Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phổ yên - ...

Tài liệu Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phổ yên - thái nguyên

.PDF
103
215
119

Mô tả:

§¹i häc th¸i nguyªn Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ vµ qu¶n trÞ kinh doanh NGUYỄN DUY NHẤT ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Th¸i nguyªn, n¨m 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN DUY NHẤT ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mà SỐ: 60.31.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ XUÂN HOÀNG Thái nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Nông nghiệp “Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên - Thái Nguyên" đã được triển khai nghiên cứu tại huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên là công trình nghiên cứu độc lập; số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ cho bất cứ một học vị nào. Ngoài ra nguồn số liệu điều tra thực tế ở địa bàn nghiên cứu đã được xử lý. Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ cho việc viết luận văn, các nguồn thông tin đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Duy Nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Xuân Hoàng - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi trân trọng cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên; Các thầy cô giáo Bộ môn trong các Khoa của Nhà trường; Các thày cô giáo trong Hội đồng bảo vệ Đề cương luận văn, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục Thông kê, Ủy ban nhân dân các xã, các Cơ sở đào tạo nghề, các Doanh nghiệp và các hộ điều tra ở huyện Phổ Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Duy Nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi Danh mục các bảng biểu vii Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Những đóng góp mới của luận văn 4 5. Bố cục của luận văn 4 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 5 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về việc làm cho lao động nông thôn 7 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT 9 1.1.4. Cơ cấu kinh tế nông thôn 11 1.1.5. Vai trò của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT đối với phát triển kinh tế xã hội 13 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT 21 1.2. Cơ sở thực tiễn 25 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam 27 1.2.3. Bài học vận dụng cho huyện Phổ Yên 31 Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 33 2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 33 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 33 2.2.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân 36 2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin 36 2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 37 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38 2.3.1. Chỉ tiêu về lao động và việc làm của lao động nông thôn 38 2.3.2. Chỉ tiêu dự báo tổng cung lao động 38 2.3.3. Chỉ tiêu học nghề của lao động nông thôn 40 2.3.4. Chỉ tiêu dự báo cung lao động qua đào tạo nghề 40 2.3.5. Chỉ tiêu về lao động của cơ sở SX, KD, dịch vụ 41 2.3.6. Chỉ tiêu dự báo cầu lao động chung 41 2.3.7. Chỉ tiêu dự báo nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề 42 2.3.8. Chỉ tiêu về năng lực đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề 43 Chƣơng 3. Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên 44 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên 44 3.1.2. Thực trạng lao động nông thôn huyện Phổ Yên 51 3.2. Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên 56 3.2.1. Mạng lưới, quy mô cơ sở đào tạo nghề ở huyện Phổ Yên 56 3.2.2. Kết quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở huyện Phổ Yên 69 3.2.4. Đánh giá chung về kết quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên 71 Chƣơng 4: Một số giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên 79 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên 79 4.1.1. Quan điểm 79 4.1.2. Định hướng 79 4.1.3. Mục tiêu phát triển 81 4.2. Một số giải pháp. 82 4.2.1. Dự báo 82 4.2.2. Một số giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện 84 4.3. Kiến nghị 87 4.3.1. Đối với Nhà nước 87 4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương huyện 88 4.3.3. Đối với các cơ sở đào tạo nghề 88 4.3.4. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn 89 4.3.5. Sự phối hợp giữa các bên 89 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1. CCKT Cơ cấu kinh tế 2. CCKTNT Cơ cấu kinh tế nông thôn 3. CMKT Chuyên môn kỹ thuật 4. CN Công nghiệp 5. CNH Công nghiệp hóa 6. DV Dịch vụ 7. ĐTN Đào tạo nghề 8. HĐH Hiện đại hóa 9. HTX Hợp tác xã 10. LĐ Lao động 11. LĐNT Lao động nông thôn 12. LĐTBXH Lao động - Thương binh - Xã hội 13. LLLĐ Lực lương lao động 14. NN Nông nghiệp 15. NT Nông thôn 16. THCS Trung học cơ sở 17. THPT Trung học phổ thông 18. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 19. TTDN Trung tâm Dạy nghề 20. UBND Ủy ban nhân dân 21. XD Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Phổ Yên giai đoạn 2006-2010 46 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế Phổ Yên giai đoạn 2006-2010 47 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành CN-Tiểu thủ CN giai đoạn 2006-2010 49 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông lâm nghiệp 50 giai đoạn 2006-2010 Bảng 3.5. Tình hình dân số và LĐ huyện Phổ Yên năm 2010 52 Bảng 3.6. Trình độ học vấn và CMKT của LĐNT Phổ Yên năm 2010 54 Bảng 3.7. Phân bố và Cơ cấu LĐ theo ngành của giai đoạn 2006-2010 54 Bảng 3.8. Số cơ sở, lao động theo loại hình kinh tế giai đoạn 2006-2010 56 Bảng 3.9. Trình độ chuyên môn giáo viên dạy nghề huyện Phổ Yên 2010 58 Bảng 3.10. Trình độ nghiệp vụ sư phạm giáo viên dạy nghề năm 2010 58 Bảng 3.11. Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng cho LĐNT giai đoạn 2006-2010 62 Bảng 3.12. Quy mô ngành nghề đào tạo cho LĐNT giai đoạn 2006-2010 63 Bảng 3.13. Chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT Phổ Yên 2006-2010 65 Bảng 3.14. Tình hình việc làm sau đào tạo của LĐNT giai đoạn 2006-2010 66 Bảng 3.15. Phân tích SWOT cho ĐTN gắn với việc làm cho LĐNT 72 Bảng 3.16. So sánh ĐTN truyền thống với ĐTN gắn giải quyết việc làm 73 Bảng 4.1. Dự báo tổng cung LĐ qua đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010 83 Bảng 4.2. Dự báo tổng cầu LĐ qua đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Nội dung Trang Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên năm 2010 48 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu LĐ trong các ngành kinh tế năm 2010 55 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu đào tạo các nhóm nghề năm 2010 63 Đồ thị 3.1. Dân số của huyện Phổ Yên giai đoạn 2006-2010 52 Đồ thị 3.2. Tổng nguồn LĐ của huyện Phổ Yên giai đoạn 2006-2010 53 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ mục tiêu và chất lượng ĐTN 64 Sơ đồ 4.1. Phát triển đào tạo nghề theo năng lực thực hiện 80 Sơ đồ 4.2. Chiếc hộp đen - Thiết kế, tổ chức khóa đào tạo nghề 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Sự chuyển đổi của Việt Nam - từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm - đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam - để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020 - hầu như mới chỉ bắt đầu. Đất nước đang tiến hành sự nghiệp hóa Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập với kinh tế thế giới. Dân số một vấn đề đang được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà với các quốc gia trên toàn thế giới. Dân số nảy sinh lên rất nhiều vấn đề trong đó lực lượng lao động và việc làm là vấn đề bức xúc và cần được giải quyết ngay tại tất cả các quốc gia trên thế giới không riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta. Những năm gần đây, do tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh trên một số địa phương dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung, cầu lao động. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu. Trường hợp xảy ra có tính chất phổ biến: các doanh nghiệp không tuyển đủ số lao động có tay nghề cần thiết, trong khi đó lao động phổ thông không có việc làm lại dư thừa khá nhiều. Thực trạng này đã và đang là rào cản chính đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển giáo dục - đào tạo, thêm vào đó một mối lo không nhỏ là phát sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội. Huyện Phổ Yên là huyện kinh tế trọng điểm của tỉ nh Thái Nguyên , mỗi năm thu hồi hàng ngàn Ha đất canh tác dành cho các khu công nghiệp . Thực tế cho thấy, hàng ngàn LĐNT của huyện có nhu cầu được ĐTN, giải quyết việc làm; tình trạng LĐNT không tìm được việc làm, hoặc tìm được việc làm không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ổn định; hoặc các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng LĐ theo cam kết rồi lại sa thải LĐ hoặc trả lương quá thấp không phải là hiện tượng cá biệt. Các cơ sở đào tạo nghề tập trung quan tâm đào tạo theo năng lực sẵn có và theo chỉ tiêu nhà nước giao cho hàng năm; các doanh nghiệp tuyển dụng lao động chờ sẵn lực lượng lao động do các cơ sở đào tạo nghề đào tạo ra; LĐ sau đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề không tìm được việc làm phù hợp hoặc các doanh nghiệp tuyển dụng lao động sau đào tạo phải đào tạo lại không phải là ít. Vì vậy, việc tìm ra cách giải quyết việc làm ổn định cho người lao động sau đào tạo nghề của huyện Phổ Yên là vấn đề cấp thiết cho hầu hết các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn của huyện Phổ Yên. Từ những vấn đề nêu trên, câu hỏi được đặt ra là: Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Phổ Yên ra sao? Giải pháp chủ yếu nào để phát triển đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Phổ Yên? Xuất phát từ những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: "Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên - Thái Nguyên" là rất cần thiết. Nhằm phân tích thực trạng, đề xuất những giải pháp, chiến lược cho công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tìm ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm làm tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn… việc thực hiện tổ chức đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của các cơ sở đào tạo nghề; việc tham gia đào tạo nghề và tuyển dụng lao động của các các doanh nghiệp; việc tham gia học nghề để giải quyết việc làm của lao động nông thôn; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với lao động nông thôn khi tham gia học nghề, những khó khăn trong việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp và dự báo khả năng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện; các quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường có hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên... 3.2.2. Về không gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, trọng tâm vào một số xã có diện tích đất canh tác thu hồi nhiều để phục vụ phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 3.2.3. Về thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2006 đến năm 2010, đề xuất các giải pháp trong thời gian đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Những đóng góp mới của Luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Phân tích, đánh giá thực trạng và sự cần thiết của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm mới, chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để sớm xây dựng huyện trở thành thị xã công nghiệp. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4 chương là: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên - Thái Nguyên. Chƣơng 4. Các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên - Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.2.1. Khái niệm đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn * Khái niệm đào tạo nghề: Luật dạy nghề (2006) nêu rõ: “Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”. Phan Chính Thức (2004, tr.53) nêu: “Đào tạo nghề là một quá trình được hoạch định có mục đích nhằm nâng cao năng lực hành nghề của cá nhân; nó là sự mong muốn của cá nhân hoặc của đôi bên cá nhân và tổ chức; phụ thuộc vào sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ; không phụ thuộc vào các yếu tố động viên, khích lệ hoặc yếu tố môi trường”. Đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm việc tổ chức thực hiện bên trong các doanh nghiệp... và một loạt những hoạt động khác của phát triển và đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện từ bên ngoài: học việc, học nghề, các hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo nghề và của người LĐ; quá trình hoạt động đào tạo nghề cho người LĐ chính là những hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực đó. * Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Quyết định 1956 của Chính phủ nêu rõ: “Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Tổng cục dạy nghề (2009) nêu: “Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn là quá trình nâng cao năng lực của LĐ nông thôn về mặt thể lực, trí lực, tâm lực đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực của nguồn nhân lực để phát triển đất nước” Đào tạo nghề cho LĐNT là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ cho đối tượng là LĐNT, để họ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho LĐNT sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.2.2. Đặc điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn * Đặc điểm về đào tạo nghề: - Từng bước xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa lao động nông thôn và lao động thành thị; giữa lao động thừa hành và lao động quản lý...vv - Thay đổi sự phân loại nghề nghiệp truyền thống theo lĩnh vực kinh tế xã hội, ngành, nghề hay theo văn bằng, trình độ đào tạo. - Xoá bỏ tính định mệnh nghề nghiệp cho các cá nhân do phải thay đổi và chuyển nghề hoặc việc làm nhiều lần trong toàn bộ cuộc đời. - Dỡ bỏ những rào cản giữa những đặc điểm nhân cách cá nhân với các loại hình nghề nghiệp khác nhau về tính chất, nội dung, công cụ, môi trường LĐ… Mỗi một cá nhân có thể thích ứng với nhiều loại hình nghề nghiệp, việc làm khác nhau và ở những môi trường khác nhau. - Chuyển từ đào tạo nghề một lần sang đào tạo, bồi dưỡng liên tục, suốt đời. Chuyển từ đào tạo kỹ năng sang đào tạo và hình thành năng lực đặc biệt là các năng lực mềm (tư duy, thích nghi, biến đổi…). - Thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp trong đó kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội, cân bằng các giá trị, lợi ích vật chất và giá trị tinh thần (thoả mãn sự hứng thú, say mê công việc…). - Đào tạo bắt đầu không phải từ sự phù hợp, thích ứng nghề nghiệp mà cần bắt đầu từ sự say mê, hứng thú, khám phá thế giới nghề nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 * Đặc điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cơ cấu LĐ làm nông nghiệp chiếm đến 90% LĐNT do đó mà đặc điểm của đào tạo nghề cho LĐNT cũng tương đồng với đặc điểm của LĐ trong sản xuất nông nghiệp. Cho nên, ngoài những đặc điểm chung về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT còn có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất: Mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được tính chất này. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai…). Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút LĐ không đồng đều. Vì vậy đã làm cho việc sử dụng LĐ ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn và do đó công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũng mang tính thời vụ cao. Thứ hai: LĐNT rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có khả năng thích ứng lớn. Do đó việc đào tạo nghề cho nguồn LĐ có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý đào tạo nghề thực sự tốt để tăng cường lực lượng LĐ cho sản xuất nông nghiệp. Thứ ba: Đào tạo nhiều ngành nghề, phần lớn theo hướng cầm tay chỉ việc, bởi vì: LĐNT đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nữa mức độ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi LĐ có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên LĐNT ít chuyên sâu hơn LĐ trong các ngành công nghiệp và một số ngành khác. Tổ chức LĐ đơn giản, công cụ LĐ thô sơ; vì vậy mà hiệu suất LĐ thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về việc làm cho lao động nông thôn 1.1.2.1. Khái niệm việc làm Bộ luật Lao động (1994) nêu rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người LĐ và các thành viên trong gia đình. Hai là, người LĐ được tự do hành nghề, hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai điều kiện này có quan hệ chặt với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm quan niệm đó đã góp phần mở rộng quan niệm về việc làm. Như vậy hoạt động việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho cá nhân, gia đình người LĐ hoặc một cộng đồng nào đó. Với cách hiểu này đã tạo thuận lợi cho việc tạo việc làm và giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng LĐ. Từ đó người LĐ được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê mướn LĐ theo qui định của pháp luật Nhà nước, để tạo việc làm cho bản thân mình cũng như việc thuê mướn LĐ trong thị trường LĐ. 1.1.2.2. Đặc điểm việc làm cho lao động nông thôn Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong hộ gia đình có thể tự chuyển đổi, thay thế để thực hiện công việc của nhau. Vì thế mà việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm hiệu quả. Việc làm cho LĐNT có những đặc điểm sau: - Khả năng thu hút LĐ trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các cây trồng vật nuôi khác nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc đó cũng có sự khác nhau rõ rệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu hút nhiều LĐ, chất lượng LĐ nâng cao cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay bên trong sản xuất nông nghiệp. - Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai, cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, các hoạt động cung ứng giống, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 phân bón, phòng trừ sâu bệnh…). Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào cho hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu thu hút đáng kể LĐNT và tạo ra thu nhập cao cho LĐ. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộ gia đình, dòng họ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm được làm ra với chất lượng thấp, mẫu mã không bắt mắt người tiêu dùng, năng suất LĐ thấp đã làm cho thu nhập bình quân của LĐNT thấp, tỷ lệ đói nghèo cao. - Ở nông thôn, có một số lớn công việc không định trước được thời gian như: Trông nhà, trông con, cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người LĐ. - Lao động nông thôn được chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ... qua đào tạo nghề là chủ trương lớn của nước ta hiện nay. Tóm lại, việc làm cho LĐNT là lĩnh vực tạo việc làm thu hút nhiều LĐ của nông dân tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm dần đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn tăng khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Những LĐNT chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ có thu nhập cao, ổn định; góp phần chuyển dịch cơ cấu LĐ theo chiều hướng tích cực. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT 1.1.3.1. Khái niệm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (2009) nêu rõ: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chuyển từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Bản chất của ĐTN gắn với giải quyết việc làm nghĩ a là các khâu từ đầu vào (tuyển sinh) đến quá trình đào tạo và đầu ra (việc làm) được thống nhất ; LĐ sau đào tạo có việc làm phù hợp ; gắn ĐTN với thị trường LĐ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội . Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao. Từ đó, ĐTN phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sau ĐTN người học có việc làm hoặc có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. 1.1.3.2. Đặc điểm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT Người nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để có được nền nông nghiệp hiện đại, phải có lực lượng LĐ tại nông thôn có kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu phát triển nông thôn mới. Người nông dân nước ta cần cù, chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt động nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của nông dân trong giai đoạn hiện nay là làm việc manh mún. Bên cạnh đó, do tập quán làm việc theo cảm tính dẫn đến người nông dân không có định hướng phát triển hoạt động nông nghiệp rõ ràng nếu như không có sự tư vấn chi tiết của các cơ quan chuyên môn, của những người có kinh nghiệm. Đã có hiện tượng người nông dân không có hứng thú sản xuất trên mảnh đất của mình do năng suất LĐ thấp, hoặc sự đầu tư của họ không đúng hướng, dẫn đến việc khủng hoảng thừa như giai đoạn vừa qua đối với cây vải, cây mía. Với thời gian nông nhàn lớn làm cho người nông dân có xu hướng thoát ly khỏi địa bàn nông thôn lên thành thị kiếm việc, càng làm cho hoạt động canh tác trên mảnh đất của họ kém hiệu quả. Đặc điểm của nông nghiệp và nông thôn hiện nay đòi hỏi người nông dân phải thay đổi hoạt động sản xuất của mình theo ba hướng và công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũng thực hiện theo ba hướng: một là tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp với việc học nghề nông - lâm nghiệp để áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất LĐ; hai là học nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất