Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp...

Tài liệu Dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp

.PDF
133
121
56

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...01 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………..…...01 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………….…...02 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….…04 3.1. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………..04 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………..05 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………………………………………05 4.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………05 4.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………05 5. Các phương pháp nghiên cứu... …………………………………………………05 6. Bố cục luận văn………………………………………………………………….07 PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………………......08 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp………………………………………………………….08 1.1. Nghĩa của câu trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp..….……08 1.1.1. Các bình diện nghĩa của câu trong hệ thống ngôn ngữ ……………………..08 1.1.1.1. Nghĩa miêu tả……………………………………………………………....09 1.1.1.1.1. Cấu trúc nghĩa miêu tả.…………………………………………………..10 1.1.1.1.2. Các phương diện của nghĩa miêu tả……………………………………..12 1.1.1.1.3. Phân loại câu theo nghĩa miêu tả.………………………………………..14 1.1.1.2. Nghĩa tình thái……………………………………………………………..16 1.1.1.2.1. Khái niệm nghĩa tình thái………………………………………………..16 1.1.1.2.2. Các loại nghĩa tình thái và hình thức thể hiện nó………………………..17 1.1.1.2.2.1. Tình thái liên cá nhân ………………...................................................17 1.1.1.2.2.2. Tình thái chủ quan……………………………………………………..18 1.1.1.2.2.3. Tình thái khách quan…………………………………………………..20 1.1.2. Nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp………………………………….....21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.2.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.………………………….21 1.1.2.1.1. Giao tiếp………………………………………………………………….21 1.1.2.1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ……………………………….……..22 1.1.2.2. Các bình diện nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp…………………....23 1.1.2.2.1. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên ngoài………………………..23 1.1.2.2.2. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên trong………………………..25 1.2. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt………………………………....26 1.2.1. Khái niệm quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt…………………....26 1.2.2. Sự thể hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt……………….…..27 1.2.2.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp………………….....27 1.2.2.2. Nội dung dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp……………………29 1.2.2.3. Phương pháp và hình thức dạy học………………………………….……. 31 1.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá………………………………………………………….35 1.3. Khảo sát thực trạng dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp…………………………………………………………………………... .36 1.3.1. Nội dung chương trình và sách giáo khoa…………………………………...36 1.3.2. Dạy và học nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 ở nhà trường THPT hiện nay……………………………………………………………………………….....41 Chương 2: Tổ chức dạy học nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp……………………………………………………………………. .47 2.1. Xác định mục tiêu, nội dung dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp………………………………………………………………....47 2.1.1. Xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp………...47 2.1.1.1. Cơ sở để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp……………………………………………………………………………….....47 2.1.1.2. Mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp………………...48 2.1.2. Xác định nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp………...49 2.1.2.1. Cơ sở để xác định nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp……………………………………………………………………………….....49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2.2. Nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp………………..50 2.2. Dạy học lí thuyết nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp……………………………………………………………………………….....52 2.2.1. Giáo viên giới thiệu bài mới, tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh………......53 2.2.2. Học sinh đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu thông qua hệ thống lời gợi dẫn dưới sự định hướng của giáo viên……………………………………………….....55 2.2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành tri thức, kĩ năng…………………62 2.2.4. Học sinh luyện tập củng cố, khắc sâu lí thuyết và kĩ năng dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên…………………………………………………………....63 2.3. Luyện tập nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp…....64 2.3.1. Mục đích và vai trò của luyện tập…………………………………………....64 2.3.1.1. Mục đích của luyện tập…………………………………………………….64 2.3.1.2. Vai trò của luyện tập nghĩa của câu………………………………………..65 2.3.2. Phương tiện luyện tập nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp………………………………………………………………………….....66 2.3.3. Tổ chức luyện tập nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp………………………………………………………………………………... .81 2.3.3.1. Hình thức luyện tập trên lớp……………………………………………….81 2.3.3.2. Hình thức kết hợp luyện tập trên lớp với luyện tập ở nhà…………………82 2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp......83 2.4.1. Mục đích và nội dung kiểm tra ……………………………………………...84 2.4.2. Mục tiêu cần đạt……………………………………………………………..84 2.4.3. Lập ma trận hai chiều………………………………………………………..84 2.4.4. Đề kiểm tra…………………………………………………………………..85 2.4.5. Đáp án và biểu điểm…………………………………………………………86 2.4.6. Tiến hành kiểm tra trong phạm vi hẹp và thống kê kết quả kiểm tra, điều chỉnh nếu cần thiết………………………………………………………………….87 2.4.7. Cho học sinh làm bài kiểm tra, tổng hợp kết quả……………………………88 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm…………………………………………….....89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1. Mục đích của thực nghiệm………………………………………………….....89 3.2. Đối tượng và địa bàn của thực nghiệm…………….…………………………..89 3.3. Phương pháp thực nghiệm…….……………………………………………….90 3.4. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………………91 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm.……………………………………………….112 3.5.1. Mục đích, nội dung đánh giá…………………………………………….....112 3.5.2. Phương pháp đánh giá...................................................................................112 3.5.3. Thống kê kết quả thực nghiệm......................................................................112 3.6. Kết luận chung về thực nghiệm.……………………………………………...113 PHẦN KẾT LUẬN…….………………………………………………………...117 Danh mục tài liệu tham khảo…………..…………………………………….....122 Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VĂN KHẢI DẠY HỌC NGHĨA CỦA CÂU CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ A Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Khải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn Lời cảm ơn Với tấm lòng thành kính, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với GS. TS Lê A - người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, Thư viện, Trung tâm học liệu trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội đã dạy bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới trường THPT Minh Quang, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong những năm gần đây, phân môn tiếng Việt đã thể hiện được vai trò rất quan trọng ở các bậc giáo dục phổ thông. Ngày càng có nhiều các luận văn, luận án quan tâm nghiên cứu tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt. Quá trình dạy học tiếng Việt là một quá trình dạy học có hệ thống theo từng cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ từ các âm vị, hình vị đến từ, ngữ, câu, văn bản. Trong đó dạy câu là khâu rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành cho học sinh kỹ năng nói và viết. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy câu là dạy viết câu hay, đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả,... Song tất cả đều phải hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là dạy viết câu diễn đạt được mục đích giao tiếp, hướng vào hoạt động giao tiếp. 1.2. Trong hoạt động giao tiếp, đơn vị tối thiểu mang giá trị thông báo là câu. Những bài về câu trong chương trình phổ thông chiếm vị trí và ý nghĩa quan trọng. Câu tiếng việt được chia theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói. Câu có nhiều bình diện: bình diện ngữ nghĩa, bình diện ngữ pháp, bình diện dụng học. Nghĩa là một trong ba bình diện của câu. Nghĩa của câu có quan hệ trực tiếp đến hoạt động giao tiếp của con người. Muốn giao tiếp có hiệu quả phải hiểu được nghĩa của câu. 1.3. Dạy tiếng Việt nói chung và dạy nghĩa của câu nói riêng phải theo quan điểm giao tiếp. Quan điểm giao tiếp là một trong những quan điểm dạy học Ngữ văn, đặc biệt là dạy tiếng Việt. Và chúng ta hiểu: dạy học tiếng Việt là dạy hoạt động giao tiếp, trong giao tiếp và bằng giao tiếp. Tức là dạy và cung cấp cho học sinh kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết có hiệu quả thông qua những tri thức về tiếng việt. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là quan điểm dạy học theo hướng tích cực, coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học, phát huy được năng lực học tập và khả năng vận dụng tiếng Việt vào giao tiếp có hiệu quả. 1.4. Phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ngày càng được trú trọng. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn đã được thể hiện rất rõ trong SGK, SGV, SBT Ngữ văn THPT ở các phương diện như mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng của cả thầy và trò nhưng kết quả dạy và học các bài về câu, cụ thể là hai tiết bài Nghĩa của câu chưa cao. Kết quả chưa cao đối với việc dạy học các bài về nghĩa của câu do nhiều nguyên nhân: Học sinh chưa tích cực trong học tập, khả năng tổ chức hoạt động học tập của giáo viên, nội dung chương trình… Với những lí do cơ bản nêu trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: Dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là một lĩnh vực rộng lớn và được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học. Chương trình tiếng Pháp năm 1995 tiếp tục khẳng định “làm chủ ngôn ngữ” là điều kiện cho mọi thành công trong học tập và tạo cơ sở cho việc hòa nhập vào xã hội và tư duy một cách thoải mái. “Sự thành thạo ngôn ngữ”, “biết sử dụng ngôn ngữ”, “khả năng dùng ngôn ngữ”, “công cụ đầu tiên của tự do”, “làm chủ ngôn ngữ...” các cách diễn đạt trên cùng nhiều cách diễn đạt khác ở chương trình tiếng của nhiều nước đã chỉ rõ mục tiêu học tập của môn này. Chiếm lĩnh một công cụ sắc bén để tƣ duy và giao tiếp, đó là mục tiêu phấn đấu chung của chƣơng trình dạy tiếng ở nhiều nƣớc. Ở Việt Nam, vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cũng đã được triển khai và bàn luận trên diện rộng, trở thành một vấn đề cơ bản để đào tạo về mặt phương pháp giảng dạy cho giáo viên các cấp. Trong số các tài liệu mà chúng tôi tìm được, có một số tài liệu tiêu biểu bàn về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt: Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt (Lê A - Nguyễn Quang Ninh Bùi Minh Toán, NXB Giáo dục), Hoạt động giao tiếp và dạy tiếng Việt ở phổ thông (Lí Toàn Thắng), Một số vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học (Nguyễn Trí, NXB Giáo dục), Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng việt ở tiểu học (Phan Phương Dung và Đặng Kim Nga), Giáo trình đào tạo giáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2 ( Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San ) và một số bài báo đăng trên tạp chí ngôn ngữ như: Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động (Nguyễn Quang Ninh)… Trong các tài liệu nêu trên, các tác giả dù ít nhiều cũng đều đã đưa ra những vấn đề lí luận, ý kiến khoa học của mình về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt và đó là những căn cứ khoa học để chúng tôi hiểu rõ quan điểm dạy học này. Từ đó chúng tôi có cơ sở để triển khai luận văn theo đúng tinh thần đổi mới trong dạy học hiện nay. “Trong các nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy học tiếng Việt thì có nguyên tắc hƣớng vào hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ là hoạt động chức năng, tách khỏi hoạt động chức năng thì nó không còn sức sống, sẽ trở thành một hệ thống khô cứng. Nói cách khác, ngôn ngữ phải được thể hiện trong các dạng lời nói khác nhau, mọi qui luật cấu trúc và hoạt động của hệ thống ngôn ngữ chỉ được rút ra trên cơ sở lời nói sinh động. Mặt khác muốn hình thành kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp. Việc lĩnh hội lời nói của người khác, sản sinh ra các lời nói đúng và hay vừa là phương tiện, đồng thời lại vừa là mục đích của bộ môn tiếng Việt ở nhà trường phổ thông. Đây chính là đặc trưng của bộ môn tiếng Việt so với các bộ môn khoa học khác trong nhà trường phổ thông…. Học tiếng Việt, học sinh không phải chủ yếu chỉ nghiên cứu về nó mà phải biết cách sử dụng thành thạo vũ khí này vào tư duy và giao tiếp. Thầy giáo phải tìm mọi cách để hướng các em học sinh vào hoạt động nói năng. Muốn đạt được điều đó, cần phải tạo được các hoàn cảnh giao tiếp, tình huống giao tiếp khác nhau để kích thich động cơ giao tiếp cho các em có nhu cầu giao tiếp. Các hình thức hoạt động ngoại khoá, các cuộc tranh luận là các hình thức tạo tình huống giao tiếp, kích thích nhu cầu và động cơ giao tiếp cho học sinh. Nguyên tắc dạy tiếng hƣớng vào hoạt động giao tiếp chi phối trực tiếp việc lựa chọn nội dung và sắp xếp nội dung kiến thức tiếng Việt cần giảng dạy” (1, tr.57, 58) 2.2. Nghĩa của câu là một nội dung dạy học quan trọng của chương trình, SGK Ngữ văn 11. Sách giáo khoa đã đề cập đến hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn này, tiêu biểu như cuốn: Ngữ pháp Việt Nam (Diệp Quang Ban, NXB Giáo dục), Câu trong tiếng Việt - quyển 1 (Cao Xuân Hạo, NXB Giáo dục), Ngữ pháp tiếng Việt - Câu (Hoàng Trọng Phiến, NXB Đại học Quốc gia), Câu tiếng Việt (Nguyễn Thị Lương, NXB Đại Học Sư Phạm), Ngữ nghĩa học (Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Vũ Thị Ân, NXB Giáo dục), Ngữ nghĩa học (Lê Quang Thiêm, NXB Giáo dục)… Trong các tài liệu nêu trên, khi bàn về hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, các tác giả đều trình bày sâu sắc và cặn kẽ về cấu trúc, phân loại…của hai thành phần nghĩa này. Các vấn đề về hai thành phần nghĩa của câu được các tài liệu trình bày là cơ sở vững chắc cho chúng tôi khi nghiên cứu và viết luận văn của mình. 2.3. Số tiết học cung cấp kiến thức về nghĩa của câu (bao gồm cả bộ chuẩn và bộ nâng cao) là 4 tiết. Mục tiêu, nội dung cần đạt; phương pháp, hình thức dạy học; thực hành và kiểm tra - đánh giá nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp đã được thể hiện rõ trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập. Tuy nhiên, nhiều thầy cô giáo, mặc dù đã nắm vững kiến thức của bài nhưng chưa hiểu và nắm vững được cách dạy bài Nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp là như thế nào. Đến nay chưa có luận văn nào nghiên cứu cách dạy hai tiết bài Nghĩa của câu trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, GS.TS Lê A, tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và đưa ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào sự đổi mới về phương pháp dạy học của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Tuyên Quang nói riêng. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn của chúng tôi gồm có hai mục đích sau: - Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí thuyết về nghĩa của câu tiếng Việt và dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Trên cơ sở làm sáng tỏ lí thuyết về nghĩa của câu và quan điểm dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp chúng tôi đề xuất nội dung cũng như phương pháp dạy tri thức lý thuyết về nghĩa của câu và tổ chức thực hành luyện tập về nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích nghĩa của câu và vận dụng vào hoạt động giao tiếp của người học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài phải giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu những tiền đề lí thuyết về nghĩa của câu, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, quan điểm giao tiếp trong dạy học và dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp. - Đề xuất những biện pháp, cách thức dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp. - Xây dựng hệ thống bài tập và cách hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập về nghĩa của câu. - Thiết kế giáo án cho hai tiết học bài Nghĩa của câu ở chương trình SGK Ngữ Văn lớp 11, tập 2. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra khả năng thực thi và hiệu quả của luận văn. 4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Quá trình dạy học ngữ nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Dạy học các bài học về ngữ nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp. 5. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để thu thập tư liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, cơ sở lí thuyết của đề tài. Phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn nghiên cứu này còn giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu lí thuyết của các tài liệu thuộc ngành khoa học liên quan để phân tích, tổng hợp các quan điểm, luận điểm khoa học cần thiết. Từ đó xác lập các cơ sở khoa học của việc tổ chức quá trình dạy học hai tiết bài Nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp. 5.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin khoa học cần thiết cho đề tài từ việc điều tra, khảo sát thực tiễn. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để điều tra, khảo sát thực trạng dạy học nghĩa của câu ở nhà trường phổ thông, bao gồm: - Điều tra chất lượng dạy học hai tiết bài Nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp. - Điều tra, khảo sát cách thức tổ chức hoạt động của thầy và trò trong giờ học về nghĩa của câu ở THPT. - Điều tra, khảo sát khả năng nắm bắt và vận dụng nghĩa của câu vào thực tế giao tiếp, vào việc Đọc văn và Làm văn của học sinh. 5.3. Phƣơng pháp thống kê, phân tích Sử dụng phương pháp này để: - Nghiên cứu, phát hiện năng lực, thực trạng viết câu đảm bảo về nghĩa của học sinh. - Phân tích và vận dụng những vấn đề lí thuyết đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy các bài thiên về hình thành kiến thức và kĩ năng tiếng Việt. - Thu lượm những tài liệu, kết quả thực nghiệm để hỗ trợ đánh giá kết quả thực nghiệm. 5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Đây là phương pháp sử dụng trong giai đoạn thực nghiệm sư phạm. Mục đích của phương pháp này là nhằm kiểm tra tính đúng đắn và mức độ khả thi của đề tài nghiên cứu. Qui trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau: - Thực nghiệm đối chứng và thực nghiệm triển khai - Kiểm tra học sinh về nội dung đã thực nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Đánh giá kết quả thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 11 của hai trường thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đối chiếu kết quả thực nghiệm của các lớp trong cùng trường và của hai trường với nhau. Từ đó đánh giá được mức độ thành công cũng như hạn chế còn tồn tại của giáo án thực nghiệm để điều chỉnh và hoàn thiện hơn. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Bố cục của luận văn gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Căn cứ vào lí do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chúng tôi dự kiến phần nội dung của luận văn gồm có ba chương. Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp. Chương này nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nghĩa của câu; lý thuyết về dạy học tiếng việt theo quan điểm giao tiếp; việc dạy và học các bài nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 ở một số trường THPT hiện nay từ đó có những đề xuất cho việc dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp. Chƣơng 2: Tổ chức dạy học nghĩa của câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2 theo quan điểm giao tiếp. Chương này nhằm xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học hai tiết bài Nghĩa của câu; xây dựng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lý thuyết và dạy học luyện tập; phương tiện hỗ trợ dạy học nghĩa của câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp. Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm. Trong chương này chúng tôi sẽ thiết kế giáo án thực nghiệm hai tiết bài Nghĩa của câu trong SGK Ngữ văn 11, tập 2 để hướng dẫn giáo viên tổ chức dạy học và đánh giá khả năng thực thi của đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC NGHĨA CỦA CÂU CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 1.1. NGHĨA CỦA CÂU TRONG HỆ THỐNG NGÔN NGỮ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP. 1.1.1. Các bình diện nghĩa của câu trong hệ thống ngôn ngữ Trong hoạt động giao tiếp, các đối tượng tham gia hoạt động giao tiếp không nói với nhau bằng âm vị, hình vị, từ, cụm từ. Đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng để giao tiếp là câu (văn bản nhỏ nhất, có thể chỉ là một câu). Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa câu với các đơn vị dưới câu, không có sẵn. Câu có nhiều phương diện: hình thức, nội dung nghĩa, chức năng, phạm vi sử dụng. Một định nghĩa về câu khó có thể gọi được tất cả những đặc điểm của câu mà vẫn đảm bảo được tính ngắn gọn khái quát. Bởi vậy, trong lịch sử ngôn ngữ học đã tồn tại nhiều định nghĩa về câu. Ở luận văn này, chúng tôi chọn định nghĩa sau: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tƣơng đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tƣ tuởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” (6, tr106). Mỗi đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ có những bình diện khác nhau. Câu tiếng Việt có ba bình diện: - Bình diện cú pháp (bình diện ngữ pháp) - Bình diện dụng học (bình diện ngữ dụng) - Bình diện nghĩa học (bình diện ngữ nghĩa) Đề tài này đề cập và nghiên cứu việc dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp vì vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu bình diện ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn nghĩa của câu. Bình diện ngữ nghĩa của câu nghiên cứu hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. 1.1.1.1. Nghĩa miêu tả (hay còn gọi là nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Người ta dùng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau. Một phần nghĩa tạo nên nội dung của thông tin là các vật, việc, hiện tượng (gọi chung là sự việc hay sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào câu. Đó chính là thành phần nghĩa miêu tả của câu. Trong thực tế xảy ra vô vàn sự việc, chẳng hạn xảy ra sự việc sau: Thầy hiệu trưởng đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên trong trường phương thức ra đề thi trắc nghiệm khách quan cho các môn Toán - Lý - Hoá - Sinh. Phân tích sự việc này, ta có: - Hoạt động đã xảy ra: Tổ chức tập huấn - Người thực hiện hành động tổ chức tập huấn: thầy hiệu trưởng - Người nhận được hành động: toàn thể giáo viên trong trường - Sự việc mà thầy hiệu trưởng nhắc tới: phương thức ra đề thi trắc nghiệm Sự việc này nếu được một người nào đó phản ánh vào ngôn ngữ ở cả dạng nói hay viết thì sẽ có câu: (1) Thầy hiệu trưởng đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên trong trường phương thức ra đề thi trắc nghiệm khách quan cho các môn Toán - Lý Hoá - Sinh. Và bốn thành tố phân tích ở trên sẽ trở thành nội dung của câu (1). Đó chính là thành phần nghĩa miêu tả của câu. Nó được nhận diện từ chính các từ ngữ có trong câu mà không phải dùng các thao tác suy ý. Nghĩa miêu tả của câu được phản ánh, được hiện thực hoá qua các bộ phận chức năng của câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, giải thích ngữ. Ví dụ: (2) - Hình như trời sắp trở rét Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn (3) - Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi (Vân Long) (4) - Bẩm lạy quan lớn, tiền sưu con đã nộp rồi (Ngô Tất Tố) (5) - Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc (Nguyễn Thị Xuyến) Từ việc tìm hiểu một số ví dụ nêu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Nghĩa miêu tả là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện tƣợng, sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất quan hệ... ngoài thực thể khách quan đƣợc đƣa vào câu. Nội dung phản ánh, hiện thực đó đƣợc gọi là sự việc (hay sự thể). Mỗi câu thƣờng ứng với một sự việc. 1.1.1.1.1. Cấu trúc nghĩa miêu tả Để tìm hiểu cấu trúc của nghĩa miêu tả chúng ta xét các ví dụ sau đây: (6) Tuấn tặng Hương một cành hoa phượng (7) Hải rất thông minh (8) Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Nếu xét các câu trên ở phương diện nghĩa miêu tả thì mỗi câu trên phản ánh một sự việc. Mỗi sự việc gồm hai loại thành tố. - Thành tố thứ nhất - là thành tố cốt lõi - nêu đặc trƣng hay quan hệ trong sự việc. Phần này trả lời cho một trong các câu hỏi: Sự vật được phản ánh (đã, đang, sẽ) thực hiện hành động gì? có trạng thái ra sao? có phẩm chất (tính chất) gì? có quan hệ như thế nào (đồng nhất, so sánh, sở hữu, mục đích, phụ thuộc...) với đối tượng có liên quan? phương tiện ngôn ngữ được dùng để thể hiện các đặc trưng hay quan hệ là các động từ, tính từ, các từ chỉ quan hệ - gọi chung là vị tố. Trong các ví dụ đã dẫn, phương tiện ngôn ngữ được sử dụng là động từ “tặng” (6), tính từ “thông minh” (7), và quan hệ từ “là” (8). - Thành tố thứ hai - là các nhân tố tham gia vào chính sự việc mà câu phản ánh - gọi chung là các tham thể. Chẳng hạn, ở các ví dụ (6) (7) (8) có các tham thể sau: Tuấn (chủ thể của hành động trao nhận), Hải (thể mang tính chất), Hà Nội (thể bị đồng nhất), Hƣơng (tiếp thể), cành hoa phƣợng (đối thể trao nhận), thủ đô của nƣớc Việt Nam (Thể đồng nhất). Phương tiện ngôn ngữ được dùng để thể hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn các tham thể chủ yếu là các danh từ, đại từ, và một số ít động từ, cụm động từ (như các ví dụ đã phân tích). Tóm lại, cấu trúc nghĩa miêu tả là cấu trúc nghĩa của sự việc được phản ánh vào câu, gồm thành tố chính nêu đặc trƣng / quan hệ và các thực thể có liên quan. Các thực thể được gọi chung là tham thể. Như vậy, cấu trúc đặc trƣng / quan hệ vai nghĩa (hay đặc trưng - tham thể) là cấu trúc nghĩa miêu tả của câu. Phân tích cấu trúc nghĩa của chúng là chỉ ra đặc trưng hay quan hệ và các tham thể của sự việc được thể hiện như thế nào ở trong câu (xem các ví dụ 1, 6, 7, 8 đã phân tích). Trong các cấu trúc nghĩa miêu tả, phần nêu đặc trưng hay quan hệ được coi là phần nòng cốt vì nó giữ vai trò chủ đạo, chi phối các tham thể có liên quan cả về số lượng lẫn vai nghĩa. Chẳng hạn trong các ví dụ đã dẫn: - Đặc trưng tính chất “thông minh” ở ví dụ (7) chỉ đòi hỏi một tham thể: Hải - với chức năng nghĩa: thể mang đặc trưng “thông minh”. - Quan hệ đồng nhất ở ví (8) đòi hỏi hai tham thể: thể bị đồng nhất - Hà Nội và thể đồng nhất - thủ đô của nƣớc Việt Nam. - Đặc trưng hành động “tặng” ở ví dụ (6) lại đòi hỏi phải có ba tham thể: Tuấn - chủ thể của hành động tặng, Hƣơng - thể tiếp nhận hành động tặng và một cành hoa phƣợng - đối thể trao tặng. Mỗi đặc trưng hay quan hệ còn tự ấn định vai nghĩa cụ thể cho các thực thể đi cùng nó. So sánh các cấu trúc nghĩa miêu tả sau: (9) Hải mƣợn Hà một quyển sách. (10) Hải tặng Hà một quyển sách. (11) Sáng mai, Hải sẽ đến (nhà) Hà. (12) Hải rất quý Hà. Do tham gia vào các cấu trúc nghĩa khác nhau, chịu sự chi phối của các đặc trưng khác nhau: vay mượn (9), trao tặng (10), dời chuyển (11), giãi bày (12) mà các tham thể Hải, Hà, một quyển sách trong các cấu trúc nghĩa trên sẽ đảm nhận các vai nghĩa khác nhau. Cụ thể, Hải (9): giữ vai nghĩa chủ thể vay mượn, Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn (10) giữ vai nghĩa chủ thể trao tặng, Hải (11): giữ vai nghĩa chủ thể dời chuyển, Hải (12) giữ vai nghĩa chủ thể giãi bày. Tương tự như vậy khi chúng ta xét đến nhân tố Nga: Nga (9) giữ vai nghĩa: thể tổn thất, Nga (10) giữ vai nghĩa: thể tiếp nhận, Nga (11): giữ vai nghĩa chỉ đích đến, Nga (12) giữ vai nghĩa: thể tiếp nhận tình cảm. Như vậy, hai thành tố: Đặc trưng hay quan hệ và tham thể của cấu trúc nghĩa miêu tả luôn có quan hệ qui định - ràng buộc lẫn nhau. 1.1.1.1.2. Các phƣơng diện của nghĩa miêu tả. a. Phương diện chức năng. Nghĩa miêu tả là thành phần cốt lõi làm nên nội dung thông báo để thực hiện chức năng giao tiếp, chức năng tư duy. (13) Ông ơi, đúng là chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ. (Vân Long) (14) Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. (Hồ Chí Minh) (15) Rượu, ông giáo không uống. (Nam Cao) (16) Chị cười, cái cười của một người quen chịu đựng chỉ hé một nửa. (17) Chao ôi, hoa nở ngút ngàn. Ta dễ dàng nhận thấy cái cốt lõi thông tin thực hiện chức năng giao tiếp của các ví dụ vừa nêu đều hoàn toàn thuộc cấu trúc nghĩa miêu tả. b. Phương diện quan hệ với thành phần câu. Ta biết thành phần nòng cốt - chủ ngữ, vị ngữ - có chức năng mang thông tin cơ bản của câu. Trong đó, chủ ngữ là bộ phận có chức năng biểu thị đối tượng được đề cập đến, vị ngữ biểu thị nội dung về đối tượng đã được đề cập ở chủ ngữ. Trạng ngữ là loại thành phần phụ quan trọng nhất biểu thị thời gian, không gian xảy ra sự tình, nguyên nhân, mục đích của sự tình, phương thức, phương tiện thực hiện sự tình… (ví dụ 20). Khởi ngữ (đề ngữ) là loại thành phần phụ có chức năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn hoặc nhấn mạnh vào cái được nói đến trong câu (ví dụ 21). Còn giải thích ngữ là loại thành phần biệt lập có chức năng làm rõ cho một chi tiết trong câu (ví dụ 22). Do đảm nhận những chức năng trên, nên các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, giải thích ngữ là những thành phần cú pháp biểu đạt nghĩa miêu tả của câu. (18) Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. (Nguyễn Khắc Viện) (19) Cái màu trắng của điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. (Nguyễn Tuân) (20) Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. (Nguyễn Trọng Tạo) (21) Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền. (Nguyễn Công Hoan) (22) Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái Vua Hùng thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. (Đoàn Minh Tuấn) Các thành phần phụ tình thái (phụ ngữ tình thái) có chức năng biểu thị ý nghĩa tình thái chủ quan của câu (ví dụ 23), chuyển tiếp ngữ có chức năng liên kết (ví dụ 24), hô ngữ là bộ phận có chức năng làm tín hiệu gọi đáp (ví dụ 25). Bởi vậy, những thành phần này không biểu đạt nghĩa miêu tả của câu. (23) Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm. (Nguyễn Thị Cẩm Châu) (24) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. (Vân Long) (25) Thưa thầy, hôm nay, em chưa làm bài tập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất