Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đồn điền ở đồng bằng bắc kỳ từ năm 1884 đến năm 1945...

Tài liệu đồn điền ở đồng bằng bắc kỳ từ năm 1884 đến năm 1945

.PDF
232
691
152

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HỒ CÔNG LƢU ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HỒ CÔNG LƢU ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Am HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Hồ Công Lƣu LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Am, quý thầy cô giáo trong tổ Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Sử học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi để tôi có niềm tin, động lực hoàn thành tốt luận án này. Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận án Hồ Công Lƣu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ AGGI Phông phủ toàn quyền Đông Dương ACCIM Archives de la Chambre de commerce et d‟industrie Marseille (Marseille) ANOM Centre des Archives Nationales d‟Outre – Mer (en France) FM Fonds ministériels IDEO Imprimerie d‟Extrême-Orient RST Fonds de la Résidence Supérieur au Tonkin ha hectare kg kilogramme km2 kilomètre carré m2 mètre carré BCH Ban Chấp hành CTQG Chính trị quốc gia ĐD Đông Dương ĐBBK Đồng bằng Bắc Kỳ ĐHQG Đại học quốc gia KHXH Khoa học xã hội NCLS Nghiên cứu Lịch sử Nxb Nhà xuất bản TTLTQG I Trung tâm lưu trữ quốc gia I MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Nguồn tài liệu ........................................................................................................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án ................................................... 5 6. Đóng góp của Luận án .......................................................................................................... 5 7. Bố cục của Luận án ............................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TƢ LIỆU CÓ LIÊN QUAN........................................................................................... 7 1.1. Các công trình của người nước ngoài .............................................................................. 7 1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước............................................ 15 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................ 23 CHƢƠNG 2. ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1918..................................................................................................................... 25 2.1. Cơ sở hình thành và tình hình đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1918 ... 25 2.1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên ............................................................................................... 25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................................. 28 2.1.3. Thực trạng đồn điền và tình hình sở hữu ruộng đất ở đồng bằng Bắc Kỳ trước năm 1884........................................................................................................................ 34 2.2. Chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp và sự thiết lập hệ thống đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ .............................................................................................................. 36 2.2.1. Chính sách kinh tế nông nghiệp ................................................................................ 36 2.2.2. Quy chế, chính sách và biện pháp thiết lập đồn điền ............................................ 37 2.2.3. Quá trình thiết lập và quy mô đồn điền ...................................................................... 43 2.3. Tổ chức quản lí đồn điền ................................................................................................. 45 2.4. Hoạt động kinh tế trong đồn điền ................................................................................... 47 2.4.1. Nguồn vốn ...................................................................................................................... 47 2.4.2. Điền chủ ......................................................................................................................... 49 2.4.3. Nhân công đồn điền ...................................................................................................... 51 2.4.4. Kỹ thuật sản xuất........................................................................................................... 57 2.4.5. Tình hình sản xuất kinh doanh .................................................................................... 59 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 72 CHƢƠNG 3. ĐỒN ĐIỀN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945..................................................................................................................... 73 3.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách đồn điền của thực dân Pháp ....................................... 73 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................................. 73 3.1.2. Chính sách đồn điền của thực dân Pháp .................................................................... 74 3.2. Quy mô đồn điền ............................................................................................................. 83 3.2.1. Quy chế nhượng đất chung .......................................................................................... 83 3.2.2. Quy chế đất phủ rừng ................................................................................................... 86 3.2.3. Quy chế di dân tập thể .................................................................................................. 87 3.2.4. Quy chế cấp nhượng và khai khẩn bãi bồi ven biển.................................................. 88 3.3. Tổ chức quản lí đồn điền ................................................................................................. 92 3.4. Hoạt động kinh tế trong đồn điền ................................................................................... 94 3.4.1. Vốn và chính sách hỗ trợ.............................................................................................. 94 3.4.2. Nhân công đồn điền ...................................................................................................... 97 3.4.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh ........................................................................... 102 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 117 CHƢƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒN ĐIỀN TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ ....................................... 119 4.1. Đặc điểm của đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945 .............. 119 4.1.1. Tập trung và thiết lập sở hữu lớn về ruộng đất........................................................ 119 4.1.2. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn bảo lưu quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu ................................................................................................................ 121 4.1.3. Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ phát triển theo hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa ................................................................................................................................. 123 4.1.4. Chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với đồn điền cà phê ở đồng bằng Bắc Kỳ ......... 124 4.2. Vai trò của đồn điền trong sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1945 ........................................................................................................... 126 4.2.1. Bước đầu góp phần đặt nền móng cho khoa học nông nghiệp Việt Nam hiện đại ................................................................................................................................................. 126 4.2.2. Góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thuộc địa ra đời ở đồng bằng Bắc Kỳ .............................................................................................................. 128 4.2.3. Đồn điền tác động tích cực đến sự biến đổi của một số ngành kinh tế khác ở đồng bằng Bắc Kỳ .............................................................................................................. 130 4.3. Tác động của đồn điền đối với xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ ............................... 135 4.3.1. Xã hội chuyển biến, phân hóa.................................................................................... 135 4.3.2. Phong trào đấu tranh của nông dân chống điền chủ và thực dân Pháp ............ 141 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................................. 145 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 147 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê thuế ruộng ở Bắc Kỳ thời vua Tự Đức ................................................ 31 Bảng 2.2. Dân số khu vực Bắc Kỳ từ 1913 đến 1943 .......................................................... 33 Bảng 2.3. Vốn đầu tư của thực dân Pháp ở Đông Dương từ năm 1888 đến năm 1918 ........................................................................................................ 36 Bảng 2.4. Thuế ruộng đất ở đồng bằng Bắc Kỳ theo Nghị định năm 1913....................... 41 Bảng 2.5. Thuế thực dân Pháp quy định với ruộng đất của người Việt ............................ 42 Bảng 2.6. Tiền thưởng phân phát cho điền chủ ở Bắc Kỳ giai đoạn 1901 - 1907 (đơn vị: đồng) .................................................................. 49 Bảng 2.7. Một số đồn điền chuyên chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 - 1918............................................................................................ 67 Bảng 2.8. Phân bố đồn điền kết hợp chăn nuôi với trồng trọt ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1918 ........................................................................................... 68 Bảng 3.1. Tỷ lệ vốn bỏ ra trong giai đoạn 1924 đến 1930 ở Đông Dương .................. 74 Bảng 3.2. Ngân sách phân bổ cho các công trình thủy lợi lớn ở đồng bằng Bắc Kỳ .............................................................................................. 96 Bảng 3.3. Đồn điền cấp nhượng theo quy chế chung sử dụng công nhân ăn lương ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1919 – 1945....................................................... 98 Bảng 3.4. Phân bố diện tích các loại cây trồng chính trong các đồn điền của người Pháp ở Việt Nam năm 1930.............................................................. 104 Bảng 3.5. Đồn điền chuyên canh trồng lúa ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1919 - 1945.......................................................................................... 105 Bảng 3.6. Diện tích và sản lượng lúa ở Bắc Kỳ từ năm 1913 – 1943 .............................. 108 Bảng 3.7. Năng suất lúa đồng bằng Bắc Kỳ qua một số năm giai đoạn 1919 – 1945 ........................................................................................ 108 Bảng 3.8. Diện tích đồn điền cà phê ở đồng bằng Bắc Kỳ qua một số năm giai đoạn 1918 - 1945.......................................................................................... 111 Bảng 3.9. Số liệu thống kê một số năm phản ánh về máy móc và phân bón nông nghiệp được nhập cảng vào Việt Nam ........................................................................... 112 Bảng 3.10. Lượng gia súc được chuyên chở bằng đường sắt và trung tâm cung cấp, tiêu thụ gia súc ở Bắc Kỳ (1920 – 1930) ........................................................... 116 Bảng 4.1. Tổng diện tích đồn điền cấp nhượng ở đồng bằng Bắc Kỳ giai đoạn 1884 - 1945.......................................................................................... 119 PL.1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng châu thổ sông Hồng) là vùng đất tạo những tiền đề quan trọng đưa đến thành lập nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Ngay từ buổi đầu đó và trải qua các thời kỳ lịch sử sau này, đồng bằng Bắc Bộ luôn giữ vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng và kinh tế, đồng bằng Bắc Bộ chính là vùng trung tâm, là vựa thóc lớn ở Bắc Bộ và của cả nước. Thời Pháp thuộc, đồng bằng Bắc Bộ được gọi là đồng bằng Bắc Kỳ (Le Delta du Tonkin). Nơi đây, chính sách đồn điền được xem là một trong những chính sách kinh tế then chốt trong nông nghiệp của chính quyền thực dân. Ruộng đất vốn là tư liệu sản xuất chính của hơn 90% dân số Việt Nam lúc đó. Ruộng đất đối với người dân Việt Nam, người dân đồng bằng Bắc Kỳ không chỉ có ý nghĩa về mặt sở hữu vật chất mà còn cả về tinh thần. Chính sách đồn điền của thực dân Pháp đã tác động đến bộ phận đông đảo nhất trong xã hội; tác động đến ngành kinh tế chủ đạo của đồng bằng Bắc Kỳ và tác động đến sinh kế chính của người dân. Do vậy đây là một vấn đề lớn của lịch sử Việt Nam nói chung. Nghiên cứu đồn điền đồng bằng Bắc Kỳ chẳng những giúp chúng ta hiểu sâu sắc về đồn điền nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Kỳ mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về đồn điền nông nghiệp ở Bắc Kỳ và cả nước thời Pháp thuộc. Đồn điền sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa cũng là vấn đề mới trong nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1884 – 1945, do vậy nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần tạo cơ sở đánh giá một cách khách quan về vai trò của chính quyền thực dân, vai trò của người nông dân Bắc Kỳ đối với sự chuyển biến nhất định của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc Kỳ nói riêng. Nghiên cứu vấn đề này còn góp phần lí giải sâu sắc hơn nguyên nhân phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp PL.2 mạnh mẽ, liên tục của nhân dân, nhất là phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về đồn điền đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945. Nhiều vấn đề còn khoảng trống như: chính sách đồn điền của thực dân Pháp; quá trình thiết lập và quy mô đồn điền; phương thức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của đồn điền và những tác động của đồn điền tới kinh tế - xã hội trong vùng. Vì vậy công trình nghiên cứu này góp phần khỏa lấp những khoảng trống nói trên. Thực tế đó, nghiên cứ ỳ thời thuộc Pháp có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, giúp ta nhìn nhậ đầy đủ và sâu sắc hơn công cuộc khai thác thực dân ở một khu vực, góp phần hiểu đầy đủ hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta. Sau hơn 30 năm đổi mới, nhìn chung, nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nông dân được nâng cao hơn, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tiến bộ. Bên cạnh đó, nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ còn không ít tồn tại như: nông nghiệp phát triển chưa bền vững; việc tập trung, tích tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa lớn còn lúng túng chưa đạt mục tiêu; chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thế giới; sử dụng và khai thác tài nguyên đất chưa hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu vấn đề đồn điền đồng bằng Bắc Kỳ (1884 - 1945) sẽ góp phần chỉ rõ một số kinh nghiệm nhằm phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tiếp tục “mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất”, đổi mới nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng “Nông thôn mới”, sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân và vị thế đất nước trên trường quốc tế. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, tôi lựa chọn vấn đề “Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử. PL.3 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận án là: tập trung nghiên cứu đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ thời kỳ 1884 – 1945; đồng thời luận án còn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài như chính sách đồn điền của thực dân Pháp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. - Phạm vi thời gian: từ năm 1884 đến năm 1945 (Từ khi có Hiệp ước Patơnốt 1884 đánh dấu sự chấm dứt, từ bỏ quyền thống trị về kinh tế - chính trị của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn và đồng thời chính thức đánh dấu sự đặt ách thống trị của thực dân Pháp, cơ sở quan trọng nhất để chính quyền thực dân Pháp thực thi chính sách cai trị, trong đó có chính sách về đồn điền nông nghiệp; đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945). 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là khôi phục lại một cách khách quan, tương đối đầy đủ về thực trạng đồn điền trong thời kỳ Pháp thuộc ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ. Từ thực trạng đó, luận án phân tích những điểm mạnh và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách đồn điền qua hai giai đoạn 1884 – 1918, 1919 – 1945; đồng thời luận án góp phần đánh giá vai trò và tác động của đồn điền đến kinh tế, xã hội đồng bằng Bắc Kỳ, bước đầu nêu ra một số bài học kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ và cả nước trong thời kỳ hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất: Luận án nghiên cứu những mặt tích cực, hạn chế trong chính sách xây dựng, phát triển đồn điền của chính quyền thực dân Pháp ở đồng bằng Bắc Kỳ thời kỳ 1884 – 1945. Thứ hai: Luận án dựng lại quá trình thiết lập đồn điền, bước chuyển biến của kinh tế đồn điền đồng bằng bắc kỳ thời thời kỳ 1884–1945. PL.4 Thứ ba: Luận án nghiên cứu và làm rõ về tổ chức quản lý, kỹ thuật sản xuất, nguồn vốn và phương thức kinh doanh, nhân lực lao động trên các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Thứ tư: Luận án phân tích rõ những đặc điểm, tác động của đồn điền tới kinh tế, xã hội ở đồng bằng Bắc Kỳ. Trên cơ sở đó, góp phần đánh giá khách quan vai trò của đồn điền tới kinh tế, xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ, vai trò của nhà nước thực dân và nông dân đối với kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. 4. Nguồn tài liệu Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, luận án đã khai thác và sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau: - Những quan điểm, tư tưởng, chính sách về nông nghiệp của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng giúp nghiên cứu sinh có quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng các vấn đề do đề tài luận án đặt ra. - Nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội), Trung tâm lưu trữ hải ngoại Pháp (Centre des Archives Nationales d‟Outre – Mer); Nguồn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam và tư liệu lịch sử ở thư viện các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ; Các tài liệu của cơ quan lưu trữ ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kỳ; Các lưu trữ Đảng bộ, lưu trữ Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tư liệu lưu trữ của lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc các tỉnh… Đây là nguồn tài liệu gốc làm cơ sở để nghiên cứu sinh, khai thác và xây dựng luận án. - Các cuốn lịch sử, sách chuyên khảo, các bài báo nghiên cứu khoa học công bố trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo có liên quan đến đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. Đây là nguồn tư liệu bổ sung những nhận định đánh giá xác đáng và làm cơ sở để so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án. - Các tư liệu điều tra, khảo sát thực tế địa phương thu thập ở một số địa điểm được Pháp và địa chủ người Việt tập trung đầu tư xây dựng và khai thác PL.5 đồn điền như: hệ thống các đồn điền ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam... Nguồn tư liệu này góp phần bổ sung thiếu sót của tư liệu thành văn. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án - Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận sử học Mác xít, các trước tác, quan điểm, tư tưởng, chính sách của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế nông nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử với phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. + Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử với các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh, thống kê toán học. + Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh coi trọng làm tốt công tác tư liệu lịch sử như sưu tầm, tập hợp, chỉnh lý, đối chiếu xác minh độ tin cậy của tư liệu. + Là đề tài lịch sử địa phương nên rất chú trọng làm tốt công tác điền dã khảo sát thực tế lịch sử địa phương 6. Đóng góp của Luận án - Luận án là công trình nghiên cứu lần đầu tiên trình bày tương đối đầy đủ, toàn diện, hệ thống về tình hình đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc 1884 – 1945; đồng thời rút ra những điểm tích cực, hạn chế của đồn điền nông nghiệp thời kỳ này. - Trên cơ sở đó luận án góp phần vào việc đánh giá một cách khách quan vai trò của chính quyền thực dân, vai trò của người lao động, của khoa học kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới đối với đồn điền ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc 1884 – 1945. - Bước đầu luận án rút ra một số đặc điểm, tác động của đồn điền đối với kinh tế, xã hội đồng bằng Bắc Kỳ thời thuộc Pháp; đồng thời nêu lên một PL.6 số bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và cả nước. - Luận án còn là nguồn tài liệu thiết thực phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn, học tập, giảng dạy lịch sử Việt Nam thời Cận đại. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và tư liệu có liên quan Chương 2: Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1918 Chương 3: Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1945 Chương 4: Đặc điểm và tác động của đồn điền đến kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Bắc Kỳ thời Pháp thuộc (1884 – 1945) PL.7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TƢ LIỆU CÓ LIÊN QUAN 1.1. Các công trình của ngƣời nƣớc ngoài Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu của tác giả người nước ngoài về kinh tế nông nghiệp, đồn điền ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Năm 1885, M.Paul Brunat xuất bản cuốn “Exploratinon commerciale du Tonkin” (Khảo sát thương mại xứ Bắc Kỳ). Công trình dày 80 trang, có nội dung chính là phản ánh những khảo sát của tác giả về khả năng phát triển thương mại ở Bắc Kỳ. Tác giả đánh giá vùng đồng bằng Bắc Kỳ là vựa lúa lớn của Bắc Kỳ “Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình là trung tâm sản xuất lúa gạo, mỗi năm hai vụ mùa hè và mùa đông” [tr 24]; “Cư dân nơi đây đã biết cách để giữ vị thơm của gạo” [tr 25], “họ xuất khẩu sang Hồng Kông thứ gạo trắng, thơm” [tr 25; 26]. Tác giả vi hành đến nhiều tỉnh ở Bắc Kỳ và chỉ ra những cơ hội, tiềm năng khai thác thương mại đối với cây chè, nghề làm giấy, thuốc lá, hay xuất khẩu mía đường [tr 28], tuy nhiên xu hướng thương mại thuận lợi chính ở đồng bằng Bắc Kỳ là tập trung sản xuất lúa và một số sản phẩm chăn nuôi. Rõ ràng, M.Paul Brunat đã đã chỉ ra những tác động của đồn điền nông nghiệp nói chung đối với các hoạt động thương mại. Công trình “Việc cấp phát ruộng đất ở Bắc Kỳ” (Les concession de terre au Tonkin) của J. Morel (1912). Đây là công trình nghiên cứu chuyên về tình hình cấp nhượng ruộng đất ở Bắc Kỳ đến năm 1912. Có một số vấn đề được phản ánh như các văn bản hành chính về cấp nhượng ruộng đất của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn và thực dân Pháp [tr 22; 78]; tình hình sở hữu ruộng đất gồm đất công làng xã, đất bỏ không, đất thuộc sở hữu nhà nước [tr 16; 33],… Một số nội dung liên quan đến vấn đề đồn điền được đề cập như ruộng đất đồn điền đến năm 1912 và chế độ sử dụng lao động trong các đồn điền ở Bắc Kỳ. PL.8 Marius Borel, một điền chủ trồng cà phê ở Bắc Kỳ trong giai đoạn này đã có công trình nghiên cứu “Nghề trồng cà phê ở Bắc Kỳ” (La culture du caférier au Tonkin) (1913). Công trình hơn 100 trang đã đề cập đến việc trồng cà phê ở Bắc Kỳ đến năm 1913: giống cà phê, kỹ thuật trồng; phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch, kinh doanh cà phê. Đây là những tư liệu quan trọng cho nghiên cứu của luận án về tình hình trồng cà phê trên các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. Tác giả đánh giá “Không có phân việc trồng cà phê ở Bắc Kỳ là vô ích” [tr 2]; “Một đồn điền xấu cho mỗi năm mỗi gốc cà phê 150gam cà phê hàng hóa. Sau khi bón nửa lượng phân (phân chuồng và phân hóa học) đồn điền này cho 810 gam cà phê hàng hóa mỗi gốc. Năm sau lượng phân tăng lên gấp đôi năng suất đạt đến 1,38kg cà phê hàng hóa mỗi gốc” [tr 27]. “Việc trồng cà phê không thể thực hiện được nếu không có những đàn gia súc lớn, tỷ lệ với đồn điền” [tr 30]. Ngoài ra, tài liệu cung cấp một số thống kê về nhân công trên các đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. Tuy nhiên ở công trình này nghiên cứu của tác giả mới phản ánh được tình hình trồng cà phê ở một số đồn điền trong vùng đến năm 1913. Henri Brenier với công trình (Essai d’ Atlas statistique de l’ Indochine Francaise) (Át lát thống kê), IDEO, Hanoi – Haiphong, 1914. Đây là công trình trình bày các vấn đề kinh tế, xã hội Bắc Kỳ dưới dạng át lát địa lý. Công trình này cũng cung cấp cho nghiên cứu luận án những số liệu về diện tích, dân số, đất canh tác ở đồng bằng Bắc Kỳ, đặc biệt là ảnh bản đồ hành chính Bắc Kỳ [tr 28; 29]. Henry Cucherousset với công trình “Xứ Bắc Kỳ ngày nay” (Aujour d’ au Tonkin) xuất bản năm 1924. Công trình gồm 20 chương đề cập đến các vấn đề của Bắc Kỳ như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, y tế, công trình thủy lợi, giao thông vận tải, đồn điền của người Pháp. Công trình cung cấp nhiều ảnh quý liên quan đến công trình thủy lợi, hái, phơi, sấy cà phê, các giống ngựa, bò quý. Tuy vậy, một số nội dung nghiên cứu còn thể PL.9 hiện tính chủ quan của tác giả khi nói về sự thống trị của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn này. Chẳng hạn, tác giả cho rằng nhờ có nền cai trị, chính sách của Pháp nên ở đồng bằng Bắc Kỳ người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn: nhà ở sạch hơn, đi đường không có người ăn cướp, sự ăn uống sung túc… [tr 9 10; 56 - 60]. Công lao khai phá đồn điền của người Pháp (chương thứ mười một): „„khi người Pháp mới tới xứ Bắc Kỳ lần thứ nhất thì ở bản xứ có rất nhiều đất bỏ hoang. Chính phủ đề nghị cho người Đại Pháp khẩn những khu đất ấy làm đồn điền. Các điền chủ bèn chiêu tập dân nhà quê… bởi thế đất bỏ hoang dần dần lại giồng giọt, dân cư có vẻ trù mật sầm uất‟‟ [tr 55]. Mỗi năm có 1 cuộc hội chợ 15 ngày để cho các nhà nghề phô bày về sự tiến bộ, tổ chức phát thưởng cho những nghề mới [tr 53]. L.Roubaud, Việt Nam-bi thảm Đông Dương, (Viet-nam, La tragédie Indochinoise), Nxb Valois, Paris 1931, được viết theo kiểu ký sự, điều tra. Năm 1963, Nxb Đại Nam văn hiến, Sài Gòn đã dịch cuốn sách sang tiếng Việt. Năm 2006, Nxb Thanh niên cho tái bản và sửa chữa. Sách dày 176 trang tiếng Việt (bản dịch). Đây là cuốn sách mang tính chất điều tra, lịch sử và ký sự nên nội dung tương đối tản mạn. L.Roubaud đã ghi chép lại những gì đã chứng kiến trong những chuyến đi thực tế của mình. Đó là những bài phóng sự của tác giả viết về những cuộc chiến tranh của dân chúng, của công nhân đồn điền Bắc Kỳ chống lại những thảm kịch, chủ yếu là trong năm 1929-1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Việt Nam quốc dân Đảng. Khi đề cập đến trường Hoàng Phố (nơi đào tạo một số nhà cách mạng Việt Nam), tác giả cho biết nội dung một số tài liệu dùng để huấn luyện của hội Việt Nam Thanh niên cách mạng trong đó có mục đề cập đến vấn đề “cu li” với quyền được hội họp, đình công, đấu tranh chống tuyển “cu li” cho nước ngoài [tr 49; 50] hoặc đấu tranh đòi tư bản Pháp “áp dụng luật lệ thợ thuyền của mẫu quốc, cấm tuyển dụng “cu li” [tr 91]. Yves Henry xuất bản công trình “Kinh tế nông nghiệp Đông Dương PL.10 (L’economic agricole de l’ Indochine) tại Hà Nội năm 1932. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp về kinh tế nông nghiệp Đông Dương, trong đó có nông nghiệp Bắc Kỳ. Công trình đã có những thống kê cụ thể về tình hình sở hữu ruộng đất (về cơ bản sở hữu vừa và nhỏ chiếm ưu thế); việc chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, người Pháp ở đồng bằng Bắc Kỳ làm thay đổi ít nhiều hình thức sở hữu, nhất là sự xuất hiện hình thức sở hữu tư nhân có quy mô lớn về diện tích cấp nhượng [tr 106, 107]; thống kê về số người phải lĩnh canh ruộng đất, tá điền [tr 213]; kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp trồng lúa [tr 218, 219]. Tác giả đã có những phản ánh chân thực về việc chiếm hữu ruộng đất lập đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ: “Từ Nghị định do Toàn quyền Đông Dương ký ngày 27 tháng 12 năm 1913 trở đi, bọn thực dân càng có cơ sở pháp lý thực dân để tiến hành việc cướp đất lập đồn điền. Chỉ trong khoảng 10 năm (1920 – 1930), chúng đã chiếm được thêm ở Bắc Kỳ 104.000 ha ruộng đất của nhân dân Bắc Kỳ” [tr 224]. Việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kỳ nói chung, vùng đồng bằng nói riêng đã được phản ánh từ chương 5 đến chương 12. Đáng chú ý là những phản ánh về tình hình xuất khẩu lúa gạo [tr 359-363] và cà phê [tr 577-578] ở đồng bằng Bắc Kỳ. Chương 5 “Tổng Thương mại Bắc Kỳ” đã phản ánh: “Gạo được xuất khẩu gần như hoàn toàn dưới hình thức gạo trắng. Bắc Kỳ xuất khẩu gạo vào châu Âu (Pháp chỉ nhập khẩu rất ít) và vào những nước khác, đặc biệt là Hồng Kông” [tr 359]. Đây là công trình cung cấp những số liệu quý báu liên quan đến việc thiết lập đồn điền, tình hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Kỳ. René Dumont, xuất bản cuốn Nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kỳ, (La Culture du riz dans le delta du Tonkin), Paris, 1935, dày 592 trang. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện tự nhiên, đất nước, con người, đến nghề trồng lúa ở Bắc Kỳ, tác giả đã đưa ra những số liệu và hình ảnh minh họa một cách cụ thể về sự thô sơ của công cụ sản xuất, kỹ thuật trồng lúa. Sản xuất PL.11 nông nghiệp làng xã vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kỳ trong thời thuộc Pháp. Cuốn sách chính là bằng chứng quan trọng trong việc đánh giá về thực trạng sự chuyển biến hay trì trệ của kinh tế đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ. A. Đuymaret (Tiến sĩ ngành luật, người Pháp) với công trình Sự hình thành các giai cấp xã hội ở xứ An Nam, (La formation des classes sociales en pays Annamite), 1935. Công trình đã được Hoàng Đình Bình dịch sang tiếng Việt. Tác giả đã dựng lên một bức tranh về sự phát triển nhanh chóng của những hình thức xã hội Việt Nam dưới ảnh hưởng của chế độ cai trị thuộc địa. Tầng lớp tư sản nông nghiệp, thương mại hoặc kỹ nghệ đã bị ảnh hưởng rõ rệt. Sự bao chiếm ruộng đất của các nhà tư bản người Pháp và địa chủ Việt dẫn đến một bộ phận không nhỏ dân chúng bị bần cùng hóa và hình thành một tầng lớp vô sản và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt [tr 65 - 87]. Để quản lý và giữ ổn định xã hội, giai cấp thống trị đã mở rộng thêm cho người dân bản xứ tham gia các nghề nghiệp hành chính và tự do; thu hút một phần lớn vô sản nông nghiệp bằng cách đưa họ vào nền sở hữu nhỏ; tăng cường luật pháp lao động để bảo hộ cho chế độ làm công ăn lương. Tác giả phân tích một số vấn đề thuộc về giai cấp nông dân Việt Nam như: Sự hình thành giai cấp, địa bàn cư trú, quá trình bần cùng hóa, việc thuê mướn nhân công nông nghiệp, tiền công, giao kèo... Đáng chú ý, năm 1936 tác giả Pierre Gourou đã xuất bản công trình nghiên cứu địa lý nhân văn “Nông dân đồng bằng châu thổ Bắc Kỳ” (Les paysans du delta tonkinois) tại Paris. Công trình được các tác giả Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh dịch. Đây là công trình nghiên cứu công phu về nông dân đồng bằng châu thổ Bắc Kỳ. Tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng số liệu ở các tỉnh để chứng minh sở hữu ruộng đất nhỏ của nông dân, việc thiếu đất sản xuất: “Trong 4 huyện phía nam tỉnh Hải Dương… trong số 73.000 người đóng thuế có 36.000 người không phải là chủ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan