Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp marketing nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của công ty tnhh vsi...

Tài liệu Giải pháp marketing nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của công ty tnhh vsip hải phòng

.PDF
88
1075
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU THỦY GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH VSIP HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU THỦY GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH VSIP HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số: 60 34 05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài "Giải pháp Marketing nhằm thu hút các nhà đầu tư vào khu công nghiệp của Công ty TNHH VSIP Hải Phòng " tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều từ các quý thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn tới các quý thầy cô, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập, tạo nền tảng để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Hoàng Đình Phi đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ nhân viên công ty TNHH VSIP Hải Phòng đã tạo điều kiện để tôi có được môi trường nghiên cứu, điều tra khảo sát, cũng như có được các dữ liệu để viết luận văn này Do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để phần luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học Viên Nguyễn Thị Thu Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................ i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các hình ........................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ GIẢI PHÁP MARKETING ................................................................................... 11 1.1 Những vấn đề cơ bản về Marketing ...................................................... 11 1.1.1. Khái niệm Marketing......................................................................... 11 1.1.2. Khái niệm về giải pháp Marketing .................................................... 13 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp Marketing .................................. 13 1.2.1. Phân tích môi trường Marketing ....................................................... 13 1.2.2. Phân tích thị trường và hành vi mua của khách hàng ....................... 17 1.2.3. Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh .............................................. 19 1.2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu ............................................................ 23 1.3. Các giải pháp Marketing ...................................................................... 29 1.3.1. Giải pháp về sản phẩm và dịch vụ..................................................... 29 1.3.2. Thiết kế chiến lược và chương trình định giá ................................... 32 1.3.3. Giải pháp về kênh phân phối ............................................................. 35 1.3.4. Giải pháp về xúc tiến hỗn hợp - truyền thông ................................... 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH VSIP HẢI PHÒNG .................. 42 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH VSIP Hải Phòng ....................... 42 2.1.1. Quá trình hình thành KCN Việt Nam Singapore .............................. 42 2.1.2. Quá trình hình thành công ty TNHH VSIP Hải Phòng ..................... 44 2.1.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư của Công ty TNHH VSIP Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2013 .................................................................................. 47 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty ............ 49 2.2.1. Tình hình thị trường .......................................................................... 49 2.2.2. Tình hình khách hàng mục tiêu ......................................................... 51 2.2.3. Tình hình đối thủ cạnh trạnh ............................................................. 54 2.2.4. Phân tích SWOT ................................................................................ 57 2.3. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH VSIP ................ 61 2.3.1. Mục tiêu Marketing ........................................................................... 61 2.3.2. Chiến lược Marketing và các chương trình hành động ..................... 61 2.4. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của Công ty TNHH VSIP Hải Phòng .......................................................................................... 63 Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KCN CỦA CÔNG TY TNHH VSIP HẢI PHÒNG .......................................................................................................... 69 3.1. Dự báo triển vọng thu hút đầu tư vào KCN ......................................... 69 3.1.1. Dự báo triển vọng và định hướng phát triển KCN ............................ 69 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty.................................................... 71 3.1.3. Định hướng quản trị Marketing của công ty ..................................... 71 3.2. Một số kiến nghị về giải pháp Marketing ............................................ 72 3.2.1. Giải pháp nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu ..................... 72 3.2.2. Giải pháp về xúc tiến đầu tư .............................................................. 73 3.2.3. Giải pháp về giá ................................................................................. 73 3.2.4. Giải pháp về dịch vụ .......................................................................... 74 3.2.5. Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực Marketing............................... 74 3.3. Một số đề xuất với ban lãnh đạo thành phố Hải Phòng ....................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 BĐS Bất động sản 3 BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao 4 BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao 5 BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh 6 DN Doanh nghiệp 7 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 KCN Khu công nghiệp 9 KCX Khu chế xuất 10 KKT Khu kinh tế 11 TPP Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương 12 VSIP Việt Nam Singapore Industrial Park i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1. Các biến tạo sự khác biệt 29 2 Bảng 1.2 Kĩ thuật xúc tiến đầu tư 40 3 Bảng 2.1 Tình hình thực hiện tiếp thị của công ty TNHH VSIP 47 (Giai đoạn 2010 - 2012) 4 Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư của công ty VSIP 48 5 Bảng 2.3 Địa bàn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt 51 Nam 6 Bảng 2.4 Tình hình thu hút đầu tư tại KCN Tràng Duệ 55 7 Bảng 2.5 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào VSIP 63 chia theo vùng và lãnh thổ 8 Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn đầu tư chia theo lĩnh vực đầu tư ii 63 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các giai đoạn của quá trình ra quyết định 18 2 Sơ đồ 1.2. Mô hình năm giai đoạn của quá trình ra quyết định 18 3 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ chiến lược trong xúc tiến hỗn hợp 39 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều thay đổi. Nếu như các nước phát triển chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất sang dịch vụ, thì tại các quốc gia đang phát triển lại tập trung chủ yếu vào nền kinh tế sản xuất. Bởi vậy, Việt Nam đang nỗ lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và trở thành một nước công nghiệp trong tương lai gần. Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp Tuy nhiên, tính đến hết 31/12/2012, đất công nghiệp chiếm 0,28% tổng diện tích đất tự nhiên, với 90.728 ha, theo báo cáo, nhiều khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng không có nhà đầu tư, tình trạng đất tại khu công nghiệp bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém, dàn trải, nhưng khả năng thu hút đầu tư kém. Một mặt, tại một số KCN, khâu giải phóng mặt bằng còn chậm chễ, cũng như nguồn vốn của chủ đầu tư chưa đủ mạnh. Tuy đây không phải là vấn đề vướng mắc tại KCN VSIP Hải phòng, nhưng công ty cũng chịu những ảnh hưởng từ nền kinh tế trong và ngoài nước. Năm 2010, khủng hoàng kinh tế trong nước, kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, được thả nổi trong thời gian dài, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước - Vừa là các khách hàng tiềm năng, vừa là khách hàng hiện tại của KCN có nhiều dấu hiệu suy yếu, điều này có ảnh hưởng cũng có không nhỏ tới việc thu hút đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, năm 2010 cũng là một năm diễn ra nhiều biến động kinh tế trên thế giới. Trong bối cảnh sự cạnh tranh trở nên ngày càng 1 gay gắt, rất cần có sự nỗ nực hết mình không chỉ riêng bộ phận Marketing mà của tất cả các phòng ban trong công ty, bởi lẽ dự án KCN VSIP vẫn đang trong giai đoạn xây dựng Theo viện kiến trúc Quy Hoạch (Bộ Xây Dựng), tính đến tháng 09/2012, Việt Nam có 289 khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành lập, trong đó có 184 KCN đã đi vào hoạt động, số còn lại vẫn trong quá trình xây dựng. Xét trên địa bàn các tỉnh lân cận Hải Phòng, như Hải Dương hiện có 10 KCN đã đi vào hoạt động trên tổng số 18 KCN được chính phủ cấp phép. Theo báo cáo của ban quản lý các dự án KCN tỉnh Hải Dương, tỷ lệ lấp đầy cuả nhiều KCN như KCN Nam Sách chiếm 99,25%, KCN Đại An chiếm 87 %, KCN Tâm Trường chiếm 71,61 % , KCN Phúc Điền đạt 100%. Như vậy, thực tế không thể phủ nhận sự thành công của rất nhiều KCN và ngày càng có KCN mới được thành lập theo chủ trương, khuyến khích chuyển dịch kinh tế của chính phủ, các KCN vừa có cơ hội phát triển mạnh mẽ, vừa tạo sức ép cạnh tranh lẫn nhau. "Cạnh Tranh" là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường và là công cụ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó tạo ra những doanh nghiệp đủ mạnh để đứng vững trên thị trường. Với định hướng phát triển Hải Phòng trở thành vùng kinh tế trọng điểm, theo mô hình thành phố công nghiệp, đồng thời, hưởng ứng theo chủ trương phát triển kinh tế, việc thu hút các nhà đầu tư trở thành vấn đề quan trọng, không những góp phần xây dựng thành phố phát triển bền vững và còn giải quyết công việc cho hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó, các KCN trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng, vì vậy sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi ban quản lý các KCN cần có những giải pháp Marketing, cũng như chiến lược kinh doanh để đạt hiệu quả thu hút cao Xuất phát từ những nhu cầu của tác giả cần nghiên cứu lý thuyết để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, giải quyết một phần vấn đề vướng mắc của DN. 2 Và đây cũng là cơ hội để tác giả có điều kiện tiếp cận với DN để tìm hiểu lý luận, lựa chọn lý luận, và vận dụng lý luận, thông qua đó tác giả cũng có cơ hội vận dụng những gì đã học, rèn luyện kĩ năng, đồng thời cũng là để hoàn thiện học phần luận văn của chương trình đào tạo Bên cạnh đó, thông qua trao đổi với một số cấp quản lý của DN, tác giả nhận thấy DN cũng có nhưng nhu cầu cần giải quyết vấn đề nêu trên. Do đó, DN đã tạo điều kiện, phối hợp cùng tác giả để hoàn thiện việc nghiên cứu này. Như vậy với hai câu hỏi lớn được đặt ra: Thứ nhất, Tại sao doanh nghiệp muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh, thu hút được sự đầu tư của khách hàng thì cần quan tâm tới vấn đề Marketing cũng như các giải pháp Marketing? Thứ hai, Để nâng cao khả năng thu hút khách hàng thì doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp Marketing như thế nào? Trên cơ sở những câu hỏi nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp Marketing nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của công ty TNHH VSIP Hải Phòng “ 2. Tình hình nghiên cứu Cụm từ “Hoạt động kinh doanh” phải được cấu thành từ rất nhiều các hoạt động như chiến lược kinh doanh, nhân sự, tài chính kế toán, quản lý và hoạt động Marketing. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của mỗi hoạt động để đến được đích cuối cùng đó là bán được hàng, đó là sự thành công. Và hoạt động Marketing với những giải pháp Marketing chính là cầu nối để dẫn tới sự thành công đó Liên quan đến “Các giải pháp Marketing “, đã có nhiều đề tài nghiên cứu dưới các góc độ, các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh việc nghiên cứu các cuốn sách, giáo trình của các tác giả nổi tiếng, tác giả còn nghiên cứu thông qua một số các công trình liên quan đến đề tài như sau: 3 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Hiện nay, Trung Quốc là một quốc gia đứng đầu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trung Quốc cũng được xem như là một quốc gia có tiềm lực mạnh trong việc xây dựng các KCN, KCX. Thực tế chỉ ra rằng, hầu hết các sản phẩm của các nhà công ty từ Châu Âu, Châu Mỹ, tới Châu Á hiện nay đều được sản xuất tại Trung Quốc. Bài viết "Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thông qua CAEXPO " đăng trên trang baodautu.vn ngày 24/08/2013 cho thấy tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư cũng như lý do tại sao cần thu hút đầu tư của các quốc gia ASEAN . Hay như bài viết "Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp" đăng trên trang tailieuso.udn.vn chỉ ra những kinh nghiệp thu hút đầu tư của chính phủ cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về các giải pháp cho Việt Nam. Đây là những phân tích rất ý nghĩa cho việc đưa ra các giải pháp nhằm thu hút đầu tư của công ty TNHH VSIP Hải Phòng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ như hiện nay Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Leo “ Bài học xây dựng khu công nghiệp của các nước Châu Á “ đã nêu ra mô hình và so sánh đánh giá KCN giữa các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, và Malaysia. Tác giả đã nêu bật nên được những điểm mạnh của các KCN trong đó một số các giải pháp được đưa ra để phân tích, nhằm đem lại bài học kinh nghiệm cho việc phát triển dự án KCN tại Việt Nam, trong đó, nhóm giải pháp bao gồm xây dựng cơ sở pháp lý, xác định đúng vị trí xây dựng KCN, xác định mục tiêu xây dựng KCN, những giải pháp Marketing mà các nước Châu Á đã và đang áp dụng 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Giải pháp Marketing cho doanh nghiệp là một trong số những đề tài đươc khá nhiều các chuyên gia, nghiên cứu sinh quan tâm và lựa chọn làm đề 4 tài nghiên cứu của mình, điều đó được thể hiện thông qua các bài viết, đề án, hội thảo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Nguyễn Thị Nhàn, "Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam", Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng Đề tài “ Định hướng chiến lược Marketing cho khu đô thị Sunrise Đông Kiều của công ty cổ phần đầu tư và công nghệ I&T ” của tác giả Bùi Minh Châu là đề nghiên cứu sự phát triển của dự án khu đô thị tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Qua bài viết, tác giả chỉ ra tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển kinh tế trong vùng. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của của Công ty vẫn chưa cao, đặc biệt là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tác giả của bài viết đã phối hợp cùng một số cấp lãnh đạo của Công ty, cũng như phòng thương mại Việt Nam VCCI để tìm ra những nguyên nhân tồn tại và đưa ra chiến lược Marketing nhằm khắc phục những tồn tại đó Bài viết "Giải pháp thu hút FDI vào KCN" đăng trên website khucongnghiep.com Đề tài“Marketing cho các dự án lớn“ được đăng trên website bantinsom.com có đề cập tới vấn đề marketing, tiếp thị, cũng như các chiến lược thành công. Bài viết nêu bật được những đặc điểm trong việc thu hút đầu tư, để từ đó đưa ra một số các giải pháp, chiến lược khả thi Chương trình” Giải pháp Marketing cho thị trường BĐS “ được tổ chức bởi công ty Cổ phần tư vấn và đào tạo Brain Mark Training là một chương trình được tổ chức rất thành công ở hai thành phố lớn, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua chương trình, những người tham gia hiểu rõ hơn về bản chất BĐS dự án, bao gồm khu nhà ở, tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mai, dự án khu công nghiệp, hay các công trình công cộng khác. Chương trình với sự tham gia của cá chuyên gia, đã đi sâu vào phân tích thị trường Việt Nam trong thời kì khủng hoảng, và giúp đưa ra một số giải pháp 5 nhằm giúp các công ty kinh doanh loại hình này có thể vượt qua khó khăn. Qua đây tác giả cũng thu thập được khá nhiều các thông tin hữu ích, phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Nguyễn Văn Trịnh (2010), Phát triển Khu công nghiệp ở vùng trọng điểm phía Nam“, Đề tài nghiên cứu, trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung nêu nên vai trò quan trọng của các khu công nghiệp, vừa giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động phía Nam, vừa tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng có tỷ trong GDP thấp. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các KCN phía Nam, nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước 3. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Marketing, cũng như các giải pháp Marketing  Sử dụng những lý luận, lý thuyết dã đề cập để đánh giá thực trạng thu hút đầu tư và các giải pháp Marketing nhằm thu hút đầu tư của công ty TNHH VSIP Hải Phòng, phân tích tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản dự án khu công nghiệp  Trên cơ sở phân tích các thực trạng, luận văn đưa ra một số các giải pháp Marketing nhằm giúp thu hút đầu tư cho Công ty TNHH VSIP, đem lại lợi ích không những cho Công ty mà còn giúp cải thiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Phòng Nhiệm vụ của tác giả cần trả lời các câu hỏi sau: 1, Cơ sở lý luận của các giải pháp Marketing là gì? Sử dụng mô hình lý thuyết nào cho việc phân tích, lựa chọn giải pháp Marketing của công ty TNHH VSIP Hải Phòng 2, Thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH VSIP Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2013 bị chi phối bởi những yếu tố nào? Công 6 ty có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nào để ứng phó với những yếu tố tác động đó ? 3, Giải pháp Marketing cho doanh nghiệp giai đoạn 2014- 2019 là gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố cấu thành và tác động đến giải pháp marketing. Trong đó, các yếu tố cấu thành bao gồm các lý luận nội hàm, các yếu tố tác động bao gồm các yếu tố bên trong, bên ngoài, với các điểm mạnh, điểm yếu khi áp dụng vào thực tiễn, có ảnh hưởng tới việc ra quyết định lựa chọn giải pháp. Đồng thời tìm hiểu các giải pháp mà DN đã áp dụng để đánh giá tính hiệu quả. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu chính mà tác giả hướng tới là các giải pháp Marketing nhằm thu hút đầu tư vào KCN  Phạm vi nghiên cứu : Không gian được nghiên cứu tại công ty TNHH VSIP Hải Phòng, địa chỉ Đường 10, xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, tác giả còn tập trung nghiên cứu một số các đối thủ cạnh tranh cũng như các khách hàng hiện tại của công ty. Thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 03 năm từ 2010 - 2013 và giải pháp cho giai đoạn 05 năm 2014 - 2019 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp:  Phương pháp duy vật biện chứng: Hoạt động Marketing tại Công ty TNHH VSIP Hải Phòng được nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với các giải pháp Marketing. Việc sử dụng phương pháp này có ý nghĩa trong việc tìm ra các mối quan hệ nhân - quả, tìm ra các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tính không hiệu quả của một số giải pháp Marketing mà Công ty đang áp dụng. Trên có sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp mang tính khoa học và có cơ sở hơn 7  Phương pháp duy vật lịch sử: Tác giả dùng phương pháp này để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động Marketing cũng như các giải pháp Marketing của doanh nghiệp một cách khoa học, nhìn nhận vấn đề theo quá trình diễn biến, có tính lịch sử. Từ đó nhằm pháp hiện ra quy luật phát triển hoặc tìm ra xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu, tránh dựa vào nhìn nhận mang tính thời điểm để đưa ra kết luận cho cả quá trình, làm sai lệch bản chất của vấn đề. Có như vậy những kiến nghị liên quan đến giải pháp Marketing cho doanh nghiệp mới sát với thực tế  Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giải nghiên cứu các vấn đề một cách vừa tổng thể, vừa chi tiết. Việc nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể giúp cho việc nắm bắt vấn đề một cách khái quát, nhanh chóng. Tuy nhiên, cần hiểu bản chất của vấn đề và đi sâu phân tích. Như vậy, khi áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp gúp cho việc nghiên cứu các vấn đề vừa đảm bảo được cái nhìn tổng thể, vừa đảm bảo nắm bắt được các vấn đề một cách chi tiết, cụ thể. Thông qua việc phân tích số liệu, sử dụng các tài liệu thực tế liên quan đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp, tác giả có thể đưa ra những kết luận mang tính tổng hợp hơn và đưa ra các kiến nghị, nhóm giải pháp mang tính tổng thể hơn. Ngoài ra đây cũng là phương pháp để tác giả có thể tổng hợp, và lựa chọn lý luận, đế áp dụng lý luận đó vào thực tiễn vấn đề cần nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu thu thập các tài liệu cứng (HDK): Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo của Bộ tài chính và các báo cáo, tài liệu chính thống khác của phòng Marketing trong công ty TNHH VSIP Hải Phòng. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu dựa trên các sách, báo, tài liệu giáo trình Marketing căn bản của các tác giả trong và ngoài nước, Quản trị chiến lược  Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, khảo sát bằng phiếu điều tra: Thông qua phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp từ cấp nhân viên đến cấp trưởng phó phòng. Trên cơ sở nghiên cứu các 8 tài liệu được cung cấp bởi doanh nghiệp và các tài liệu tham khảo khác, cũng như các phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, tác giả cần có những kiểm chứng thực tế để có đủ căn cứ đưa ra các giải pháp. Chính vì lẽ đó tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra thông qua phiếu điều ra và phỏng vấn. Đối tượng mà tác giả hướng tới trong phương pháp này đó là các cán bộ công nhân viên phòng Marketing, và một số phòng ban có liên quan, khách hàng hiện tại của doanh nghiệp 6. Những đóng góp mới của luận văn  Nghiên cứu và phân tích có hệ thống thực trạng thu hút đầu tư tại một số KCN trên địa bàn thành phố. Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc thu hút đầu tư tại KCN VSIP Hải Phòng  Phân tích có hệ thống thực trạng thu hút đầu tư tại công ty TNHH VSIP, qua đó đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thu hút đầu tư  Xây dựng một số giải pháp, góp phần hoàn thiện công tác thu hút vốn đầu tư của công ty TNHH VSIP 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu thành 03 chương như sau: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về Marketing và giải pháp Marketing Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư và các hoạt động Marketing của Công ty TNHH VSIP Hải Phòng Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp Marketing nhằm thu hút đầu tư vào KCN của công ty TNHH VSIP Hải Phòng Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ thầy giáo PGS.TS Hoàng Đình Phi, tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan về thời gian nghiên cứu, điều kiện, cũng như năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên luận văn này chỉ đề cập tới những vấn đề giới 9 hạn của doanh nghiệp và cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong có sự đóng góp từ các thầy cô, và bạn đọc để bài luận văn này được hoàn thiện hơn 10 Chƣơng 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ GIẢI PHÁP MARKETING 1.1 Những vấn đề cơ bản về Marketing 1.1.1 Khái niệm Marketing 1.1.1.1 Khái niệm Marketing Khái niệm Marketing truyền thống: Marketing là một khái niệm đơn giản bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng anh có nghĩa là “Làm thị trường “. Và nó được giới hạn trong lĩnh vực thương mại, nó bao gồm tất cả các hoạt động của một công ty nhằm tiêu thụ những hàng hóa và dịch vụ đã có sẵn Khái niệm Marketing của Philip kotler: Marketing là một hoạt động mang tính chất xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác Khái niệm Marketing tại các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường: Marketing là một trá trình quản lý mang tính chất xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác. Ngoài ra, Marketing còn được định nghĩa như một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn, yêu cầu của họ thông qua trao đổi về một loại sản phẩm - dịch vụ nào đó trên thị trường 1.1.1.2 Mục tiêu Marketing Mục tiêu Marketing chính là những kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được từ hoạt động marketing của mình. Nó sẽ trả lời cho câu hỏi: Lý do chủ yếu thúc đẩy công ty làm marketing là gì? Marketing hướng tới các mục tiêu:  Doanh thu và lợi nhuận  Thị trường và thị phần 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất