Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công...

Tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công

.PDF
133
71284
187

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------------- NGUYỄN XUÂN QUANG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60-34-01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Chí Thiện Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i Lêi cAm ®oan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết quả nghiên của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Xuân Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Chí Thiện, Hiệu trưởng Trường - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa sau Đại học - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên; các thầy cô giáo bộ môn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học quý báu. Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Học viên Nguyễn Xuân Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn Mục lục ii iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii Danh mục các bảng biểu viii Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3 4. Những đóng góp của luận văn 3 5. Kết cấu của luận văn 4 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững các khu công nghiệp 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững khu công nghiệp 5 1.1.1. Phân loại và mục tiêu hình thành các khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp 5 5 1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp 6 1.1.1.3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội 7 1.1.1.3.1. KCN góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư 8 1.1.1.3.2. KCN tạo ra công ăn việc làm cho người lao động 8 1 5 1.1.1.3.3. KCN góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia 1.1.1.3.4. KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1.4. Mục tiêu hình thành và phát triển các khu công nghiệp 10 1.1.2. Phát triển hướng bền vững khu công nghiệp 11 1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững 11 1.1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững khu công nghiệp 13 1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu công nghiệp 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và PTBV KCN 14 19 1.1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước 19 1.1.3.2. Nhóm các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệp 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 iv 1.1.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp 24 1.1.4.1. Kinh nghiệm thế giới 24 1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 29 Chương II: Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững khu công nghiệp 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu 36 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 36 37 2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 37 2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 37 2.2.3. Phương pháp chuyên gia 39 2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin 39 2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.5.1. Phương pháp đồ thị 39 39 2.2.5.2. Phương pháp phân tích SWOT 39 2.2.5.3. Phương pháp so sánh 40 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về phát triển bền vững KCN Sông Công 40 2.3.1.Các chỉ tiêu về kinh tế 2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội 40 41 2.3.3. Các chỉ tiêu về môi trường 41 Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 43 3.1.2. Địa hình 44 3.1.3. Điều kiện về khí tượng thủy văn 3.1.4. Tài nguyên đất- khoáng sản 45 45 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 46 3.1.2.1. Đặc điểm tình hình xã hội 46 2.1.2.2. Cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế ở Sông Công 48 3.2. Quá trình hình thành, phát triển KCN Sông Công 3.3. Thực trạng PTBV khu công nghiệp Sông Công 52 54 3.3.1. Thực trạng quy hoạch khu công nghiệp theo hướng bền vững 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 43 v 3.3.1.1. Vị trí địa lý của các khu công nghiệp 54 3.3.1.2. Quy mô đất đai các khu công nghiệp 54 3.3.1.3. Tính đồng bộ của quy hoạch khu công nghiệp 55 3.3.2. Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp 57 3.3.2.1. Tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp 56 3.3.2.2. Vốn đầu tư thu hút và vốn đầu tư thực hiện 3.3.2.3. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN 57 58 3.3.2.4. Trình độ khoa học công nghệ của các DN trong KCN 64 3.3.2.5. Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế 64 3.3.3. Thực trạng tác động lan tỏa của khu công nghiệp Sông Công theo hướng bền vững 65 3.3.3.1. Thực trạng tác động lan toả về kinh tế - kỹ thuật 67 3.3.3.3.Thực trạng tác động lan toả về môi trường 70 3.4. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 3.4.1. Những hạn chế, yếu kém 74 74 3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 78 Chương IV: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Thị xã Sông Công 4.1. Cơ hội và thách thức đối với thị xã Sông Công trong việc phát triển bền vững các KCN 82 4.1.1. Lợi thế về phát triển các KCN 82 4.1.2. Hạn chế trong phát triển các KCN 83 4.1.3. Cơ hội phát triển các KCN 4.1.4. Nguy cơ, thách thức trong phát triển các KCN 83 84 4.2. Mục tiêu, phương hướng, mục tiêu điểm phát triển các khu công nghiệp Sông Công 84 4.2.1. Phương hướng 84 4.2.2. Mục tiêu 85 4.2.3. Quan điểm phát triển các KCN 85 4.3. Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững KCN Sông Công 86 86 4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp phù hợp với yêu cầu PTBV khu công nghiệp 4.3.2. Giải pháp phát triển bền vững nội tại KCN Sông Công 4.3.2.1. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 89 89 vi 4.3.2.2. Huy động tốt các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 91 4.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN 4.3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư 93 4.3.2.5. Nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp 96 4.3.3. Tăng cường sử dụng các công cụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 98 4.3.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững khu công nghiệp 102 4.3.5. Một số kiến nghị 105 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 109 110 220 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp CCKT Cơ cấu kinh tế CN Công nghiệp DN : Doanh nghiệp DV : Dịch vụ GCNĐT : Giấy chứng nhận đầu tư KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế KT : Kinh tế KT-XH : Kinh tế xã - hội NN : Nông nghiệp TPKT : Thành phần kinh tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổng sản phẩm trong nước GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp KHCN : Khoa học công nghệ FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài PTBV : Phát triển bền vững UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Hiện trạng lao động thị xã Sông Công giai đoạn 2005-2010 47 Bảng 3.2: Quy mô và tăng trưởng kinh tế Thị xã Sông Công 48 Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công 49 Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công 51 Bảng 3.5: Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 12/2011 53 Bảng 3.6: Quy hoạch xây dựng phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2020 55 Bảng 3.7: Tỷ lệ lấp đầy các KCN Sông Công tính đến tháng 12/2011 56 Bảng 3.8: Vốn đầu tư của KCN Sông Công đến tháng 12/2011 58 Bảng 3.9: Số dự án đầu tư và GTSXCN của Khu công nghiệp Sông Công 59 Bảng 3.10: Tổng sản phẩm trong KCN Sông Công 60 Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu của KCN Sông Công 60 Bảng 3.12: Thu nộp ngân sách tại KCN Sông Công 61 Bảng 3.13: Số lao động trong KCN Sông Công 62 Bảng 3.14: Thu nhập bình quân của người lao động trong KCN Sông Công 62 Bảng 3.15: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 66 Bảng 3.16: Quy mô, cơ cấu lao động trong KCN Sông Công 68 Bảng 3.17. Chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công 73 Bảng 3.18: Một số chỉ tiêu trong nước mặt suối Văn Dương 74 Bảng 3.19: Diện tích lúa cả năm của xã Tân Quang và phường Cải Đan 77 Hình 1: Mô hình phát triển bền vững 42 Hình 2: Vị trí địa lý của thị xã Sông Công 43 Hình 3. Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở thị xã Sông Công 66 Biểu đồ 3.1: Diễn biến chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công 73 Biểu đồ 3.2: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Ngày 17/08/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ kế hoạch Đầu tư chọn là một trong 6 tỉnh thí điểm xây dựng chương trình phát triển bền vững. UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Định hướng phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên (Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Thái Nguyên) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững quốc gia trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch 5 năm 2005-2010 và mục tiêu phát triển Công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII và Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Sông Công lần thứ VI, công nghiệp của thị xã Sông Công đã có những bước phát triển mới: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 28% so với năm 2005; hiện có trên 200 doanh nghiệp và chi nhánh, trên 2.000 hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, tăng hơn 2 lần so với năm 2005; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Khu công nghiệp có vai trò, vị trí rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sông Công; Bởi nó góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái... Việc bổ sung số lượng khu công nghiệp và mở rộng diện tích các khu công nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 hiện có là điều hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình hiện tại ở thị xã Sông Công. Song bên cạnh đó, việc xây dựng mới các khu công nghiệp lại mang đến nhiều hệ lụy đằng sau, làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của thị xã Sông Công. Do mới xây dựng nên cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp chưa được hoàn thiện, làm hạn chế tiến độ đầu tư; kim ngạch xuất khẩu thấp, thị trường xuất khẩu thiếu tính bền vững; khả năng tạo việc làm, thu hút lao động còn hạn chế; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vẫn là khâu yếu; tài nguyên nước bị ô nhiễm; tài nguyên khoáng sản bị khai thác bừa bãi; Chất thải và nước thải ở các khu công nghiệp chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là vấn đề hết sức cần thiết đối với thị xã Sông Công, đặc biệt là trong giai đoạn tỉnh Thái Nguyên đang tích cực phấn đấu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiến đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển các khu công nghiệp, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường... Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển bền vững các khu công nghiệp đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản như sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững các khu công nghiệp. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của một số địa phương. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thị xã Sông Công. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thị xã Sông Công. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển bền vững của khu công nghiệp, gồm một số vấn đề liên quan như: quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư và quản lý nhà đầu tư của các khu công nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp và tác động môi trường của các khu Công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá, khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công. - Về thời gian: Các số liệu thống kê được phân tích trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2011 và một số mục tiêu, chỉ tiêu phát triển dự báo đến năm 2020. 4. Những đóng góp chủ yếu của Luận văn Luận văn sẽ làm rõ các nội dung sau: - Hệ thống hóa lý luận về phát triển bền vững các khu công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của thị xã Sông Công trong những năm qua. Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại. - Phân tích rõ các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đối với công cuộc phát triển bền vững các khu công nghiệp của thị xã Sông Công và ảnh hưởng của các khu công nghiệp đối với môi trường xung quanh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công trong giai đoạn 2012-2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững khu công nghiệp. Chưong II: Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững khu công nghiệp. Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công. Chương IV: Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Phân loại và mục tiêu hình thành các khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester (Anh) và vùng CN Clearng Chicago (Mỹ). Năm 1940, Ý thành lập KCN ở Napoli... Ngày nay, ở nhiều quốc gia, các khu vực trên thế giới, KCN, KCX được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, năm 1991 KCN đầu tiên được thành lập (KCX Tân Thuận), cùng với quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển cũng đã xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau về KCN, KCX: - Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP của Chính phủ ngày 24/4/1997, quy định như sau: ( 1 ) KCN là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có DN chế xuất; (2) KCX là KCN tập trung các DN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các DV cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; (3) KCNC là khu tập trung các Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo ra các DV liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCNC có thể có DN chế xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Tại Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 ghi rõ: KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. - Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 Của Chính phủ quy định: (l) KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định lại Nghị định này; (2) KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện DV cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này; (3) KCN, KCX được gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể . Từ các khái niệm trên và thực tế quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam, có thể hiểu một cách tổng quát về KCN như sau: “ KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động được thành lập theo quy định của Chính phủ. Trong KCN có thể có DN chế xuất và DN công nghệ cao. 1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp Tuỳ theo góc độ tiếp cận, KCN có thể được phân loại bằng nhiều tiêu chí khác nhau như: theo tính chất ngành nghề, theo quy mô diện tích, theo điều kiện hình thành, theo đặc điểm quản lý hoặc theo cấp độ vệ sinh... - Theo tính chất ngành nghề: Theo tiêu chí này thì KCN được chia thành 3 loại sau: + KCN chuyên ngành: Được hình thành từ các xí nghiệp CN cùng một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 ngành hoặc một số ít ngành CN khác nhau nhưng cùng sản xuất ra một số loại sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như: hoá chất - hoá dầu, điện tử - tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí. + KCN đa ngành: Gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành CN khác nhau. KCN đa ngành cho phép thoả mãn được yêu cầu về lãnh thổ cho sản xuất CN, song trong quy hoạch xây dựng cần lưu ý vấn đề nhóm môi trường nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng xấu giữa các xí nghiệp khác nhau, tiết kiệm đầu tư hạ tầng. + KCN sinh thái: Là mô hình mang tính cộng sinh CN. Các ngành CN được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững. Với mô hình này thì phế liệu của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cho nhà máy kia hoặc sản phẩm của nhà máy này sẽ là nguyên liệu, vật tư của nhà máy kia... - Theo qui mô diện tích: Phân loại theo tiêu chí này, phụ thuộc vào quan điểm của từng nước, chủ yếu để phục vụ cho việc xếp hạng KCN. Thông thường có 4 loại là: KCN nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. - Theo các điều kiện hình thành: Theo cách phân loại này có: các KCN thành lập mới, KCN nâng cấp mở rộng và KCN di dời tập trung. - Theo đặc điểm và cấp quản lý: Theo tiêu chí này có 3 loại: (l) KCN do Chính phủ quyết định thành lập; (2) KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập; (3) KCN do UBND huyện, thị quyết định thành lập. 1.1.1.3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội Việc hình thành các KCN là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nó có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 thành các KCN sẽ nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo tiền đề đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. 1.1.1.3.1. KCN góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư KCN là một trong những kênh quan trọng chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với các lợi thế của mình như: cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách ưu đãi,… giúp cho các nước có KCN có thể thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp cận vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến cũng như phong cách quản lý hiện đại của các nước phát triển. Cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với thuận lợi về vị trí và ưu đãi về chính sách, cơ chế thì KCN còn thu hút được các nhà đầu tư trong nước. Đây là nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong nhân dân chưa được khai thác và sử dụng xứng đáng. KCN sẽ tạo môi trường và cơ hội phát huy năng lực về vốn cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước sẽ liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độ điều hành sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài, bồi dưỡng nhân tài, thử các phương án cải cách để tiến dần đến trình độ thế giới. 1.1.1.3.2. KCN tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Ở Việt Nam, các KCN đã giải quyết, tạo ra việc làm cho lao động địa phương, là một trong những giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho lao động ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời tạo điều kiện cho lực lượng lao động nước ta tham gia một cách tốt nhất vào sự phân công lại lực lượng lao động xã hội. KCN là trọng điểm kinh tế địa phương, đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước tại địa phương và mở ra nhiều ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các KCN được xây dựng sẽ kéo theo hình thành nên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 các khu dân cư, các khu đô thị mới, các dịch vụ đời sống như chợ, siêu thị, các dịch vụ vận tải, bưu điện,… đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nên cũng tạo ra cơ hội, việc làm cho người lao động. KCN phát triển sẽ tạo điều kiện dẫn dắt theo các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ công nghiệp như tài chính, ngân hàng, cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp dịch vụ cho người lao động trong khu công nghiệp… phát triển. Như vậy, hình thành các KCN không chỉ tạo việc làm cho riêng các lao động trong KCN mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho rất nhiều doanh nghiệp khác, người lao động khác hoạt động ngoài KCN. 1.1.1.3.3. KCN góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia Việc phát triển các KCN là một trong những giải pháp nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, giúp nước ta rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển và tận dụng lợi thế của nước đi sau để rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới. Các KCN thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài sẽ đưa vào KCN những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, quy trình công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các KCN thường được quy hoạch theo một mô hình tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành do vậy, các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác, liên kết với nhau trong việc nhập khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tận dụng, rút ngắn được khoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nước đi trước. 1.1.1.3.4. KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các KCN là đầu tàu tăng trưởng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là điều kiện dẫn dắt các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, lao động, tư vấn, lao động… đồng thời, KCN phát triển sẽ đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu… Do đó KCN góp phần quan trọng làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Các KCN phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, đẩy mạnh tốc độ, kim ngạnh xuất, nhập khẩu. Các KCN là một trong những đầu tàu xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm trong nước ra thị trường thế giới, làm tăng cán cân thương mại, tăng nguồn thu ngoại tệ cho doanh ngiệp, từ đó các doanh ngiệp có vốn để tái mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, làm ăn có hiệu quả hơn… Chính vì vậy mà giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao, trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn để tiến tới đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. 1.1.1.4. Mục tiêu hình thành và phát triển các khu công nghiệp Sự hình thành và phát triển KCN, KCX trên thế giới gắn liền với những mục tiêu của nhà đầu tư và mục tiêu của nước thành lập KCN, KCX. - Mục tiêu của nhà đầu tư vào KCN, KCX: + Giảm chi phí sản xuất bằng cách tận dụng nguồn lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước đang phát triển để bù đắp những thiếu hụt nguồn tài nguyên và chi phí lao động cao ở trong nước; + Đối với nhà đầu tư, mục tiêu cao nhất là thu được lợi nhuận tối đa chi phí đầu tư thấp nhất. Do vậy, đầu tư vào KCN, KCX, nhà đầu tư được hưởng những ưu đãi khuyết khích đầu tư của nước chủ nhà đối với KCN, KCX và lợi ích từ các công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng thuận lợi cho dự án; + Thông qua việc đầu tư vào các KCN để nâng cao sức cạnh tranh quốc tế; + Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến tược phát triển lâu dài; + Xây dựng KCN, KCX theo quy hoạch phát triển tổng thể về KT - XH tại những địa điểm thuận lợi vận chuyển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cư sau này. - Mục tiêu của nước chủ nhà thành lập KCN, KCX Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Phân tích từ góc độ vĩ mô, có thể thấy mục tiêu thành lập KCN, KCX của các nước đang phát triển về cơ bản thống nhất ở những điểm sau: + Thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển theo quy hoạch, và nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn trong nước; + Mở rộng hoạt động thương mại; + Giải quyết mục tiêu xã hội về việc làm, về nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp, cải thiện môi trường xã hội; + Tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệp quản lý của các công ty tư bản nước ngoài; + Làm cầu nối hội nhập KT trong nước với KT thế giới, thúc đẩy sự phát triển KT trong nước, phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt của KCN, KCX; + Xây dựng KCN, KCX là động lực cho phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; 1.1.2. Phát triển hƣớng bền vững khu công nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững 1.1.2.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, khái niệm phát triển bền vững chính thức được nêu ra:“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Tháng 6/1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) đưa ra bản tuyên ngôn “Về Môi trường và Phát triển” đã một lần nữa khẳng định:“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không gây tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Hay nói cách khác, đó là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất