Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành ...

Tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành phố hà nội

.PDF
136
274
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TIẾN QUYẾT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LỤA VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TIẾN QUYẾT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LỤA VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ĐỨC BẢO Hà Nội, 2014 i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn là: Tiến sỹ Đỗ Đức Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức và đều được trích rõ nguồn gốc. Trường hợp có phát hiện bất kỳ sự sai sót, vi phạm nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường, hội đồng cũng như kết quả của bản luận văn. Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Quyết ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành là kết quả của 2 năm học tập theo chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Lâm nghiệp, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo và giảng dạy của các quý thầy cô trong và ngoài nhà trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Lâm nghiệp, đã động viên và hết lòng giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Đức Bảo - người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Cảm ơn Đảng ủy, UBND, các tổ chức, các nghệ nhân và các hộ gia đình phường Vạn Phúc đã giúp tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và viết luận văn tốt nghiệp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả những cá nhân, các cơ quan, đơn vị với tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Do thời gian có hạn, luận văn này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Vì vậy bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô cùng tất cả bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Quyết iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LỤA VẠN PHÚC ............................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 4 1.1.2. Vai trò của bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc ....... 13 1.1.3. Các yếu tố tác động đến bảo tồn và phát triển của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc .................................................................................................. 18 1.2. Cơ sở thực tiễn về bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa .................. 22 1.2.1. Tình hình bảo tồn, phát triển làng nghề của một số nước châu Á . 22 1.2.2. Kinh nghiệm của một số làng nghề trong nước ............................. 28 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề của một số nước châu Á và Việt Nam ............................................................ 31 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................. 33 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 33 iv 2.1.2. Đặc điểm lịch sử - văn hóa làng nghề dệt lụa Vạn Phúc ............... 36 2.1.3. Đặc điểm về dân số, lao động, việc làm của phường Vạn Phúc .... 42 2.1.4. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của phường Vạn Phúc ........... 44 2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phường Vạn Phúc .......... 46 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 53 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 53 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 54 2.2.3. Hệ thống hoá chỉ tiêu trong nghiêu cứu ......................................... 54 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 55 3.1. Thực trạng bảo tồn và phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội. ................... 55 3.1.1. Thực trạng bảo tồn, sản xuất kinh doanh ....................................... 55 3.1.2. Những hạn chế, khó khăn của làng nghề ....................................... 71 3.2. Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - quận Hà Đông - thành phố Hà Nội ...................... 77 3.2.1. Hệ thống quản lý Nhà nước về làng nghề từ Trung ương đến địa phương ...................................................................................................... 77 3.2.2. Quản lý Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc .............................................................................. 81 3.2.3. Quản lý Nhà nước về vấn đề môi trường làng nghề ...................... 85 3.2.4. Quản lý Nhà nước về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề, gắn với phát triển văn hoá, du lịch .................................................................. 88 3.3. Những tiềm năng và xu hướng phát triển của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông .................................................................................... 90 3.3.1. Tiềm năng của làng nghề ............................................................... 90 3.3.2. Xu hướng phát triển của làng nghề ................................................ 93 3.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc ............... 96 v 3.4.1. Cơ hội và thách thức đối với bảo tồn và phát triển ........................ 96 3.4.2. Mục tiêu và định hướng bảo tồn và phát triển ............................... 98 3.4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc .......................................................................................... 101 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CN - XD Công nghiệp - xây dựng CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DV Dịch vụ GQVL Giải quyết việc làm KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật HTX Hợp tác xã LLSX Lực lượng sản xuất QHSX Quan hệ sản xuất LĐTBXH Lao động thương binh xã hội LLLĐ Lực lượng lao động NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Uỷ ban nhân dân TTCN Tiểu thủ công nghiệp vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng TT Trang 2.1 Hiện trạng dân số phường Vạn Phúc từ năm 2008 - 2012. 42 2.2 Cơ cấu lao động trên các lĩnh vực kinh tế phường Vạn Phúc. 43 2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng phường Vạn Phúc năm 2010 - 2012. 45 2.4 2.5 2.6 Giá trị tăng trưởng kinh tế của phường Vạn Phúc giai đoạn 2008 - 2012. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Tình hình thu nhập của hộ và thu nhập của lao động tại một số ngành, nghề năm 2012. 47 49 51 3.1 Số nghệ nhân và thợ giỏi qua các thời kỳ. 56 3.2 Số khung cửi, máy dệt qua các thời kỳ. 57 3.3 Quy m« s¶n xuÊt cña c¸c hé trong ph-êng n¨m 2012. 58 3.4 B×nh qu©n ®Êt ®ai cña 1 hé s¶n xuÊt nghÒ dÖt lôa V¹n Phóc. 59 3.5 Tình hình sản xuất và kinh doanh lụa 2008 - 2012. 60 3.6 Trình độ lao động ở làng nghề Vạn Phúc. 62 3.7 3.8 Tình hình huy động vốn bình quân 1 hộ dệt lụa Vạn Phúc năm 2012. Cơ cấu sử dụng vốn bình quân 1 hộ dệt lụa Vạn Phúc năm 2012. 64 65 3.9 T×nh h×nh tiªu thô v¶i cña c¸c hé kinh doanh n¨m 2012. 67 3.10 Dự báo tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến năm 2020. 102 3.11 Dự báo số lượng khách du lịch đến năm 2020. 102 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình TT 1.1 3.1 Lụa Vạn Phúc tham dự triển lãm di sản lụa Asean tại Thái Lan năm 2011. Mương dẫn nước thải của làng liên tục đổi màu trong ngày vì hóa chất. Trang 9 87 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề là một khái niệm để chỉ các cộng đồng dân cư có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng không chỉ có tính kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hoá, lịch sử, du lịch. Làng nghề Việt Nam ra đời từ ngàn năm trước đây, trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay Việt Nam có khoảng 2000 làng nghề, chủ yếu tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng và một số ít rải rác ở vùng cao, châu thổ miền Trung và miền Nam. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế, vấn đề bảo tồn, phát triển kinh tế làng nghề của nước ta đang là một vấn đề thời sự, đang trở thành tâm điểm của nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, vấn đề phát triển kinh tế làng nghề là cần thiết và có vai trò quan trọng nhằm đưa làng nghề thoát khỏi tình trạng thuần nông, phát triển thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, góp phần thu hút lao động dôi dư, giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Trong số các tỉnh, thành có làng nghề truyền thống thì Hà Nội là thành phố có nhiều làng nghề thủ công nhất, khoảng 1.350 làng nghề chiếm khoảng 67% số làng nghề hiện có của cả nước. Trong đó có nhiều làng nghề truyền thống được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ như: gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh… Các làng nghề Hà Nội đã tạo việc làm cho khoảng 800 nghìn lao động với thu nhập bình quân đạt 24 triệu đồng/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả. 2 Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc là một trong những làng nghề nổi tiếng của tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Nó ra đời cách đây hơn 1200 năm, với nhiều mặt hàng nổi tiếng như: Lụa tơ tằm, sa tanh, đũi, gấm… được nhiều người biết đến. Những năm qua hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông đã thu được kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã và đang giải quyết một phần đáng kể lao động tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm dệt lụa truyền thống ngày càng nhiều, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đang là những thách thức to lớn cho làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Mặt khác với hiện trạng của việc bảo tồn, phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để bảo tồn, duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, giải pháp nào thúc đẩy mục tiêu đó. Để giải quyết vấn đề trên, trước hết cần làm rõ thực trạng bảo tồn, sản xuất kinh doanh, nguyên nhân phát triển chậm của làng nghề, từ đó chỉ ra nhưng nội dung cần tập trung giải quyết để bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc xứng với tiềm năng và giá trị của sản phẩm làng nghề. Đây là lý do để tôi chọn đề tài: “Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Đề xuất giải pháp sát với thực tế và có tính khả thi nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. - Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. - Phân tích những nhân tố tác động đến thực trạng bảo tồn và phát triển của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. - Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề và sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Những vấn đề lý luận; thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. - Về không gian: Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP Hà Nội. - Về thời gian: Từ năm 2008 - 2012. 4. Nội dung nghiên cứu. Gồm 03 chương, trong đó: - Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn, phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. - Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. - Kết quả nghiên cứu: giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. - Kết luận, khuyến nghị. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LỤA VẠN PHÚC 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về làng nghề Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề, theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh... làng giấy vùng Bưởi, làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội...) là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, ông phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, trở thành sản phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu “dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ” trở thành văn hoá dân gian [38]. Quan niệm này chưa phù hợp với làng nghề mới. Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu chí cụ thể về lao động, thu nhập. Tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận cho rằng “Làng nghề là những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm” [40, tr15]. TS. Dương Bá Phượng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc 5 lập” [37, tr.13-14]. Quan niệm này nêu hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề, đó là làng và nghề. Tác giả Mai Thế Hởn cho rằng "Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng" [31, tr.8]. Tác giả Đỗ Quang Dũng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng” [19, tr. 16]. Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ “Về phát triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [14]. Từ một số quan niệm trên ta thấy rằng thuật ngữ làng nghề gồm hai yếu tố làng và nghề. Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ. Về cơ bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới những hình thức: - Tổ chức theo khu đất cư trú. Theo hình thức này, làng được chia thành nhiều xóm. Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng. Xóm phân thành nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà… 6 - Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí và vai trò quan trọng trong làng. Có làng có nhiều dòng họ, có làng chỉ một dòng họ. - Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyện như phe (một tổ chức tự quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu vật…), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo, múa rối…). - Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là thôn. Dưới thôn có xóm. - Tổ chức làng theo lớp tuổi. Hình thức này chỉ dành riêng cho nam giới, phụ nữ không được vào. Hiện nay, hình thức tổ chức này ít tồn tại. Làng giữa các miền cũng có một số nét khác nhau. Làng Bắc bộ hình thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh hưởng gần như đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân sống gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về phía nam làng càng năng động, bớt những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác nhau, tuỳ theo vùng, đến nay việc phân biệt cũng chưa thật rõ ràng, có nơi gọi là làng, có nơi gọi thôn, xóm, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công cụ thể như nghề dệt vải, nghề đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ... Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay ngoài nghề thủ công, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghề và người ta gọi chung là ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... Ngành nghề phi nông nghiệp còn được gọi là ngành 7 nghề nông thôn. “Ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống” [40, tr.26]. Như vậy, có thể quan niệm rằng làng nghề là một cụm dân cư như làng, thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... (gọi chung là làng) có sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao. Nhìn chung, các làng nghề ở nước ta đều có những đặc điểm chung nổi bật sau đây: Một là, tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề theo hộ gia đình là chủ yếu. Ngoài ra, trong làng nghề còn có một số loại hình sản xuất khác như: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,... Hai là, hầu hết các làng nghề sử dụng công nghệ thủ công. Cho đến nay vẫn chỉ có một số mặt hàng có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn sản xuất. Có thể nói, đặc điểm này đã đem lại những đặc tính riêng biệt và sự quý hiếm cho các sản phẩm của làng nghề. Tuy nhiên, chính đặc điểm này làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của nhiều làng nghề thấp, khả năng cạnh tranh của nhiều làng nghề bị hạn chế. Ba là, ở các làng nghề thường có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề. Mỗi làng nghề thường có một ông tổ nghề là người truyền dạy bí quyết, kỹ thuật nghề. Phương thức dạy nghề chủ yếu là truyền nghề, kèm cặp của người thợ cả đối với thợ học việc. Bốn là, nguyên liệu sử dụng cho sản xuất của làng nghề chủ yếu là nguyên liệu sẵn có ở địa phương và trong nước như tre nứa, song mây, gỗ, sừng, tơ tằm... Ngoài ra có nhập khẩu một số nguyên liệu từ nước ngoài. Năm là, sản phẩm của làng nghề: thường là những sản phẩm độc đáo, được sản xuất theo kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nhiều sản phẩm không thể 8 sử dụng máy móc vào quá trình sản xuất được mà chỉ có bàn tay con người mới thực hiện được. Sáu là, làng nghề ở Việt Nam không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa "nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Trước hết có thể nói đến là những quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề. Có thể nói tất cả các nghề thủ công đều có bí quyết. Việc giữ bí quyết nghề không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà nó còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác như quan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như chỉ truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng. Điều này đã tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hoá đặc thù trong các làng nghề Việt Nam. Điều thứ hai cần đề cập đến trong đặc điểm sinh hoạt văn hoá tinh thần của làng nghề là: hầu như làng nghề nào cũng có tục thờ cúng tổ nghề và gắn liền với lễ hội cùng với các hoạt động văn hoá dân gian khác. Như vậy, ở làng nghề ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hoá và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. 1.1.1.2. Khái niệm về nghề dệt lụa và các sản phẩm của nghề dệt lụa * Nghề dệt lụa: Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc. Làng lụa Hà Đông hay làng lụa Vạn Phúc là một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của nước ta. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, mềm mại và nhẹ nhàng. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Với bàn tay khéo léo cùng kinh nghiệm lâu đời, những người làng nghề Vạn Phúc mang đến những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Lụa Vạn Phúc có những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với những thứ lụa khác. Đó là loại lụa mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát nhưng không rạn, không 9 nhăn, sử dụng trong thời gian dài mà màu không phai, hoa văn vẫn sắc nét, sợi lụa không bị xê dịch. Nhưng để tạo ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo cũng đòi hỏi những người thợ Vạn Phúc phải tiến hành một quy trình kỹ thuật khá phức tạp gồm nhiều khâu như khâu tơ, khâu hồ sợi, khâu dệt, khâu nhuộm. Những dải lụa mịn óng, mềm mại, đường nét tinh tế khi nổi khi chìm, có loại trang nhã, có loại rực rỡ. Hoa văn được trang trí đối xứng, đường nét không rườm rà mà luôn mềm mại, phóng khoáng nhưng dứt khoát. Vì thế lụa Vạn Phúc được ưa chuộng và được đưa tới tay người sử dụng bốn phương. Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932). Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu, cho tới năm 1990, lụa Vạn Phúc đã được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, khách quốc tế đến với lụa Vạn Phúc cũng chính nhờ danh tiếng của làng lụa từ trước tạo nên. Hình 1.1.Lụa Vạn Phúc tham dự triển lãm di sản lụa Asean tại Thái Lan năm 2011 So với các loại hàng hóa khác, tơ lụa nói chung và lụa Vạn Phúc nói riêng có những đặc thù như sau: 10 - Sản xuất lụa gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Lụa được sản xuất với 100% là tơ. Vì vậy, để làng nghề phát triển bền vững thì vùng nguyên liệu là vấn đề sống còn. - Sản xuất sản phẩm lụa đòi hỏi nguồn vốn lớn cho nhiều khâu như mua nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật. - So với các sản phẩm cùng ngành và các loại vải khác thì lụa Vạn Phúc có giá bán cao cho nên đối tượng sử dụng, tiêu dùng sản phẩm này chủ yếu là những người có thu nhập cao, giới trẻ, khách du lịch nước ngoài. * Các sản phẩm của nghề dệt lụa: Mặt hàng tơ lụa thủ công của Việt Nam có tới hàng trăm loại khác nhau. Trong đó, chỉ riêng làng dệt Vạn Phúc, một trung tâm dệt thủ công lớn và nổi tiếng nhất trong cả nước đã từng làm ra tới 70 thứ hàng: the, lụa, đũi, gấm, lĩnh, vải... Gấm: Đây là loại hàng dệt dày (nền dày), có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên gấm các loại, như gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng... Một tấm gấm có nhiều màu, phổ biến là 5 hay 7 màu - gọi là gấm ngũ hay gấm thất thể. Theo truyền tụng dân gian, dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc (Hà Đông) là nơi duy nhất biết dệt gấm. Vân: Là mặt hàng lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn, còn hoa chìm phải soi lên ánh sáng mới thấy được. Vân được dệt ở Vạn Phúc, là một loại sản phẩm nổi tiếng. Lụa: Bao gồm các loại lụa trơn, lụa hoa. Đấy là mặt hàng dệt theo kiểu đan lóng mót, nhưng mặt lụa rất mịn mang, óng ả. The, sa, xuyến, băng, quế: Các loại sản phẩm này có đặc điểm chung, nét đặc sắc là đều dệt thủng - nghĩa là trên mặt tấm the, sa, xuyến, hay băng, quế đều có những lỗ thủng nhỏ rất đẹp, nhưng cách bố cục sợi dọc, sợi ngang không giống nhau. Lỗ dệt thủng giữa các loại này khác nhau về kích thước và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan