Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha t...

Tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty cổ phần hải sản nha trang sang thị trường nhật bản

.PDF
97
160
126

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nha Trang, các thầy cô khoa kinh tế, chuyên ngành kinh tế thương mại đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý báu trong suốt khóa học. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Văn Ngọcgiảng viên hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kinh doanh tại Công ty cổ phần Hải sản Nha Trang đã nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ ích, thiết thức và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và thực hiện Khóa luận tốt nghệp này. Đặc biệt là cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cổ phần Hải sản Nha Trang đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với tình hình thực tế phù hợp với chuyên ngành của mình, học hỏi được nhiều điều thiết thực hơn. Em xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại học Nha Trang, cùng các anh chị đang công tác và làm việc tại Công ty cổ phần Hải sản Nha Trang sức khỏe – thành công – hạnh phúc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Bùi Thị Mỹ Hạnh ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 2 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA................ 3 1.1.Các khái niệm về hoạt động xuất khẩu............................................................... 3 1.1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa ............................................... 3 1.1.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa ............................................. 3 1.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 3 1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa ............................................................ 3 1.1.3. Các hình thức của xuất khẩu hàng hóa ..................................................... 11 1.1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu ........................................................... 15 1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu.......................... 15 1.1.4.2. Lựa chọn đối tác kinh doanh .............................................................. 17 1.1.4.3. Lập phương án kinh doanh ................................................................. 17 1.1.4.4. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng ................................................ 18 1.1.4.5. Tạo nguồn hàng xuất khẩu ................................................................. 23 1.1.4.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.............................................. 25 1.1.4.7. Phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh ................................ 25 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa .......................................... 27 iii 1.2. Vị trí của ngành thủy sản và vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế của Việt Nam............................................................................................. 29 1.2.1. Tình hình thị trường thủy sản thế giới ...................................................... 29 1.2.2. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. ................................................ 32 1.2.2.1. Năm 2009 .......................................................................................... 32 1.2.2.2. Năm 2010 .......................................................................................... 33 1.2.2.3. Năm 2011 .......................................................................................... 34 1.2.2.4. Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2012....................................... 36 1.3.Khái quát về thị trường Nhật Bản .................................................................... 38 1.3.1.Vài nét về đất nước và con người Nhật Bản............................................... 38 1.3.2. Tình hình cung cầu thủy sản của thị trường Nhật Bản.............................. 41 1.3.2.1.Tình hình cung mặt hàng thủy sản....................................................... 41 1.3.2.2.Tình hình cầu thủy sản ........................................................................ 43 1.3.3. Thị trường tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản ................................................. 44 1.3.3.1. Hệ thống tiêu thụ................................................................................ 44 1.3.3.2. Xu hướng tiêu thụ .............................................................................. 45 1.3.4. Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản ................... 45 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG ...................................................... 48 2.1.Khái quát về công ty CP Hải sản Nha Trang.................................................... 48 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty ............................................... 48 2.1.2.Chức năng nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động .............................................. 49 2.1.2.1. Chức năng.......................................................................................... 49 2.1.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................... 49 2.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động......................................................................... 50 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................ 51 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty......................................................................... 51 2.1.3.2. Phân công trong bộ máy quản lý của công ty...................................... 51 2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất ........................................................................... 56 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất...................................................................... 56 2.1.4.2. Các bộ phận trong cơ cấu sản xuất của công ty................................... 57 iv 2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trong thời gian qua......................... 58 2.2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty CP Hải sản Nha Trang .......... 58 2.2.1.1. Quá trình tổ chức thu mua .................................................................. 58 2.2.1.2. Tình hình sản xuất của công ty ........................................................... 60 2.2.1.3. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty ....................................... 61 2.2.1.4. Cơ cấu sản phẩm của công ty ............................................................. 64 2.2.1.5. Thị trường xuất khẩu của công ty ....................................................... 66 2.2.2. Tình hình tài chính của công ty................................................................ 70 2.3.Tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật Bản ............................... 72 2.3.1. Hình thức xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản...................... 72 2.3.2. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật. ........... 72 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP HẢI SẢN NHA TRANG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ......................................................................................................................... 75 3.1. Định hướng xuất khẩu thủy sản của công ty vào thị trường Nhật Bản trong năm 2012 ...................................................................................................................... 75 3.1.1. Thời cơ và thách thức .............................................................................. 75 3.1.1.1. Thời cơ............................................................................................... 75 3.1.1.2. Thách thức ......................................................................................... 76 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản năm 2012 ................................................................................ 77 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty CP Hải Sản Nha Trang sang thị trường Nhật Bản năm 2012 ....................................... 77 3.2.1. Các giải pháp Marketing.......................................................................... 77 3.2.1.1. Giải pháp về sản phẩm ....................................................................... 78 3.2.1.2. Giải pháp về giá ................................................................................ 84 3.2.1.3. Giải pháp nhằm phân phối thủy sản vào thị trường Nhật .................... 85 3.2.1.4. Các giải pháp xúc tiến bán hàng ......................................................... 86 3.2.2. Các giải pháp về nhân sự ......................................................................... 87 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 89 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATTP: An toàn thực phẩm DN: Doanh nghiệp GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HLSO: Tôm bỏ đầu nhưng phần vỏ của thân và đuôi để nguyên HOSO: Tôm nguyên con IQF: Làm lạnh đông nhanh từng cá thể NK: Nhập khẩu NTTS: Nuôi trồng thủy sản NT XK: Nội tệ xuất khẩu PD: Tôm lột vỏ, lấy chỉ PE: Nhựa nhiệt dẻo PPM (parts per million): Nồng độ, mật độ (Giá trị của ppm là: ppm = 1/1 000 000 = 10-4%) PTD: Tôm lột vỏ, trừ đuôi PU: Tôm đã lột hết vỏ nhưng không rút chỉ Shushi ebi: Tôm shusi chín (ebi: Tôm) TMQT : Thương mại quốc tế TN.NT XK: Thu nhập nội tệ xuất khẩu TT: Thị trường USD: Đô la Mỹ VNĐ: Việt Nam đồng XNK: Xuất nhập khẩu XHCN : Xã hội chủ nghĩa XK: Xuất khẩu TTNK : Thị trường nhập khẩu KTTS: Khai thác thủy sản vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các bước giao dịch của hoạt động thương mại quốc tế ................... 20 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ xuất khẩu hàng hoá ........................................................................ 25 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty .............................................................................. 51 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất. ................................................................. 56 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu phân xưởng sản xuất chính ................................................. 57 Sơ đồ 2.4: Mạng lưới thu mua nguyên liệu của Công ty tại khu vực miền Trung ..... 59 Sơ đồ 2.5: Mạng lưới thu mua nguyên liệu của công ty tại khu vực miền Tây .......... 59 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ quy trình sản xuất .......................................................................... 60 Sơ đồ 2.7: Quy trình sản xuất tôm nguyên con.......................................................... 60 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân phối sản phẩm của công ty .................................................... 86 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Giá tôm của một số nước tại Nhật Bản ngày 12/2/2012 ............................ 31 Bảng 1.2: Xuất khẩu thủy sản năm 2009................................................................... 32 Bảng 1.2: Xuất khẩu thủy sản năm 2009 (tt) ............................................................. 33 Bảng 1.3: Xuất khẩu thủy sản năm 2010................................................................... 33 Bảng 1.3: Xuất khẩu thủy sản năm 2010(tt) .............................................................. 34 Bảng 1.4: Xuất khẩu thủy sản năm 2011................................................................... 35 Bảng 1.4: Xuất khẩu thủy sản năm 2011( tt) ............................................................. 36 Bảng 1.5: Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2012 ....................................................... 37 Bảng 1.6: Tổng sản lượng nghề cá 2004 – 2008........................................................ 42 Bảng 1.7: Kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản theo chủng loại ......................... 43 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty .............................................................................. 51 Bảng 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2005 – 2011........................... 61 Bảng 2.2: Bảng so sánh mức chênh lệch kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của công ty từ năm 2005 - 2011 ...................................................................................... 63 Bảng 2.3 : Bảng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty từ năm 2007-2011............. 64 Bảng 2.4: Bảng kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường từ năm 2007-2011........ 67 Bảng 2.5: Tình hình biến động tài sản của công ty ................................................... 70 Bảng 2.6: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty ............................................. 71 Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị tường Nhật Bản ........................ 72 Bảng 2.8: Chênh lệch kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản qua các năm.................... 73 Bảng 3.1: Về giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật. ................................................ 77 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 1993-2011 ................ 37 Biểu đồ 2.1 : Biều đồ thể hiện sản lượng xuất khẩu của công ty từ năm 2005–2011 . 62 Biểu đồ 2.2: Biều đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2005–2011 ....... 62 Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ các mặt hàng xuất khẩu của công ty từ năm 2005–2011.......... 64 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2007................. 67 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2008................. 67 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2009................. 68 Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2010................. 68 Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2011................. 69 Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào Nhật Bản qua các năm............... 72 Biểu đồ 3.1: Các nguyên liệu thực phẩm có liên quan đến vấn đề dán nhãn tránh ngộ độc thực phẩm .......................................................................................................... 81 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực đã đưa ngành thủy sản trở thành ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành thủy sản Việt Nam cũng như của công ty cổ phần Hải sản Nha Trang. Tuy nhiên những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Nhật Bản giảm rõ rệt. Vì vậy việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản là một việc làm hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa. - Tìm hiểu và phân tích thực trạng kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP Hải sản Nha Trang vào thị trường Nhật. - Đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Công ty CP Hải Sản Nha Trang vào thị trường Nhật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang vào thị trường Nhật.  Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài này được thực hiện tại Công ty cổ phần Hải sản Nha Trang, địa chỉ 194 Lê Hồng Phong thành phố Nha Trang. 2 - Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ 2010 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài này em đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ: - Công ty cổ phần Hải sản Nha Trang - Tổng cục thủy sản - Cục thống kê Việt Nam - Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) 5. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… Khóa luận được kết thành 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung xuất khẩu hàng hóa Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP Hải sản Nha Trang. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty CP Hải sản Nha Trang. 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1. Các khái niệm về hoạt động xuất khẩu 1.1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình đối với các quốc gia khác. Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội, trải qua nhiều năm, đến nay hoạt động xuất khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động kinh tế của quốc gia. Hình thức sơ khai của xuất khẩu chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho tới tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nói riêng. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về cả không gian lẫn thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm. Có thể được diễn ra trong phạm vi hai quốc gia hoặc nhiều quốc gia khác nhau. 1.1.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa 1.1.2.1. Khái niệm Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hóa hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Nhìn nhận dưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán các hàng hóa hoặc dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới góc độ phi kinh doanh (việc dùng hàng hóa dịch vụ làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại ) thì hoạt động xuất khẩu đơn thuần chỉ là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia. 1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là siêu cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, hay là nước đang phát triển như Việt Nam thì việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là hoạt động vô cùng cần thiết. Bài học thành công của các con rồng Châu Á cũng như một số nước trong ASEAN đều cho thấy hoạt động xuất 4 khẩu là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của các quốc gia này. Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu, là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất, là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn và là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với việc thúc đẩy sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng tiềm lực cả về kinh tế cũng như quân sự của quốc gia. a. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế toàn cầu Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hóa xuất hiện rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ trong tổ chức thương mại toàn cầu. Mục tiêu chính là tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung. Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối duy nhất giữa sản xuất và tiêu dùng của quốc gia này với quốc gia khác. Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên giữa các nước. Mỗi quốc gia có một lợi thế riêng về lĩnh vực này nhưng lại yếu về những lĩnh vực khác. Tận dụng điều này, các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng mà quốc gia mình có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng từ nước ngoài mà quốc gia mình kém lợi thế hơn nhằm mang lại lợi nhuận lớn hơn cho quốc gia. Điều này được thể hiện qua các lý thuyết:  Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của một quốc gia của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ tập trung vào sản xuất và trao đổi các loại hàng hóa mà mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của thế giới thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi. 5 Đây là một trong những giải thích đơn giản về lợi ích mà thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng mang lại. Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này. Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối của Adam Smith mới chỉ lý giải được một phần nào đó của việc đem lại lợi ích trong hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Trong thực tế, xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công, tiềm năng kinh tế … thông qua hoạt động xuất khẩu cũng có thể phát triển kinh tế nội địa. Nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã chỉ ra Lợi thế tuyệt đối chỉ là một trong các trường hợp của lợi thế so sánh.  Lý thuyết lợi thế so sánh Theo David Ricardo thì một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn tương đối so với các quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. . Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội: “Chi phí cơ hội của một hàng hóa là một số lượng các hàng hóa khác người ta phải bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị hàng hóa nào đó”. Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. 6  Học thuyết Heckcher – Ohlin Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế. Mô hình Hechscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. Về bản chất học thuyết Heckcher – Ohlin căn cứ vào sự khác biệt về tính phong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hóa giữa các quốc gia trước khi có hoạt động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của các hoạt động xuất khẩu. Sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của các mặt hàng sau đó sẽ trở thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hóa. Sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hóa này là nguồn lợi của hoạt động xuất khẩu. Nói cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mà quốc gia mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu các mặt hàng mà quốc gia mình không có lợi thế so sánh. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên… trong quá trình sản xuất hàng hóa. Suy rộng ra trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm sản xuất ra sẽ tăng. b. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm tạo đà thúc đẩy kinh tế của mỗi quốc gia phát triển và thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Theo như các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện 7 là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kĩ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển ( như Việt Nam) đều thiếu thốn vốn và kĩ thuật công nghệ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các quốc gia này có đủ vốn và công nghệ để tham gia vào quá trình sản xuất.  Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Đối với một quốc gia đang phát triển thì bước đi đầu tiên là thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu và chậm phát triển ở quốc gia mình. Quá trình này đòi hỏi quốc gia phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Thực tế cho thấy nguồn vốn của các quốc gia ( đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam) chủ yếu huy động từ các nguồn sau: - Đầu tư nước ngoài và các hình thức liên doanh liên kết. - Vay nợ, viện trợ, tài trợ. - Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ. - Thu từ hoạt động xuất khẩu. Hoạt động thu hút vốn đầu tư, vay nợ, tài trợ, viện trợ từ nước ngoài có một tầm quan trọng nhất định trong việc tạo lập nguồn vốn. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn vốn này không dễ dàng. Và cho đến cuối cùng thì các nước đi vay ngoài việc phải hoàn lại vốn sẽ phải chịu những thiệt thòi và các điều kiện bất lợi về phía mình. Bởi vậy, nguồn vốn được xem là quan trọng nhất của mỗi quốc gia chính là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Nguồn thu này tạo tiền đề cho nhập khẩu và quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Một số quốc gia kém phát triển cho rằng nguồn vốn chính để góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nằm ở nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, các khoản vay nợ và viện trợ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài và người cho vay trước khi quyết định đầu tư hay cho vay lại quan tâm tới khả năng sản xuất và xuất khẩu của quốc gia. Vì đây là nguồn vốn duy nhất để quốc gia có thể thực hiện được việc thanh toán các khoản nợ. 8  Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Dưới tác động của hoạt động xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ phù hợp với nền kinh tế thế giới. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế:  Một là, xuất khẩu tiêu thụ những sản phẩm thừa so với nhu cầu nội địa của quốc gia. Trong trường hợp quốc gia có nền kinh tế còn lạc hậu thì sự thừa ra của sản phẩm so với nhu cầu nội địa là rất ít, nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra này thì xuất khẩu của quốc gia sẽ chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.  Hai là, coi thị trường thế giới là định hướng để tổ chức sản xuất. Đây là quan điểm đúng đắn và có tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Điều này được thể hiện: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có liên quan phát triển. Ví dụ như khi đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản thì sẽ dẫn tới các ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, thuốc chữa bệnh… cho thủy sản cũng phát triển; xuất khẩu nông sản kéo theo công nghiệp sản xuất các loại vật tư nông nghiệp như thuốc trừ sâu, trừ cỏ, máy cày, máy cấy máy gặt … - Xuất khẩu góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của quốc gia, giúp bình ổn sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô. - Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kĩ thuật công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất của mỗi quốc gia. Thông qua xuất khẩu hàng hóa của quốc gia sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất thích nghi được với thị trường thế giới. 9 - Hoạt động xuất khẩu còn tạo điều kiện cho quốc gia mở rộng khả năng tiêu dùng. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất của nước đó. Một nước không nhất thiết phải sản xuất đủ các loại hàng hóa mà mình cần. Thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất các loại hàng hóa mà đất nước mình có lợi thế sau đó trao đổi những thứ mà mình cần. Với đặc điểm đồng tiền sử dụng để thanh toán trong xuất khẩu là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt đối với nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố tích cực tác động tới cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển.  Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.  Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách: - Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra. - Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau. 10 c. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là xu hướng chung của các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp vươn cánh tay chạm và nền kinh tế thế giới, phát triển, mở rộng thị trường của mình. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khẳng định tên tuổi của mình không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển. Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà còn về chiều sâu . Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của cả hai bên. Như vậy đứng trên bất kì góc độ nào – nền kinh tế thế giới, kinh tế của mỗi quốc gia hay doanh nghiệp, ta cũng nhận thấy việc thúc đẩy xuất khẩu là một việc làm quan trọng, là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển. 11 1.1.3. Các hình thức của xuất khẩu hàng hóa Trên thị trường thế giới, các nhà buôn giao dịch với nhau theo những cách thức nhất định. Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có đặc điểm riêng. Kỹ thuật tiến hành riêng. Tuy nhiên trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức chủ yếu sau: a. Xuất khẩu trực tiếp Khái niệm xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình và được Nhà nước và Bộ Thương mại cho phép. Với hình thức này, các doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với khách hàng, bạn hàng, thực hiện việc bán hàng với nước ngoài không qua một tổ chức trung gian nào. Tuy nhiên đòi hỏi hợp đồng phải có một số điều kiện bảo đảm sau: có khối lượng hàng hoá lớn, có thị trường ổn định, có năng lực thực hiện xuất khẩu như đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về hoạt động xuất khẩu cao … Thông qua đàm phán và thảo luận trực tiếp dễ dàng đi đến thống nhất do đó hình thức này có những ưu điểm: - Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp. - Giá cả, phương tiện vận chuyển, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán do hai bên thoả thuận và quyết định. - Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ một số những nhược điểm như: - Dễ xảy ra rủi ro. - Nếu như không có cán bộ XNK có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình. 12 - Khối lượng hàng hoá khi tham giao giao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù đắp được chi phí trong việc giao dịch. Khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc. Nghiên cứu hiểu kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều kiện giao dịch đưa ra trao đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc. Lựa chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cân nhắc khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có hiệu quả. Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện sử dụng vốn sản xuất còn hạn hẹp, am hiểu thương trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng . b. Xuất khẩu ủy thác Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác. Ưu nhược điểm của hình thức này là - Ưu điểm: công ty uỷ thác không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được lợi nhuận là hoa hồng trong xuất khẩu. Do để thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả các chi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng không phải chi, dẫn đến giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty. - Nhược điểm: Do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp, không bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì công ty không có liên quan đến việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng. c. Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt của nó đem lại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất