh hưởng nhất đị nh đến năng suất lúa . Không có một mật độ cấy chung nào cho mọi giống lúa trong mọi điều kiện . Trên một đơn vị diện tí ch nếu cấy mật độ càng cao thì có thể có số bông nhiều xong số hạt trên bông tỷ lệ nghịch nên càng ít . Tốc độ giảm số hạt /bông nhanh hơn tốc độ tăng về mật độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn cấy. Vì vậy, nếu cấy ở mật độ quá dày sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng . Nếu gieo quá thưa , nhất là với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì rất khó hoặc không thể đạt số bông tối ưu . Vì vậy, khi các biện pháp kỹ thuật khác được duy trì thì việc lựa chọn xác đị nh một mật độ hợp lý là một phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên một đơn vị diện tí ch gieo cấy . Trong suốt quá trì nh sinh trưởng và phát triển , cây lúa rấ t cần một lượng dinh dưỡng rất lớn . Trung bì nh cứ tạo được một tấn thóc , cây lúa lấy đi 17 kg N, 8 kg P2O5, 27 kg K2O, 3 kg Ca, 2 kg Mg và 1,7 kg S và các nguyên tố vi lượng khác (FAO/1978). Những bằng chứng này cho thấy cây lúa rất cần dinh dưỡng để tạo được năng suất cao , cần phải cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng có trong các nguồn phân bón và phải bón đúng kỹ thuật , cân đối, đáp ứng nhu cầu của từng giống , từng vùng, từng vụ thì năng suất lúa mới cao và ổn định được . Yoshida (1980) đã nói: Đạm là nguyên tố quan trọng nhất đối với lúa , nếu như không bón đạm thì ở đâu cũng thiếu đạm .Nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa thể hiện trong suốt quá trình sinh trưởn g từ lúc nảy mầm đến khi lúa chí n . Tuy vậy , cũng có những thời kỳ cây lúa có nhu cầu đạm cao hơn các thời kỳ khác, điển hì nh là vào thời thể quan sát bằng mắt thường , căn cứ vào biểu hiện đó mà người nông dân bón thú c đạm cho lúa . Khi nghiên cứu về vai trò của đạm đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật , nhiều tác giả đã chỉ rõ : Đạm , đạm có trong Protein , đạm điều tiết các hoạt động của cây, tham gia vào các chất kí ch thí ch sinh trưởng , các Xitokinin , vitamin. Đạm có hoạt tí nh sinh học cao , làm tăng hay giảm các hoạt động sinh lý của cây. Đạm còn có trong các enzim xúc tiến quá trì nh biến đổi sinh hóa trong cơ thể cây. Đặc biệt đạm có mặt trong diệp lục tố , vì thế khi lúa được bón đạm lá to, xanh, dài và quang hợp tốt , đẻ nhiều . Nếu thiếu đạm lá lúa vàng , nhỏ, đẻ í t, bông nhỏ nhưng nếu bón quá nhiều cây lúa sẽ lốp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 , đổ, sâu bệnh nhiều , hạt lép , http://www.lrc-tnu.edu.vn hạt không sáng (Nguyễn Thị Lẫm ,1994). Về mặt sinh lý , cây lúa hút đạm dưới dạng ion ammôn ..Trong ruộng lúa nước , dạng đạm NH 4+ chiếm ưu thế nên lúa hút đạm NH 4+ mạnh hơn , nhưng trên ruộng cạn , đạm NO 3- chiếm ưu thế nên lúa hút đạm NO 3- nhiều hơn , nhìn chung cây lúa hút đạm rất mạnh nên nếu bón đạm nhiều, cây hút nhiều , khi trong môi trường lượng phân đạm quá dư không thể chị u được mức ammôn quá cao và có sẵn một ,mô lúa cơ chế giải độc amôn . Khi cây lúa hút quá nhiều ammôn , axít oxaloaxetic tiếp nhận ammôn dư thừa mà hình thành asparagin – chất dự trữ đạm trong cây làm cho lúa không bị ngộ độc nữa, tuy nhiên lượng axí t này trong cây cũng có hạ n, cây lúa hút đạm quá nhiều thì dễ sinh lốp đổ , sâu bệnh tập trung phá hại , hạt lép nhiều , năng suất thấp , phẩm chất kém . Vì vậy, khoa học khuyến cáo người dân bón đạm phải cân đối , bón phối hợp với lân và đặc biệt p hải bón kali. Lúa cũng rất cần lân , trong đất có độ pH thấp hoặc cao quá đều bị thiếu lân, thậm chí thiếu nghiêm trọng . Trong sản phẩm quang hợp đầu tiên của cây lúa, chất axit photphoglyceric đã có chứa lân (P), lân được hút vào cây từ dung dịch đất thường ở dạng axít octo và pyrophotphoric , hoặc các hợp chất hữu cơ có chứa lân. Lân được cây lúa hút vào í t hơn đạm và kali , nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong chu trì nh chuyển hóa các bon để tạo ra các sản phẩm hữu cơ cho cây là đường , bột. Nếu thiếu lân thì chu trì nh này tất yếu sẽ không được thực hiện . Từ khi hạt lúa mọc mầm đến khi hì nh thành lá thứ 3, lân được sử dụng chủ yếu ở dạng dữ trữ trong hạt g iống. Sau thời kỳ này , rễ lúa phải hút lân từ trong dung dị ch đất hoặc từ nước tưới để phục vụ cho chu trì nh quang hợp , hô hấp,cung cấp năng lượng cho cây để tổng hợp các chất hữu cơ cho cây lúa . Vì vậy, lúa cần được bón lân sớm. Đối với ruộng mạ , lân được bón lót một phần trước khi gieo . Trước khi cấy khoảng 1 tuần cây mạ cần được bón thúc thêm đạm và lân để cây mạ cứng cáp , có đủ sức phục hồi sau khi cấy . Sau khi cấy , Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn cây lúa phục hồi cần được bón thúc đạm và lân sớm để cây lúa đẻ nhanh nhanh, phục vụ quang hợp được tiến hành thuận lợi tạo thành hợp chất ATP có năng lượng cao , ra lá . Do lân khi vào cây được , nên giúp cho cây lúa sinh trưởng khỏe, có khả năng chống chị u những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như nóng , hạn, rét…Bón đủ lân lá lúa có màu xanh đậm ,bản lá dày , cây đẻ nhánh khỏe,quang hợp thuận lợi , tăng dảnh hữu hiệu , cây lúa cứng cáp, làm đòng thuận lợi, có nhiều hoa , nhiều hạt chắc , hạt mẩy , năng suất sẽ cao . Thiếu lân cây sẽ thấp, hạn chế đẻ nhánh , bản lá hẹp , ngắn, có màu xanh đậm , thiều lân nhiều có có màu ám khói , các lá non vẫn khỏe nhưng lá già chuyển màu vàng nâu, trên lá có các vết đỏ màu tí m huyết dụ (Yosida,1981). Cây lúa hút lân trong suốt các thời kỳ sinh trưởng của nó , tuy nhiên có hai thời kỳ cây lúa hút lân mạnh nhất đó là thời kỳ từ lúc gieo cấy cho đến lúa đẻ nhánh tối đa và thời kỳ từ lúc phân hóa đòng đến lúa hì nh thành bông lúa . Ở thời kỳ con gái tuy tỷ lệ lân được phân phối không cao hơn thời kỳ từ phân hóa đòng cho đến lúa trổ bông , nhưng do tỷ lệ chất khô còn thấp nên % lân tí nh theo chất khô thì thời kỳ này đạt cao nhất . Việc hút lân ở thời kỳ lúa con gái giúp cho cây phát triển được diện tích lá với tốc độ cao để đảm bảo cường độ quang hợp cao . Yosida và Hayakawa (1981) cũng đã thí nghiệm b ón lân mức thấp , so với công thức bón N ,P,K đầy đủ thì công thức bón lân thấp có chỉ số diện tích lá vào lúc lúa 10 tuần sau cấy (trước lúa trỗ ) chỉ bằng 28% so với diện tí ch lá ở công thức bón phân đầy đủ . Kết quả ở công thức này năng suất chất khô thấp nhất (chỉ bằng 27% chất khô của công thức bón đủ lân), kết quả này cũng đồng nghĩ a với hoạt động quang hợp thấp nhất . Thời kỳ từ lúc phân hóa đòng đến lúc trổ bông , tổng lượng lân d o cây hút vào là cao nhất do tổng lượng chất khô cao hơn thời kỳ đầu rất nhiều .Thời kỳ trỗ đến chí n cây vẫn cần một lượng lân khá lớn (bằng 1/5 tổng lượng lân cây hút ) mặc dù cường độ hút lân từ đất bị chậm lại , nhưng do khối lượng chất khô đạt mức cao nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn nên tổng lượng lân cây cần vẫn còn cao . Lúc này một mặt lân hút lân từ đất hay từ nguồn cung cấp qua lá , mặt khác lân được vận chuyển từ các bộ phận rễ , thân, bẹ, lá về bông, năng lượng để thực hiện cho quá trình này chủ yếu là do 4 lá trên cùng quyết định . Bón lân càng tăng , lân chuyển về hạt càng nhiều , lân còn có vai trò làm tăng hiệu suất sử dụng N cho lúa , như vậy, lân là yếu tố rất cần thiết trong suốt quá trì nh sinh trưởng và phát triển cho cây lúa . Người ta đã biết được rằng kali có ảnh hưởng mạnh tới quá trì nh hì nh thành, vận chuyển và trao đổi gluxí t trong chu trì nh quang hợp . Thiếu kali thì hoạt động của men amilaza và invectaza sẽ bị kì m hãm , kali làm tăng độ thủy hóa của chất nguyên sinh , do đó làm giảm độ nhớt cấu trúc và làm tăng khả năng giữ nước trong tế bào , nhờ vậy mà kali có khả năng làm tăng tí nh chống hạn của c ây, ở cây lúa kali làm tăng dảnh hữu hiệu , tăng tổng số hạt và hạt chắc trên bông, Kali có vai trò giúp cho quá trì nh thụ tinh , tăng tỷ lệ hạt chắc , hạn chế bệnh tiêm lửa và thối bông nên góp phần làm tăng năng suất hạt khả năng làm tăng tính chống chịu nóng và chịu rét cho cây . Kali cũng có . Trong đất , kali thường ở dạng muối tan , dạng kali trao đổi và không trao đổi , dạng xilicat và dạng alumoxilicat , có tới 98 % kali ở dạng khó tiêu đối với c ây. Dạng kali mà cây dễ hấp thu là kali trao đổi , trong đất kali chứa một lượng khá lớn , vào khoảng 65 – 78 tấn/ha ở tầng đất canh tác nhưng ở hầu hết các loại đất dù là đất xám,đất phù sa cổ , đất cát, đất đỏ hay đỏ và ng thì cũng vẫn thường thiếu kali , cây hút kali ở dạng K +, ở trong cây kali là nguyên tố rât linh động và thường hay tập trung nhiều ở các bộ phận non của cây do được chuyển từ bộ phận già đến bộ phận non . Theo tài liệu của Yosida (1981) thì lượng kali do cây lúa hút vào rất lớn , với giống IR 8 trồng ở RRI , vụ mùa khô năm 1968 có năng suất 8,7 tấn/ha thì cứ tạo được 1 tấn thóc cây lúa tiêu tốn hết 35,5 kg kali , gần gấp 2 lượng N và gấp 7 lần lượ ng lân do cây hút , nhưng lượng kali chuyển về bông chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất