Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện yên khánh, tỉnh nin...

Tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

.PDF
121
143
143

Mô tả:

BỘ NÔNG NGHIÊP & PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------- -------- Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ PHẠM QUANG GIANG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 BỘ NÔNG NGHIÊP & PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------- -------- Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo d c, công ngh PHẠM QUANG GIANG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60.34.04.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tất Thắng HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực. Tôi xin cam đoan rằng việc thực hiện khóa luận đều có sự đồng ý, ủng hộ của đơn vị liên quan; các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2015 Người thực hiện Phạm Quang Giang Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo: TS Nguyễn Tất Thắng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa kinh tế và PTNT, bộ môn kinh tế thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài này. Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2015 Tác giả Phạm Quang Giang Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii DANH MỤC VIẾT TẮT BQ : Bình quân CLB : Câu lạc bộ CN : Công nghiệp CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐVT : Đơn vị tính GDTX : Giáo dục thường xuyên GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KTQD : Kinh tế quốc dân KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐ : Lao động LHTN : Liên hiệp thanh niên NN, DV : Nông nghiệp, dịch vụ NHCS : Ngân hàng chính sách SXKD : Sản xuất kinh doanh TBXH : Thương binh xã hội TM : Thương mại TN : Thanh niên TNNT : Thanh niên nông thôn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân VAC : Vườn ao chuồng XD : Xây dựng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... iv MỤC LỤC .................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................... viii PHẦN I MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung: ......................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu. ..................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. .................................................................. 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:..................................................................... 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 4 2.1 Cơ sở lý luận. ...................................................................................... 4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản .............................................................. 4 2.1.2 Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn. ... 9 2.1.3 Đặc điểm của lao động, việc làm thanh niên nông thôn .............. 10 2.1.4 Nội dung giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. . 11 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn. ..................................................................... 16 2.2 Cơ sở thực tiễn: ................................................................................ 19 2.2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. ....................................... 20 2.2.2 Tình hình về việc làm cho thanh niên ở Việt Nam. .................... 21 2.2.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong nông thôn ở một số nước trong khu vực . .................................................................................... 22 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 26 3.1 Điều kiện tự nhiên. ........................................................................... 26 3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình................................................................... 26 3.1.2 Khí hậu, thủy văn ...................................................................... 26 3.1.3 Tài nguyên. ................................................................................ 27 3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. ................................................................ 27 3.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. .................. 27 3.2.2 Kết cấu hạ tầng .......................................................................... 29 3.2.3 Đặc điểm dân cư, lao động và việc làm...................................... 30 3.2.4 Khái quát tình hình và kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ................................................................. 32 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 35 3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu. ............................................................. 35 3.3.2 Thu thập số liệu ........................................................................ 36 3.3.3 Phương pháp phân tích. ............................................................ 37 3.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................ 38 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 41 4.1 Khái quát thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn huyện Yên khánh. ................................................................................... 41 4.1.1 Số lượng lao động thanh niên nông thôn huyện Yên khánh. ....... 41 4.1.2 Thực trạng lao động theo tình trạng việc làm.............................. 42 4.1.3 Thực trạng lao động thanh niên theo trình độ ............................. 42 4.1.4 Thực trạng lao động theo độ tuổi. ............................................... 44 4.2 Thực trạng việc thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Yên Khánh. .................................................................... 45 4.2.1 Thực trạng thực hiện chính sách đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Yên Khánh. ........ 45 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi 4.2.2 Thực trạng phát triển mạng lưới thành phần tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Yên Khánh. .................................. 49 4.2.3 Nâng cao trình độ, tay nghề giải quyết việc làm cho lao động thanh niên. .......................................................................................... 55 4.2.4 Hỗ trợ nguồn lực để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. 58 4.2.5 Xuất khẩu lao động. ................................................................... 60 4.2.6 Đánh gía hiệu quả của các chương trình giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trong huyện Yên Khánh. ................................... 61 4.2.7 Ý kiến đánh giá về công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trong huyện. ....................................................................... 66 4.2.8 Những tồn tại, hạn chê, nguyên nhân tồn tại trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên của huyện Yên Khánh. ........................ 68 4.3 Những yếu tố tố ảnh hưởng tới việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện. ................................................................. 69 4.3.1 Thực hiện các chính sách về giải quyết việc làm và phát triển kinh tế. . 69 4.3.2 Nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm cho thanh niên. ......... 72 4.3.3 Yếu tố bản thân người lao động. ................................................ 73 4.3.4 Thị trường lao động. .................................................................. 75 4.4 Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Yên khánh trong thời gian tới. .............................. 75 4. 4.1 Phương hướng, mục tiêu. .......................................................... 75 4.4.2 Giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Yên Khánh trong thời gian tới. ................................................... 76 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 99 5.1 Kết luận. ........................................................................................... 99 5.2 Kiến nghị. ....................................................................................... 101 5.2.1 Đối với Nhà nước. ................................................................... 101 5.2.2 Đối với Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên. ................. 103 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Khánh (năm 2011 - 2013) .......................................................................................... 28 Bảng 3.2 Lao động việc làm trong các ngành kinh tế huyện Yên Khánh (năm 2011 - 2013) ................................................................................. 31 Bảng 4.1 Số lượng thanh niên Yên Khánh .................................................. 41 Bảng 4.2 Lao động thanh niên có việc làm theo cơ cấu ngành nghề. ........... 42 Bảng 4.3 Lao động thanh niên theo trình độ học vấn ................................... 43 Bảng 4.4 Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn ............................ 44 Bảng 4.5 Lao động thanh niên theo độ tuổi ................................................. 45 Bảng 4.6 Mạng lưới giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn Yên Khánh.................................................................................... 49 Bảng 4.7 Tổng hợp thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp ................. 50 Bảng 4.8 Số lao động thanh niên làm việc trong các làng nghề ................... 51 Bảng 4.9 Số lao động thanh niên làm việc trong các gia trại, trang trại......... 52 Bảng 4.10 Số lao động thanh niên làm việc trong hộ gia đình ..................... 54 Bảng 4.11 Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp 3 năm ......... 56 Bảng 4.12 Số lượng thanh niên được đào tạo nghề ngắn hạn trong 2 năm ... 57 Bảng 4.13 Số lượng thanh niên tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3 năm từ năm 2011 - 2013 ....................................................................... 58 Bảng 4.14 Kết quả xuất khẩu lao động thanh niên nông thôn. ..................... 60 Bảng 4.15 Tình hình sử dụng đất đai của thanh niên sau tập huấn ............... 62 Bảng 4.16 Tình hình thanh niên sau khi học nghề ....................................... 63 Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động trong nước, trên một tháng ................................................... 64 Bảng 4.18 Hiệu quả sử dụng vốn vay của thanh niên .................................. 66 Bảng 4.19 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề ............................................. 67 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii Bảng 4.20 Thông tin chung về đội ngũ giáo viên dạy nghề ......................... 67 Bảng 4.21 Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động thanh niên qua dạy nghề. ... 68 Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việc làm manh lại thu nhập, để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Do đó việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, mỗi gia đình. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, quyết định sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia. Theo báo cáo của tổng cục thống kê năm 2012 nước ta có 68% dân số sống ở nông thôn, chiếm tới 69,4 % tổng lục lượng lao động cả nước. Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Song hiện nay lực lượng lao động nông thôn nói chung, lao động thanh niên nông thôn nói riêng vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến; thu nhập bình quân lao động thanh niên nông thôn từ các ngành nghề tại các vùng nông thôn thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn. Một bộ phận thanh niên nông thôn khi học song Đại học, cao đẳng không tìm được việc làm ở thanh thị lại về nông thôn làm việc không liên quan gì đến chuyên ngành đã học, phải học nghề lại, gây lãng phí cho gia đình, xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng, tệ nạn xã hội gia có xu hướng tăng. Vì vậy giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn là vấn đề bức thiết của từng địa phương, từng gia đình. Yên Khánh là một huyện đồng bằng nằm phía tây bắc của tỉnh Ninh Bình, Thanh niên từ 16 đến 35 tuổi chiếm trên 22,7% dân số và chiếm 38,71% lực lượng lao động của huyện. Trong những năm qua Yên Khánh quan tâm lãnh đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn. Trong 3 năm 2011- 2013 huyện đã tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 16.165 lượt lao động thanh niên; tín chấp cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ đoàn viên TN vay trên 22 tỷ đồng vốn vay ưu đãi để học nghề, xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi, xây dựng trang trại; tổ chức tư vấn, định hướng, hội chợ việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên các giải pháp để giải quyết việc làm cho thanh niên Yên Khánh còn hạn chế dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không phù hợp vẫn là vấn đề bức thiết trong thanh niên nông thôn ở huyện Yên Khánh. Khoảng 60% lao động thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm và đang có xu hướng tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và áp dụng kỹ thuật công nghệ sử dụng ít lao động. Từ đó dẫn đến thanh niên Yên Khánh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội nghiện hút ma tuý, mại dâm, nhiễm HIV/AIDS có xu hướng tăng. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề về giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở phạm vi quốc gia, địa phương. Tuy nhiên tại huyện Yên Khánh chưa có đề tài về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn từ đó đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho thanh niên nông thôn. - Phân tích thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn trong huyện Yên Khánh, chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên nông thôn Yên Khánh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Yên Khánh trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng việc làm và thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đang sinh sống, lao động, sản xuất trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng việc làm, giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của thanh niên nông thôn. * Về không gian: Trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Gồm 19 xã, thị trấn). * Về thời gian: Số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2011 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên, hộ gia đình thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, các cơ quan năm 2014. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn địa bàn đề ra các giải pháp giải quyết việc làm cho TNNT huyện Yên Khánh đến năm 2020. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo d c, công ngh PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm về lao động Lao động: trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động (Bộ nông nghiệp và PTNT, 2012). Người lao động: người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động (Bộ luật lao động Việt Nam). Nguồn lao động: “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân” (Đại học Kinh tế quốc dân, 2005). Chất lượng nguồn lao động biểu hiện ở trình độ văn hóa, trình độ lành nghề, ý thức tổ chức, mức độ sức khỏe. Số lượng và chất lượng nguồn lao động luôn luôn biến đổi do sự thay đổi của quy mô dân số và tình hình kinh tế xã hội. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 Từ quy đinh của luật lao động ta thấy lực lượng lao động của đất nước là bộ phận dân số trong tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, có mong muốn lao động, đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm . 2.1.1.2 Nông thôn Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã (Chính phủ, 2010). Như vậy lực lượng lao động nông thôn là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp cư trú trên địa bàn nông thôn. Hoạt động lao động ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn. Do đó, lao động nông thôn bao gồm: Lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ ở nông thôn… Việt Nam có gần 70 dân số sống ở nông thôn, là nơi cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực cho nền kinh tế. 2.1.1.3 Những vấn đề chung về lao động thanh niên nông thôn Thanh niên là một nhóm dân số đặc trưng về độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý. Theo quy định của điều lệ Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam đối tượng thu hút tập hợp, tổ chức phong trào thanh niên là dân số có tuổi tính từ 16 – 35 tuổi. Đây là lứa tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của người lớn, là thời kỳ dồi dào về trí lực và thể lực do đó thanh niên có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội đạt hiệu quả cao, đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Thanh niên nông thôn là nguồn nhân lực quan trọng phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội phát động; có khát vọng vươn lên thoát Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 nghèo và làm giàu. Thanh niên nông thôn đang đứng trước những khó khăn và thách thức như: tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, thu nhập thấp; trình độ học vấn, tay nghề thấp, thiếu vốn, kinh nghiệm ít; cơ hội chuyển đổi việc làm khó khăn... Theo bao cáo điều tra lao động việc làm của tổng cục thống kê tỷ lệ lao động là thanh niên (từ 15-34 tuổi) chiếm tỷ lệ lớn: 38,8% trong lực lượng lao động cả nước năm 2013, trong đó thanh niên nông thôn là chủ yếu. Do đó việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn có ý nghĩa quan trọng, góp phần khai thác sử dụng tốt nguồn lực, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. 2.1.1.4 Việc làm và thất nghiệp 2.1.1.4.1 Việc làm Theo quy định của Bộ luật lao động: “hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Việc làm là hoạt động lao động có ích, tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân lao động và gia đình hoặc cho một cộng đồng nào đó. Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê mướn lao động theo luật pháp của Nhà nước để tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường (Luật lao động, năm 2012). Người có việc làm: là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo nghỉ việc theo quy định của luật lao động, sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ, vẫn được tính là người có việc làm. Thời gian làm việc: thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần; thời gian làm việc không quá 6 giờ 1 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nhà nước khuyến khích chủ sử dụng lao động thực hiện làm việc 40 giờ 1 tuần Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 (Bộ luật lao động). Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế làm việc người có việc làm chia thành hai nhóm: người đủ việc làm và người thiếu việc làm. Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng thời gian làm việc theo quy định của luật lao động. Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễ tham khảo ít hơn thời gian làm việc theo quy định của luật lao động. 2.1.1.4.2 Thất nghiệp Theo bộ luật lao động Việt Nam thì thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm mang lại thu nhập, trừ những người đang nghỉ làm theo quy định của luật lao động. Như vậy người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm theo quy định. Trong nền kinh tế để xem xét và so sánh tình hình thất nghiệp người ta sử dụng con số tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp = Số người không có việc làm Tổng số nguồn nhân lực X 100% Tỷ lệ thất nghiệp thấp là mục tiêu của mỗi nền kinh tế, để tạo thu nhập cải thiện đời sống người lao động. Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, thất nghiệp được chia thành các loại như sau: - Xét về nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thành: + Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra do thay đổi việc làm hoặc do cung cầu lao động không phù hợp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 + Thất nghiệp do thời vụ: Xuất hiện như là kết quả của những biến động thời vụ trong các cơ hội lao động. - Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp bao gồm: + Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động bỏ việc để tìm công việc khác tốt hơn hoặc chưa tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng. + Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động chấp nhận làm việc ở mức tiền lương, tiền công phổ biến nhưng vẫn không tìm được việc làm. 2.1.1.5 Giải quyết việc làm Theo phạm vi rộng, giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tức là quá trình đó diễn ra bắt đầu từ vấn đề giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề, chuẩn bị cho người lao động bước vào cuộc đời lao động, đến vấn đề tự do lao động và hưởng thụ xứng đáng với giá trị mà lao động sáng tạo ra (Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, 1997). Theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập. Tức là, chỉ giới hạn nội dung giải quyết việc làm trong khuôn khổ và phạm vi của chính sách xã hội (Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, 1997). Như vậy, giải quyết việc làm theo phạm vi rộng và hẹp trên đây đều có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và đan xen vào nhau, đều hướng vào mục tiêu hàng đầu là sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội. Nhà nước có chức năng quản lý xã hội vì vậy, để giải quyết việc làm Nhà nước phải ban hành chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, các tổ chức và người sử dụng lao động tham gia giải quyết việc làm, giảm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 tỉ lệ người thất nghiệp (Luật lao động, năm 2012). Đại hội Đảng IX đã đề ra: “Giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu bức xúc của người dân.” (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). 2.1.2 Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn - Tạo nguồn thu nhập, ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho thanh niên nông thôn Thanh niên có việc làm giúp họ tạo ra thu nhập hợp pháp, chính đáng từ đó ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống để ổn định xã hội, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. - Ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Thanh niên thất nghiệp bắt buộc họ phải đi làm nhiều công việc khác để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà động đã làm những công việc trái pháp luật mà bản chất họ không phải như vậy. Do thất nghiệp thanh niên có thời gian thừa cộng với tâm lý chán nản, thích thể hiện sẽ dẫn tới các hoạt động phạm pháp, tệ nạn xã hội tăng gây áp lực cho xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần, ổn định an ninh – chính trị. - Tăng trưởng kinh tế Mỗi địa phương đều có nguồn lực, giải quyết việc làm cho thanh niên không những có lợi cho chính bản thân và gia đình họ mà còn khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh tăng sản phẩm cho xã hội, kinh tế tăng trưởng. - Góp phần đảm bảo công bằng xã hội Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 Mọi người lao động có việc làm sẽ rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội làm cho xã hội công bằng hơn, phát huy được khả năng sáng tạo của lao động. Thanh niên nông thôn có việc làm ở nông thôn thúc đẩy nông thôn phát triển, giảm khoảng cách giàu ngheo giữa nông thôn và thành thị, giảm áp lực di cư lên thành thị. Khi người lao động có việc làm sẽ mang lại thu nhập cho bản thân họ và từ đó tạo ra tích lũy. Nhà nước không những không phải chi trợ cấp cho những người nghèo người thất nghiệp, dẫn đến tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tăng tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động. Mặt khác, khi người lao động có thu nhập, họ sẽ tăng tiêu dùng từ đó làm tăng sức mua cho xã hội, tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. 2.1.3 Đặc điểm của lao động, việc làm thanh niên nông thôn 2.1.3.1 Đặc điểm của lao động thanh niên nông thôn - Lao động thanh niên nông thôn mang tính thời vụ cao Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai...). Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn. - Lao động thanh niên nông thôn rất dồi dào Nước ta có gần 70% dân số sống ở nông thôn, đây là nơi cung cấp chủ yếu lực lượng lao động trẻ cho nền kinh tế. Do đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động trẻ ở nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định việc phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, do đó đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường chất lượng lao động cho thanh niên sản xuất nông nghiệp. - Lao động thanh niên nông thôn ít chuyên sâu, trình độ thấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan