Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đáp án bộ đề thi phỏng vấn tuyển viên chức trạm y tế xã, thị trấn...

Tài liệu đáp án bộ đề thi phỏng vấn tuyển viên chức trạm y tế xã, thị trấn

.PDF
68
9017
140

Mô tả:

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 01 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo quy định tại Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010, nghĩa vụ chung của viên chức được quy định như sau: 1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. (08 điểm) 2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. (08 điểm) 3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm) 4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao. (08 điểm) 5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. (08 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế không được làm khi ứng xử trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như sau: a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; (10 điểm) b) Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi; (10 điểm) c) Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. (10 điểm) Câu 3: Theo Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Tài chính, Lao động Thương binh&Xã hội về hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, chế độ làm việc và phương thức hoạt động của cán bộ y tế cơ sở được quy định như sau: 1. Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn làm việc theo chế độ ngày làm việc 8 giờ và phân công thường trực 24/24 giờ tại Trạm y tế (kể cả ngày lễ và chủ nhật) để đảm bảo cấp cứu, đỡ đẻ, phòng chống dịch và bảo vệ cơ sở. (10 điểm) 2. Chuyển đổi phương thức làm việc bằng hình thức ngoài công việc hàng ngày về chuyên môn và thời gian thường trực tại trạm, cán bộ y tế xã phải phân công phụ trách từng thôn, làng để đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến tận nhà dân, mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ tại hộ gia đình, tuyên truyền giáo dục công tác vệ sinh phòng bệnh, phổ biến y học thường thức để mọi người có thể tự bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng. (10 điểm) 3. Y tế bản, làng, thôn, ấp: nội dung hoạt động y tế được gắn liền với cộng đồng triển khai thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế thông thường tại nhà theo quy định của ngành y tế và theo luật pháp của Nhà nước. (10 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 02 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo quy định tại Luật viên 58/2010/QH12 chức ngày 15/11/2010, nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp được quy định như sau: 1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. (05 điểm) 2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.(05 điểm) 3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. (05 điểm) 4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. (05 điểm) 5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau: a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; (2.5 điểm) b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn; (2.5 điểm) c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; (2.5 điểm) d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp. (2.5 điểm) 6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (05 điểm) 7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (05 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế phải làm khi ứng xử trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như sau: a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; (04 điểm) b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (04 điểm) c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; (04 điểm) d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; (04 điểm) đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; (04 điểm) e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; (04 điểm) g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp; (04 điểm) h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có). (02 điểm) Câu 3: Theo Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Tài chính, Lao động Thương binh&Xã hội về hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, tổ chức trạm y tế được quy định như sau: a) Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và địa phương cụm dân cư, địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập 1 Trạm y tế. (10 điểm) b) Việc thành lập, sát nhập, giải thể Trạm y tế xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Nhân dân xã, huyện, và đề nghị của Giám đốc Sở y tế. (10 điểm) c) Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và Trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập Trạm y tế, số cán bộ và các nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ... do phòng khám hoặc Trung tâm y tế đảm nhiệm. (10 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 03 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo quy định tại Luật viên 58/2010/QH12 chức ngày 15/11/2010, nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của viên chức được quy định như sau: 1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (10 điểm) 2. Tận tụy phục vụ nhân dân. (10 điểm) 3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. (10 điểm) 4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. (10 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, việc ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp được quy định như sau: 1. Những việc phải làm: a) Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau; (05 điểm) b) Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng; (05 điểm) c) Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao; (05 điểm) d) Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó. (05 điểm) 2. Những việc không được làm: a) Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp; (05 điểm) b) Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương. (05 điểm) Câu 3: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, trách nhiệm của công chức, viên chức y tế được quy định như sau: 1. Học tập, nghiêm túc chấp hành đầy đủ các quy định về những việc công chức, viên chức y tế phải làm và những việc công chức, viên chức y tế không được làm. Ngoài các quy định tại Thông tư này, công chức, viên chức y tế còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan. (06 điểm) 2. Ký cam kết với trưởng khoa, phòng trong đơn vị về thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế theo hướng dẫn của đơn vị. (06 điểm) 3. Gương mẫu chấp hành và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện. (06 điểm) 4. Vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật để nhân dân tạo điều kiện giúp viên chức thực thi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. (06 điểm) 5. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị nếu vi phạm quy định về Quy tắc ứng xử. (06 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 04 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy địnhvề xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, các trường hợp xử lý kỷ luật được quy định như sau: Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức; (10 điểm) 2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập; (10 điểm) 3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; (10 điểm) 4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (10 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế không được làm khi ứng xử trong các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định như sau: a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ; (10 điểm) b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; (10 điểm) c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh. (10 điểm) Câu 3: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những hình thức xử lý vi phạm do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định được quy định như sau: a) Phê bình trước hội nghị giao ban toàn đơn vị; (05 điểm) b) Cắt thưởng hoặc giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng; (05 điểm) c) Điều chuyển vị trí công tác; (05 điểm) d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm; (05 điểm) đ) Không xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân vi phạm; (05 điểm) e) Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp khác do cơ quan, đơn vị quy định. (05 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 05 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy địnhvề xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật được quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép; (10 điểm) 2. Đang trong thời gian điều trị, chữa bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; (10 điểm) 3. Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; (10 điểm) 4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật. (10 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế không được làm khi ứng xử trong các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định như sau: a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ; (10 điểm) b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; (10 điểm) c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.(10 điểm) Câu 3: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những hình thức xử lý vi phạm do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định được quy định như sau: a) Phê bình trước hội nghị giao ban toàn đơn vị; (05 điểm) b) Cắt thưởng hoặc giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng; (05 điểm) c) Điều chuyển vị trí công tác; (05 điểm) d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm; (05 điểm) đ) Không xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân vi phạm; (05 điểm) e) Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp khác do cơ quan, đơn vị quy định. (05 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 06 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy địnhvề xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật được quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép; (10 điểm) 2. Đang trong thời gian điều trị, chữa bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; (10 điểm) 3. Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; (10 điểm) 4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật. (10 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế không được làm khi ứng xử trong các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định như sau: a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ; (10 điểm) b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; (10 điểm) c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh. (10 điểm) Câu 3: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, các hình thức khen thưởng do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định được quy định như sau: Các hình thức khen thưởng do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định: a) Biểu dương tập thể, cá nhân trước toàn thể cơ quan, đơn vị; (7,5 điểm) b) Tăng thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng; (7,5 điểm) c) Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm; (7,5 điểm) d) Các hình thức khen thưởng phù hợp khác theo quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị. (7,5 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 07 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo quy định tại Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010, nghĩa vụ chung của viên chức được quy định như sau: 1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. (08 điểm) 2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. (08 điểm) 3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm) 4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao. (08 điểm) 5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. (08 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế không được làm khi ứng xử trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như sau: a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; (10 điểm) b) Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi; (10 điểm) c) Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. (10 điểm) Câu 3: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, các hình thức khen thưởng do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định được quy định như sau: Các hình thức khen thưởng do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định: a) Biểu dương tập thể, cá nhân trước toàn thể cơ quan, đơn vị; (07 điểm) b) Tăng thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng; (07 điểm) c) Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm; (08 điểm) d) Các hình thức khen thưởng phù hợp khác theo quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị. (08 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 08 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như sau: 1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. (06 điểm) 2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật năng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. (08 điểm) 3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. (08 điểm) 4. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. (06 điểm) 5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. (06 điểm) 6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật. (06 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế phải làm khi ứng xử trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như sau: a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; (04 điểm) b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (04 điểm) c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; (04 điểm) d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; (04 điểm) đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; (04 điểm) e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; (04 điểm) g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp; (04 điểm) h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có). (02 điểm) Câu 3: Theo Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Tài chính, Lao động Thương binh&Xã hội về hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, tổ chức trạm y tế được quy định như sau: a) Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và địa phương cụm dân cư, địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập 1 Trạm y tế. (10 điểm) b) Việc thành lập, sát nhập, giải thể Trạm y tế xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Nhân dân xã, huyện, và đề nghị của Giám đốc Sở y tế. (10 điểm) c) Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và Trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập Trạm y tế, số cán bộ và các nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ... do phòng khám hoặc Trung tâm y tế đảm nhiệm. (10 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 09 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, các hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau: 1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: (2,5 điểm) a) Khiển trách; (05 điểm) b) Cảnh cáo; (05 điểm) c) Buộc thôi việc. (05 điểm) 2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: (2,5 điểm) a) Khiển trách; (05 điểm) b) Cảnh cáo; (05 điểm) c) Cách chức; (05 điểm) d) Buộc thôi việc. (05 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế không được làm khi ứng xử trong các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định như sau: a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ; (10 điểm) b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; (10 điểm) c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh. (10 điểm) Câu 3: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những hình thức xử lý vi phạm do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định được quy định như sau: a) Phê bình trước hội nghị giao ban toàn đơn vị; (05 điểm) b) Cắt thưởng hoặc giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng; (05 điểm) c) Điều chuyển vị trí công tác; (05 điểm) d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm; (05 điểm) đ) Không xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân vi phạm; (05 điểm) e) Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp khác do cơ quan, đơn vị quy định. (05 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 10 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy địnhvề xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật được quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép; (10 điểm) 2. Đang trong thời gian điều trị, chữa bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; (10 điểm) 3. Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; (10 điểm) 4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật. (10 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế không được làm khi ứng xử trong các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định như sau: a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ; (10 điểm) b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; (10 điểm) c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh. (10 điểm) Câu 3: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, trách nhiệm của Trưởng khoa, phòng và tương đường được quy định như sau: 1. Nghiêm túc triển khai thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử. (05 điểm) 2. Thảo luận, bàn bạc, trao đổi cách thức triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong khoa, phòng cho phù hợp. (05 điểm) 3. Hưởng ứng các phong trào thi đua trong đơn vị. (04 điểm) 4. Kiểm tra, đôn đốc các hoạt động trong khoa, phòng. (04 điểm) 5. Ký cam kết thi đua với Thủ trưởng đơn vị, với các khoa, phòng khác; giữa các viên chức trong khoa, phòng. (04 điểm) 6. Quán triệt, phổ biến cho nhân dân: Không đưa tiền, quà biếu trong khi viên chức y tế thi hành nhiệm vụ. (04 điểm) 7. Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy tắc ứng xử của viên chức thuộc quyền quản lý. (04 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 11 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo quy định tại Luật viên 58/2010/QH12 chức ngày 15/11/2010, Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau: 1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. (08 điểm) 2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm: a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ); (08 điểm) b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ). (08 điểm) 3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm) 4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc công chức, viên chức y tế phải làm khi ứng xử trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như sau: a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; (04 điểm) b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (04 điểm) c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; (04 điểm) d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; (04 điểm) đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; (04 điểm) e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; (04 điểm) g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp; (04 điểm) h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có). (02 điểm) Câu 3: Theo Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Tài chính, Lao động Thương binh&Xã hội về hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, tổ chức trạm y tế được quy định như sau: a) Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và địa phương cụm dân cư, địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập 1 Trạm y tế. (10 điểm) b) Việc thành lập, sát nhập, giải thể Trạm y tế xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Nhân dân xã, huyện, và đề nghị của Giám đốc Sở y tế. (10 điểm) c) Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và Trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập Trạm y tế, số cán bộ và các nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ... do phòng khám hoặc Trung tâm y tế đảm nhiệm. (10 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 12 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như sau: 1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. (06 điểm) 2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật năng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. (08 điểm) 3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. (08 điểm) 4. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. (06 điểm) 5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. (06 điểm) 6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật. (06 điểm) Câu 2: Theo Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế, những việc không được làm trong ứng xử của lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế được quy định như sau: a) Chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, xem thường cấp dưới, không gương mẫu, nói không đi đôi với làm; (7,5 điểm) b) Khen thưởng, xử lý hành vi vi phạm thiếu khách quan; (7,5 điểm) c) Cản trở, xử lý không đúng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin khác về người tố cáo; (7,5 điểm) d) Những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền ban hành. (7,5 điểm) Câu 3: Theo Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Bộ Y tế, Tài chính, Lao động Thương binh&Xã hội về hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, tổ chức trạm y tế được quy định như sau: a) Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và địa phương cụm dân cư, địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập 1 Trạm y tế. (10 điểm) b) Việc thành lập, sát nhập, giải thể Trạm y tế xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Nhân dân xã, huyện, và đề nghị của Giám đốc Sở y tế. (10 điểm) c) Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và Trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập Trạm y tế, số cán bộ và các nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ... do phòng khám hoặc Trung tâm y tế đảm nhiệm. (10 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 13 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo qui định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010, định nghĩa viên chức được quy định như sau: - Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (20 điểm) - Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (20 điểm) Câu 2: Theo Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, thương binh và xã hội số 08/1995/TT-LB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn tại mục a, b, c điểm 1 được quy định như sau: a) Lập kế hoạch các mặt hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trình Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, báo cáo Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt. (10 điểm) b) Phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng, xã; tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khoẻ cho mọi đối tượng tại cộng đồng. (10 điểm) c) Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm việc quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ. (10 điểm) Câu 3: Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những việc phải làm của cán bộ, viên chức y tế tại mục a, b, c điểm 1 Điều 3 được quy định như sau: a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; (10 điểm) b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (10 điểm) c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; (10 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 14 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo qui định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức được quy định như sau: 1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (10 điểm) 2. Tận tụy phục vụ nhân dân. (10 điểm) 3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. (10 điểm) 4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. (10 điểm) Câu 2: Theo Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, thương binh và xã hội số 08/1995/TT-LB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn tại mục d, e, g điểm 1 được quy định như sau: d) Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ tại hộ gia đình. (10 điểm) e) Tổ chức khám sức khoẻ và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. (10 điểm) g) Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng, phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh. (10 điểm) Câu 3: Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những việc phải làm của cán bộ, viên chức y tế tại mục d, đ, e điểm 1 Điều 3 được quy định như sau: d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; (10 điểm) đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; (10 điểm) e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; (10 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 15 CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN Câu 1: Theo qui định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 các quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương được quy định như sau: 1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. (20 điểm) 2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. (10 điểm) 3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. (10 điểm) Câu 2: Theo Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, thương binh và xã hội số 08/1995/TT-LB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn tại mục h, i, k điểm 1 được quy định như sau: h) Quản lý các chỉ số sức khoẻ và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách. (10 điểm) i) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp, bản và nhân viên y tế cộng đồng. (10 điểm) k) Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và Giám đốc Trung tâm y tế huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung Chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương. (10 điểm) Câu 3: Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những việc không được làm của cán bộ, viên chức y tế tại điểm 2 Điều 3 được quy định như sau: - Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; (10 điểm) - Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi; (10 điểm) - Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. (10 điểm)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan