Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường đại học thủ đô hà nội...

Tài liệu định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường đại học thủ đô hà nội

.PDF
96
795
142

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG THỊ THU TRANG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Toàn pii Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào./. Tác giả luận văn Dương Thị Thu Trang LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý - Học viện Khoa học Xã hội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Nguyễn Hữu Toàn người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên của trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã cộng tác nhiệt tình trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế, chắc chắn công trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để công trình hoàn thiện hơn./. Hà Nội, ngày .... tháng 2 năm 2017 Học viên Dương Thị Thu Trang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.2. Biểu hiện định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm Tiểu kết chương 1 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 10 10 20 25 28 29 29 30 2.3. Địa bàn khảo sát 35 Tiểu kết chương 2 36 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.1. Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội 37 3.2. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tiểu kết chương 3 64 37 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 77 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Đánh giá của sinh viên về vai trò của nghề dạy học 38 Bảng 3.2 Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị nghề dạy học 39 Bảng 3.3 Nhận thức của sinh viên về giá trị kinh tế của nghề dạy học 42 Bảng 3.4 Nhận thức của sinh viên về giá trị thăng tiến của nghề dạy học 45 Bảng 3.5 Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức của nghề dạy học 47 Bảng 3.6 So sánh nhận thức của 3 khối sinh viên về các giá trị nghề dạy học 49 Bảng 3.7 Hứng thú của sinh viên đối với nghề dạy học 52 Bảng 3.8 So sánh sự hứng thú của sinh viên qua các năm học tập 54 Bảng 3.9 Niềm tin của sinh viên đối với nghề dạy học 55 Bảng 3.10 So sánh niềm tin của sinh viên qua các năm học tập 56 Bảng 3.11 Động cơ chọn nghề dạy học của sinh viên 57 Bảng 3.12 Tính tích cực hành động của sinh viên 59 Bảng 3.13 So sánh tính tích cực hành động của sinh viên qua các năm học tập. 62 Bảng 3.14 Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên 64 Bảng 3.15 Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên 65 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động, quyết định lối sống cá nhân. Tính hiệu quả, thiết thực trong hoạt động của mỗi cá nhân phụ thuộc rất lớn vào định hướng giá trị của họ. Định hướng giá trị luôn có ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nội lực của mỗi cá nhân trong hoạt động của mình. Định hướng giá trị sẽ quy định xu hướng phát triển nhân cách và từ đó chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người. Bất cứ hoạt động nào của cá nhân đều được quyết định bởi hệ thống thang giá trị đặc thù của chính cá nhân và nhóm đó. Do đó, mỗi cá nhân để sáng tạo ra các giá trị hữu ích cho xã hội thì họ cần có định hướng giá trị phù hợp. 1.2. Định hướng giá trị nghề là cơ sở của hoạt động nghề, điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động, quyết định sự lựa chọn nghề của cá nhân. Tính hiệu quả, thiết thực trong hoạt động nghề của mỗi cá nhân phụ thuộc rất lớn vào định hướng giá trị nghề của họ. Trong bối cảnh của thời đại mới, thời đại của nền kinh tế kỹ thuật đã dẫn đến sự chuyển đổi thang giá trị của xã hội và tất yếu dẫn đến sự đánh giá và lựa chọn khác nhau về nghề nghiệp. Việc định hướng giá trị các ngành, nghề trong xã hội ảnh hưởng đến mỗi cá nhân tham gia vào ngành nghề đó trong việc phấn đấu rèn luyện để đạt được thang giá trị của nghề nghiệp mà mình lựa chọn. 1.3. Hình thành, phát triển định hướng giá trị nghề cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của các nhà trường. Do đó việc định hướng giá trị nghề cho sinh viên là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sinh viên chỉ thực sự phát huy hết năng lực của bản thân khi họ lựa chọn được nghề nghiệp đúng theo năng lực, sở trường của mình. 1.4. Hình thành, phát triển định hướng giá trị nghề cho sinh viên sư phạm là nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của các Nhà 1 trường sư phạm hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều sinh viên tìm đến với nghề dạy học bởi sự chi phối của các nhân tố khách quan như: gia đình, thầy cô hay bạn bè, họ chưa xuất phát từ yêu cầu của nghề, nhận thức, nhu cầu, sở thích và năng lực của bản thân đối với nghề dạy học. Trong quá trình học tập, phần lớn những sinh viên này thiếu tính tự giác, tích cực học tập rèn luyện. Vì vậy, việc định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của các Nhà trường sư phạm. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hà Nội. Nhận thức rõ vai trò công tác định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên sư phạm là nhân tố quyết định chất lượng đạo tạo, vì vậy trong những năm qua Nhà trường đã có nhiều giải pháp nhằm định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên. Vậy nên, đa số sinh viên sư phạm đã có ý thức rõ về nghề nghiệp tương lai, về trách nhiệm, nghĩa vụ của người sinh viên sư phạm, có hứng thú, say mê trong rèn luyện, học tập để trở thành người giáo viên. Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về giá trị nghề nghiệp. Họ thi tuyển vào ngành sư phạm với nhiều lý do, chứ không chỉ xuất phát từ việc nhận thức được giá trị đích thực và ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn của nghề nghiệp sư phạm. Vì vậy, trong quá trình đào tạo, những sinh viên này chưa thực sự tự giác, tích cực tu dưỡng, học tập và rèn luyện nghề nghiệp, chưa thực sự yên tâm và gắn bó với nghề đã chọn. Xuất phát từ thực tế cho thấy trong những năm qua mặc dù Nhà trường đã có nhiều giải pháp nhằm định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào về lĩnh vực định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên nhà trường. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào công tác xây dựng định hướng giá trị cho sinh viên Nhà trường, chúng tôi chọn vấn đề “Định hướng giá trị 2 nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề - Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về đặc điểm và sự phát triển của hệ thống định hướng giá trị cá nhân ở lứa tuổi học sinh phổ thông, sinh viên và các nhóm lứa tuổi trung gian. Đại diện tiêu biểu cho hướng này là các tác giả: N.D.Saiko, V.I. Ginijetsinxki....[9, tr.9]. Các công trình nghiên cứu theo hướng này đều khẳng định, sự phát triển định hướng giá trị gắn liền với mỗi giai đoạn lứa tuổi, được thể hiện qua các đặc điểm phát triển của cá nhân, sự thay đổi tính cấu tạo của hệ thống giá trị và sự thay thế các đặc điểm trước đây. Đặc biệt, ở lứa tuổi thanh niên là giai đoạn quan trọng hình thành hệ thống định hướng giá trị, điều đó ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cá nhân nói chung. Ở lứa tuổi này, bên cạnh các định hướng giá trị chung, thì định hướng giá trị nghề nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì đây là giai đoạn họ bắt đầu “bước vào” cuộc sống với tư cách là một công dân, họ phải xác định và chọn cho mình một nghề nghiệp. Sự biến đổi của xã hội, những tác động khác nhau của quá trình xã hội hoá đều ảnh hướng đến việc hình thành, biến đổi định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị nghề nghiêp của thanh niên. - Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các định hướng giá trị với sự hình thành đặc điểm tâm lý cá nhân, hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp. Đại diện tiêu biểu là N.A. Volkova, Z. Ransenbakh ...[9, tr.10-11]. Các kết quả nghiên cứu theo hướng này đã chỉ rõ vai trò của định hướng giá trị trong việc hình thành các đặc điểm tâm lý cá nhân: tính cách, xu hướng, sự xác định kế hoạch sống, động cơ làm việc, định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên. 3 Từ các hướng nghiên cứu trên cho thấy: Vấn đề định hướng giá trị vẫn đang được nghiên cứu theo các hướng khác nhau. Điều này đã phản ánh tính đa dạng trên các mặt biểu hiện của định hướng giá trị. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp - Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu định hướng giá trị nhân cách của sinh viên, thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường. Từ năm 1991-1995 nhiều đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước đã tiếp cận vấn đề giá trị và định hướng giá trị. Đặc biệt là các đề tài thuộc chương trình KX-07 “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm. Tiêu biểu trong chương trình nghiên cứu này là đề tài: “Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (1994), do tác giả Thái Duy Tuyên làm chủ nhiệm. Các tác giả khẳng định, định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam nói riêng và toàn xã hội nói chung đang có sự biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh những giá trị truyền thống như: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cần cù trong lao động... đã xuất hiện những giá trị mới như: tính năng động, chấp nhận cạnh tranh, tính hiệu quả thiết thực... Đồng thời cũng xuất hiện xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể, phai nhạt lý tưởng. Từ đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp điều chỉnh, giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên [30]. Công trình nghiên cứu “Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” (1995) là một nhánh của đề tài KX07-04, do tác giả Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm cũng khẳng định: Định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có sự biến đổi so với trước thời kỳ đổi mới. Trong đó, các giá trị truyền thống, giá trị chung như: nguyện vọng sống trong hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, mong có học vấn, nghề nghiệp, 4 sức khoẻ, gia đình,... vẫn được đề cao. Tuy nhiên, định hướng giá trị cũng thể hiện rõ tính thực dụng, cá nhân, mang dấu ấn của kinh tế thị trường. Từ đó, các tác giả đặt ra yêu cầu phải giáo dục giá trị cho nhân dân, nhất là học sinh, thanh niên nhằm chuẩn bị hành trang cho họ bước vào thế kỷ XXI. - Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề dạy học. Theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đăng Đông [7]; Nguyễn Thị Chanh [1]; Nguyễn Thị Huyền [16]v.v… Những công trình nghiên cứu này đã tiếp cận nghiên cứu định hướng giá trị nghề dạy học với nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú trên đối tượng là thanh niên, sinh viên các trường đại học - cao đẳng sư phạm hiện nay. Kết quả nghiên cứu đều khẳng định xu thế biến đổi trong định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị nghề dạy học nói riêng trước sự biến đổi của nền kinh tế xã hội. Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục những biểu hiện lệch lạc, không phù hợp và hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn cho sinh viên sư phạm. Nhìn chung, trong hơn hai thập kỷ qua, những công trình nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp ở trong nước cũng khá phong phú và đa dạng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt khi tiếp cận vấn đề này, các đề tài thường lấy lứa tuổi thanh niên, sinh viên là nhóm khách thể quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Tính đa dạng của kết quả nghiên cứu cho thấy “bức tranh toàn cảnh” về vấn đề định hướng giá trị của người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng hiện nay khá sôi động và chứa trong nó những mâu thuẫn nhất định. Những định hướng giá trị đó luôn biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) cho đến nay. Về hướng nghiên cứu, các đề tài chủ yếu tiếp cận vấn đề định hướng giá trị trên bình diện văn hóa học, xã hội học, đạo đức học, giáo dục học hoặc tiếp cận liên nghành. Hướng nghiên cứu định hướng giá trị trên bình diện tâm lý học còn ít công trình đề cập. Đặc biệt, cho đến nay, chưa có công 5 trình nào nghiên cứu về định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên có định hướng đúng đắn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên. - Khái quát những vấn đề lý luận về: Giá trị, định hướng giá trị nghề dạy học, định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên. - Khảo sát thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội . - Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. - Đề xuất một số kiến nghị về định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên là vấn đề rất rộng, tuy nhiên trong khuôn khổ công trình này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung chính yếu sau: 6 - Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Được biểu hiện cụ thể qua 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành vi. Cụ thể: + Nhận thức về giá trị của nghề dạy học: vai trò, tầm quan trọng và các giá trị của nghề dạy học (giá trị kinh tế, giá trị thăng tiến, giá trị đạo đức). + Thái độ đối với nghề dạy học: hứng thú, niềm tin và động cơ lựa chọn nghề dạy học + Hành động để học tập, rèn luyện, tu dưỡng để chiếm lĩnh các giá trị của nghề dạy học. - Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội (vốn tri thức hiểu biết về nghề dạy học, khuynh hướng, lý tưởng và niềm tin nghề dạy học, thái độ yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, gia đình, người thân, bạn bè, nhà trường và cộng đồng xã hội). 4.3. Khách thể nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định hướng giá trị nghề dạy học của 600 sinh viên thuộc 3 khóa: 2014 - 2017; 2015 2018; 2016 - 2019 đang theo học hệ Cao đẳng chính quy, trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây: - Nguyên tắc hoạt động: Hoạt động là phương thức hình thành, tồn tại, phát triển và thể hiện định hướng giá trị nghề nói chung và định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đồng thời định hướng giá trị nghề là cái giúp mỗi cá nhân nhận thức, tỏ thái độ lựa chọn nghề phù hợp với bản thân. Do đó nếu có định hướng giá trị nghề dạy học phù hợp sẽ giúp sinh 7 viên chủ động, tích cực học tập lĩnh hội tri thức để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nghề dạy học. Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường đại học Thủ đô Hà Nội được thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn như tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành động của sinh viên, tức là thông qua quan sát, đánh giá kết quả định hướng giá trị nghề của sinh viên. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Con người là một thực thể xã hội, có nhiều yếu tố chi phối đến định hướng giá trị nghề của nghề dạy học bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Do đó cần nghiên cứu định hướng giá trị nghề của sinh viên trong các mối quan hệ tương hỗ của nhiều yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội, điều kiện hoàn cảnh gia đình, nhà trường, xã hội.... 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; - Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (phiên bản 20.0) để phân tích dữ liệu thu được từ phiếu điều tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu: giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên. Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên được biểu hiện qua 3 mặt nhận thức, thái độ và hành động. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu thực tiễn làm sáng rõ về định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội biểu hiện qua các mặt nhận 8 thức, thái độ, hành động của sinh viên. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục, để từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục trong công tác định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên . Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Giá trị 1.1.1.1. Khái niệm giá trị Khái niệm giá trị được đề cập và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, đạo đức học… Trong triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị. Tuy nhiên, ở đây giá trị chủ yếu được xét theo quan điểm Mác xít nên giá trị được coi là hiện tượng xã hội đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của con người. Giá trị là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan [33, tr.51]. Dưới góc độ xã hội học, xuất phát từ quan điểm khác nhau, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giá trị. Dựa vào mục đích và ý nghĩa của hoạt động đối với cá nhân, Max Weber cho rằng giá trị là những gì có ý nghĩa và mang lại lợi ích cho chủ thể. Trong khi đó, dựa vào ý nghĩa của các giá trị đối với cuộc sống thì Giêm Pipon và Garich Belay (1991) cho rằng: Giá trị là các ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, nhóm hoặc xã hội mong muốn hoặc coi là có ý nghĩa. Đó là những chất lượng để đảm bảo cuộc sống, các chuẩn tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn [12]. Trong đạo đức học, giá trị luôn gắn liền với các khái niệm trung tâm như: cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội [28, tr.19]. Dưới góc độ Tâm lý, các nhà Tâm lý học đã sử dụng hàng loạt thuật ngữ có liên quan: ước muốn, nhu cầu hay động cơ. Trước hết, giá trị không 10 đồng nhất với ước muốn và nhu cầu. Các nhu cầu nảy sinh từ sự thiếu hụt, những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Ước muốn là sự mong mỏi nhằm vào một đối tượng hay trạng thái nhất định, những ước muốn có thể trở thành một nhu cầu, trong đó pha trộn những ước muốn tương ứng. Còn giá trị là những cái cần và có ích cho chủ thể. Mặt khác, các giá trị không phải là những động cơ. Động cơ là cái thôi thúc con người hoạt động, là đối tượng mà hoạt động cần chiếm lĩnh. “Một giá trị nào đó có thể có sức mạnh tương đối độc lập so với bất cứ động cơ đặc thù nào đó, dù rằng theo một nghĩa nào đó nó vẫn còn có chức năng là một hệ thống động cơ”[10, tr.139]. Khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu động cơ thúc đẩy hành vi, hoạt động của con người trong định hướng giá trị và dự báo xu hướng phát triển nhân cách. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là cái quy định mục đích của họat động. Đó là vấn đề sống còn của từng con người, mà tổng hợp lại có thể nói rằng vấn đề giá trị đi theo suốt đời người: xác định giá trị, hệ giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị (gọi tắt là xác định giá trị), rồi theo đuổi giá trị, rồi biểu hiện giá trị và thực hiện nó” [10, tr.150]. Như vậy, nói đến giá trị là nói đến việc đánh giá, tìm ra ý nghĩa của sự vật này, sản phẩm kia mà chủ thể quan tâm tới, có ước muốn đạt được để thực hiện một mục đích nào đấy. Theo tác giả Trần Trọng Thủy: “Giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình biểu thị các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ của hiện thực và các tư tưởng chuẩn mực, mục đích, lý tưởng được loài người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân con người” [31, tr.11]. Theo tác giả Thái Duy Tuyên, có nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị, thông thường có thể hiểu: “Giá trị là cái đáng quý, cái cần thiết, có lợi ích, có ý nghĩa, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, của giai 11 cấp, nhóm, xã hội nói chung. Giá trị là một phạm trù lịch sử, thay đổi theo thời gian, là một phạm trù xã hội, phụ thuộc vào tính chất của dân tộc, tôn giáo, cộng đồng” [32, tr.106]. Tác giả Lê Đức Phúc cho rằng: “Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể khách quan được đánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội thực tế và phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận thức đánh giá lựa chọn, giá trị trở thành một trong những động lực thúc đẩy con người theo xu hướng nhất định” [27, tr.19]. Tóm lại, qua xem xét các quan niệm về giá trị ở trên, kế thừa các quan điểm đã nêu, đề tài nghiên cứu quan niệm về giá trị như sau: Giá trị là những cái có ý nghĩa đối với cá nhân, cộng đồng, xã hội với tư cách là phương tiện thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích, biểu thị niềm tin của con người về mục đích và lý tưởng sống, khi được nhận thức, đánh giá và lựa chọn sẽ trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. 1.1.1.2. Đặc điểm của giá trị Từ cách hiểu về giá trị, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau của giá trị: Giá trị là những cái có ý nghĩa đối với cá nhân hay nhóm xã hội, tức là được chủ thể nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết trong quan hệ với sự vật hiện tượng mang giá trị. Giá trị cuốn hút cá nhân hay nhóm xã hội vươn tới nó. Chủ thể khi đã nhận thức một cách đầy đủ, các giá trị sẽ trở thành những tiêu chuẩn cho sự so sánh, đánh giá và hướng tới của con người. Giá trị thôi thúc con người hành động vì nó. Giá trị là nguồn gốc thúc đẩy hành động, là cơ sở hình thành định hướng giá trị của con người và chính con người lại là nơi sản sinh ra giá trị, đồng thời cũng là nơi duy trì, truyền thụ và điều chỉnh các giá trị. Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và 12 yếu tố hành vi của chủ thể trong quan hệ với sự vật hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn, đánh giá và hướng tới của chủ thể. Giá trị là nguồn gốc sâu xa thúc đẩy con người hoạt động, là cơ sở để hình thành định hướng giá trị của họ. 1.1.1.3. Phân loại giá trị Hiện nay, có nhiều cách phân loại giá trị, tùy theo mục đích tiếp cận, tiêu chuẩn, căn cứ mà mỗi tác giả có cách phân loại giá trị khác nhau. Theo Rokeach, có hai loại giá trị: giá trị mục đích và giá trị công cụ. Theo ông, các giá trị mục đích là những mục đích, lý tưởng, những tình trạng mục đích của tồn tại đáng để đạt được đối với cá nhân và xã hội. Các giá trị này bao gồm: Thế giới hòa bình, an ninh quốc gia, tự do, bình đẳng, cuộc sống ý nghĩa, tình bạn, chân thành, tôn trọng người khác, thông minh, sáng suốt, cuộc sống sung túc. Các giá trị công cụ (phương tiện) là phương thức ứng xử lý tưởng tối ưu đối với cá nhân và xã hội trong mọi tình huống liên quan đến mọi đối tượng. Những giá trị công cụ bao gồm: trách nhiệm, danh dự, lòng tin, thanh lịch, dũng cảm, hợp tác, trong sạch, khoan dung, kỷ luật [35, tr.58]. Còn dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà người ta chia các giá trị thành hai loại: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trong các giá trị vật chất, người ta còn phân biệt giá trị sử dụng và giá trị kinh tế tức là cái có ích và cái có thể bán được trên thị trường. Trong các giá trị tinh thần, người ta thường đề cập đến các loại giá trị sau: giá trị khoa học hay còn gọi là giá trị nhận thức (cái chân lý), giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách mạng..), các giá trị pháp luật (cái hợp pháp), giá trị đạo đức (cái thiện, cái ác), giá trị thẩm mỹ (cái đẹp), giá trị tôn giáo (sự linh thiêng, thánh thiện..). Mỗi loại giá trị có một phản giá trị tương ứng là thành một cặp hiện tượng đối lập tương phản [41]. Như vậy tùy vào từng mục đích khác nhau mà có cách phân lọai giá trị khác nhau. Và sự phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối. 13 1.1.2. Định hướng giá trị 1.1.2.1. Khái níệm Định hướng giá trị được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu như Xã hội học, Tâm lý học… T. Lêvưkin cho rằng: “Định hướng giá trị là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có để xác định các phương tiện và phương pháp nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra” [40]. Theo tác giả Trần Trọng Thủy: “Định hướng giá trị chính là các giá trị đã được con người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu chuẩn của hành vi” [31, tr.29]. Sau khi đưa ra nhiều định nghĩa và phân tích khái niệm định hướng giá trị, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã nêu lên các ý chung cơ bản sau: Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm người gia nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản với cá nhân hay nhóm; quá trình định hướng giá trị bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm) cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ trong sự phát triển nhân cách; định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của cá nhân [33, tr.125]. Theo tác giả Lê Đức Phúc: “Định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người. Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau” [27, tr.37]. Ở đây, tác giả quan tâm đến 3 khía cạnh của định hướng giá trị, đó là: nhận thức, thái độ và hành vi. 14 Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Định hướng giá trị là cơ sở để hướng tới sự lựa chọn, một cách đánh giá, một cách nhìn, một niềm tin, một mục đích tiến tới. Công việc cốt lõi của định hướng giá trị là giáo dục giá trị” [11, tr.154]. Như vậy, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về định hướng giá trị, trên cơ sở tiếp thu các quan điểm của các nhà nghiên cứu về định hướng giá trị, chúng tôi đưa ra cách hiểu định hướng giá trị như sau: Định hướng giá trị là khuynh hướng chủ thể lựa chọn những giá trị trong hoạt động sống của mình và được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của cá nhân. Định hướng giá trị là quá trình lựa chọn thể hiện thái độ đánh giá của chủ thể đối với một đối tượng nhất định, nghĩa là chủ thể nhận thức, đánh giá những giá trị mà bản thân đã lựa chọn. Các giá trị mà chủ thể hướng tới là các giá trị mà có ý nghĩa, phù hợp với bản thân. Các giá trị này có thể phù hợp với chủ thể, nhóm xã hội này nhưng không phù hợp với chủ thể, nhóm xã hội khác. Điều này có nghĩa là định hướng giá trị của mỗi cá nhân, nhóm xã hội có thể khác nhau và chúng ta có thể chỉ ra được đặc trưng về định hướng giá trị của một tầng lớp, một giai cấp nào đó. 1.1.2.2. Đặc điểm của định hướng giá trị Từ khái niệm định hướng giá trị chúng ta có thể thấy một số đặc điểm sau của định hướng giá trị: Định hướng giá trị là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài giúp cá nhân tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất. Bởi vì định hướng giá trị được hình thành thông qua quá trình cá nhân gia nhập các quan hệ xã hội, hoạt động sống cơ bản và là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản với cá nhân hay nhóm. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan