Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề cương môn dược liệu

.DOC
23
4490
72

Mô tả:

Đề cương môn dược liệu Câu1:Nguyên tắc chung khi thu hái dược liệu,chovd?hãy trình bày kỹ thuật thu hái các bộ phận của cây làm thuốc(rễ,thân rễ,củ,vỏ cây,lá cây,hoa,quả,hạt,toàn cây) Trả lời:a)Nguyên tắc chung khi thu hái dược liệu -Là yếu tố quan trọng,đảm bảo chất lượng dược liệu -Đảm bảo 3 nguyên tắc “3 đúng” *Đúng tên dược liệu(mỗi vùng miền có tên gọi khác nhau,căn cứ vào tên khoa học) ví dụ:cây thài lài có tên là rau Trai hay Trai *Đúng bộ phận dùng để đáp ứng được yêu cầu chữa bệnh.vd:cây lạc tiên bộ phận dùng toàn cây(trừ gốc rễ).cây vông nem bộ phận dùng là lá và vỏ thân. *Đúng thời điểm ( thời vụ và thời gian) +Thời vụ là thời gian sinh trưởng của cây để bộ phận dùng cho ta nhiều hoạt chất nhất. +Thời gian: thu hái để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bộ phận dùng. Ví dụ:thu hái lấy thân cây làm thuốc nên tiến hành vào mùa đông khi lá cây đã rụng. b) Kỹ thuật thu hái các bộ phận của cây làm thuốc * Rễ,Thân rễ,Củ -Vì chúng nằm dưới mặt đất -Thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi -Tránh chày xước làm hỏng dược liệu *Vỏ cây -Lấy ở cây lâu năm -Thu hái vào cuối đông, sang xuân(chú ý:tránh chày xước đi đến chết cây) *Lá cây -Thu hái vào lúc cây xanh tốt -Lấy lá bánh tẻ -Là bộ phận dễ dập nát nên phải đựng trong giỏ,rổ,sọt mắt thưa,tránh chèn ép -Để nơi thoáng mát *Hoa -Thu hái lúc hoa chớm nở -Nó là bộ phận mong manh dễ dập nát nên phải hái bằng tay và hái lúc sáng sớm -Đựng trong rổ, sọt cứng tránh chèn ép -Để nơi thoáng mát,tránh nắng *Qủa -Thu hái lúc quả chín già(có thể còn ương) -Hái lúc trời mát, để nguyên cuống -Qủa bẩn rửa bằng nước thao tác nhanh tránh ngâm lâu trong nước và tránh kỳ cọ -Dụng cụ đựng: đựng trong thùng ,hộp caston cứng(tránh va chạm làm biến dạng) dùng giấy vải mềm bọc lót,để nơi thoáng mát. *Hạt -Quan tâm những quả khô tự mở khi chín -Thu há lúc quả chín già(vỏ quả chưa bị khô và đen lại) Chú ý:tránh thu hái muộn sẽ rơi hết hạt *Toàn cây -Lấy vào lúc cây xanh tốt chớm ra hoa -Cắt từ phần cành lá cuối cùng còn xanh kể từ gốc lên Câu 2:Hãy nêu các phương pháp chế biến sơ bộ dược liệu?Kỹ thuật phơi sấy. Trả lời: a)Các phương pháp chế biến sơ bộ dược liệu -Chế biến sơ bộ dược liệu phải thưc hiện ngay sau khi thu hái -Có 7 phương pháp 1:Chọn dược liệu -Chọn đúng bộ phận dùng -Loại tạp 2:Làm sạch dược liệu -Mục đích:loại bỏ tạp(đất, cát) -Có 4 cách làm sạch dược liệu +Rửa bằng nước( thao tác nhanh, tránh ngâm lâu ,kỳ cọ) +Sàng sẩy(áp dụng các DL là hạt),loại tạp(các hạt thối lép ko đúng kích cỡ) +Chải DL(loại bỏ các lớp lông bên ngoài,bên trong DL,loại bỏ nấm mốc đối với các DL bị nấm mốc nhưng ko rửa được bằng nước để tái sử dụng) +Cạo gọt(loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài DL) 3:Gĩa dược liệu -Loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài DL 4:Cắt thái dược liệu -Làm nhỏ và làm mỏng DL để dễ bảo quản,dễ sử dụng 5:Ngâm dược liệu -Làm mềm DL cho dễ thái -Làm giảm độc tính của DL(chọn dung môi thích hợp) -Thời gian ngâm dài hoặc ngắn sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và bản chất của DL 6:Ủ dược liệu -Làm mềm DL bằng làm ẩm DL phủ lên lớp vải mềm -Kích thích sự hoạt động của các men để làm thay đổi tính chất,thành phần,tác dụng của DL -Thời gian ủ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và bản chất của dược liệu 7:Chưng đồ dược liệu -Có thể cho DL trực tiếp vào nước sôi hoặc có thể đồ qua hơi nước mục đích là diệt các men có hại cho quá trình bảo quản b)Kỹ thuật phơi,sấy dược liệu *khái niệm: phơi sấy DL là làm khô dược liệu tới thủy phần an toàn để đảm bảo chất lượng DL trong suốt quat trình bảo quản *Phơi:là sử dụng khí nóng tự nhiên làm khô dược liệu.có 4 cách phơi 1:Phơi trên sân -Sân sạch sẽ -Áp dụng cho dược liệu cồng kềnh,rẻ tiền -Dàn mỏng,rải đều 2:Phơi trong bóng râm -Chỗ phơi thoáng và nhiều gió -Áp dụng với DL có tinh dầu,có màu và DL có hoạt chất dễ phân hủy 3:Phơi trên giàn cao -Áp dụng cho các DL quý hiếm,mong manh -Phơi trực tiếp hoặc qua khay -Chú ý dàn mỏng và đảo đều 4:Phơi tránh bụi và côn trùng -Phơi trên giàn cao -Áp dụng DL có mùi vị hấp dẫn -Dùng lớp vải thưa để che đậy *Sấy:làm khô DL bằng trang thiết bị(tổ sấy,lò sấy).chúng ta phải tiến hành qua các bước sau: -Làm sạch và chọn dược liệu -Chọn nhiệt độ thích hợp(40-70 độ c) chia làm 3 giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần:giai đoạn đầu sấy ở 40-50độ GĐ2 sấy ở 50-60 độ c GĐ3 sấy ở 60-7- độ c Và duy trì ở 70 độ c.trong trường hợp DL có tinh dầu,có màu,có hoạt chất dễ bị phân hủy chúng ta sấy ở nhiệt độ dưới 40 độ c. Câu 3:Phân tích các nguyên nhân làm hỏng dược liệu và cách khắc phục trong quá trình bảo quản dược liệu,đảm bảo tốt chất lượng dược liệu? Trả lời: Chất lượng của dược liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Trong quá trình bảo quản có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của dược liệu; 1:Độ ẩm không khí(độ ẩm thích hợp để bảo quản dược liệu là 60-65%) -Độ ẩm cao là điều kiện cho nấm mốc phát triển->sinh ra độc tố->phân hủy DL,làm thay đổi tính chất,thành phần màu sắc của DL->làm giảm chất lượng hoặc hỏng DL *Khắc phục:-Có nhà kho -Có thiết bị để chủ động hạ độ ẩm -DL trước khi nhập kho chúng ta phải kiểm tra thủy phần an toàn -Định kỳ phơi sấy,đảo kho thông thoáng khi cần thiết -Các DL quý nên để vào thùng hoặc hòm kín kèm theo chất chống ẩm(silicazen,vôi cục) 2: Nhiệt độ -Nhiệt độ thích hợp để bảo quản DL la 25độ C -Nhiệt độ cao làm DL có tinh dầu mất tinh dầu, bay hơi ,DL có màu->mất màu,DL có chất dễ bị phân hủy sẽ bị phân hủy,DL có đường ->lên men dẫn đến giảm chất lượng,hỏng DL -Nhiệt độ cao + độ ẩm cao là điều kiện cho côn trùng, nấm mốc phát triển->phá hoại DL *Khắc phục -Có nhà kho đúng yêu cầu kỹ thuật -Trang thiết bị chủ động hạ nhiệt độ -Định kỳ đảo kho,thông khí khi cần thiết 3:Nấm mốc -Khi có điều kiện nấm mốc dễ phát triển,sinh ra độc tố+acid hữu cơ->hỏng DL rộng *Khắc phục -Thường xuyên kiểm tra và phát hiện sớm phòng ngừa nấm mốc. -Khi phát hiện DL bị nấm mốc phải tìm biện pháp xử lý ngay,xử lý xa kho và có kế hoạch sử dụng sớm. 4:Côn trùng -Có thể lẫn vào DL ngay từ khi nhập kho,khi có đk nó phát triển rất nhanh -Nó ăn hại và làm hỏng DL ở diện rộng *Khắc phục -Kiểm tra DL trước khi nhập kho -Phát hiện có côn trùng phải tìm biện pháp xử lý thích hợp như Phơi sấy,xông sinh,xông cloropicrin diệt côn trùng -Có định kỳ kiểm tra,phát hiện sớm Nếu phát hiện thấy có mối chúng ta phải sử dụng biện pháp diệt tận gốc 5:Bao bì,đóng gói -DL có số lượng lớn,cồng kềnh cho nên rất gây khó khăn cho vấn đề đóng gói -Dùng đồ bao gói không đúng qui định->hỏng và hư hao DL *Khắc phục -Đồ bao gói đúng qui định của bộ y tế -Đóng gói cẩn thận để tránh hư hao cho quat trình vận chuyển 6:Thời gian bảo quản -DL là hàng hóa nên sẽ giảm chất lượng theo thời gian *Khắc phục -Phải có kế hoạch mua bán,sử dụng một cách thích hợp -Tránh DL bảo quản quá dài->giảm chất lượng và gây lãng phí về kinh tế . Câu 4:Hãy nêu định nghĩa,tính chất,tác dụng trong chữa bệnh của tinh dầu?lấy ví dụ?Nêu cách phân biệt tinh dầu và chất béo? Trả lời: a)* Định nghĩa:Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều thành phần,có mùi thơm,không tan trong nước ,tan trong dung môi hữu cơ,bay hơi ở nhiệt độ thường,tồn tại ở trạng thái lỏng *Tính chất:Phân bố ko đều trong thực vật:như ở tế bào biểu bì trong cánh hoa,ở tế bào tiết của mô dinh dưỡng trong thân cây(thân cây trầu không,cây long não),ở các túi tiết ở lá như(lá bưởi,lá chanh),ở trong các ống tiết như(cây rau mùi,cây thì là),ở trong các lông tiết như(bạc hà,hương nhu) *Tác dụng:Kích thích và sát trùng nhẹ,chống viêm đường hô hấp,giúp tiêu hóa,làm hương vị cho dạng bào chế Ví dụ:Tinh dầu trong cây bạc hà,cây kinh giới có tác dụng làm ra mồ hôi,trừ phong nhiệt. b)Cách phân biệt tinh dầu và chất béo Ta tiến hành thí nghiệm giỏ một giọt tinh dầu và một giọt dầu lên trên tờ giấy nếu là dầu thấy có vết loang ra và gặp nhiệt độ dầu bay hơi để lại vết.còn tinh dầu ko bị loang ,bay hơi ở nhiệt độ thường và bay hơi hoàn toàn ko để lại vết Câu 5:Nêu định nghĩa,tính chất của glycosid?kể tên tác dụng các nhóm glycosid được sử dụng trong nghành dược?cho ví dụ? Trả lời:a)Định nghĩa:Glycosid là hợp chất hưu cơ có cấu tạo phức tạp khi thủy phân cho 2 phần:phần đường và phần ko đường Phần đường gồm có:- Đường đơn :tăng khả năng hòa tan cho hoạt chất giúp hoạt chất thấm sau vào thành mạch -Đường đa Phần ko đường gọi là( genin hay aglycol):có cấu tạo rất khác nhau(phần ko đường quyết định chữa bệnh b)Tính chất:Glycosid khi có điều kiện dễ bị enzym phân hủy->glycosid ko bền vững. c)Các nhóm glycosid được sử dụng trong nghành dược: Có 6 nhóm 1: Glycosid tim:có tác dụng đặc biệt trên tim,làm chậm nhịp tim,điều hòa nhip tim,cường tim -Glycosid thường có cấu tạo steroid(kháng viêm giảm đau) Ví dụ:glycosid tim có trong lá cây như neriolin trong lá cây trúc đào,có trong hạt như thevetin trong hạt cây thông thiên 2:Saponin -Tác dụng:+) chữa ho và long đờm. VD:cây viễn chí,cây cam thảo bắc +) Lợi tiểu. VD:cây rau má +)Bổ dưỡng cơ thể. VD:cây nhân sâm,cây tam thất. 3:Antranoid -Căn cứ vào vị trí nhóm thế có vị trí 1 và 8, 3 và 6 cho hoạt chất có tác dụng nhuận tràng. -Nhuận hoặc tầy phụ thuộc vào liều sử dụng->nhóm tẩy nhuận tràng - Thường được gặp trong một số họ thực vật:vang,thầu dầu,bầu bí,hành tỏi VD:chrysophanol trong hạt cây thảo quyết minh 4: Flavonoid và Anthoxyanoid -Flavonoid:là hoạt chất có màu vàng -Anthoxyanoid:là những hoạt chất có màu cùng loại:đỏ,tím hoặc ko màu ->Tác dụng:+)Thông tiểu tiện: VD:quercitrin trong lá dấp cá +)Kháng khuẩn,diệt côn trùng:VD:brazilin trong cây Tô mộc(kháng khuẩn),rotemon trong cây Dây mật(diệt côn trùng) +)Chống viêm loét dạ dày:VD:Flavonoid trong cây cam thảo +)Tăng sức bền mao mạch:VD:Rutin trong cây hoa hòe +)Tăng sức đề kháng +)Chữa gan mật:VD:Cynarin trong cây actiso +)Cầm máu VD: Rutin trong cây hòe 5:Tanin: -Tác dụng:+)Ức chế vi khuẩn đường ruột,chữa đi ngoài +)Săn se niêm mạc->chữa bỏng +)Chữa ngộ độc kim loại nặng và ancaloid vì làm kết tủa các chất đó +)Có mặt hầu hết ở thực vật bậc cao lớp 2 lá mầm VD ; Cây ổi, cây bàng 6 :Coumarin : chất đắng Câu 6 : Nêu định nghĩa,tính chất,tác dụng của Saponin va Tanin ?Cho ví dụ Trả lời :a) Saponin *) Định nghĩa :Saponin là glycosid có khả năng tạo bọt ,nhũ hóa,làm sạch, ở nồng độ cao gây tan huyết *) Tác dụng : - Chữa ho và long đờm , VD: cây viễn chí -Lợi tiểu, VD: cây rau má - Bổ dưỡng cơ thể, VD: cây nhân sâm *)Tính chất: Ở nồng độ cao gây tan huyết b)Tanin *)Định nghĩa:Tanin là hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp,có vị chát,có khả năng kết tủa albumin,ứng dụng trong công nghệ thuộc da *)Tính chất:Ở nồng độ cao gây tan huyết *)Tác dụng: -ức chế vi khuẩn đường ruột,chữa đi ngoài - Săn se niêm mạc-> chữa bỏng - Chữa ngộ độc kim loại nặng và alcaloid vì có khả năng kết tủa loại này - Có mặt hầu hết ở thực vật bậc cao lớp 2 lá mầm Ví dụ : Cây ổi,cây bàng Câu 7 :Nêu định nghĩa,tính chất,tác dụng của alcaloid ?Cho ví dụ Trả lời a) Địn nghĩa :Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có Nito trong nhân dị vòng,có thể N nằm ngoài mạch nhánh.Có ở cả thực vật và động vật.Dược lực mạnh,độc tính cao.Có phản ứng kiềm.Có thuốc thử riêng alcaloid.Tồn tại ở trạng thái lỏng,nhưng cũng có thể ở trạng thái rắn,bay hơi,thăng hoa,chịu nhiệt độ. b)Tính chất -Thường có hầu hết ở thực vật bậc cao,lớp cây 2 lá mầm.Ở giai đoạn đầu nó thường xuất hiện ở trong mầm,chồi, ngọn.Khi cây trưởng thành thì alcaloid sẽ xuất hiện ở các bộ phận khác nhau của cây. -Nó cũng có ở cây lớp 1 lá mầm , VD : cây hành, tỏi -Nó cũng có thể ở thực vật bậc thấp, VD : các loai nấm Nó cũng có thể ở động vật như một số loại khuẩn c)Tác dụng -Ức chế TKTW -> an thần,gây ngủ ,VD : moocphin -Kích thích TKTW ,VD : chè,cà phê - Kích thích giao cảm ,VD :ephedrin -Làm liệt giao cảm, VD:ergotamin -Kích thích phó giao cảm,VD:pilocarpin 1% -Làm liệt phó giao cảm,VD:atropin -Phóng bế các hạch,VD:Nicotin -Tác dụng tim mạch,VD:Quinindin -Trị sốt rét, VD:quinin -Làm hạ huyết áp ,VD: Reserpin -Chữa lỵ amip, VD:emetin -Trị giun sán,VD: isopellerrin Câu 8: Nêu tên khoa học,bộ phận dùng,cách thu hái,thành phần,công dụng,cách dùng của các dược liệu 1: Cây bình vôi -Tên KH: Stephania glabra Miers -Họ tiết dê: Menis permaceae -BPD : Dùng thân củ,thu hái quanh năm,thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi lấy thân củ làm sạch phơi sấy khô -Thành phần: Chủ yếu là alcaloid,hoạt chất chính là Rohindin -Công dụng: An thần,dưỡng huyết,thanh nhiệt,giảm đau,dùng trong các trường hợp:mất ngủ,khó ngủ,sốt,đau dạ dày,đau đầu,cả trường hợp ho -Liều dùng:3-6g/ngày,dạng sắc -Làm nguyên liệu chiết xuất Rotundin và bào chế Rutunda 2: Cây bạch chỉ -Tên KH: Angelica dahurica Benth -Họ hoa tán:Apiaceae -BPD: Rễ,củ .Thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi,lấy rễ củ làm sạch phơi sấy khô, phơi trong râm,sấy ở nhiệt độ thấp,nên thu hái ở cây trên 10 tháng tuổi -Thành phần:có nhựa màu vàng,có một ít tinh dầu -Công dụng: Tác dụng khu phong,thanh nhiệt,giải độc,sát trùng nhẹ, -Liều dùng: 1-12g/ngày/dạng sắc 3-6g/ngày/dạng bột 3: Cây cúc hoa vàng -Tên KH: Chrysanthemum Indicum Lin -Họ cúc: Asteraceae -BPD: Hoa thu hái lúc hoa chớm nở,thu hái lúc sáng sớm,làm sạch,phơi sấy khô,đồ qua nước sôi,sông sênh,ép bỏ nước đen->phơi sấy -Thành phần: Chủ yếu là tinh dầu ngoài ra co vitamin nhóm A và B có một số chất khoáng như: Adenin,cholin,sắc tố, -Công dụng: Tán phong,thanh nhiệt,làm sáng mắt,hạ huyết áp, được dùng trong các trường hợp: cảm cúm,đau đầu,cao huyết áp và một số bệnh về mắt -Liều dùng: 3-10g/ngày/dạng sắc,hãm uống thay nước, dùng ngoài để đắp vết thương,mun nhọt 4: Cây ô đầu phụ tử -Tên KH: Aconitum fortunei Hemsl -Họ Hoàng Liên: Ranunculaceae -BPD:Dùng Rễ củ,củ cái gọi là ô đầu,củ con gọi là phụ tử thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi.không nên thu hái quá muộn làm rỗng củ. Chế biến thành 3 loại -Hắc phụ( phụ tử đen) -Bạch phụ( phụ tử trắng) -Diếm phụ(phụ tử muối) -Thành phần: chủ yếu là Alcaloid hoạt chất chính là Aconitin( thuốc độc) -Công dụng: Trừ hàn thấp,thông kinh lạc,giảm đau dùng trong các trường hợp:chân tay co quắp,bán thân bất toại,phong tê thấp -Cách dùng:thái lát mỏng ,ngâm rượu,co quắp -Lưu ý: ko được uống,ko được xoa bóp lên vết thương hở 5: Cây bách bộ -Tên KH: Stemona tuberosa Lour -Họ bách bộ:Stemonaceae -BPD: Rễ củ thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi,lấy rễ củ làm sạch phơi sấy khô -Thành phần:Chủ yếu chứa Alcaloid hoạt chất chính la stemonin -Công dụng: Nhuận phổi,tiêu đờm,sát trùng nhẹ,được dùng trong các trường hợp ho lâu,ho kéo dài,ho gà -Cách dùng:3-9g/ngày/dạng sắc,cao lỏng,siro,viên 6: Cây thảo quyết minh -Tên KH: Cassia tora Lin -Họ đậu: Fabaceae -BPD: Dùng hạt,thu hái lúc quả chín già lấy hạt làm sạch phơi sấy khô -Thành phần:Antranoid,albumin,lipit,chất nhầy,chất màu,tanin -Công dụng:Tẩy nhuận tràng tùy vào liều sử dụng,ngoài ra còn có tác dụng mát gan,lợi mật,thanh nhiệt,làm sáng mắt,dùng trong các trường hợp táo bón,đau đầu mất ngủ,cao huyết áp và một số bệnh về mắt -Cách dùng: 5-10g/ngày/dạng sắc 7:Cây bí ngô -Tên KH: Cucurbita pepo Lin -Họ bầu bí : Cucurbitaceae -BPD : Dùng hạt,thu ái lúc quả chín già,lấy hạt làm sạch phơi sấy khô -Thành phần :Chủ yếu là có alcaloid và có hỗn hợp hoạt chất cucurbitin,có protein,chất béo,đường,tinh bột,có nhiều muối vô cơ - Công dụng,cách dùng :+) Diệt giun sán,đặc biệt nó ức chế sự phát triển của sán mán,dùng để tẩy giun sán +) Tẩy sán :Ăn lúc đói,sáng sớm,khoảng 100g hạt bí ngô sống sau 2h uống nước sắc hạt cau với liều(60-80g)hạt cau.sau 1/2h uống 1 liều thuốc tẩy MgSO4 liều 15g sau đó cho bệnh nhân ngồi vào chậu nước ấm -> kq : sán bò ra +) Tẩy giun : áp dụng như tẩy sán nhưng ko dùng nước sắc hạt cau 8) Cây mức hoa trắng -Tên KH : Holarrhena antidysenterica wall -Họ trúc đào : Apocynaceae -BPD: Dùng vỏ thân,vỏ cành thu hái lúc cây xanh tốt, dùng hạt thu hái lúc quả chín già, tất cả làm sạch phơi sấy khô -Thành phần: chủ yếu là Alcaloid hoạt chất chính là conessin có cấu tạo steroid -Công dụng: T/d diệt ký sinh trùng amipvà giun sán được sử dụng trong trường hợp lỵ amip ngay cả thể kén -Cách dùng: 10g/ngày/dạng sắc nếu là vỏ 3-6g/ngày /dạng sắc nếu là hạt Ngoài ra còn có dạng bột,dạng viên 9) Cây địa hoàng -Tên KH: Rehmania glutinosa gaertn -Họ hoa mõm chó: Scrophulariaceae -BPD: Dùng rễ củ thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi,có thể thu hái 2 vụ/năm( vụ đông xuân,vụ hạ) +) Dùng tươi:gọi là tiên địa hoàng +)Dùng khô: gọi là sinh địa hoàng -Thành phần:chứa hỗn hợp các chất Rehmannin,manit, ngoài ra còn có glucose,caroten -Công dụng: Bổ huyết ,lương huyết,cầm máu,dùng trong các trường hợp: cầm máu , thiếu máu -Cách dùng: 12-30g tiên địa hoàng/ngày/dạng sắc( dùng tươi) 9-12g sinh địa hoàng/ngày/sắc( dùng khô) Là nguyên liệu để chế biến thục địa 10) Cây hà thủ ô - Tên KH: Fallopia Multiflora thumb -Họ rau răm:Poligonaceae -BPD: Dùng rễ củ thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi lấy rễ củ làm sạch phơi sấy khô -Thành phần: Chủ yếu la antranoid,tanin,tinh bột, đặc biệt là còn có chất đạm,ngoài ra còn có chất béo,muối vô cơ -Công dụng: Làm mạnh gân cốt,bổ khí huyết,bổ gan thận, bổ máu làm đen râu tóc.Dùng trong các trường hợp: yếu gan thận,suy nhược thần kinh, hoa mắt,chóng mặt, nam giới yếu sinh lý,tóc bạc sớm -Cách dùng: 6-12g/ngày/dạng sắc ngoài ra còn dùng dưới dạng rươu thuốc 11) Cây thổ hoàng liên -Tên KH : Thalictrum foliolosum -Họ hoàng liên :Ranunculaceae -BPD: Dùng thân rễ thu hái lúc bộ phân trên mặt đất tàn lụi lấy thân rễ làm sạch phơi sấy khô.phơi trong râm -Thành phần: Chủ yếu là alcaloid trong đó hoạt chất chính là berberin -Công dụng: sát khuẩn,tiêu viêm,thanh nhiệt,dùng trong các trường hợp lỵ trưc khuẩn,đau họng,viêm gan và một số bệnh về mắt -Cách dùng:4-12g/ngày/dạng sắc. ngoài ra có dạng bột hay dạng viên 12) Cây đại hồi -Tên KH: Illicium verum Hook - Họ hồi: Illiciaceae -BPD: Qủa thu hái lúc quả chín già,làm sạch,phơi sấy khô( trước khi phơi sấy nhúng vào nước sôi để diệt men có hại) phơi trong râm,nhiệt độ thấp -Thành phần: chủ yếu là chứa tinh dầu,hoạt chất cơ bản là anethol hoặc limonen,có chất nhày ,đường,dầu béo -Công dụng: Có tác dụng tiêu hóa,trừ lạnh,chống co thắt,có tác dụng khai vi( rượu perno) dùng trong các trường hợp: đầy bụng,ăn ko tiêu, đau bụng lạnh ngộ độc thức ăn,tiêu chảy,nôn mửa - Cách dùng:3-6g/ngày/dạng sắc.Dùng dạng rượu thuốc ,côn để xoa bóp. Hoặc dùng làm gia vị 13) Cây tam thất -Tên KH: Panax notoginseng F.H -Họ nhân sâm:Araliaceae -BPD: Thường dùng rễ củ,thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi,lấy rễ củ phơi sấy khô,thường lấy ở cây trên 5 năm tuổi -Thành phần:chủ yếu là saponin,tinh dầu và alcaloid -Công dụng: T/d cầm máu,lưu thông khí huyết,giảm đau ,tăng cường sinh lực,tăng sức đề kháng, dùng trong các trường hợp: thiếu máu,cơ thể suy nhược,ung thư dạ dày,ung thư ruột, cầm máu trong một số trường hợp chảy máu -Cách dùng:3-9g/ngày dạng sắc,hãm,cốm ,chè 14) Cây vông nem -Tên KH: Erythrina variegata Lin -Họ đậu: Fabaceae -BPD: Lá và vỏ thân. Lá thu hái lúc cây xanh tốt.Vỏ thân lấy lúc cuối đông sang xuân tất cả làm sạch phơi sấy khô -Thành phần: chủ yếu là alcaloid và saponin -Công dụng: an thần,gây ngủ,bổ máu,dùng trong các trường hợp:mất ngủ,khó ngủ,máu xấu vỏ thân còn có tác dụng phong tê thấp,sát trung nhẹ,thông kinh lạc -Cách dùng: liều dùng 5-10g/ngày dạng sắc, có thể phối hợp với lạc tiên 15) Cây thanh hao hoa vàng -Tên KH: Artemisia annua Lin -Họ cúc: Asteraceae -BPD: Dùng thân cành mang lá và hoa ,thu hái lá lúc cây xanh tốt,thu hái hoa lúc hoa chớm nở và vào buổi sáng,làm sạch phơi sấy khô -Thành phần chủ yếu là alcaloid và tinh dầu hoạt chất chính là Artemisinin -Công dụng: làm nguyên liệu đẻ chiết xuất Artemisinin bào chế thuốc sốt rét dùng trong các trường hợp kháng thuốc sốt rét khác 16) Cây đỗ trọng -Tên KH: Eucomia ulmoides Oliv -Họ đỗ trọng: Eucomiaceae -BPD: Dùng vỏ thân, bóc vào cuối đông sang xuân(tránh làm chết cây) -Thành phần: chủ yếu có chất nhựa có tanin,có dầu béo,tinh dầu và muối vô cơ -Công dụng:tác dụng bổ gan thận,mạnh gân cốt,an thai,giảm đau,chông viêm,dùng trong các trường hợp:đau lưng,mỏi gối,động thai,cao huyết áp -Liều dùng:6-10g/ngày hoặc dùng ngâm rượu 17) Cây hòe -Tên KH:Sophora japonica Lin -Họ đậu : Fabaceae -BPD :+) Nụ hoa(hòe hoa)thu hái lúc hoa chớm nở lấy nụ hoa làm sạch phơi sấy khô,phơi trong râm +) Qủa già( hòe giác) thu hái lúc quả chín già làm sạch phơi sấy khô -Thành phần : chủ yếu trong thành phần có hợp chất glycosid hoạt chất chính là rutin -Công dụng :thanh nhiệt,cầm máu,làm bền thành mạch, hạ huyết áp,dùng trong các trường hợp cao huyết áp và cầm máu trong các trường hợp chảy máu -Cách dùng :8-16g/ngày/dạng sắc hãm,dạng trà có thể uống thay nước trong các trường hợp cao h/a -Qủa :ngoài tác dụng như nụ còn có t/d lơi gan mật,tăng cường tiêu hóa dùng trong các trường hợp :trĩ,tim hồi hộp,viêm ruột,một số bệnh về mắt -Dùng 6-9g/ngày dạng sắc,là nguyên liệu chiết xuất rutin( bào chế cho các thành phần của thuốc) 18) Cây ngưu tất -Tên KH : Achyranthes bidentata Blume -Họ rau dền: Amaranthaceae -BPD:Dùng rễ,thu hái lúc bộ phận trên mặt đất tàn lụi,lấy rễ làm sạch hơi sấy khô( nên sông sinh trước khi phơi sấy khô).có mùi thơm đặc biêt.,vị ngot,màu vàng tro -Thành phần :chủ yếu la saponin ngoài ra còn có ít chất nhày,có rất nhiều loại muối kali -Công dụng :t/d bổ gan,mạnh gân cốt,thông huyêt mạch.dùng trong các trường hợp đau xương khớp,phong tê thấp,phụ nữ bế kinh -Cách dùng :5-10g/ngày, có thể phối hợp với vị thuốc khác. Câu 9 :Hãy nêu tên,bộ phận dùng,công dụng,cách dùng của các nhóm dược liệu sau 1)Nhóm chữa bệnh tim mạch,cầm máu *)Cây ba gạc hoa trắng -BPD : Rễ -Công dụng :An thần,hạ huyết áp,dùng trong các trường hợp cao h/a,dùng dưới dạng cao lỏng -Cách dùng :30giot/ngày chia làm 2 lần *)Cây hòe -BPD: Nụ hoa và quả già -Công dụng: Nụ hoa thanh nhiệt,cầm máu,làm bền thành mạch, hạ huyết áp ,dùng trong các trường hợp cao h/a,cầm máu trong các trường hợp chảy máu -dùng 8-16g/ngày dạng sắc,hãm dạng trà có thể uống thay nước trong các trường hợp cao huyết áp -Qủa giàn: ngoài tác dụng như nụ hoa nó còn có tác dụng lợi gan mật,ổn định đường tiêu hóa dùng trong các trường hợp: trĩ,viêm ruột,tim hồi hộp và một số bệnh về mắt -Dùng: 6-9g/ngày dạng sắc *)Cây dừa cạn -BPD: Toàn cây trừ gốc rễ -Công dụng,cách dùng:hạ huyết áp 15-20g/ngày/dạng sắc,ngoài ra còn phối hợp với các loại thuốc khác điều trị ung thư gan,ung thư máu -Lá dừa cạn làm nguyên liệu chiết xuất Vinblastin điều trị bạch cầu có hiệu quả tốt *)Cây long não -BPD:Dùng gỗ thân thân là chính -Công dụng,cách dùng: có tác dụng trợ tim,sát trùng nhẹ dược dùng trong các trường hợp choáng,ngất,ho dùng ngoài xoa bóp trong các trường hợp chân tay mỏi nhức -Làm nguyên liệu pha thuốc trợ tim dạng dung dịch trong dầu và trong nước *)Cây trắc bá -BPD: lá (trắc bá diệp) và nhân hạt(trắc bá tử) - Công dụng,cách dùng:- Lá: mát máu,cầm máu,trừ phong thấp,dùng trong các tr/h:chảy máu cam,nôn ra máu,lỵ và tiểu tiện ra máu,phụ nữ băng huyết.Dùng 5-10g/ngày/dạng sắc -bá tử nhân:bổ âm,nhuận huyết mạch,an thần,cầm mồ hôi,nhuận tràng,dùng trong các tr/h:hồi hộp,tim đập nhanh,mất nhủ,hay quên,ra nhiều mồ hôi,táo bón.Dùng 3-10g/ngày dạng sắc 2) Nhóm chữa bệnh đau dạ dày *)Cây dạ cẩm -BPD:toàn cây trừ gốc rễ -Công dụng: tiêu viêm,giảm đau,lợi tiểu,giải độc,làm chóng ăn da non.dùng trong các tr/h:viêm loét miệng lưỡi,loét dạ dày,ruột.rửa vết thương -Dùng:20-30g/ngày dạng sắc,có dạng cao lỏng bao vết loét *)Cây khôi -BPD:lá -Công dụng:có tác dụng làm giảm acid trong dich vị dạ dày,giảm đau dùng trong các tr/h đau dạ dày,ợ hơi,ợ chua do thừa dich vị -Cách dùng:40-80g/ngày/dạng sắc,có thể phối hợp với một số DL khác *)Mai mực -BPD: mai của con cá mực -công dụng : cầm máu,trung hòa acid dich vị,dùng chữa các bệnh đau dạ dày do thừa dịch vị,ợ chua,thổ huyết,phụ nữ băng huyết,chảy máu cam,dùng ngoài chữa vết thương lở loét,chảy nước -Cách dùng :uống 6-12g/ngày dạng thuốc sắc,hay thuốc bột,dùng ngoài rắc lên vết thương *) Cửu khổng -BPD :Vỏ của nhiều loại bào ngư -Công dụng : chữa đau dạ dày do thừa dich vị,cầm máu,chữa mắt đau kéo màng -Ccách dùng :3-6g/ngày dạng thuốc bột hoặc 5-20g/ngày dang sắc *)Mẫu lệ -BPD :Vỏ của nhiều loại Hàu,con hàu -Công dụng :an thần,cầm máu,làm mềm các tổ chức,dùng chữa các chứng bệnh như đau dạ dày do thừa dịch vị,ra mồ hôi trộm,di tinh,băng huyết,khí hư,tràng nhạc -Cách dùng :9-30g/ngày dạng sắc hay dạng bột 3) Nhóm dược liệu trị giun sán *)cây bí ngô -Bộ phận dùng: Dùng hạt, lấy khi quả chín già, làm sạch phơi sấy khô. -Công dụng: có t/d diệt giun sán, đặc biệt là sán máng. Dùng để tẩy giun sán. (-) Tấy sán: ăn sáng sớm (lúc đói) 100g hạt bí ngô (sống), sau 2h uống nước sắc hạt cau (60-80g), sau 1/2h uống 1 liều thuốc tẩy Mgso4(15g), sau đó cho bệnh nhân ngồi vào chậu nước ấm -> kq sán bò ra (-) Tẩy giun: áp dụng như tây sán, nưng không dùng nước sắc hạt cau. *)Cây cau: -Bộ phận dùng: Dùng hạt (binh lang), dùng vỏ (đại phúc bì) thu hái khi quả chín già, làm sạch phơi sấy. -Công dụng: Diệt giun sán, lị, trực khuẩn, ăn không tiêu, phù thũng (ứ nước). Dùng từ 3-10g/ngày ở dạng sắc. (-)Tẩy sán: ăn sáng sớm (lúc đói) 100g hạt bí ngô (sống), sau 2h uống nước sắc hạt cau (60-80g), sau 1/2h uống 1 liều thuốc tẩy Mgso4(15g), sau đó cho bệnh nhân ngồi vào chậu nước ấm -> kq sán bò ra Vỏ quả còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu khí, dùng trong các trường hợp phù thũng, đầy bụng, cước khí, nôn mửa. Cách dùng: dùng 5-10g/ngày ở dạng sắc *).Cây lựu: -Bộ phận dùng: Vỏ quả (thạch lưu bì). -Công dụng:Có t/d làm săn se, trị giun sán, cầm máu. s/d để trị tả lị, giun sán, cầm máu khi chảy máu (chảy máu cam, trĩ nội, chân răng). Dùng 5 – 10g/ ngày ở dạng sắc để rửa vết thương. *).Cây Sử quân: -Bộ phận dùng: Dùng hạt, thu hái khi quả chín già, làm sạch phơi sấy khô, đập bỏ vỏ cứng lấy nhân hạt -Công dụng: t/d bổ tì, nhuận tràng, sát khuẩn, trị giun dùng trong các trường hợp:giun đũa,giun kim, trẻ em gày còm, vàng da, bụng to, chậm lớn (*)Trị giun đũa, giun kim thì dùng 10g uống vào buổi tói, uống 3 tối liền. *).Cây keo giậu: -Bộ phận dùng: Lấy hạt-Công dụng: t/d trị giun đũa, giun kim dùng để tẩy giun đũa,giun kim. Dùng 5-10g/ ngày ở dạng sắc, dạng bột -> cho trẻ em 4) Nhóm Dược liệu chưa lỵ *).Cây thổ hoàng liên: -Bộ phận dùng: Thân rễ, -Công dụng: sát khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, dùng trong các trường hợp lỵ trực khuẩn, viêm gan. Là nguyên liệu để triết suất Berberin. Dùng 4-12g/ ngày ở dạng săc, ngoài ra có dạng bột, viên *).Mức hoa trắng: -Bộ phận dùng: Dùng vỏ thân, cành, hạt. thu hái thân, cành khi cây xanh tốt, lấy hạt khi quả chín già, làm sạch phơi sấy khô. - Công dụng: có t/d diệt kí sinh trùng amid và giun sán, được dùng ở lỵ amid và giun sán, ngay cả thể kén. Dùng 10g/ngày ở dạng sắc là vỏ. Dùng 3-6g/ngày ở dạng sắc nếu là hạt. Ngoài ra có dạng bột, viên. Nguyên liệu triết suất ra Conessin *) Hoàng đằng -BPD: Là thân và rễ -CD: tác dụng kháng sinh, dùng chữa lỵ, đau mắt, viêm ruột,viêm bàng quang,mụn nhọt,mẩn ngứa -Cách dùng: uống 6-12g/ngày ở dạng sắc *) Hoàng bá -BPD: Vỏ thân, vỏ cành -CD: kháng khuẩn mạnh, thanh nhiệt, giải độc, dùng chữa nhiễm trùng (tả, lỵ) viêm ruottj, viêm họng, đau mắt đỏ,đại tiện ra máu Cách dùng: 6-12g/ngày ở dạng sắc, bột…Làm nguyên liệu triết suất ra Berberin *) Tỏi -BPD: Thân hành (củ)-CD: kháng khuẩn, kháng nấm, giảm huyết áp, giảm cholesterol máu, giảm lipid máu…dùng chữa lỵ amid, trực khuẩn, giun kim, vết thương có mủ, huyết áp cao, ho, tiêu hóa kém Cách dùng: 5-12g/ngày ở dạng thuốc sắc, cồn thuốc (20-50 giọt)/ ngày. Chia 2-3 lần hay ăn sống. *)Nha đam tử. -BPD: Quả chín -CD: t/d thanh nhiệt, giải độc, diệt kí sinh trùng-> dùng chữa lỵ amid, sốt rét -Cách dùng: chữa lỵ amid: 4-16g/ngày chia 3 lần ở dạng sắc dùng 3-7 ngày. Chữa sốt rét: 3-6g/ngày chia thành 3 lần dùng 4-5 ngày ở dạng sắc, bột. Có thể chữa mụn cơm, trai chân bằng cách giã nát đắp 5) Dượcliệu tác dụng tiêu độc *).Cây kim ngân: -Bộ phận dùng: Dùng hoa -> kim ngân hoa, . Dùng cành, lá -> kim ngân cuộng -Công dụng: giải nhiệt, giải độc, trừ mụn nhọt, dị ứng, kích thích hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa. Dùng chữa mụn nhọt, ngứa, ban sởi, mề đay, giả độc -cách dùng: 12-16g/ngày ở dạng sắc, hãm và phối hợp với dạng thuốc khác. Kim ngân cuộng dùng nước sắc để tắm và rửa mụn nhọt *)Cây Sài đất -Bộ phận dùng: toàn thân trừ gốc rễ -Công dụng: t/d kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn, thanh nhiệt, giải độc. Dùng chữa mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa, sưng vú, mụn đầu đinh, sốt phát ban, tắm cho trẻ em -cách dùng: 20-40g/ngày ở dạng khô sắc, Dùng tươi vò chắt lấy nước uống hoặc đun nước tắm *) Cây ké đầu ngựa: -Bộ phận dùng: Dùng quả giả (thương nhĩ tử). Cành lá (tương nhĩ thảo). Lấy quả khi quả chín già, lấy cành lá khi cây xanh tốt, làm sạch và phơi sấy khô -Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu độc, tán phong, giảm tiết dịch mũi. Dùng chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, tràng nhạc, chảy nước mũi, thiếu iod -cách dùng: chữa mụn nhọt: 6-12g/ ngày ở dạng sắc, cao thuốc. Biếu cổ: dùng quả đập dập hãm lấy nước uống thay nước *).Bồ công anh -Bộ phận dùng: Dùng lá, thu hái khi cây xanh tốt, lấy lá bánh tẻ, làm sạch phơi sấy khô -Công dụng: thanh nhiệt, giải độc khi mụn nhọt, ghẻ ngứa, đinh độc, viêm vú do tắc tia sữa, tràng nhạc -cách dùng: 10-20g/ngày ở dạng sắc, dùng lá tươi để nấu nước tắm hoặc giã nát đắp lên chỗ sưng tấy *)Cây núc nác -BPD: Vỏ thân,vỏ cành -Công dụng:kháng khuẩn,kháng viêm,chống dị ứng,thanh nhiệt,giải độc dùng chữa các chứng bệnh dị ứng,mẩn ngứa,chốc lở,vàng da,ho,khàn tiếng trẻ em lên sởi,phát ban,chấn thương phần mềm -Dùng:6-12g/ngày/dạng sắc *)Sâm đại hành -BPD:Thân hành -Công dụng:hành huyết,tiêu độc,kháng khuẩn,tiêu viêm rất tốt,được dùng chữa hoa mắt,nhức đầu do thiếu máu,vàng da,viêm họng,mun nhọt,lở ngứa -Cách dùng:6-10g khoohoawcj 12-20g tươi,dạng thuốc sắc,hãm,bột hoặc viên *)Xuyên tâm liên -BPD:Toàn cây -Công dụng:kháng khuẩn,thanh nhiệt,giải độc,tiêu viêm,dùng chữa các chứng bệnh: viêm ruột,viêm đường hô hấp,cảm sôt,giải nhiệt,giải độc,phù thũng,phát sốt,viêm phổi,viêm họng,rắn cắn -Dùng:2-3 lần mỗi lần 5-10g khô,10-20g tươi dạng sắc,bột viên 6: Nhóm dược liệu chữa bệnh phụ nữ *)Cây ích mẫu -BPD:Toàn cây trừ gốc rễ và quả -Công dụng:điều hòa kinh nguyệt,lưu thông khí huyết,lợi tiểu dùng trong các tr/h:kinh nguyệt ko đều,đau bụng kinh,tụ huyết sau khi sinh nở.Qủa có t/d như toàn cây ngoaif ra còn làm sáng mắt,chữa bệnh thiên đầu thống -Cách dùng:8-16g/ngày/dạng sắc Cao lỏng:đóng 250ml dung30ml/lần dùng 2 lần /ngày *)Ngải cứu -BPD:Dùng thân cành mang lá và ngọn -Công dụng:điều hòa khí huyết,điều kinh,an thai,cầm máu,dùng trong các tr/h: kinh nguyệt ko đều,rong kinh,cầm máu trong một số tr/h chảy máu -Cách dùng:6-12g/ngày/dạng sắc ngoài ra có dạng cao hương ngải đóng chai 250ml,dung30ml/lần 2 lần /ngày *)Hương phụ -BPD:Thân rễ -Công dụng:điều hòa khí huyết,giảm đau,kiện tỳ vị,dùng chữa các chứng bệnh phụ nữ kinh nguyệt ko đều,đau bụng kinh,viêm cổ tử cung mạn tính,các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh đẻ -Cách dung:6-9g/ngày/dạng sắc *)Mò hoa trắng -BPD:Thân cành mang lá -Công dụng:chống viêm,thanh nhiệt,giải độc,trừ thấp,dùng trong các tr/h:phụ nữ kinh nguyệt ko đều,bạch đới,viêm loet cổ tử cung,viêm mật,vàng da,mun nhọt,lở ngứa,đau lưng,mỏi gối,h/a tăng -Dùng:12-16g/ngày dạng sắc,hoàn tán *)Hồng hoa -BPD:Hoa -Công dụng:tăng co bóp tử cung,tăng trương lực tim,tăng h/a.dùng trong các tr/h:kinh nguyệt ko đều,bế kinh,ứ huyết,tụ huyết do chấn thương mụn nhọt -Dùng:3-9g/ngày/dạng sắc *)Gai -BPD:Rễ -Công dụng:an thai,cầm máu,thanh nhiệt,giải độc,lợi tiểu,kháng khuẩn dùng trong các tr/h:động thai,đau bụng,ra huyết,xích bạch đới,viêm cổ tử cung,mụn nhọt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng