Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Du lịch nghề làng truyền thống...

Tài liệu Du lịch nghề làng truyền thống

.DOC
70
739
146

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Hồng Việt đã tạn tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cũng như những định hướng đề tài cho chúng tôi.Với đề tài này, chúng tôi cũng đã củng cố và đào sâu thêm những kiến thức đã học. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô, chủ nhiệm, trợ lý chương trình E-BBA1, Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã cugn cấp cho chúng tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này. Trong giới hạn khuôn khổ của một đề tài, chắc chắn sẽ không thể bao quát trọn vẹn được hết các vấn đề xiay quanh nọi dung của đề tài nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều ý kiến từ các thầy, cô giáo và các bạn các góp ý bổ sung cho đề tài nghiên cứu này. Qua các ý kiến đóng góp, giúp chúng tôi có thể hoàn thiên hơn vốn kiến thức của mình trong quá trình vận dụng vào thực tế cuộc sống. Xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Nhóm sinh viên thực hiện đề tài Lê Phạm Diễm Hằng Nguyễn Mai Trinh Nguyễn Thu Hằng ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU vi 8 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................8 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................10 3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................10 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................11 5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................13 6. Khung lý thuyết.................................................................................13 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14 1. Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống...............14 1.1 Khái niệm du lịch...........................................................................14 1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống...................................14 1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống............................15 1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống.................................15 1.5. Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội............16 2. Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề truyền thống...........................................................................................18 2.1 Nhu cầu và mong đợi....................................................................18 2.2 Hành vi mua của khách du lịch....................................................19 3. Các nội dungmarketing cơ bản (4Ps) có liên quan đến thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống...........................................22 3.1 Dịch vụ du lịch...............................................................................22 3.2 Giá cả dịch vụ................................................................................23 3.3 Kênh phân phối.............................................................................23 3.4 Xúc tiến dịch vụ.............................................................................24 iii CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI 25 2.1 Đặc điểm mẫu điều tra....................................................................25 2.2 Kết quả điều tra...............................................................................27 2.2.1. Nhu cầu của sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội..................................................................................................27 2.2.1.1 Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề.......................27 2.2.1.2. Tỷ lệ sinh viên mong muốn sẽ đi du lịch làng nghề trong tương lai..........................................................................................27 2.2.1.3. Mục đích của sinh viên khi đi du lịch................................28 2.2.2.Phân tích hành vi của sinh viên khi đi du lịch làng nghề truyền thống.....................................................................................................30 2.2.2.1.Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề:...........................30 2.2.2.2.Thời gian lưu lại du lịch tại làng nghề:..............................30 2.2.2.3.Đối tượng đi cùng:..............................................................31 2.2.2.4.Kênh thông tin mà sinh viên tìm kiếm:...............................32 2.2.2.5. Mức độ sẵn sàng chi trả của sinh viên cho du lịch làng nghề:...............................................................................................33 2.2.3. Kết luận về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội.........................................................................34 2.2.3.1. Mong đợi về sản phẩm dịch vụ:.........................................34 2.2.3.2. Mong đợi về giá cả:...........................................................34 2.2.3.3. Mong đợi về viêc cung cấp thông tin và xúc tiến bán hàng:...35 2.2.3.4. Mong đợi về kênh phân phối:............................................35 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI 36 3.1. Mức độ thỏa mãn chung................................................................36 iv 3.1.1 .Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề so với các loại hình du lịch khác:..............................................................................................37 3.1.3. Tỷ lệ sinh viên có dự định quay trở lại du lịch trong tương lai:...................................................39 3.2. Mức độ thỏa mãn xét trên các nội dung marketing hỗn hợp.....39 3.2.1. Thỏa mãn mong đợi về sản phẩm dịch vụ du lịch làng nghề..39 3.2.1.1. Về sản phẩm làng nghề:.....................................................39 3.2.1.2.Về dịch vụ đi kèm:...............................................................40 3.2.1.3. Về cảnh quan, không gian:................................................41 3.2.2.Thỏa mãn mong đợi về giá cả....................................................42 3.2.3. Thỏa mãn mong đợi về việc cung cấp thông tin và xúc tiến bán....................................................43 3.2.4. Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối...................................44 3.3 Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên và các vấn đề cần đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên..................................................46 3.3.1. Đánh giá chung.........................................................................46 3.3.2. Những vẫn đề đặt ra..................................................................47 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI CHO SINH VIÊN 52 4.1 Định hướng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho đến 2020, tầm nhìn đến 2030..............................52 4.2 Một số kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho sinh viên.......................53 4.2.1 Đối với các làng nghề và chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề.............................................................53 4.2.1.1 Hoàn thiện chính sách liên quan đến sản phẩm dịch vụ:...53 4.2.1.2. Hoàn thiên chính sách giá cả:...........................................56 v 4.2.1.3. Hoàn thiện việc quảng bá thông tin về du lịch làng nghề cho sinh viên:..................................................................................57 4.2.1.4 .Chú trọng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ việc đi lại đến các làng nghề:..........................................................................59 4.2.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên.......................60 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐIỀU TRA NHU CẦU DU LỊCH LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI PHỤ LỤC 2 PHỎNG VẤN SÂU CÁC HỘ KINH DOANH LÀNG NGHỀ 69 63 DU LỊCH vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Ý nghĩa 1 SV Sinh viên 2 HN Hà Nội vii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua 21 Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 23 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học 25 Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học 26 Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi 26 Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề 27 Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề28 Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề 29 Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề 30 31 Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên 32 Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng 32 Bảng 2.11: Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên 33 36 Bảng 3.2: Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề 37 Bảng 3.3: Số sinh viên muốn giới thiệu với bạn bè và người thân về du lịch làng nghề( Đơn vị: phiếu) 38 Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu quay trở lại du lịch làng nghề Bảng 3.5: Mức độ hài lòng về sản phẩm làng nghề 40 Bảng 3.6: Mức độ hài lòng về dịch vụ đi kèm 41 Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về cảnh quan, không gian Bảng 3.8 : Mức độ thỏa mãn về giá 43 Bảng 3.9: Mức độ hài lòng về kênh thông tin 43 Bảng 3.10: Phương tiện đi lại của sinh viên 45 Bảng 3.11: Mức độ hài lòng về phương tiện đi lại 46 42 39 viii 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, đang dần trở thành một xu hướng mới của thế giới. Bên cạnh những lợi ích nhất định về kinh tế, loại hình du lịch này còn mang lại những lợi ích to lớn về mặt văn hóa – xã hội, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của các vùng, miền khác nhau. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có khoảng 200 làng nghề đã được công nhận làlàng nghề truyền thống. Những làng nghề này gắn liền với lịch sử của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, với nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú.Du lịch làng nghề phát triển sẽ giúp các làng nghề khôi phục và phát triển được các giá trị văn hóa dân gian, tạo dựng được môi trường du lịch văn hóa đồng thời giúp cải thiện tốt hơn các cơ sợ hạ tầng đi kèm với việc bảo vệ môi trường tại làng nghề. Nhận rõ được tiềm năng to lớn này, các làng nghề truyền thống trên địa bàn HN, bản thân các làng nghề truyền thống đã bước đầu có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm truyền thống mà mình tạo ra nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng bước đầu quan tâm hơn đến việc tạo dựng cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho hoạt động du lịch làng nghề. Nhưng thực tế cho thấy rằng chỉ có một số làng nghề truyền thống bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề (ví dụ như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề lụa Vạn Phúc, …). Còn nhìn chung hoạt động du lịch làng nghề còn hạn chế, chưa có những biện pháp tiếp thị, quảng bá về chiều sâu để thu hút khách du lịch mà chỉ có tính tự phát, nên chưa khai thác được một cách hiệu quả tiềm năng của các sản phẩm truyền 10 thống cũng như những giá trị văn hóa - xã hội của làng nghề để gắn với du lịch. Bên cạnh tiềm năng to lớn về mặt du lịch của các làng nghề thủ công truyền thống sẵn có thì Hà Nội còn là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của cả nước với khoảng hơn 90 trường Đại học, Cao đẳng và Học viện, với số lượng sinh viên đang theo học tại các trường này là rất lớn. Hơn nữa, đây lại là đối tượng khách hàng luôn tìm kiếm và hướng tới những hình thức du lịch có mức chi phí phù hợp, và không có những yêu cầu quá khắt khe về chất lượng dịch vụ. Thực trạng cho thấy cơ sở hạ tầng chưa phát triển và khả năng quản lý ở nhiều làng nghề hiện nay còn yếu kém nên khó có thể hướng tới những đối tượng khách hàng có yêu cầu khắt khe về chất lượng như khách du lịch nước ngoài cũng như khách du lịch có thu nhập cao. Và với những yêu không cao về chất lượng dịch vụ, cũng như nhu cầu về việc khám phá những điều mới mẻ nên có thể khẳng định sinh viên là một đối tượng tiềm năng của dịch vụ lịch làng nghề truyền thống Hà Nội. Vì vậy các làng nghề truyền thống tại Hà Nội nên có những xem xét, cân nhắc để phát triển dịch vụ du lịch làng nghề dành cho đối tượng sinh viên. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên sẽ giúp các làng nghề bước đầu phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương. Từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển du lịch, để dần hướng tới các đối tượng khách hàng có yêu cầu khắt khe hơn trong chất lượng dịch, cũng như thu về lợi nhuận cao hơn. Việc phát triển các dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống dành cho sinh viên không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho các làng nghề truyền thống mà còn mang lại lợi ích cho sinh viên và xã hội, bởi nó tạo ra một sân chơi mới và lành mạnh và nâng cao tầm hiểu biết của sinh viên về lịch sử văn hóa dân tộc nói chung và thủ đô nói riêng. Việc ngày càng nhiều không gian vui chơi giải trí của giới trẻ bị lấn chiếm trong quá trình đô thi hóa, 11 dẫn tới hệ quả nhiều sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cách hình thức giải trí thiếu lành mạnh như trò chơi điện tử hay mạng internet. Tình trạng ngày càng nhiều sinh viên có những hành động bạo lực, phi đạo đức, vi phạm pháp luật chính là minh chứng rõ nét nhất trong hậu quả của việc thiếu hụt những sân chơi bổ ích cho sinh viên. Vì vậy phát triển du lịch làng nghề truyền thống dành cho sinh viên sẽ giúp giải quyết được phần nào sự thiếu hụt này. Vấn đề phát triển du lịch làng nghề cũng được đánh giá là một vấn đề mang tính vĩ mô. Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của phát triển du lịch làng nghề, thành phố Hà Nội cũng đã có những quy hoạch tổng thểnhằm phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 . Theo Sở Công thương thành phố Hà Nội thì thành phố cần tập trung vào 12 giải pháp chủ yếu, trong đó giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch là một giải pháp rất quan trọng. Cụ thể là: - Giai đoạn 2010-2015 sẽ đáp ứng nhu cầu sản phẩm du lịch làng nghề, xây dựng thương hiệu, hệ thống các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch làng nghề và phát triển làng nghề bền vững với môi trường. - Giai đoạn 2016-2020 sẽ gia tăng giá trị sản phẩm của làng nghề, mở rộng hệ thống cơ sở sản xuất, dịch vụ du lịch thông qua việc phát triển làng nghề truyền thống và mở rộng các làng nghề mới. - Và giai đoạn 2021-2030, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện sản phẩm du lịch làng nghề, xử lý triệt để môi trường làng nghề. (Theo báo Hà Nội mới online). Với tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề gắn với du lịch và những tiềm năng lớn của làng nghề với đối tượng khách du lịch tại Hà Nội nói chung và đối tượng khách du lịch là sinh viên nói riêng, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau đây: 12 - Xác định mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội. - Tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội. - Đề xuấtmột số kiến nghị nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho sinh viên. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời các câu hỏi sau: - Sinh viên có mong đợi gì đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội? - Du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã đáp ứng những mong đợi của sinh viên như thế nào? - Cần làm gì để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quá trình nghiên cứu TT thứ cấp TT sơ cấp Điều tra sinh viên Mong đợi của SV vấn đề đặt ra Đề xuất Khả năng đáp Phỏng vấn ứng mong đợi hộ làng nghề Hình 1.1. Quá trình nghiên cứu 4.2. Phương pháp thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp: o Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về du lịch làng nghề và thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và ở Hà Nội nói riêng. o Các báo cáo về tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội của Hiệp hội làng nghề Hà Nội. o Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về du lịch và du lịch làng nghề. 13 Các số liệu thứ cấp được sử dụng với mục đích tìm hiểu những thông tin tổng quan và khung lý thuyết về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng như thực trạng, kết quả, tiềm năng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội thời gian qua.  Số liệu sơ cấp : o Điều tra 300 sinh viên để thu thập thông tin về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội và đánh giá khả năng các hộ làng nghề Hà Nội đáp ứng mong đợi của sinh viên như thế nào dưới góc nhìn của sinh viên. Đây là nguồn thông tin chính của nghiên cứu. Nội dung và kết cấu bảng hỏi xem ở phần phụ lục. o Phỏng vấn sâu 5 hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống bao gồm làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề mây tre đan Phú Vinh. Phỏng vấn sâu được thực hiện theo lộ trình 2 bước: bước 1 thực hiện phỏng vấn sâu thứ nhất, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 10 phiếu điều tra sinh viên đầu tiên để thử nghiệm và điều nội dung bảng hỏi; bước 2 thực hiện 4 phỏng vấn sâu còn lại, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 300 phiếu điều tra sinh viên chính thức. Mục đích phỏng vấn sâu chủ yếu là để kiểm chứng những thông tin thu được từ phiếu điều tra sinh viên, đồng thời cũng tìm hiểu khả năng thỏa mãn nhu cầu của sinh viên trên quan điểm của các chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu xem ở phần phụ lục. o Nội dung bảng hỏi điều tra dành cho sinh viên với các câu hỏi được thiết kế nhằm trả lời hai câu hỏi chính là mong đợi của sinh viên và mức độ thỏa mãn những mong đợi này. Khoảng cách giữa mong đợi và mức độ đáp ứng mong đợi xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên. Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc tìm hiểu hành vi của sinh viên khi đi du lịch tại làng nghề và 4 yếu tố cơ bản của marketing hỗn hợp (4Ps) là sản phẩm dịch vụ, giá cả, xúc tiến và phân phối để đè xuất các kiến nghị phù hợp. 14 4.3 Phương pháp xử lý thông tin: Các thông tin được xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng với công cụ phần mềm Exel và phân tích định tính với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, nguồn lực và các điều kiện khác, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau đây: -Phạm vi nội dung: Tập trung vào việc nghiên cứu mong đợi của sinh viên và khả năng thỏa mãn những mong đợi nàyvề du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội. -Phạm vi địa điểm : Nghiên cứu tiến hành tại các làng nghề truyền thống, (bao gồm các làng nghề thủ công truyền thống) trên địa bàn Hà Nội, và cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn Hà Nội. -Phạm vi thời gian: Nghiên cứu cho khoảng thời gian 2 năm qua và 5 năm tới. 6. Khung lý thuyết Đề tài sử dụng các khung lý thuyết cơ bản sau: - Lý thuyết về du lịch và du lịch làng nghề - Lý thuyết nhu cầu và hành vi người tiêu dùng - Lý thuyết về marketing hỗn hợp (4Ps) 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 4 chương Chương 1: Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Kết quả nghiên cứu về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội 15 Chương 3: Kết quả nghiên cứu về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội Chương 4: Một số kiến nghị nhằm thúc đầy phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho sinh viên 16 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống 1.1 Khái niệm du lịch Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:  Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …  Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. 1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống. Là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch 17 sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. 1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống có năm đặc điểm cơ bản như sau:  Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống.  Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu về những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề.  Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.  Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề thủ công truyền thống  Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và nâng cao tình yêu đối với quê hương đất nước. 1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống là một chiến lược quan trọng trong việc phát triển làng nghề bền vững.Có thể thấy rằng du lịch làng đã mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội cho nhiều đối tượng. Việc phát triển du lịch làng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế cho làng nghề như nâng cao thu nhập của các hộ dân, góp phần làm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở làng nghề v..v...Đồng thời việc phát triển du lịch làng nghề còn giúp nâng cao tầm hiểu biết của người dân trong nước về văn hóa lịch sử dân tộc, tăng thêm 18 tình yêu đối với quê hương đất nước; du lịch làng nghề truyền thống còn là một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc tới du khách nước ngoài. 1.5. Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội Hà Nội dường như là thủ đô thiên nhiên của châu thổ sông Nhị, của miền Bắc Việt Nam và đây cũng trở thành nơi hội tụ của các anh tài, các nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước. Xung quanh Thăng Long - Đông Kinh - Kẻ Chợ mọc dần lên các làng chuyên doanh đặc sản: các làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng nghề giấy vùng Bưởi, làng hoa Ngọc Hà, quất Nghi Tàm,.. Làng nghề trồng trọt, làng nghề thủ công cũng từ đó mà đân hình thành theo năm tháng. Hà Nội từ xa xưa đã vốn được mệnh danh là đất trăm nghề, trong đó có những làng nghề hàng trăm tuổi. Đặc biệt, sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước và với lợi thế về vị trí chính trị, văn hóa... Hiện nay, với hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội đã chiếm tới 59% tổng số làng với 47 nghề trên tổng số 52 nghề trên toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có xu hướng phát triển như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai... Giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Hà Nội trung bình trên đạt gần 4000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 12,6 % giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, nổi bật như mộc Chàng Sơn, gốm sứ Bát Tràng, Mộc Vạn Điểm, dệt kim La Phù… Nhà nước ta cũng phần nào ý thức được ý nghĩa quan trọng của việc phát triển các làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa, đồng thời cũng khai thác được lợi ích nhất định về mặt kinh tế cho xã hội; bởi vậy mà liên tục trong những năm gần đây luôn chú trọng đưa ra các chính sách thúc đẩy và phát triển các làng nghề truyền thống. Tuy 19 nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch, ngoài hai cái tên được nhắc nhiều là Bát Tràng và Vạn Phúc, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên mặc dù có chủ trương rõ ràng từ chính quyền địa phương. Điển hình như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái,... Trước mắt, tiến tới việc hoàn thiện và phát triển hơn mô hình du lịch làng nghề truyền thống, Hà Nội đang xúc tiến xây dựng 4 tour du lịch làng nghề gồm: tour thăm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - thêu Thắng Lợi sơn mài Hạ Thái; tour thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh - lụa Vạn Phúc; tour thăm làng lụa Vạn Phúc - điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng; tour thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng- may da, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ...để thu hút khách du lịch đến với thủ đô. Có thể đưa ra hai ví dụ về tính hiệu quả của việc khai thác khá tốt tiềm năng làng nghề của hai làng nghề truyền thống điển hình là làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề lụa Vạn Phúc:  Theo số liệu thống kê, trung bình hằng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón 25-30 nghìn lượt khách trong nước, 5-6 nghìn lượt khách quốc tế. Có thể thấy rằng khách đến tham quan làng nghề Bát Tràng khá tấp nập, cho dù không phải là ngày cuối tuần. Điều hấp dẫn khách du lịch đến Bát Tràng không chỉ là sản phẩm gốm sứ đa dạng mà cái chính là khách có thể trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình làm ra sản phẩm.  Cũng như Bát Tràng, Vạn Phúc hằng năm thu hút hàng vạn khách du lịch đến tham quan. Ngoài yếu tố là sản phẩm lụa đa dạng, phong phú với nhiều mẫu mã đẹp thì du khách cũng được tham gia tìm hiểu quy trình làm ra một tấm lụa. Chính điều này là một yếu tố thu hút khách du lịch đối với du lịch làng nghề. 20 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, thì việc phát triển du lịch làng nghề vẫn còn tồn tại hạn chế đó là còn mang tính tự phát; phân tán thiếu tính bền vững, quy mô nhỏ lẻ; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, ô nhiễm môi trường; thị trường chưa được mở rộng; các sản phẩm thủ công được bán tại làng nghề còn đơn điệu về mẫu mã, chưa có thương hiệu, nhãn mác. 2. Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề truyền thống 2.1 Nhu cầu và mong đợi Theo lý thuyết kinh tế thì “cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khă năng mua tại mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giá thiết các yếu tố khác không đổi. Cầu là những mong đợi, nguyện vọng của khách hàng về hàng hóa dịch vụ được thỏa mãn bởi khả năng thanh toán của khách hàng đó cho việc mua sắm các hàng hóa dịch vụ” Theo khái niệm đó thì nhu cầu của khách du lịch về du lịch làng nghề được hiểu là những mong đợi được thỏa mãn của họ về việc tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống tại làng nghề, nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa làng nghề, và tình yêu quê hương đất nước của du khách. Nhu cầu về du lịch làng nghề ở đây đề cập đến những nhu cầu có khả năng thanh toán tức là những nhu cầu gắn liền với thu nhập và khả năng chi trả của khách du lịch. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hôi thì thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể, cơm ăn áo mặc không còn là một vấn đề cấp thiết đối với một bộ phận lớn người tiêu dùng, chính vì vậy nhu cầu đối với du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa nói chung và du lịch làng nghề truyền thống nói riêng cũng gia tăng đáng kể. Thêm vào đó sự ô nhiễm của môi trường và không khí ngột ngạt ở thành thị là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất