Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Địa lý giao thông vận tải tỉnh thái nguyên

.PDF
158
145
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––– LÊ THỊ QUÝ ĐỊA LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– LÊ THỊ QUÝ ĐỊA LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ Thái Nguyên, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Đề tài “Địa lí giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên” đã được hoàn thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ đã trực tiếp định hướng, tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường ĐHSP Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, các thầy cô giáo bộ môn tham gia giảng dạy, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Giao thông vận tải, Cục Thống kê Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên…đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, những thông tin bổ ích và cần thiết để tác giả hoàn thành đề tài. Cuối cùng tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục- đào tạo Thái Nguyên, Ban Giám hiệu trường THPT Chuyên Thái Nguyên, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Tác giả Lê Thị Quý ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU......... ........................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài .......................................................... 3 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 3 5 . Những đóng góp chính của luận văn .................................................................. 6 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI ........................................................................... 7 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................. 7 1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................ 7 1.1.2. Vai trò của GTVT ...................................................................................... 7 1.1.3. Đặc điểm của ngành GTVT ..................................................................... 10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến GTVT .......................................................... 12 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá................................................................................ 16 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 19 1.2.1. Tổng quan hiện trạng GTVT Việt Nam ................................................... 19 1.2.2. Vài nét về GTVT vùng Đông Bắc ........................................................... 25 CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................ 29 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN ....... 29 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ................................................................... 29 2.1.2.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............................................... 30 2.1.3. Kinh tế - xã hội ........................................................................................ 36 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN ..... 43 2.2.1. Vị trí của ngành GTVT trong nền kinh tế của tỉnh .................................. 43 2.2.2. Quá trình phát triển mạng lƣới GTVT tỉnh Thái Nguyên ....................... 43 2.2.3.Hiện trạng phát triển và phân bố GTVT tỉnh Thái Nguyên..................... 47 iii 2.2.4. Hoạt động vận tải ..................................................................................... 72 2.2.5.Đầu mối giao thông chính......................................................................... 82 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. .............................................. 86 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030 ............................................................ 86 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ............................................................ 86 3.1.2. Định hƣớng phát triển GTVT đến năm 2030 .......................................... 92 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH THÁI NGUYÊN .............. 111 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 111 3.2.2. Giải pháp về phát triển đồng bộ KCHT GTVT ...................................... 112 3.2.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư ............................................................. 113 3.2.4. Giải pháp khoa học - công nghệ ............................................................ 114 3.2.5.Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................... 115 3.2.6. Giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường........ 116 KẾT LUẬN...... ...................................................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 120 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATK: An toàn khu BTN: Bê tông nhựa BTXM: Bê tông xi măng. BTCT: Bê tông cốt thép. CP: Cấp phối. CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ĐT: Đƣờng tỉnh. KT-XH: kinh tế - xã hội KCHT: Kết cấu hạ tầng. KLVC: Khối lƣợng vận chuyển. KLLC: Khối lƣợng luân chuyển. GTVT: giao thông vận tải. GTNT: Giao thông nông thôn. QL: Quốc lộ. TDMNPB: Trung du miền núi phía Bắc. TNGT: Tai nạn giao thông. TP: Thành phố. TTLL: Thông tin liên lạc TW: Trung ƣơng UBND: Ủy ban nhân dân. v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, PHỤ LỤC I. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1:Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010 Bảng 2.2 :Vị trí ngành GTVT trong nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2010 Bảng 2.3: So sánh mạng đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên với toàn quốc. Bảng 2.4: Hiện trạng chất lƣợng mạng lƣới đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 2010 Bảng 2.5: Tổng hợp chất lƣợng mạng lƣới đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 2010 Bảng 2.6: So sánh chiều dài, mật độ đƣờng quốc lộ tỉnh Thái Nguyên so với cả nƣớc và vùng Đông Bắc Bộ. Bảng 2.7: So sánh chiều dài, mật độ đƣờng tỉnh của tỉnh Thái Nguyên so với cả nƣớc và vùng Đông Bắc Bộ Bảng 2.8: Tổng hợp chất lƣợng mạng lƣới tỉnh lộ tỉnh Thái Nguyên Bảng 2.9: So sánh hệ thống đƣờng xã giữa các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bảng 2.10: Doanh thu hoạt động vận tải tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 2.11: Khối lƣợng vận tải của tỉnh Thái Nguyên giai đọan 2000 - 2010. Bảng 2.12: KHVC và KLLC hàng hóa phân theo loại hình vận tải giai đoạn 2000-2010. Bảng 2.13: KHVC và KLLC hành khách phân theo loại hình vận tải giai đoạn 2000 -2010. Bảng 2.14: Cự li vận chuyển hàng hóa trung bình của Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010. ( Đơn vị: km) Bảng 2.15: Cự li vận chuyển hành khách trung bình của Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010. ( Đơn vị: km) Bảng 2.16: Hiện trạng phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên II. DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên. Hình 2.4: Bản đồ các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến GTVT tỉnh Thái Nguyên Hình 2.6: Bản đồ thực trạng GTVT tỉnh Thái Nguyên. Hình 2.8: Lƣợc đồ quốc lộ 3 đoạn qua địa phận tỉnh Thái Nguyên. Hình 2.9: Lƣợc đồ quốc lộ 37 đoạn qua địa phận tỉnh Thái Nguyên Hình 2.10: Lƣợc đồ quốc lộ 1B đoạn qua địa phận tỉnh Thái Nguyên Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch GTVT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. vi III. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.2: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2010 Hình 2.3 : Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010. Hình 2.5: Cơ cấu các loại đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 2010. Hình 2.7: Cơ cấu chất lƣợng mặt đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 2010. Hình 2.11: Cơ cấu khối lƣợng hàng hóa và hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải tỉnh Thái Nguyên năm 2010. IV. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Diện tích, dân số, mật độ dân số trung bình phân theo huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên năm 2010. Phụ lục 2 : Nguồn lao động và cơ cấu nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2010. Phụ lục 3 :Hiện trạng mạng lƣới đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 2010. Phụ lục 4 : Mật độ đƣờng theo diện tích và dân số phân theo cấp huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thái Nguyên năm 2010. Phụ lục 5 : Hiện trạng các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phụ lục 6 : Hiện trạng hệ thống đƣờng tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Phụ lục 7: Tổng hợp cầu, cống trên quốc lộ, đƣờng tỉnh và đƣờng GTNT. Phụ lục 8:Tổng hợp lƣu lƣợng xe trên một số tuyến đƣờng chính tỉnh Thái Nguyên năm 2010. Đơn vị: xe/ngày đêm. Phụ lục 9 : Dự kiến quy mô cấp đƣờng giao thông Thái Nguyên đến năm 2020 và định hƣớng đến 2030. Phụ lục 10 :Tổng hợp dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 Phụ lục 11: Tổng hợp vốn đầu tƣ cho mạng lƣới giao thông đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Đơn vị: Tỷ đồng Phụ lục 12:Quy hoạch chi tiết lộ giới cho các tuyến đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên. 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Một đất nƣớc có tốc độ phát triển KT-XH cao không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của GTVT. Nó là cầu nối giúp các nƣớc trên thế giới phát huy đƣợc tiềm năng, nội lực và hòa nhập với các nền kinh tế để giao lƣu, học hỏi.GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH, tạo tiền đề cho phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH. Sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động kinh tế và nhu cầu vận chuyển của con ngƣời đòi hỏi mọi quốc gia trên thế giới đều phải tập trung đầu tƣ phát triển hệ thống giao thông hoàn chỉnh, hiện đại để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong đó có Việt Nam. Nƣớc ta đang trong thời kỳ CNH-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong đó hạ tầng giao thông là bản lề quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và là cầu nối giúp Việt Nam hội nhập kinh tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. KCHT GTVT phát triển sẽ là chất xúc tác tích cực cho mọi hoạt động trong nền kinh tế phát triển nhanh.Vì vậy đầu tƣ phát triển KCHT giao thông là tất yếu và hết sức cần thiết đối với Việt Nam trong qúa trình CNH-HĐH đất nƣớc. Tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc, nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng Trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu KT-XH giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.Với vị trí rất thuận lợi cho phát triển giao thông đối ngoại, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km Những năm gần đây, ngành GTVT tỉnh Thái Nguyên đã có những bƣớc phát triển đáng kể đáp ứng một phần yêu cầu phát triển nền kinh tế chung của tỉnh.Tuy nhiên so với yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH thì GTVT tỉnh Thái Nguyên vẫn chƣa phát huy hết các lợi thế của tỉnh và còn nhiều bất cập cần đƣợc giải quyết. 2 Nhận thức rõ vai trò to lớn , đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển của GTVT ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó có những định hƣớng và giải pháp phát triển hợp lí trong thời gian tới dƣới góc độ địa lí là việc làm cần thiết. Là một ngƣời con của quê hƣơng Thái Nguyên, đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, tôi đã lựa chọn đề tài ‘‘Địa lí giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên’’. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này dƣới các góc độ khác nhau.Dƣới góc độ Địa lí học ( Địa lí kinh tế - xã hội) có: Giáo trình Địa lí KT – XH đại cƣơng, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) đề cập đến vai trò, đặc điểm, tình hình hoạt động của các ngành GTVT trên thế giới.Các giáo trình Địa lí KT- XH Việt Nam,GS.TS Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), tập 1, NXB Giáo dục, H 2001 và GS.TS Lê Thông (chủ biên), NXB ĐHSP, H 2011 đã trình bày Địa lí các ngành GTVT ở Việt Nam Gần đây trong cuốn “ Địa lí dịch vụ”, tập 1- Địa lí giao thông vận tải do tác giả Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ đồng chủ biên, năm 2011, NXB ĐHSP đã nêu rõ cơ sở lí luận của ngành GTVT và địa lí các ngành GTVT ở nƣớc ta. Một số đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học ( Địa lí kinh tế - xã hội ) của khoa Địa lí, trƣờng ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Thái Nguyên cũng nghiên cứu về Địa lí GTVT nhƣ : Địa lí GTVT đƣờng sắt Việt Nam của Lê Thị Quế; Địa lí GTVT đƣờng bộ Việt Nam của Nguyễn Thị Hoài Thu ; Địa lí GTVT đƣờng biển Việt Nam của Nguyễn Thị Minh Hƣơng; Địa lí GTVT đƣờng hàng không Việt Nam của Vũ Thị Ngọc Phƣớc , năm 2009, đều là luận văn thạc sĩ, ĐHSP HN ; Nghiên cứu kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Tuyên Quang của Phạm Việt Quyên, năm 2010, ĐHSP- ĐH Thái Nguyên; Nghiên cứu kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Quảng Ninh của Bùi Thị Hải Yến, năm 2011, ĐHSP Hà Nội… Các luận văn này đã nghiên cứu về cơ sở lí luận của địa lí GTVT, hiện trạng phát triển từng ngành GTVT của cả nƣớc hoặc tiềm năng và hiện trạng phát triển, phân bố GTVT của từng địa phƣơng. 3 Đối với Thái Nguyên, cho đến nay chƣa có đề tài hay công trình khoa học nào nghiên cứu về Địa lí GTVT. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 3.1.Mục tiêu Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí kinh tế - xã hội, địa lí ngành dịch vụ nói chung và địa lí ngành GTVT nói riêng để vận dụng nghiên cứu địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, phân tích thực trạng phát triển và kết quả hoạt động GTVT, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển GTVT tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. 3.2.Nhiệm vụ của đề tài Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau : - Nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về GTVT. - Đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố GTVT tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích thực trạng phát triển và phân bố GTVT tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp phát triển GTVT tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 3.3. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung : Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ phân tích thực trạng phát triển GTVT ở tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian : Đề tài chủ yếu tập trung phân tích, sử dụng số liệu, tƣ liệu của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, ban ngành chức năng liên quan trong thời gian 10 năm trở lại đây (2000 – 2010 ) và tầm nhìn đến năm 2020 và 2030. - Về lãnh thổ : Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên, có chú ý tới sự phân hóa theo các đơn vị hành chính (thành phố, thị xã, huyện lị). 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống 4 Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một ngành KCHT kinh tế - xã hội quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác.Muốn phát triển bất kỳ một ngành kinh tế nào đều phải dựa vào sự phát triển của ngành GTVT.Vì vậy, khi nghiên cứu cần chú ý phân tích ảnh hƣởng, sự tác động qua lại giữa các ngành kinh tế với sự phát triển và phân bố ngành GTVT. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng.Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích, đánh giá sự vận động, biến đổi của đối tƣợng nghiên cứu trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành chúng và với các hệ thống khác.Vì vậy, khi nghiên cứu KCHT GTVT của tỉnh, phải nghiên cứu tổng thể các mối quan hệ, ảnh hƣởng, tác động, chi phối lẫn nhau giữa các loại hình GTVT, giữa ngành GTVT với các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở đó có đƣợc những đánh giá tổng quát nhằm khai thác tổng hợp, có hiệu quả KCHT giao thông của tỉnh phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển KT- XH. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Tỉnh Thái Nguyên là một bộ phận trong cơ cấu lãnh thổ vùng Trung du miền núi Đông Bắc Bộ và của cả nƣớc. Do vậy, nghiên cứu địa lí GTVT phải đƣợc đặt trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên và trong mối quan hệ với các tỉnh trong vùng TDMN Đông Bắc Bộ và với cả nƣớc. 4.1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tƣợng đều có quá trình phát sinh và phát triển.Đặc biệt các vấn đề KT- XH luôn biến đổi rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Mặc dù đề tài tập trung nghiên cứu KCHT GTVT tỉnh Thái Nguyên trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, song cần xem xét sự phát triển của nó qua các thời kì trƣớc để thấy rõ sự thay đổi trong từng giai đoạn.Đồng thời phải có những định hƣớng đi trƣớc các lĩnh vực kinh tế khác nhằm tạo tiền đề cho việc khai thác các tiềm năng khác của tỉnh cũng nhƣ của đất nƣớc. 5 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững GTVT luôn phát triển trong thế vận động, biến đổi với mục tiêu chung là hình thành một hệ thống GTVT hoàn thiện và hợp lí trên cơ sở phát triển theo sự tiến bộ đi lên của nền kinh tế. Nằm trong tổng thể KCHT vận tải của vùng TDMN Đông Bắc Bộ và của cả nƣớc, GTVT tỉnh Thái Nguyên sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành cũng nhƣ nền kinh tế của tỉnh, vùng và cả nƣớc. Các hoạt động kinh tế của con ngƣời ít hay nhiều đều tác động đến tài nguyên và môi trƣờng ở các mức độ khác nhau.Hoạt động GTVT cũng không nằm ngoài qui luật ấy.Mặt trái của nó hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng khá nghiêm trọng. Vì vậy phát triển GTVT tỉnh Thái Nguyên cần chú ý tới việc tái tạo nguồn lợi, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển bền vững. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Để đánh giá đầy đủ và đúng đắn sự phát triển của GTVT tỉnh Thái Nguyên, cần thu thập, xử lí nhiều nguồn số liệu, tài liệu khác nhau: - Nguồn tài liệu từ các cơ quan chức năng của tỉnh nhƣ UBND Tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Cục Thống kê… - Số liệu thống kê từ Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên và cả nƣớc qua một số năm (2000 đến 2010) - Các dự án, các đề tài nghiên cứu về GTVT của các Bộ, ban ngành liên quan. - Các giáo trình, luận văn, có liên quan đến ngành GTVT của Việt Nam. 4.2.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ các số liệu và tƣ liệu thu thập đƣợc, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá, phát hiện vấn đề. Trong đó, phƣơng pháp phân tích và so sánh luôn gắn liền với nhau. 4.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS Việc xây dựng các bản đồ - biểu đồ có liên quan đến tiềm năng và kết quả hoạt động GTVT tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết. Bên cạnh những kết luận rút ra từ việc phân tích các nguồn dữ liệu nêu trên, việc thành lập các bản đồ chuyên đề 6 về địa lí GTVT tỉnh Thái Nguyên đƣợc tác giả tiến hành nhƣ thành lập bản đồ các nhân tố ảnh hƣởng đến GTVT tỉnh Thái Nguyên và bản đồ thực trạng GTVT tỉnh Thái Nguyên… 4.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Để có đƣợc những đánh giá và nhìn nhận khách quan về vấn đề nghiên cứu, ngoài việc thu thập dữ liệu, tác giả còn tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhƣ đầu mối GTVT thành phố Thái Nguyên, các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ…. Qua đó bổ sung thêm kiến thức thực tế và sƣu tầm tranh ảnh minh họa cho luận văn thêm phong phú và có tính thuyết phục. 4.2.5 Phương pháp dự báo GTVT là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do vậy việc phân tích, dự báo xu hƣớng phát triển của ngành trong tƣơng lai là việc làm cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tuân thủ những quan điểm và sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các phƣơng pháp trên không tách rời nhau mà đƣợc vận dụng phối hợp với nhau. 5 . Những đóng góp chính của luận văn - Đã kế thừa, bổ xung và cập nhật đƣợc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí GTVT. - Đã làm rõ đƣợc các nhân tố, thực trạng phát triển và phân bố GTVT tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất đƣợc những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả cũng nhƣ phát triển hợp lý và có chất lƣợng GTVT tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.Nội dung luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí giao thông vận tải. Chương 2. Các nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng phát triển, phân bố giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên. Chương 3. Định hƣớng và giải pháp phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là tổng thể những điều kiện, yếu tố vật chất kĩ thuật, kiến trúc đƣợc hình thành theo một cấu trúc nhất định và đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra một cách bình thƣờng. 1.1.1.2. Kết cấu hạ tầng GTVT Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là những loại công trình kết cấu hạ tầng mang tính chất kỹ thuật và phục vụ cho nhu cầu giao thông của xã hội loài ngƣời đƣợc gọi là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nhƣ các đƣờng xá, sân bay, cảng sông - biển…[2]. 1.1.1.3.GTVT GTVT nhƣ C.Mác đã khẳng định, là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và đứng hàng thứ tƣ sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp. Là một ngành thuộc khu vực dịch vụ, bản thân ngành GTVT không tạo ra của cải vật chất cũng không làm tăng khối lƣợng hay thay đổi tính chất của sản phẩm mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi này sang nơi khác.Bằng cách đó GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm đƣợc sản xuất ra. [18] 1.1.2. Vai trò của GTVT 1.1.2.1.Đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân GTVT trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định để nâng cao năng lực, hiệu quả đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó GTVT còn là cầu nối để các nƣớc hòa nhập với cộng đồng quốc tế, là cơ hội cho phát triển một nền kinh tế mở, theo kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thế giới hiện nay đang diễn ra rất sôi động. Với mọi 8 quốc gia trên thế giới không ngoại trừ nƣớc ta, GTVT luôn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển vững chắc và sống còn của nền kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà hệ thống giao thông đƣợc ví nhƣ là hệ thống mạch máu trong cơ thể. Nếu hệ thống này không thông suốt thì tổn thất cho nền kinh tế khó có thể đánh giá hết đƣợc. . - Đối với công nghiệp, không có GTVT thì công nghiệp không thể hoạt động đƣợc. GTVT đƣợc ví nhƣ cầu nối giữa việc cung ứng nguyên vật liệu với quá trình sản xuất, giữa sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ.GTVT có ảnh hƣởng lớn đến giá thành sản phẩm công nghiệp.Chỉ tính riêng các công việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp đã chiếm tới 22% giá thành sản phẩm. Đối với một số ngành công nghiệp nhƣ công nghiệp luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chiếm phần lớn giá thành sản phẩm. - Đối với nông nghiệp, nếu không có ngành GTVT phát triển tốt thì không thể nói đến nền nông nghiệp thâm canh và chuyên môn hóa vì trong trƣờng hợp ấy, nông nghiệp có thể không đƣợc cung cấp kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu và các máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm nông nghiệp không đƣợc chuyên chở kịp thời, bị hƣ thối, chất lƣợng sẽ không đảm bảo trƣớc khi đƣa tới các cơ sở chế biến và nơi tiêu thụ. - Đối với thương mại - du lịch, sự phân bố hợp lí các điểm bán buôn sẽ làm giảm khối lƣợng luân chuyển hàng hóa tới mức tối ƣu. Còn việc tăng số lƣợng các điểm bán lẻ lại làm tăng sự luân chuyển hàng hóa bán lẻ. Ở các thành phố lớn, hầu hết các nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ là do mạng lƣới thƣơng mại cung cấp, do vậy vấn đề chuyên chở hàng hóa phục vụ sinh hoạt càng quan trọng. Hiện nay đời sống của dân cƣ ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi giải trí ngày càng cao.Do vậy, những nơi nhiều tiềm năng phát triển du lịch sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển và luân chuyển hành khách, hàng hóa để phục vụ du lịch. 1.1.2.2.GTVT giữ vai trò to lớn trong phân bố sản xuất Một nguyên tắc căn bản trong phân bố sản xuất là làm sao cho tổng chi phí về chuyên chở sản phẩm đầu vào và đầu ra phải nhỏ nhất. Khi GTVT phát triển sẽ 9 giảm đƣợc chi phí vận tải, tăng tốc độ vận chuyển và độ an toàn trong vận chuyển, các ngành sản xuất có cơ hội để mở rộng cự ly cung cấp nguyên liệu, năng lƣợng, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. GTVT có ý nghĩa to lớn đối với sự phân bố lãnh thổ, lực lƣợng sản xuất và phát triển vùng. GTVT nếu đƣợc tổ chức và phát triển hợp lí sẽ kết nối các trung tâm tăng trƣởng, hình thành các vùng kinh tế mới, hình thành các “dải”, các “ hành lang ” kinh tế. Tóm lại, mối quan hệ giữa GTVT với nền kinh tế quốc dân là mối quan hệ biện chứng, cái này tạo điều kiện và là tiền đề phát triển cho cái kia và ngƣợc lại. GTVT là đòn bẩy, tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. 1.1.2.3.Đối với quần cư, đời sống văn hoá, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng GTVT giúp cho các hoạt động sinh hoạt của dân cƣ đƣợc thuận tiện nên ngay từ thời kỳ xa xƣa nó đã có ý nghĩa trong việc chọn địa bàn cƣ trú. Các đầu mối GTVT, các trục đƣờng giao thông có sức hút rất lớn đối với dân cƣ. GTVT có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của các thành phố lớn đến mức đã hình thành một loại hình tổ chức vận tải đặc biệt là GTVT đô thị làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá trong thành phố và vùng ngoại ô trong phạm vi các chùm đô thị và thực hiện các công việc liên quan đến vệ sinh môi trƣờng, an toàn đô thị. Chính sự phát triển của GTVT đô thị đã cho phép giãn dân ở trung tâm các thành phố lớn ra các đô thị vệ tinh và vùng ngoại ô. Ở những vùng thành phố mới xây dựng, nó cho phép đƣa các nhà máy, các khu công nghiệp ra cách xa thành phố, cách xa các khu dân cƣ. GTVT đô thị đã là một điều kiện quan trọng để thay đổi quy hoạch không gian đô thị.GTVT làm cho sự giao thƣơng giữa các địa phƣơng trong nƣớc đƣợc mật thiết, dễ dàng hơn, sự quản lí của chính quyền các cấp đƣợc chặt chẽ hơn. Nhƣ vậy, hoạt động của ngành GTVT góp phần tăng cƣờng tính thống nhất mọi mặt của đất nƣớc. Ý nghĩa của GTVT đối với an ninh quốc phòng thật rõ ràng vì mọi hoạt động tác chiến, hậu cần đều không tách rời hoạt động vận tải. 10 Nhƣ vậy, trình độ phát triển của ngành GTVT có thể làm một thƣớc đo về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và đƣợc coi là nền tảng, là cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong quá trình thực hiện CNH- HĐH đất nƣớc, GTVT cần phải đi trƣớc một bƣớc. 1.1.3. Đặc điểm của ngành GTVT 1.1.3.1. Sự chuyên chở là sản phẩm đặc thù của ngành GTVT Mỗi ngành sản xuất đều có những sản phẩm nhất định.Đối với các ngành sản xuất vật chất, sản phẩm đƣợc tạo ra là rất cụ thể.Chẳng hạn, nông nghiệp tạo ra hàng loạt sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống và sản xuất mà bất kì một thành viên nào trong xã hội đều có nhu cầu, đơn giản từ cái ăn hàng ngày của con ngƣời cho đến nguyên liệu đối với các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm.Cùng với những tiến bộ khoa học - công nghệ sản phẩm của ngành công nghiệp ngày càng phomh phú và đa dạng. Đó là những sản phẩm tiêu dùng đơn giản hàng ngày của nhân dân nhƣ quần áo, giày dép và những sản phẩm phức tạp nhƣ máy móc, trang thiết bị với tƣ cách là tƣ liệu sản xuất phục vụ cho các ngành kinh tế. Tựu chung lại, sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất (nông nghiệp, công nghiệp) là hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy đƣợc, cầm nắm đƣợc, sử dụng đƣợc cho đời sống hoặc cho sản xuất. Khác với các sản phẩm công nghiệp hay nông nghiệp, sản phẩm của ngành GTVT là vô hình.Chẳng hạn, quả sầu riêng chỉ đƣợc trồng ở miền Nam nên khi có mặt ở Thái Nguyên đƣợc bán với giá cao hơn nhiều lần so với nơi nó trồng. Điều đó đƣợc lí giải ở chỗ ngoài giá thành để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và tiền lãi của doanh nghiệp còn phải cộng thêm giá trị của sự vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nhƣ vậy, công lao động vận tải tính trong quả sầu riêng là vô hình. Sản phẩm này tuy vô hình, nhƣng lại làm tăng giá trị của hàng hoá, thậm chí lên rất nhiều lần. Qua phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng sản phẩm của GTVT là sự chuyên chở ngƣời và hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Chất lƣợng của sản phẩm 11 này đƣợc tính bằng một số tiêu chí nhƣ tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn… cho hành khách và hàng hoá. 1.1.3.2. Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu và lao động GTVT là ngành tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của các ngành kinh tế khác và sử dụng nguồn lao động đông đảo với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. GTVT cần nhiều nhiên liệu. Phần lớn các phƣơng tiện vận tải đều cần đến nguồn nhiên liệu nhƣ xăng, dầu... Có thể nói gần 1/4 lƣợng nhiên liệu khai thác đƣợc của thế giới là phục vụ cho ngành vận tải. Tƣơng tự nhƣ thế, ngành này còn cần nhiều nguyên vật liệu nhƣ sắt, thép để sản xuất phƣơng tiện vận chuyển cũng nhƣ hình thành mạng lƣới đƣờng ray, cảng hàng không, cảng biển, kho tàng, bến bãi... Đây là ngành tiêu thụ gần 1/3 sản lƣợng của ngành luyện kim đen và khoảng 70 % sản lƣợng cao su của thế giới. Vì thế, GTVT có mối quan hệ qua lại mật thiết với nền kinh tế của mỗi quốc gia.GTVT phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Ngƣợc lại, sự phát triển của các ngành kinh tế khác lại trở thành tiền đề để phát triển GTVT. GTVT là ngành thu hút nhiều lao động. Bên cạnh số lao động trực tiếp tham gia hoạt động vận tải còn có một bộ phận đông đảo lao động gián tiếp. Nguồn lao động của ngành nhìn chung là có tay nghề, nhất là đội ngũ lao động trực tiếp. 1.1.3.3. GTVT được phân bố thành mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông GTVT có kiểu phân bố rất đặc thù, khác hẳn các ngành kinh tế khác. Đối với nông nghiệp, sự phân bố của ngành (chủ yếu nói đến trồng trọt) là phân tán theo không gian và đƣợc lí giải liên quan đến đặc điểm quan trọng hàng đầu của nông nghiệp do đất trồng đƣợc coi nhƣ tƣ liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế đƣợc. Một khi tƣ liệu sản xuất chính là đất trồng thì sự phân bố của ngành trồng trọt phải trải rộng theo không gian. Đối với công nghiệp lại khác hẳn. Sản xuất công nghiệp phân bố rất tập trung (trừ các ngành công nghiệp khai thác ).Tính chất này thể hiện ở việc tập trung vốn đầu tƣ, tƣ liệu sản xuất, tập trung nhân công cũng nhƣ sản phẩm. 12 Sự phân bố của GTVT không giống với hai ngành trên. Hoạt động của ngành diễn ra theo mạng lƣới với các tuyến và đầu mối (hay là nút) cụ thể. Trên phạm vi cả nƣớc hình thành một mạng lƣới bao gồm nhiều tuyến khác nhau và một số đầu mối giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc gia (hoặc địa phƣơng). 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến GTVT 1.1.4.1. Vị trí địa lí Vị trí địa lí là yếu tố rất quan trọng quy định sự có mặt của một số loại hình vận tải.Ở vùng núi, địa hình phức tạp, sông ngòi ngắn dốc thì khó có thể nói đến sự phát triển của GTVT đƣờng sông. Ở vùng đồng bằng, có thể phát triển đầy đủ các loại hình vận tải. Vị trí giáp biển nhƣ nƣớc ta thì GTVT đƣờng biển có vai trò rất quan trọng. Hay những quốc đảo, xung quanh là biển nhƣ Nhật Bản, Anh… thì GTVT đƣờng biển có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với trong nƣớc mà cả với quốc tế.Ở những vùng gần cực, hầu nhƣ quanh năm tuyết phủ, bên cạnh các phƣơng tiện vận tải thô sơ nhƣ chiếc xe quệt thì máy bay là phƣơng tiện hiện đại duy nhất. 1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Có ảnh hƣởng rất khác nhau tới các khía cạnh kinh tế - kĩ thuật, sự phân bố và hoạt động của các loại hình GTVT. a) Địa hình Đây là nhân tố tự nhiên rất quan trọng ảnh hƣởng mạnh mẽ tới sự phát triển và phân bố GTVT. Ở những vùng địa hình khác nhau sẽ hình thành các loại hình GTVT khác nhau.Ở vùng núi với địa hình cao và dốc nên chủ yếu phát triển GTVT đƣờng bộ và các tuyến đƣờng bộ thƣờng quanh co để giảm bớt độ dốc của tuyến đƣờng. Đối với GTVT đƣờng sắt, do ảnh hƣởng của độ cao địa hình nên phải xây dựng các đƣờng hầm xuyên núi. Ở những nơi địa hình khá bằng phẳng mật độ đƣờng giao thông dày đặc hơn, tập trung nhiều phƣơng tiện GTVT hơn.Địa hình đồi núi xen kẽ các khe sâu gây khó khăn cho việc làm đƣờng, ngoài ra hiện tƣợng trƣợt đất, sạt lở đƣờng về mùa mƣa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất