Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hả...

Tài liệu điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện đảo vân đồn tỉnh quảng ninh và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

.DOC
162
1154
114

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 và trên 3.000 đảo lớn nhỏ, là điều kiện tự nhiên thuận lợi, là ngư trường lớn của ngư dân trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản, là tiềm năng lớn trong phát triển thủy sản, phát triển kinh tế biển. Đánh bắt hải sản xa bờ là ngành nghề truyền thống gắn bó với cộng đồng dân cư vùng ven biển, hải đảo. Quan điểm của Đảng, Nhà nước phát triển nước ta mạnh, giàu lên từ biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia [1], [14], [15], [16], [64], [66]. Sức khỏe ngư dân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trên biển như vi khí hậu khắc nghiệt, sóng, gió, bão biển thất thường, rung lắc, tiếng ồn lớn, không gian lao động, sinh hoạt chật hẹp, điều kiện sinh hoạt, dinh dưỡng an toàn thực phẩm, nước sạch trên biển dài ngày khó khăn, [27], [37], [49], [77], [102], [111]. Đánh bắt hải sản xa bờ là ngành nghề độc hại, nguy hiểm, bệnh, tai nạn thương tích hay xảy ra [37], [41], [89],[99], [111]. Sức khoẻ của của ngư dân giảm sút nhanh sau những chuyến đi biển dài ngày và thường mắc các bệnh đường ruột, răng miệng, bệnh tim mạch, chứng đau đầu, sạm da, mất ngủ, đau cột sống, giảm sức nghe có tính chất nghề nghiệp, lở loét chân tay [10], [37], [71], [88]. Thực trạng công tác CSSK, các biện pháp cải thiện sức khỏe ngư dân nước ta còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Hệ thống y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe ngư dân cả ven bờ và trên biển còn mỏng, chất lượng còn chưa tương xứng với nhu cầu. Công tác vận chuyển, tổ chức cấp cứu trên biển còn hạn chế, khả năng y tế trên các tàu, cụm tàu còn yếu. Trong hoàn cảnh khi xảy ra bão, lốc nhu cầu chăm sóc y tế tăng nhanh trong khi điều kiện địa hình 2 chia cắt, cô lập khó nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề vốn đang còn tồn tại [8], [13], [34], [56], [61]. Xây dựng và áp dụng có hiệu quả các giải pháp bảo đảm sức khỏe ngư dân là một nhu cầu tất yếu, khách quan không những nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn giúp ngư dân an tâm bám biển, phát triển nghề nghiệp góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ chủ quyền biển đảo an ninh của tổ quốc [19], [51], [53], [63]. Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm biển đảo, với bờ biển dài và nhiều hòn đảo, trong đó Huyện đảo Vân Đồn là nơi có cảng biển và tập trung chủ yếu ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ của tỉnh, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể chi tiết nào về điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, cũng như giải pháp can thiệp đảm bảo sức khỏe cho ngư dân trong quá trình khai thác hải sản xa bờ. Xuất phát từ các lý do nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và hiệu quả một số giải pháp can thiệp” với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động, đặc điểm sức khỏe, bệnh tật, chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện điều kiện chăm sóc bảo vệ sức khỏe của ngư dân đánh bắt xa bờ thuộc nghiệp đoàn nghề cá Cái Rồng, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2014. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1.MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN, HẢI ĐẢO 1.1.1. Hiện trạng nghề đánh bắt hải sản ở nước ta Các lĩnh vực hoạt động của ngành thủy sản bao gồm đánh bắt (khai thác), nuôi trồng, chế biến và nhiều ngành nghề dịch vụ hầu cần đi kèm khác. Đánh bắt hải sản được định nghĩa “Hoạt động đánh bắt thủy sản liên quan đến nguồn lợi tự nhiên trên các vùng nước nói chung, trong đó đánh bắt hải sản liên quan đến việc khai thác nguồn lợi hải sản trên biển và các vùng nước lợ” [24]. Quy trình lao động của ngư dân đánh bắt xa bờ được thể hiện qua sơ đồ sau: Lao động (nam) đánh bắt trên biển 2 Lao động (nữ) tiêu thụ sản phẩm trên bờ 3 Sản phẩm đánh bắt 4 1 Lao động chuẩn bị cho ra khơi Thanh toán công nợ và lao động trên bờ bờ Sơ đồ 1.1. Chu trình lao động của ngư dân đánh bắt xa bờ * Nguồn: theo Nguyễn Thế Tràm (2010) [60]. Dựa vào khu vực đánh cá, đánh bắt hải sản được chia thành đánh bắt hải sản gần bờ (tuyến bờ và tuyến lộng vùng này chỉ chiếm dưới 10% diện tích vùng đặc quyền kinh tế) và đánh bắt hải sản xa bờ (tuyến khơi). Vùng đánh bắt hải sản xa bờ được quy định trong Nghị định số 123/2006/NĐ-CP trong đó quy định vùng đánh bắt xa bờ nằm ngoài đường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý và quy định đăng ký tàu đánh bắt hải sản xa bờ phải có công suất từ 90CV 4 trở lên và tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 50 sức ngựa trở lên làm các nghề câu, rê, vây, chụp mực được hoạt động ở tuyến khơi [15]. Đánh bắt hải sản xa bờ là ngành nghề truyền thống của cư dân ven biển, hải đảo. Trong những năm gần đây hoạt động đánh bắt xa bờ phát triển mạnh mẽ, chuyển từ tăng trưởng nhỏ lẻ thành “phát triển”. Trong vòng 17 năm (1990-2007) qua số lượng tàu thuyển tăng gấp 1,3 lần, tốc độ tăng bình quân 1,53%, tổng công suất tàu tăng 6,4 lần, tốc độ tăng 10,87%. Số người tham gia đánh bắt thủy sản ngày càng tăng từ 1,64 triệu người năm 2000 lên 1,96 triệu người năm 2007, tốc độ tăng trung bình 2,29%/năm [14]. Phát triển đánh bắt hải sản xa bờ là xu hướng tất yếu, là yêu cầu bắt buộc để khai thác hải sản bền vững. Đánh bắt hải sản xa bờ yêu cầu sự đầu tư lớn hơn, tàu lớn hơn, công suất lớn, thời gian đi biển lâu hơn, rủi ro trong công việc, sự chăm sóc y tế, ứng cứu trong các tình huống cần hỗ trợ cũng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt nước ta vẫn đang ở trong “giai đoạn đầu” trở thành một quốc gia mạnh về biển. 160.0 Tổng mã lực (100 CV) Tổng số tàu (1.000 tàu) 140.0 Mã lực trung bình/tàu (CV/tàu) 120.0 100.0 80.0 60.0 40.0 Biểu đồ 1.1.Số lượng, công suất tàu khai thác thủy sản của Việt Nam * Nguồn: theo Trung tâm tin học thủy sản (2008) [14]. 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992 1991 1990 20.0 5 Bảng 1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản theo vùng biển năm 2010 TT Vùng biển Tổng số tàu Công suất Tàu (CV) <20 CV Chiếc % 20–90 CV Chiếc % >90 CV Chiếc % 1 Vịnh Bắc Bộ 40.339 28.493 44,0 8.954 19,6 2.892 16,0 2 Trung Bộ 54.111 31.379 48,4 17.489 38,4 5.243 29,0 3 Đông Nam Bộ 17.300 3.805 5,9 8.060 17,7 5.435 30,1 4 Tây Nam Bộ 16.669 1.125 1,7 11.081 24,3 4.493 24,9 Cả nước 128.449 64.802 100 45.584 100 18.063 100 * Nguồn: theo Cục KT&BVNLTS- Tổng cục Thủy sản [69]. Đến năm 2011, số tàu thuyền tăng 70%, công suất tàu tăng 175% so với năm 2001. Trong đó nhóm tàu có công suất < 20CV tăng bình quân 9,1%/năm (gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven biển vốn đang suy giảm); nhóm tàu công suất từ 20- 90CV tăng bình quân 1,8%/năm; nhóm tàu có công suất > 90 CV tăng bình quân 13%/năm, đây là nhóm có mức tăng trưởng cao nhất thể hiện xu hướng phát triển khai thác hướng ra khơi xa, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đảng và Nhà nước [69]. Cơ cấu tàu thuyền phân bố tương đối đồng đều, trong đó vùng biển Vịnh Bắc Bộ chiếm 31,4%, vùng biển Trung Bộ chiếm 42%, vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 13,5% và Tây Nam Bộ chiếm 13% tổng số tàu thuyền toàn quốc. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản thời kỳ 2001-2011 tiếp tục chuyển dịch theo hướng thị trường: Những nghề mới khai thác có hiệu quả tiếp tục tăng và những nghề khai thác không hiệu quả tiếp tục giảm: nghề lưới kéo giảm từ 22,5% năm 2001 xuống còn 17,6% năm 2010, nghề lưới rê tăng từ 24,5% năm 2001 lên 36,8% năm 2010, các nghề lưới vây, nghề câu, nghề vó, mành từ năm 2001 đến 2010 đều giảm [69]. Năm 2010, cả nước đạt 2,42 triệu tán thủy sản các loại, tăng 40,7% so với năm 2001, trong đó khai thác biển chiếm 92%, khai thác xa bờ chiếm 6 49,4%, còn lại sản lương ven bờ chiếm 50,6% tổng sản lượng khai thác hải sản toàn quốc; Sản lượng khai thác hải sản ở vùng biển gần bờ tăng khoảng 1,1%/năm, ở vùng biển xa bờ khoảng 10,3%/năm ( 2001- 2010); Sản lượng ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ có xu hương tăng từ 14,3% năm 2001 lên 17,45 năm 2010, còn lại các vùng biển khác đều có xu hướng giảm nhẹ [69]. Ngư dân nghề cá sử dụng lao động trên và dưới tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, ngư dân hành nghề tự do, vãng lai chiếm trên 99%. Nghiên cứu trên ngư dân miền trung có trình độ văn hóa thấp, mù chữ chiếm tỷ lệ cao (16,7% với ngư dân nghề cá và 25,5% với ngư dân lặn [63]. 1.1.2. Đặc điểm họ nghề đánh bắt hải sản ở nước ta Bảng 1.2. Tình hình họ nghề khai thác hải sản giai đoạn 2001-2010 Năm 2001 TT Hạng mục Năm 2010 chiếc % chiếc % Tốc độ tăng trung bình (%/năm) 1 Họ lưới kéo 6761 22,5 22554 17,6 3,4 2 Họ lưới rê 18251 24,5 47312 36,8 11,2 3 Họ lưới vây 5736 7,7 6188 4,8 0,8 4 Họ nghề câu 14676 19,7 21896 17,0 4,5 5 Họ lưới vó mành 5811 7,8 9872 7,7 6,1 6 Họ nghề cố định 5587 7,5 4240 3,3 -3,0 7 Họ nghề khác 7673 10,3 16387 12,8 8,8 74.495 100 128.449 100 6,2 Tổng * Nguồn: theo Cục KT&BVNLTS- Tổng cục Thủy sản [69]. Các loại nghề khai thác cá biển ở nước ta rất đa dạng, theo thống kê hiện nay, có trên 20 loại nghề khác nhau, nhưng đối với nghề đánh bắt cá xa bờ, thì bao gồm lưới kéo: 30,6%; lưới cản (lưới rê): 21,3%, nghề câu: 18,6%, nghề vây: 7,5% và các nghề khác là 22,0% số lượng tàu thuyền [69]. Đặc điểm các họ nghề đánh bắt hải sản xa bờ khác nhau và phân bố khác nhau tùy theo vùng, miền ngư trường đánh bắt, cơ bản như sau [24]: 7 * Nghề lưới kéo Nghề lưới kéo là một phương thức đánh bắt chủ lực, chiếm khoảng 1/3 tổng số tàu thuyền đánh bắt. Đánh bắt thủy sản sinh sống ở tầng đáy, nền đáy biển tương đối bằng phẳng, độ sâu thường từ 20 - 100m. Thường phải sử dụng tàu thuyền có công suất lớn, kéo chiếc lưới hình dạng túi, miệng túi được mở lớn bằng giềng phao ở trên, giềng chì ở dưới và hai cánh lưới ở hai bên cào sát đáy biển để bắt cá [24]. * Nghề lưới vây Nghề lưới vây (còn gọi là nghề vây rút chì) chiếm khoảng 17% tổng số tàu thuyền, chuyên đánh bắt các loài cá tầng nổi hoặc tầng giữa như các loài cá nục, cá ngừ, cá cơm… khi phát hiện đàn cá, dùng tàu thả lưới vây thành vòng tròn xung quanh đàn cá rồi kéo dây rút gọn giềng chì để thắt kín đáy không cho đàn cá thoát xuống dưới, sau đó thu dần vào lưới, dồn cá vào từng lưới rồi dùng vợt xúc cá lên tàu. Nghề lưới vây dùng ánh sáng đánh bắt cá ban đêm gọi là nghề lưới vây ánh sáng. Mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, lưới vây cá cơm có thể đánh bắt đến tháng 9 [24]. * Nghề lưới cản Nghề lưới cản (còn gọi là nghề lưới rê) là một trong những nghề đánh bắt quan trọng, đánh bắt dựa trên nguyên tắc dùng lưới thả trôi chắn ngang hướng di chuyển của đàn cá để cá mắc dính vào lưới (thân cá đóng vào mắt lưới). Có các nghề lưới cản (lưới rê nilông), lưới rê cước, rê đáy, lưới chuồn. Nghề lưới cản đánh bắt cá di chuyển tầng nổi như cá ngừ, cá thu, cá nục lớn. Ngư trường đánh bắt khá rộng, từ vùng biển ven bờ ra đến vùng khơi [24]. * Nghề mành đèn, mành chà Nghề mành đèn là nghề truyền thống lâu đời, thường đánh bắt cá nhỏ ven bờ như cá nục, cá trích, cá bạc má, mực ống, hoạt động vào ban đêm, dựa trên nguyên tắc dùng ánh sáng đèn măng sông hoặc đèn nê ông để thu hút đàn 8 cá. Ban đêm, những đàn cá thường bị thu hút vào vùng ánh sáng. Khi quan sát thấy đàn cá bị ánh sáng thu hút mạnh đến độ "say đèn", thì lựa chiều gió, hướng nước chảy thích hợp rồi thả lưới giăng sẵn; sau đó di chuyển ánh sáng để dẫn đàn cá vào trên miệng lưới rồi nhanh chóng cất lưới lên để bắt cá. Nghề mành chà cũng là nghề truyền thống lâu đời, lợi dụng tập tính các loài cá nổi thường tập trung núp bóng ở các gò, rạn, vật trôi nổi trong nước, ngư dân thường thả những gốc chà rạo dọc ven biển để thu hút các loại cá nổi nhỏ, khi đàn cá di chuyển qua, gặp các gốc chà rạo chúng thường tụ tập lại để "dựa bóng" bắt mồi. Khi thấy đàn cá tụ tập nhiều, người ta lựa chiều gió, hướng nước chảy thích hợp rồi thả lưới mành để bắt cá [24]. * Nghề câu khơi Nghề câu khơi thường đánh bắt các loại cá nhám, cá mập để lấy vây cá (vi cá) làm hàng thủy sản xuất khẩu. Tàu thuyền nghề câu khơi có công suất tới 155CV, có kết cấu vững chãi đủ sức chịu đựng sóng gió biển khơi dài ngày, mỗi chuyến biển có khi kéo dài tới 2 - 3 tuần. Cấu tạo vàng câu gồm có dây câu chính, chiều dài có khi hàng chục cây số, dọc trên chiều dài là các thẻo câu có gắn lưỡi câu, chiều dài thẻo câu có thể thay đổi tùy theo độ sâu tầng nước cá di chuyển. Mồi câu là các loại cá nhỏ như cá chuồn, cá nục được móc vào lưỡi câu. Khi trời bắt đầu tối người ta tiến hành móc mồi thả câu, quá nửa đêm về sáng người ta bắt đầu thu câu, gỡ cá [24]. * Nghề pha xúc Nghề pha xúc du nhập vào từ những năm cuối thập kỷ 90 (thế kỷ XX) trở lại đây, chủ yếu đánh bắt những đàn cá cơm xuất hiện di chuyển theo dòng hải lưu vào sát ven bờ. Nguyên lý đánh bắt của nghề pha xúc là sử dụng ánh sáng cực mạnh của chùm đèn pha có công suất từ 5.000W - 10.000W để thu hút đàn cá nổi lên gần mặt nước, rồi ngay lập tức dùng lưới để xúc cá lên thuyền. Mùa vụ khai thác chính là từ tháng 2 đến tháng 4 [24]. * Nghề lặn biển 9 Dụng cụ lặn đơn giản chỉ gồm máy nén khí và đường ống dẫn khí. Thợ lặn ngậm ống cao su được cung cấp khí liên tục bằng máy nén khí, nhờ đó thợ lặn có thể lặn dưới nước hàng giờ để bắt các loài cá, tôm hùm, ốc biển, hải sâm. Ngư trường của nghề lặn bắt hải sản là các gò rạn từ vùng ven bờ cho tới các quần đảo ngoài khơi xa như Trường Sa, Hoàng Sa [24]. 1.1.3. Đặc điểm cấu tạo tàu đánh bắt hải sản xa bờ Đặc điểm cấu tạo tàu ảnh hưởng không nhỏ đến tính chất môi trường lao động của ngư dân. Do đặc điểm ngư dân ngoài việc thực hiện quá trình lao động khai thác thì mọi hoạt động khác như sinh hoạt, ăn ngủ đều diễn ra trên tàu. Đặc điểm cấu tạo, đặc điểm chất liệu ảnh hưởng nhiều đến điều kiện môi trường trên tàu, nhất là các chỉ số vi khí hậu như nhiệt độ, bức xạ nhiệt, ồn-rung và các chỉ số an toàn lao động kèm theo như trơn trượt. Tàu đánh bắt hải sản là tàu có kết cấu và tính năng phù hợp với yêu cầu hoạt động của từng loại ngư cụ nhằm đạt hiệu quả đánh bắt cao. Phân loại tàu thuyền đánh cá dựa vào các yếu tố sau: Trang bị động lực: tàu đánh bắt xa bờ đều là tàu có lắp máy với công suất trung bình – cao trở lên (theo quy định phải từ 90 CV trở lên) [15]. Loại ngư cụ - Tàu thuyền làm nghề lưới kéo - Tàu thuyền làm nghề lưới vây - Tàu thuyền làm nghề lưới rê - Tàu thuyền làm nghề câu - Tàu thuyền làm nghề chụp mực Vật liệu vỏ tàu - Tàu vỏ gỗ - Tàu vỏ thép - Tàu vỏ xi măng lưới thép - Tàu vỏ composit Đặc điểm cấu tạo vỏ tàu ảnh hưởng quan trọng đến khả năng điều nhiệt, đến điều kiện vi khí hậu bên trong tàu. Trong đó chất liệu vỏ tàu ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ, phản xạ nhiệt trong điều kiện bức xạ nhiệt trên biển nước ta rất cao, nước ta cấu tạo chủ yếu vỏ tàu là chất liệu gỗ [69]. 1.1.4. Tổ chức lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 10 Vấn đề tổ chức lao động trong hành trình trên biển cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động. Nghề đánh bắt hải sản Việt Nam vẫn mang tính chất nhỏ lẻ và theo kinh nghiệm. Trong suốt hành trình đi biển đánh bắt cá ngoài thời gian di chuyển tới ngư trường là thời gian lao động, ngư dân rất ít thời gian được nghỉ ngơi hoàn toàn. Thời gian đánh bắt hải sản lại thường về đêm và có thể kéo dài phụ thuộc vào luồng cá, và công việc đánh bắt. Lao động dài ngày, thời gian làm việc kéo dài và thường làm việc về đêm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động. Kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2012) cho thấy thời gian lao động trung bình trong ngày của ngư dân là 12,3  1,9 giờ, không có nghỉ giữa ca. Mỗi chuyến đi biển đánh bắt xa bờ trung bình là 19,5  6,2 ngày. Hầu hết ngư dân khi đánh bắt hải sản xa bờ đều lao động vào ban đêm (86,1%) [37] . Nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến (2007) trên ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ thuộc xã Lập Lễ, Hải Phòng thấy thời gian lao động trung bình một ngày của ngư dân dài (11,17 giờ), không có thời gian nghỉ giữa ca và chủ yếu là lao động về đêm (87,8%) [71] . Lao động nặng nhọc trong môi trường khắc nghiệt, thời gian lao động kéo dài kết hợp với sự đảo lộn nhịp sinh học là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ. Mặt khác, tổ chức lao động khi tàu hành trình trên biển thường theo quy trình đơn điệu và buồn tẻ, lặp đi lặp lại, gây buồn chán dẫn tới tình trạng căng thẳng về tâm sinh lý, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thuyền viên. Như vậy, đánh bắt hải sản xa bờ là một ngành nghề truyền thống, lâu đời. Trong giai đoạn tiếp theo sẽ có nhiều hứa hẹn thay đổi, và trở thành một ngành nghề khai thác đại dương quan trọng của mỗi quốc gia có biển, trong đó có nước ta. Nhiều vấn đề cần nghiên cứu như sự thay đổi trong cơ cấu lao động (sẽ không chỉ là ngành nghề truyền thống đơn thuần như trước đây), yếu 11 tố khoa học công nghệ trong chế tạo tàu, đánh bắt hải sản, công nghệ khai thác, công nghệ hàng hải, công nghệ bảo quản, các dịch vụ hỗ trợ hậu cần nghề cá v.v… những thay đổi đó cũng sẽ có những tác động khác nhau đến sức khỏe và công tác bảo đảm sức khỏe của ngư dân. 1.2. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ 1.2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn trên biển Môi trường tự nhiên là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là đặc điểm khí tượng, thời tiết, thủy văn trên biển. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn trên biển tại hầu hết các ngư trường mang nhiều đặc điểm bất lợt như tính chất thay đổi thất thường, khó dự báo, thay đổi quá mức đột ngột từ bình thường sang nguy hiểm, tính chất khắc nghiệt và nhiều các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan khác như bão, giông, áp thấp. 1.2.1.1. Đặc điểm khí hậu – thời tiết Nước ta nằm bên bờ biển Đông, phía Bắc giáp biển Nam Trung Hoa, Phía Nam giáp các nước Đông Nam Á như Indonesia, Philipin, Malaysia… Vị trí địa lý và địa hình vùng biển nước ta tạo nên chế độ khí hậu, thời tiết đa dạng và phức tạp. Nước ta chịu tác động của nhiều loại hệ thống thời tiết như: - Hệ thống thời tiết phía Bắc chịu ảnh hưởng chủ yếu đến biển nước ta và mùa đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) với biểu hiện chủ yếu là gió mùa Đông Bắc. Vào thời điểm này nhiệt độ không khí thường thấp (trung bình 15oC đến 20oC ), khô hanh, lạnh. Gió mùa Đông Bắc có khi mạnh cấp 6, 7 có thể đến cấp 8, 9. - Hệ thống thời tiết phía Nam chịu tác động của áp thấp mùa hạ Châu Á và giải áp thấp xích đạo. Hệ thống thời tiết này kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mạnh nhất vào tháng 8 và tháng 9. Đặc trưng của hình thái thời tiết này là gió mùa Tây Nam, là nguyên nhân hình thành nên các cơn áp thấp nhiệt đới và bão. - Hệ thống thời tiết phía tây chịu tác động của áp thấp Ấn Miến. Hệ thống này chịu ảnh hưởng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong thời gian 12 này biển thường có giông bão, mưa rào, sương mù, lốc, vòi rồng …trong giông bão gió có thể giật cấp 8, 9 thậm chí cấp 12 là loại hình thời tiết đặc biệt nguy hiểm. - Hệ thống thời tiết phía Đông chịu tác động mạnh mẽ của hai hệ thống là lưới cao áp cận nhiệt đới và nhiều giông bão nhiệt đới như bão, áp thấp, giông … Hệ thống này chịu tác động đến vùng biển nước ta từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng mạnh nhất vào tháng 8 đến tháng 9. Đây là loại hình thời tiết nguy hiểm rất lớn đến tính mạng, sức khỏe của ngư dân. 13 Hình 1.1. Bản đồ vùng biển, thềm lục địa Việt Nam * Nguồn: theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (2015) [67]. Biển là nơi hình thành các cơn áp thấp, giông, bão và các trận cuồng phong, hậu quả gây nên những trận biển động với độ cao của sóng rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất cũng như an toàn sinh mạng của ngư dân. 1.2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện thủy văn Đặc điểm thủy văn gồm các yếu tố như thủy triều, dòng chảy, nhiệt độ, độ mặn nước biển, sóng biển. Trong các yếu tố này thì tính chất và mức độ sóng biển ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động nghề nghiệp cũng như sức khỏe của ngư dân. Độ cao sóng biển trung bình ở nước ta 1m, khi biển động sóng có thể cao 3- 4 m, và trong giông bão có thể cao 5- 6m và cao hơn. Khi lao động trên biển, sóng biển gây rung, lắc tàu và dẫn đến say sóng. Tình trạng rung lắc của tàu phụ thuộc vào trạng thái sóng, gió, kỹ thuật điều khiển tàu, cấu trúc, trọng tải và tốc độ di chuyển của tàu [7], [27]. - Thời gian chòng chành tự nhiên của tàu có trọng tải lớn và rộng nhiều hơn so với những tàu có trọng tải nhỏ, nên chòng chành êm dịu và nhịp nhàng hơn. Chòng chành nhanh của tàu có trọng tải ít và tốc độ nhanh dẫn tới say sóng hơn so với chòng chành lên xuống nhịp nhàng của tàu có trọng tải lớn, tốc độ chậm [27]. - Chòng chành có thể theo mạn tàu (chòng chành ngang) hoặc theo dọc tàu. Càng ở ngoại vi tàu (mạn tàu, đầu, đuôi tàu) biên độ dao động của chòng chành càng lớn. Chỗ giao điểm giữa hai đường trung tuyến dọc và ngang tàu là nơi ít xảy ra chòng chành nhất, được sử dụng như là nơi để tránh say sóng [27]. - Chòng chành do sóng lừng: xuất hiện sau khi biển động, gió đã ngừng. Mặt biển hầu như im lặng, nhưng trên thực tế sóng vẫn di chuyển 14 chậm và nhịp nhàng, làm cho tàu chìm xuống và nổi lên theo chiều thẳng đứng và di chuyển chậm, có đặc điểm gần giống như chòng chành theo dọc tàu. Lúc này người ở trên tàu phải chịu lực tác động của lực kéo chìm của tàu và lực nâng lên của sóng nên trọng lượng của cơ thể lúc tăng, lúc giảm. Khi tàu nhô lên đỉnh sóng, thủy thủ có cảm giác như “người như bị nhấc bổng lên, chân như rời khỏi boong tàu”, còn khi tàu chìm xuống chân sóng thì cảm thấy như “chân đè và ấn mạnh vào mặt boong tàu” [27]. - Chòng chành ngang tàu gây say sóng (3,2%) ít hơn so với các chòng chành khác (chòng chành dọc tàu: 29,7%, chòng chành do sóng lừng: 30,8%). - Chòng chành của tàu giảm đi nếu tàu đi xuôi theo chiều của sóng. Nếu đi xuôi theo chiều của sóng chòng chành ở mức 30 - 40 o, nhưng nếu đi ngược chiều sóng hoặc sóng đánh tạt ngang vào thành tàu thì chòng chành ngang tàu tăng lên tới 130 - 140o [27]. Tốc độ gió càng lớn thì chiều dài của bước sóng chiều cao của sóng và thời gian của một chu kỳ sóng càng nhiều. Nếu bước sóng dài tới 60 - 70m thì chòng chành lên xuống càng cao và càng dễ gây say sóng [27]. Các nghiên cứu đều cho rằng đáp ứng của cơ thể với tác động của sóng gió có nhiều biểu hiện khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tàu, cấp sóng biển, số lần đi biển, vị trí công tác trên tàu, tình trạng sức khoẻ. 1.2.2. Ảnh hưởng môi trường lao động trên tàu biển Trong suốt thời gian hoạt động trên biển, con tàu vừa là nơi lao động, phương tiện lao động, đồng thời vừa là nơi ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí 24/24 giờ trong ngày của ngư dân và thuyền viên. Vì vậy, người lao động phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trên tàu đến sức khoẻ không những trong lúc lao động mà ngay cả lúc nghỉ ngơi, cả trong ngủ, nghỉ. 1.2.2.1. Đặc điểm vi khí hậu trên tàu biển 15 Môi trường vi khí hậu gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến sức khoẻ ngư dân. Lao động trên biển, con người chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ không khí nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Về mùa hè, ngoài các bức xạ trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống, người lao động còn phải chịu sức nóng gián tiếp từ các tia bức xạ từ mặt nước phản chiếu lên cộng với sức nóng do các máy móc hoạt động toả ra. Chính điều này làm cho nhiệt độ bên trong con tàu tăng lên, đặc biệt trong buồng máy. Sự chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa buồng máy với các vị trí khác trên tàu, giữa trong và ngoài tàu, người lao động phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác làm cản trở quá trình điều nhiệt, làm cơ thể khó thích nghi, gây mệt mỏi, giảm khả năng lao động, thậm chí gây các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới nóng ẩm nên độ ẩm của khí hậu nói chung đều rất cao, cao nhất là vào mùa xuân hè. Tàu đánh bắt hải sản chỉ có thông gió tự nhiên nên ẩm độ tuỳ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên của biển. Mặt khác, do môi trường lao động của nghề cá luôn luôn ẩm ướt nên độ ẩm ở trên tàu thường xuyên ở mức cao. Nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Minh (2012) đo vi khí hậu tại các vị trí buồng lái, buồng nghỉ, hầm máy và boong tàu tại ngay bến đỗ cho thấy có 65,2%- 80,4% số mẫu nhiệt độ, 65%- 73,9% số mẫu đo độ ẩm và 34,8%73,9% số mẫu đo bức xạ nhiệt cao hơn TCVSCP [37]. Tác giả Lê Hoàng Lan và cs. (2012) đo vi khí hậu trên 08 tàu công ty VOSCO và 05 tàu công ty Vitranschart thấy nhiệt độ trung bình tại các vị trí trên tàu đều vượt quá TCVSCP, nhiệt độ buồng máy cao nhất (37,5 0c), tốc độ gió tại boong cũng vượt quá TCVSCP (2,8m/s), chỉ có độ ẩm tại cả 3 vị trí đều trong giới hạn cho phép [32]. 1.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý và hóa học khác trên tàu biển 16 * Tiếng ồn Lao động tên tàu biển, ngư dân phải tiếp xúc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Đây là vấn đề nan giải nhất trên tàu biển, rất khó để khắc phục. Trong khi hành trình trên biển, tàu phải vận hành tất cả các máy chính có tiếng ồn còn cao và diễn ra liên tục suốt ngày đêm. Và ô nhiễm tiếng ồn trên các tàu biển còn thấy ngay cả khi tàu ở trong cảng chỉ có các máy hoạt động. Rapisarda. và cs. (2004) đo tiếng ồn trên 6 tàu đánh cá ở các phòng động cơ, khu vực làm việc trên boong, khu vực phòng ăn, phòng ngủ... thấy mức áp âm trong các phòng động cơ luôn vượt quá 90 dBA trên tất cả các tàu thuyền khi vận tốc của tàu là 3-4 hải lý trong giai đoạn khai thác và khoảng 10 hải lý/giờ trong thời gian di chuyển qua các ngư trường. Các tác giả cho rằng cần phải đề xuất các biện pháp nhằm làm giảm ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe của ngư dân [105] . Tiếng ồn tần số cao sẽ gây giảm sức nghe, điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn tần số thấp, tuy không gây điếc nghề nghiệp nhưng cũng gây giảm sức nghe và nguy hiểm hơn là gây rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh thực vật, qua đó nó ảnh hưởng đến chức năng của hàng loạt các cơ quan như tim mạch, tiêu hóa Ngoài ra, nếu tiếng ồn kết hợp với rung sẽ làm tăng tác dụng có hại của nhau lên vì vậy ồn và rung trên tàu biển có tác động tệ hại nhất đến sức khỏe thuyền viên [28], [30]. * Xóc và rung lắc trên tàu biển Rung lắc gây nên do tác động bởi hoạt động cơ học, máy móc của tàu hoạt động như chân vịt, môtơ và các bộ phận phụ trợ, kết hợp với sóng biển. Ngay cả khi tàu không hoạt động vẫn xuất hiện rung lắc do tác động của sóng biển. Trong điều kiện tàu rung lắc, chòng chành người lao động ở tư thế bất lợi nên cơ thể luôn phải thực hiện các phản xạ để điều chỉnh tư thế và trong điều kiện như vậy, đòi hỏi hệ tiền đình và tiểu não phải vững vàng. Rung, lắc gây ảnh hưởng xấu lên hệ thống tuần hoàn và thần kinh cũng như hệ thống xương khớp. Rung, lắc làm tăng tác dụng có hại của tiếng ồn lên chức năng 17 cơ thể. Đây là rung toàn thân, tần số thấp, là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình với biểu hiện say sóng [28]. Nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Minh (2012) cho thấy trên tàu đánh bắt cá xa bờ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép trên tất cả các giải tần số đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 5 lần [37]. * Chiếu sáng trên tàu biển Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động, chất lượng lao động và an toàn lao động, ánh sáng không đảm bảo còn gây ra tình trạng nhức mắt, mỏi mắt, giảm thị lực và nhức đầu. Trong quá trình hoạt động trên tàu người lao động phải chịu tác động của nhiều hình thức chiếu sáng khác nhau như thiếu ánh sáng trong hầm máy, chiếu sáng quá mức trên boong tàu do ánh sáng mặt trời phản xạ bởi mặt nước biển hoặc ánh sáng đèn trên các con tàu chụp mực, câu mực. Yêu cầu chung tiêu chuẩn chiếu sáng không quá 5000 lux đối với nguồn sáng đèn dây tóc. Tuy nhiên nghiên cứu về chiếu sáng trên tàu câu mực của ngư dân thì người lao động đã sử dụng về dàn đèn ánh sáng nhân tạo có công suất cực lớn trên 5000 lux gây nguy hiểm cho mắt, làm chói, loá mắt và mỏi mắt, dẫn đến tỷ lệ bị bệnh mắt ở ngư dân khá cao [37]. * Hơi, khí độc trên tàu biển Trong quá trình lao động trên biển, thuyền viên và ngư dân còn có thể bị ảnh hưởng bởi hơi, khí độc. Những hơi khí độc có nguồn gốc từ xăng, dầu và các loại hóa chất tích trữ ở trên tàu có thể gây ngộ độc hoặc các bệnh lý khác nhau, đặc biệt là ung thư [98]. Bùi Thị Hà (2002) thấy trên các tầu vận tải xăng dầu hơi chì trong buồng thuỷ thủ và trong buồng máy cao gấp nhiều lần TCVSCP (0,005mg/m3) [21]. 1.2.2.3. Điều kiện vệ sinh môi trường, tiếp tế nước ngọt trên tàu biển Tàu hoạt động trên biển, điều kiện để xử lý, giữ gìn vệ sinh khó khăn hơn nhiều so với khi tàu cập bến hay so với trên đất liền, nhất là các loại tàu nhỏ mà nơi ở cũng là nơi sinh hoạt, lao động. Tất cả bó hẹp trong khuôn khổ 18 của con tàu, nên điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, bệnh ngoài da của các ngư dân. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến (2007) việc giữ gìn vệ sinh trên tàu biển khó khăn do khoảng không gian trong tàu quá chật hẹp, nơi sinh hoạt và sản xuất liền kề nhau, ý thức giữ gìn vệ sinh của ngư dân còn thấp, công tác 3 diệt (diệt ruồi muỗi, diệt gián, diệt chuột) gần như không được thực hiện trên các tàu nên thường xuyên có côn trùng và động vật truyền bệnh [71]. Nghiên cứu của Oldenburg M. và cs. (2008) trên 145 người lao động biển bằng phỏng vấn và test áp da cho thấy 26,9% người cho kết quả dương tính với dị nguyên từ gián, trong đó có 52,8% số người phát hiện IgE với dị nguyên trên, và 13,5 trong đó có biểu hiện hạn chế thông khí [101]. Nước ngọt sạch đủ sử dụng trên tàu cũng là vấn đề nan giải, đặc biệt là tàu nhỏ. Chất lượng nước phụ thuộc vào nguồn nước cấp, công tác vệ sinh dụng cụ chứa, bảo quản nguồn nước khi sử dụng. Tàu đánh bắt xa bờ thời gian kéo dài nên lượng nước ngọt chỉ đủ để sử dụng cho nhu cầu tối thiểu. Nước sạch trên tàu thường có số lượng ít, dụng cụ chứa không bảo đảm. 1.2.2.4. Đặc điểm lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ Lao động trên tàu đánh cá xa bờ thường có hai bộ phận công việc chính đó là lao động trên boong, lao động trên bộ phận máy. Trong điều kiện thông thường ngư dân có thể làm cả hai công việc trong một hành trình. Lao động trên boong thực hiện theo dây truyền sản xuất bao gồm thả lưới, thu lưới, phân loại cá, bảo quản cá. Ngư dân phải làm việc trong điều kiện thời tiết phức tạp như sóng, gió, sự rung lắc, mưa, nắng, giá rét thất thường và trong diện tích chật hẹp. Lao động của bộ phận máy phải làm việc liên tục trong không gian chật hẹp của buồng máy với nhiệt độ cao, sự rung lắc, tiếng ồn lớn, thiếu ánh sáng, lưu thông không khí kém, thường xuyên phải hít thở không khí có mùi dầu mỡ và các hơi khí độc do máy tàu thải ra. 19 Để duy trì hoạt động liên tục của con tàu trên biển, ngư dân khai thác hải sản phải bắt buộc thực hiện chế độ đi ca (mỗi người lao động làm 2 ca trong một ngày), khoảng thời gian rỗi dành để ngủ một phần, phần còn lại là thời gian dư thừa. Đặc trưng của thời gian rảnh rỗi của mỗi người là các hoạt động phục vụ gia đình, vui chơi giải trí, quan hệ xã hội, nhưng ở trên tàu người lao động không có điều kiện thực hiện việc này. Tất cả thời gian của họ tuân thủ theo thời gian biểu đơn điệu, có phần nhàm chán. Những điều này gây tình trạng tâm lý bất ổn định, đời sống tẻ nhạt và dễ đến các hoạt động tiêu cực, thiếu lành mạnh như cờ bạc, nghiện thuốc lá, rượu và tâm lý xả hơi khi tàu được cập bến [9], [32], [78], [119]. Ở CHLB Đức, Oldenburg M. và cs. (2009) xác định các yếu tố gây stress ở 134 thủy thủ đi biển (81,3% trả lời đúng) với 23 yếu tố gây stress. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố gây stress nhiều nhất đối với thủy thủ là sống xa gia đình (48 lượt), áp lực công việc (30 lượt), làm việc liên tục trong ngày (28 lượt), vi khí hậu nóng tại nơi làm việc (24 lượt), thiếu sự hiệp đồng giữa các thành viên (16 lượt) [102]. Ở Anh, Roberts S. E. (2004) thấy ở thuyền viên và ngư dân cũng thường xảy ra các bạo lực gây chết người. Trong giai đoạn 1976- 2002 đã xảy ra 46 vụ giết người liên quan đến công việc (44 thuyền viên và 02 ngư dân) với tần suất 1,5/100.000 công nhân/năm. Tỷ lệ bạo lực gây chết người trên các tàu thuyền ở Anh đã tăng từ 2,7/100.000 người/năm (1961- 1965) lên đến 4,4/100.000 người giai đoạn 1971- 1975 và giảm xuống 0 trong giai đoạn 1996- 2002 [109]. Bùi Thị Hà (2002) điều tra đặc điểm tâm sinh lý thuyền viên thấy trong suốt hành trình, thuyền viên Việt Nam luôn chịu gánh nặng về tâm lý, cảm giác cô đơn giày vò chiếm tỷ lệ cao 72%. Toàn bộ thuyền viên phải sống giam mình trong không gian chật hẹp vừa là nơi lao động, vừa là nơi sinh hoạt nên họ thường có cảm giác rất gò bó, tù túng. Thêm vào đó là cộng đồng lao động trên tàu chỉ toàn một giới nam. Hoạt động trên tàu lặp đi, lặp lại dễ gây buồn 20 chán trong khi thuyền viên bị cô lập với gia đình, bạn bè. Nhu cầu tình cảm của họ bị thiếu thốn, việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí chưa được chú ý đúng mức, thiếu các thông tin và các hoạt động văn hoá [21]. Nguyễn Đình Khuê và cs. (2014) nghiên cứu trên 1003 ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ của thị xã Cửa Lò thấy tỷ lệ ngư dân làm việc trên 8h/ngày chiếm 99,2%, trong đó làm việc từ 9-12h/ngày chiếm 62,1%, trên 12h/ngày chiếm 25,5%, chủ yếu lao động trên boong tàu chiếm 76,4%, lao động theo ca kíp, cả ban ngày và ban đêm chiếm 75%, chỉ làm đêm chiếm 23,5%, 76,6% ngư dân làm việc trong điều kiện ẩm ướt, 62,1% làm việc trong điều kiện rất nóng/rất lạnh [31]. * Bảo hộ lao động Hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của của nước ta hầu hết là nhỏ lẻ, tự phát, trang bị còn thiếu đồng bộ. Công tác BHLĐ cho các thuyền viên còn nhiều bất cập như trang bị thiếu, sử dụng không đầy đủ, thường xuyên [63], [71]. Nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Minh (2012) cho thấy các tàu đã trang bị cho ngư dân các trang thiết bị bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, ủng, áo cứu sinh, phao bơi). Nhưng số lượng trên thưc tế không đủ so với số thành viên trên tàu. Tỷ lệ ngư dân mang quần áo bảo hộ, găng tay và ủng, áo cứu sinh khi lao động chiếm tỷ lệ thấp (23,2%,43,6% và 50,3%,23,4%) [37]. Phỏng vấn ngư dân về kiến thức an toàn về sinh lao động thấy chỉ có 37,6% ngư dân được hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động. Trong đó chủ yếu là từ phương tiện truyền thông (18,3%), còn lại là từ nguồn khác như đồng nghiệp, người thân… (9,3%). Số người được cán bộ kỹ thuật và cán bộ y tế hướng dẫn chiếm tỷ lệ thấp (5,9% và 4,1%) [37]. Nguyễn Đình Khuê và cs. (2014) nghiên cứu trên 1003 ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ của thị xã Cửa Lò thấy: 38,6% ngư dân không được tập huấn về an toàn lao động, 28,4% ngư dân không có bất kỳ một trang bị nào về bảo hộ lao động, ngư dân không biết về phòng chống cháy, nổ chiếm 48,9%,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất