Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp hóa học 11 bài phân bón hóa học...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp hóa học 11 bài phân bón hóa học

.DOC
13
2427
85

Mô tả:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội - Trường THPT Ngọc Hồi - Địa chỉ: Xã Ngũ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội Điện thoại: 0438615361 ; Email: [email protected] Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên): 1. Họ và tên: Bùi Thị Hằng Ngày sinh: 17/ 10/ 1983 Môn: Hóa học Điện thoại: 0976784847 ; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Lầu Mai Trang Ngày sinh: 23/05/1991 Môn: Hóa học Điện thoại: 0943030991 ; Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học Dạy học tích hợp các môn học : sinh học, hoá học, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ sức khỏe con người, địa lí, công nghệ, giáo dục công dân thông qua bài “ Phân bón hóa học ” ( Chương trình Hóa học 11 – Ban cơ bản) 2. Mục tiêu dạy học  Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là : +Môn sinh học: Quá trình quang hợp của cây trồng + Môn địa lí : Các nhà máy sản xuất phân bón hóa học của Việt Nam + Môn công nghệ : Quy trình sản xuất phân “Urê” + Giáo dục môi trường : Nhiều nguồn nước ngọt trên trái đất đang bị ô nhiễm nặng do chất thải từ phân bón hóa học gây ra. + Giáo dục bảo vệ sức khỏe: Việc sử dụng phân bón như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người + Môn hóa học: Công thức của các loại phân bón hóa học chính, độ dinh dưỡng của các loại phân, phương pháp điều chế. + Môn giáo dục công dân : Xử lí tình huống gặp phải liên quan đến bảo vệ môi trường.  Kỹ năng: + Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. + Vận dụng được kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.  Thái độ: + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. + Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. 3. Đối tượng dạy học của bài học *Đối tượng dạy học là học sinh khối 11 - Số lượng học sinh: 47 em - Số lớp thực hiện: 01 lớp * Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Hóa học 11 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 11 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. - Thứ nhất: các em học sinh lớp 11 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THPT nói chung và môn Hóa học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra. - Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Phân bón hóa học” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan ở bài “ Amoniac và muối amoni” 4. Ý nghĩa của bài học Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đối với việc tích hợp kiến thức các sinh học, địa lí,công nghệ, giáo dục công dân vào bài dạy “Phân bón hóa học” sẽ giúp các em nắm đươc, hiểu rõ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; Sự tồn tại của hiện tượng thủy triều đỏ; Lưu ý trong việc sử dụng thực phẩm rau quả để tránh bị ngộ độc do quá trình phân bón hóa học gây nên. Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân. Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu * Giáo viên: - 1 số mẫu phân bón hóa học. - Phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị từ tiết trước: Chia học sinh trong lớp làm 4 nhóm Nhiệm vụ của các nhóm sưu tầm tạo slide các nội dung: + Nhóm 1 : Phân đạm + Nhóm 2: Phân lân + Nhóm 3 : Phân kali và một số loại phân bón khác + Nhóm 4: Quy trình sản xuất phân ure, một số nhà máy sản xuất phân ở VN + Nhóm 5: Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người - Máy chiếu, máy ảnh, các slide, bút dạ, giấy A4. 2. Học sinh: - Nghiên cứ kĩ nội dung bài học - Các slide theo phân công. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Đối với bài “ Phân bón hóa học ” giáo viên thực hiện theo các bước sau: Bài 12: PHÂN BÓN HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức: Trình bày được: - Khái niệm phân bón hóa học và phân loại - Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng. 2. Về kĩ năng: Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. - Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học. - Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng 3. Về thái độ: - Giúp cho học sinh hăng say nghiên cứu và học tập , thấy được tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với sản xuất nong nghiệp để có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí . II. CHUẨN BỊ : * GV: - Tranh ảnh , tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam. - Phương php: Giải thích – đàm thoại – nêu vấn đề . * HS: Chuẩn bị bài, liên hệ việc sử dụng phân bón hóa học ở địa phương; chuẩn bị các slide theo nhóm giáo viên đã giao III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’) * Hoàn thành chuỗi phản ứng : HNO3  H3PO4  NaH2PO4  Na2HPO4  Na3PO4  Ca3(PO4)2 * Tính tan của muối photphat- Nhận biết ion photphat. => HS: Nhận xét và bổ sung. => GV: Đánh giá chung bài làm của HS. 3. Vào bài mới: TL HOẠT ÐỘNG CỦA GV 4’ * Hoạt động 1: Đặt vấn đề - Trong tự nhiên cây cối đồng hóa được những nguyên tố nào và từ quá trình nào? Liệu những nguyên tố đó có đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt không? ( sử dụng kiến thức sinh học để giải thích ) HOẠT ÐỘNG CỦA HS * Hoạt động 1 - Cây cối đồng hóa được các nguyên tố C, O, H từ không khí và nước qua quá trình quang hợp - Vậy em hiểu phân bón hóa học là gi? - Cho biết một vài loại phân mà em đã biết ? - Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. - Phân lân , kali , urê … 8’ *Hoạt động 2 - GV yêu cầu HS nhóm 1 trình chiếu silde đã chuẩn bị về các kiến thức của phân đạm theo nội dung GV đã hướng dẫn ở tiết trước - GV nhận xét , tổng kết lại các kiến thức mà nhóm 1 đã chuẩn bị ( theo bảng phía dưới ) NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. (as, diệp lục) 6CO2+ 6H2O  C6H12O6 + 6O2 -Tuy nhiên , để cây phát triển tốt thì ngoài các nguyên tố trên còn cần thêm các nguyên tố khác.Và các nguyên tố dinh dưỡng đó được lấy từ phân bón Nhóm 1 lên trình bày nội dung đã tìm hiểu ở nhà về phân đạm II. PHÂN ĐẠM : - Cung cấp N hóa hợp cho cây dưới dạng ion NO3-, NH4+ - Tác dụng : kích thích quá trình sinh trưởng của cây , tăng tỉ lệ protêin thực vật . - Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân VD: %N(NH2)2CO= 46,67% Tên phân Chât tiêu biểu PP điều chế Tác dụng với cây trồng 1.Phân đạm amoni NH4Cl. (NH4)2SO4, NH4NO3... Cho amoniac tác dụng với dung dịch axit. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 Cung cấp N dưới dạng NH4+ cho cây Ưu - Nhược điểm * Nhược : + Làm đất chua * Ưu điểm:+ Dùng để bón cho các loại đất kiềm + % N 20% * Chú ý: Không bón với vôi 2. Phân NaNO3, muối cacbonat + axit nitric. đạm Ca(NO3)2.... CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + nitrat CO2 + H2O Cung cấp N dưới dạng NO33- cho cây * Nhược: dễ chảy rữa và dễ bị rửa trôi. * Ưu:+ Có môi trường trung tính ,phù hợp với đất chua và mặn + % N trong Ca(NO3)2: 13~ 15% 3. Urê NH2)2CO CO + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O TL HOẠT ÐỘNG CỦA GV 8’ * Hoạt động 3 - GV yêu cầu HS nhóm 2 trình chiếu silde đã chuẩn bị về các kiến thức của phân đạm theo nội dung GV đã hướng dẫn ở tiết trước - GV nhận xét , tổng kết lại các kiến thức mà nhóm 2 đã chuẩn bị ( theo bảng phía dưới ) Tên phân 1. Supephotphat đơn 2. Supephotphat kép Cung cấp N dưới dạng (NH2)22- cho cây HOẠT ÐỘNG CỦA HS Nhóm 2 lên trình bày nội dung đã tìm hiểu ở nhà về phân lân Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3 CaSO4 trường trung tính, phù hợp với nhiều loại đất + %N lớn: khoảng 46% NỘI DUNG III. PHÂN LÂN : - Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43- Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó . VD: %P2O5 ( Ca(H2PO4)2)=60,67% - Nguyên liệu : quặng photphoric và apatit . PP điều chế Cách điều chế Ca3(PO4)2 + H2SO4 →Ca(H2PO4)2 + CaSO4 +Ưu: + urê có môi Ưu Nhược điểm Nhiều CaSO4 14  20% P2O5 Chứa 40  50% P2O5 Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(HPO4)2 .3 Phân lân Trộn bột quặng phophat với đá xà vân. nung chảy Phân lân nung chảy chỉ thích hợp với đất chua. Không tan nên ít bị rủa trôi TL HOẠT ÐỘNG CỦA GV 8’ *Hoạt động 4 - GV yêu cầu HS nhóm 3 trình chiếu silde đã chuẩn bị về các kiến thức của phân HOẠT ÐỘNG CỦA HS Nhóm 3 lên trình bày nội dung đã tìm hiểu ở nhà về phân kali và một số loại NỘI DUNG IV. PHÂN KALI : - Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+ - Tác dụng : tăng cường sức chống đạm theo nội dung GV đã hướng dẫn ở tiết trước - GV nhận xét , tổng kết lại các kiến thức mà nhóm 3 đã chuẩn bị ( theo bảng phía dưới ) Loại phân Phân kali Đặc điểm Cung cấp nguyên tố kali dưới dạng ion K+ Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây Tác dụng Ví dụ 7’ 7’ Tro thực vật, K2SO4 , KCl * Hoạt động 5: Quy trình sản xuất phân ure và một số nhà máy sản xuất phân bón ở Việt Nam GV yêu cầu nhóm 4 lên trình bày nội dung đã được hướng dẫn ở tiết trước về quy trình sản xuất phân đạm ure và một số nhà máy sản xuất phân bón ở Việt Nam ( sử dụng kiến thức môn công nghệ và môn địa lý ) *Hoạt động 6: phân bón hóa học khác. Phân hỗn hợp và phân phức hợp Cung cấp cả 3 nguyên tố N,P,K Có tác dụng chung như cả 3 loại phân ( đạm, lân, kali) Phân vi lượng Cung cấp cho cây các nguyên tố như B,Zn,Mn,Cu.... Tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp. Nitrophotka: (NH4)2HPO4 và KNO3 Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 Nhóm 4 lên trình bày về quy trình sản xuất ure và một số nhà máy sản xuất phân bón ở VN bệnh , chống rét và chịu hạn của cây - Đánh giá bằng hàm lượng % K2O. VD: %K2O( K2CO3) V. MỘT SỐ LOẠI PHÂN KHÁC 1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp - Là loại phân chứa đồng thời hai hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản . * Phân hỗn hợp : - Chứa cả 3 nguyên tố N , P , K được gọi là phân NPK - Nó được trộn từ các phân đơn theo tỉ lệ N:P:K nhất định tuỳ theo loại đất trồng . * Phân phức hợp : là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học của các chất Sản xuất bằng tương tác hoá học của các chất . 2. Phân vi lượng - Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố như Bo, kẽm , Mn , Cu , Mo … - Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ . - Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vố cơ hoặc hữu cơ . *Quy trình sản xuất phân ure: Khí thiên nhiên và than đá  NH3 và CO2  Tổng hợp và thu hồi ure ở áp suất cao  Làm sạch và thu hồi ure  Cô đặc chân không  Tạo hạt  Urê *Một số nhà mày sản xuất phân bón ở VN: Nhà máy phân đạm Bắc Giang, Nhà máy đạm Phú Mỹ, Công ty hóa chất Lâm Thao – Phú Thọ ….. *Ảnh hưởng của phân bón hóa học Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người GV yêu cầu nhóm 5 lên trình bày nội dung: Tác hại của phân bón hóa học đến môi trường và sức khỏe con người ( sử dụng những kiến thức về giáo dục môi trường và bảo về sức khỏe con người ) Nhóm 5 lên trình bày về ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường và sức khỏe con người đến môi trường và sức khỏe con người Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 - 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất.. Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư. Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí. Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, nước ( hiện tượng thủy triều đỏ), ngoài ra còn khí NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N2O sản sinh ra từ phân bón là 15%. .Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại.Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường. => GV: Tổng kết chung: Vai trò của phân bón hóa họcCách sử dụng như thế nào cho thích hợp để đạt hiệu quả cao, không gây ô nhiêm môi trường sống. Các loại phân hóa học do nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất có khi chứa các loại kim loại nặng, các kim loại này được cây trồng hấp thụ và tích lũy trong sản phẩm. Người và gia súc dùng sản phẩm chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc. IV. DẶN DÒ VÀ BTVN: + Học bài thật kĩ ôn hết tất cả nội dung của chương. + Làm các bài tập SGK và bài tập phần luyện tập. V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ..................................... 7. Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập * Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau. Bài 1: Ghép các loại phân bón ở cột I cho phù hợp với thành phần các chất chủ yếu chứa trong loại phân bón ở cột II A. Phân Kali 1.(NH2)2CO 2. NH4NO3 B. Urê 3.Ca(H2PO4)2 4. KNO3 C. Supephotphat đơn 5. Ca3(PO4)2 6. (NH4)2HPO4 D. Supe photphat kép 7. Ca(H2PO4)2 , CaSO4. Bài 2: Cho các dung dịch phân đạm sau: Amoni clorua, Amoni sunfat, Natri nitrat. Chỉ dùng một hóa chất nhận biết các dung dịch trên? * Học sinh. Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. 8. Các sản phẩm của học sinh Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% h ọc sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài. Kết quả đạt được: Loại trung bình: 5 HS Loại Khá: 17 HS Loại giỏi: 25 HS Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Hóa học nói chung và bài “Phân bón hóa học” nói riêng đối học sinh lớp 11 đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học đối với học sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 10,11. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! ẢNH CHỤP SẢN PHẨM CỦA HS VÀ MINH CHỨNG KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan