Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án dạy học liên môn hóa học bài 3. tính chất hóa học của axit...

Tài liệu Giáo án dạy học liên môn hóa học bài 3. tính chất hóa học của axit

.DOCX
18
1689
126

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ---------- HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học Nghiên cứu tính chất hóa học của axit từ hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí 2. Môn học chính của chủ đề: Hóa học 3. Các môn được tích hợp: Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân Hà Nội, tháng 12 năm 2014 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN Địa chỉ: 27 Hàm Long – Phường Hàng Bài – Quận Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội Điện thoại: 39437164; Email: [email protected] 1. Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Việt Hà Ngày sinh: 07/02/1985 Giảng dạy môn: Hóa học Điện thoại: 01668560000 Email: [email protected] 2. Họ và tên giáo viên: Phạm Liên Hương Ngày sinh: 08/11/1968 Giảng dạy môn: Sinh học Điện thoại: 0912512286 Email: [email protected] 2 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Chữ viết tắt Nội dung 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 PTHH Phương trình hóa học 5 SGK Sách giáo khoa 6 SĐTD Sơ đồ tư duy 7 THCS Trung học cơ sở 3 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC Nghiên cứu tính chất hóa học của axit từ hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí II. MỤC TIÊU DẠY HỌC II.1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Về kiến thức a. Môn Hóa học: Bài 3. Tính chất hóa học của axit Học sinh trình bày, phân tích và chứng minh được tính chất hóa học của axit (H2SO4 loãng và HCℓ): Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu, với bazơ, oxit bazơ và kim loại ... từ tác động của hiện tượng mưa axit đến môi trường: - Mưa axit làm thay đổi độ chua của đất và nước nên có thể làm đổi màu chất chỉ thị màu. - Mưa axit phá hủy vật liệu có chứa Fe, Zn... của công trình kiến trúc → Axit có thể tác dụng với kim loại và oxit kim loại. - Một biện pháp làm giảm độ chua của đất là sử dụng vôi (canxi hiđroxit) → Axit có thể tác dụng với bazơ (tan/ không tan)... b. Các môn học khác: - Địa lí 7: Bài 17. Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa HS trình bày được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và các hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra cho thiên nhiên và cho con người không chỉ ở đới ôn hòa mà cho toàn thế giới, có liên hệ với Việt Nam và thủ đô Hà Nội. - Sinh học 9: Bài 54. Ô nhiễm môi trường HS trình bày được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả của sự phát triển bền vững. - GDCD 7: Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên Nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch. 2. Kĩ năng 4 - Dự đoán, tổ chức thí nghiệm nghiên cứu và kết luận được các tính chất hóa học của axit (H2SO4 loãng và HCℓ). Sử dụng an toàn hóa chất trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của axit, kỹ năng phân biệt dung dịch axit với các dung dịch bazơ và dung dịch muối. Rèn kỹ năng làm bài tập tính theo PTHH - Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường, giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng… - Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào đó - Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo, phỏng vấn,…) và xử lí thông tin thu nhận được. - Học sinh có cơ hội được rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống như: + Tính sáng tạo và ham học hỏi, tìm hiểu tri thức, thực hiện và trao đổi ý tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và tiếp nhận những ý tưởng mới mẻ, đa dạng. + Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông. 3. Thái độ - Tuân thủ theo các quy định quy tắc đảm bảo an toàn trong trong khi thực hiện các thí nghiệm hóa học. - Hợp tác và tích cực trong hoạt động nhóm. - HS có thái độ tích cực bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khác tham gia bảo vệ môi trường. - HS hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê với môn Hoá học. Giáo dục thái độ say mê nghiên cứu khoa học. II.2. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn Khi học bài này, học sinh cần có và phát huy được những năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn đề ra - Phát triển năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm - Năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC Đối tượng học sinh: Số lượng: 149 học sinh thuộc 03 lớp: 9A4; 9A11 và 9A14 (Khối lớp 9 trường THCS Ngô Sĩ Liên – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội). 5 Đặc điểm cần thiết của HS theo học: Đa phần HS có khả năng chủ động trong việc tìm kiếm và thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn sách báo, tài liệu, Internet.. IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC 1. Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn dạy học Qua thực tiễn giảng dạy, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp và nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các môn liên quan, chúng tôi nhận thấy có thể xây dựng nội dung kiến thức của Bài 3. Tính chất hóa học của axit (Hóa học 9) bằng kiến thức tích hợp liên môn, tiết dạy có thể thực hiện bằng phương pháp bàn tay nặn bột. Cụ thể như sau: TT Môn học Tên bài Mức độ kiến thức - Mô tả được ô nhiễm môi trường không khí do khí thải của các khu công nghiệp và nhà máy, khí thải từ đốt nhiên liệu, sinh hoạt của con người có thể gây ra các hiện tượng như mưa axit. - Chỉ ra được những ảnh hưởng của mưa axit đối với tự nhiên và các công trình kiến trúc của con người… 1 Địa lí 7 Bài 17. Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa 3 Hóa học 8 Bài 37. Axit Khái niệm, cấu tạo của axit 4 5 Bài 36. Nước Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển màu đỏ Bài 33. Axit + Kim loại → Muối + H2↑ Điều chế khí Hiđro – 6 Kiến thức chưa biết - Thành phần hóa học của khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ? - Khái niệm axit ? - Tại sao axit lại làm thay đổi độ chua của đất, nước và ăn mòn các công trình kiến trúc? Tính chất hóa học của axit? Tất cả axit đều làm quì tím chuyển màu đỏ như nhau? Axit có tác dụng với tất cả kim loại? 6 Hóa học 9 7 8 Sinh học 9 9 GD CD 7 Phản ứng thế Bài 1. Tính chất hóa học của oxit... Bài 2. Một số oxit quan trọng Bài 54; 55. Ô nhiễm môi trường Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên Axit + Oxit bazơ → Muối + H2O Axit có thể tác dụng với bazơ được hay không? Bản chất hóa học gây mưa axit: Oxit axit + H2O → Axit Trình bày được nguyên nhân gây ô Liên hệ những nhiễm môi trường không khí và hiệu việc có thể làm quả của sự phát triển bền vững. để góp phần bảo vệ môi Nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ trường không môi trường trong sạch khí nói chung. Với những kiến thức liên môn này, học sinh có thể phát biểu khái niệm mưa axit, bản chất hóa học gây ra mưa axit và ảnh hưởng của mưa axit đối với tự nhiên và đời sống con người. Thắc mắc từ kiến thức liên môn như “Tại sao mưa axit lại có thể làm thay đổi độ chua của đất và nước ao hồ? Tại sao mưa axit lại ăn mòn được các công trình kiến trúc?...” Kết hợp với một số mảnh ghép kiến thức rời rạc đã biết về tính chất hóa học của axit, HS có thể tự đề xuất các phương án thí nghiệm để nghiên cứu một cách toàn diện tính chất hóa học của axit theo phương pháp bàn tay nặn bột và phương pháp thí nghiệm nghiên cứu. Do vậy, học sinh được rèn năng lực vận dụng những kiến liên môn ở trên để giải quyết các vấn đề của bài học và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua học tập Hoá học. 2. Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí gây nên mưa axit đã được biết đến từ lâu và trở thành vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Nguyên nhân chính gây ra mưa axit là do quá trình phát triển sản xuất của con người sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu khác. Vận dụng các kiến thức liên môn trong chương trình phổ thông để hiểu rõ bản chất hóa học của 7 mưa axit, tính chất hóa học của axit gây ra những tác động xấu đến môi trường của mưa axit. Từ các biện pháp khắc phục, hạn chế hiện tượng mưa axit sẽ xây dựng, hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong sạch đối với học sinh. V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. GV: - Phiếu học tập, bảng nhóm lớn. - Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4 loãng, Al, Zn, Fe, Cu, Cu(OH)2 hoặc Fe(OH)3, dd NaOH, CuO, Fe2O3... - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, giấy lọc, phễu lọc, thìa thủy tinh, kẹp sắt... 2. HS: - Sản phẩm của chủ đề: Mưa axit. 3. Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học - GV: Bài giảng powerpoint, clip giới thiệu về mưa axit - HS 9A4: Sản phẩm trình chiếu powerpoint, sơ đồ tư duy (Thực hiện theo nhóm) - HS 9A14: Các tài liệu, tranh ảnh sưu tầm từ Internet theo chủ đề Mưa axit (Cá nhân tự tìm kiếm tài liệu và nộp sản phẩm). - HS 9A11: Bài tổng hợp (viết tay) của các nhóm 02 HS về Mưa axit VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 8 Bài 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh trình bày, phân tích và chứng minh được tính chất hóa học của axit: Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu, với bazơ, oxit bazơ và kim loại. 2. Kỹ năng - Dự đoán, tổ chức thí nghiệm nghiên cứu và kết luận được các tính chất hóa học của axit (H2SO4 loãng và HCℓ). - Sử dụng an toàn hóa chất trong quá trình tiến hành thí nghiệm. - Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của axit, kỹ năng phân biệt dung dịch axit với các dung dịch bazơ và dung dịch muối. - Rèn kỹ năng làm bài tập tính theo PTHH 3. Thái độ Tuân thủ theo các quy định quy tắc đảm bảo an toàn trong trong khi thực hiện các thí nghiệm hóa học. Hợp tác và tích cực trong hoạt động nhóm. B. CHUẨN BỊ 1. GV: - Phiếu học tập, bảng nhóm lớn. - Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4 loãng, Al, Zn, Fe, Cu, Cu(OH)2 hoặc Fe(OH)3, dd NaOH, CuO, Fe2O3... - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, giấy lọc, phễu lọc, thìa thủy tinh, kẹp sắt... 2. HS (TỔ CHỨC TẠI LỚP 9A4): - Sản phẩm của chủ đề: Mưa axit. C. PHƯƠNG PHÁP: Bàn tay nặn bột, sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu. D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC T G Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Ổn định tổ chức 1 GV: Ổn định tổ chức HS: Báo cáo sĩ số HĐ2: Tình huống xuất phát Chủ đề: Mưa axit Mục tiêu: Liên hệ được kiến thức các môn Địa lí, Sinh học và Hóa học để mô tả và giải thích được một hiện tượng cụ thể: Mưa axit. Kết hợp kiến thức GDCD xây dựng ’ 9 và nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường. Từ đó, xuất phát nhu cầu tìm hiểu về tính chất hóa học của axit. PP: Bàn tay nặn bột Kĩ thuật: Lược đồ tư duy 14’ GV gợi mở tình huống xuất phát: Chúng ta biết rằng một trong các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí là mưa axit. Trong giờ trước cô đã hướng dẫn, phân công các nhóm về nhà tìm hiểu, HS: Các nhóm cử đại diện lên trình thảo luận và thực hiện một bày bài thuyết trình: chủ đề “Mưa axit”. Sau đây Chủ đề 1: Mưa axit - Bản chất hóa cô mời lần lượt các nhóm lên học và nguyên nhân hình thành trình bày sản phẩm về nội mưa axit. (Trình bày bằng phần dung của nhóm mình đã được mềm Power point) phân công và thảo luận! Chủ đề 2: Ảnh hưởng của mưa GV: Yêu cầu các nhóm và axit và biện pháp khắc phục (02 HS nhận xét, bổ sung. sơ đồ tư duy vẽ trên 02 tờ giấy A 0 (1. Ảnh hưởng của mưa axit và 2. Biện pháp khắc phục) kết hợp GV: Từ tác nhân ô nhiễm do trình chiếu PP (Hình ảnh, thông các chất khí thải ra từ hoạt tin minh họa cho các yếu tố ảnh động công nghiệp và sinh hưởng)) hoạt đã hình thành mưa axit BÀI 3. gây ảnh hưởng đến thiên TÍNH nhiên và đời sống con người. CHẤT Vậy, axit có những tính chất HÓA hóa học như thế nào? Chúng HS ghi bài . HỌC ta cùng tìm hiểu bài Tính chất CỦA hóa học của axit. AXIT HĐ2. Ý kiến ban đầu của HS GV: Yêu cầu HS HS suy nghĩ cá nhân, trình bày một số kiến trình bày những thức đã biết về axit. 10 kiến thức đã biết - Khái niệm axit ? về axit - Thành phần, cấu tạo của axit - Axit + KL, axit + oxit bazơ HĐ 3. Đề xuất câu hỏi - Thành phần hóa học của khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ? - Tại sao axit lại làm thay đổi độ chua của đất, nước và ăn mòn các công trình kiến trúc? Tất cả axit đều làm quì tím chuyển màu đỏ như nhau? Axit có tác dụng với tất cả kim loại? Liên hệ những việc có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường không khí nói chung HĐ 4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu Mục tiêu: Học sinh dự đoán, phân tích và chứng minh được tính chất hóa học của axit: thông qua việc đề xuất và tự tiến hành thí nghiệm nghiên cứu. 4.1. Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu GV: Dựa vào HS: Các nhóm thảo luận và đề xuất thí những tác động nghiệm chứng minh tính chất hóa học của trên của mưa axit, axit: hãy đề xuất các thí - Mưa axit làm thay đổi độ chua của đất và nghiệm chứng nước → Tất cả Axit có thể làm đổi màu chất minh tính chất hóa chỉ thị màu với cường độ màu như nhau học của axit. - Mưa axit phá hủy vật liệu có chứa Fe, Zn... của công trình kiến trúc → Axit có thể tác GV: Điều hành dụng với tất cả kim loại và oxit kim loại. thảo luận, định - Trong thực tế sản xuất nông nghiệp có một hướng mục tiêu thí biện pháp làm giảm độ chua của đất là sử nghiệm. dụng vôi (canxi hiđroxit) → Axit có thể tác dụng với bazơ (tan/ không tan) 4.2. Tiến hành thí nghiệm HS: Các nhóm tiến hành những thí nghiệm GV: Bao quát, nghiên cứu dựa vào nội dung đã thảo luận và hướng dẫn các bộ dụng cụ được chuẩn bị sẵn. Thư kí điền 11 nhóm tiến hành thí nghiệm đảm bảo an toàn và đúng thao tác. kết quả vào bảng nhóm lớn. - Làm đổi màu chất chỉ thị màu - Tác dụng với kim loại - Tác dụng với oxit bazơ - Tác dụng với bazơ HĐ 5. Kết luận, kiến thức mới: Tính chất hóa học của axit Mục tiêu kiến thức: Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu, tác dụng với kim loại, oxit bazơ và bazơ 5 I. Tính chất hoá học của axit GV hướng dẫn HS: 02 nhóm 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu HS trong lớp thực hiện nhanh Dd axit làm quỳ tím chuyển sang nhận xét, bổ nhất dán bảng màu đỏ sung. GV chấm nhóm lên bảng để 2. Tác dụng với kim loại điểm. so sánh kết quả 2Al ( r) + 6HCl (dd) → 2 AlCl3 (dd) + 3H2 và chấm chéo. (k) Fe (r) + H2SO4(dd) → FeSO4(dd) + H2 (k) Cu + H2SO4(ℓ) → Kết luận: Axit + KL → Muối + H2O (ĐK: Một số KL) 3. Tác dụng với bazơ Cu(OH)2(r)+H2SO4(dd) →CuSO4(dd)+ 2H2O(ℓ) 2NaOH(dd) + H2SO4(dd) → Na2SO4(dd) + 2H2O Kết luận: Axit + Bazơ → Muối + H2O 4. Tác dụng với oxit bazơ Fe2O3 (r) + 6HCl (dd) → 2FeCl3(dd) + 3H2O Kết luận: Axit + Oxit bazơ → Muối + H2O HĐ4: Củng cố - Dặn dò ’ 5 GV liên kết 03 bảng thành HS: Nhắc lại nội dung sơ đồ: Yêu cầu HS nhắc lại chính của bài 12 nội dung chính của bài GV: Yêu cầu HS làm bài tập luyện tập (Phiếu học tập) GV: Gọi HS chữa từng phần, nhận xét, chấm điểm. GV: - Bài tập về nhà 1, 4, 6, 7 SGK p.19 - Chuẩn bị bài “Một số axit quan trọng” HS: Làm bài tập vào vở BT trắc nghiệm: 4. A 5. C 6. D HS: Hoàn chỉnh bài BT7: tập a) Những chất t/dụng HS: Báo cáo và nhận với nước (SO3 ; xét K2O ; P2O5 ) HS: Tiếp nhận thông b) Những chất tin dặn dò của GV t/dụng với dd H2SO4 loãng là: Fe(OH)3; K2O ; Mg ; Fe ; CuO. 13 TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên: ...........................................................Lớp: ...........Điểm:............ PHẦN I. KIẾN THỨC LIÊN MÔN 1. Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí? ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... 2. Kể tên các hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí? ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... 3. Là một học sinh THCS, em có thể làm gì góp phần bảo vệ môi trường không khí? ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... PHẦN II. HÓA HỌC Câu 4. Những chất nào sau đây t/ dụng được với dd H2SO4 loãng A.Cu B.Al C.HCl D.CO2 Câu 5. Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận biết các lọ dd không dán nhãn, không màu: NaCl, Ba(OH)2, H2SO4 A.Phenolphtalin B.dd NaOH C. dd Quì tím D.dd BaCl2 Câu 6. Dung dịch HCl có thể tác dụng với chất nào sau đây: A.Na2CO3 B.Fe C. NaOH D. Cả A, B,C đều đúng Câu 7. Có một dd hỗn hợp A gồm 0,1mol HCl và 0,02mol H2SO4. Cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,2M để trung hoà dd A? 14 VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP GV đánh giá khả năng làm việc nhóm của HS qua quá trình theo dõi việc trao đổi của mỗi thành viên trong nhóm, kết quả hoàn thành công việc của mỗi nhóm bằng bài thuyết trình và bảng nhóm lớn. Đồng thời, trong quá trình nếu câu hỏi đặt vấn đề, phát vấn và phiếu học tập, GV đánh giá khả năng tư duy, suy nghĩ cá nhân của học sinh. VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Một số sản phẩm sưu tầm của học sinh lớp 9A14 về Mưa axit:. 15 Một số hình ảnh về tiết học tổ chức tại lớp 9A4 (29/12/2014) 16 Ánh mắt học trò!!! 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Địa lí 7, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Địa lí 7 (Sách giáo viên), NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Giáo dục công dân 7, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Giáo dục công dân 7 (Sách giáo viên), NXB GD, Hà Nội 5. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sinh học 9, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 6. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Hóa học 8, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 7. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Hóa học 9, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 8. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Hóa học 8 (Sách giáo viên), NXB GD Việt Nam, Hà Nội. 9. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Hóa học 9 (Sách giáo viên), NXB Việt Nam, Hà Nội. 10. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và THCS – Tài liệu tập huấn thí điểm. 11. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 12. Đặng Thị Oanh (chủ biên, 2005), Thiết kế bài soạn Hóa học 9 các phương án cơ bản và nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 13. Trịnh Nguyên Giao (2012), Thiết kế bài soạn sinh học 9, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội 14. Vũ Anh Tuấn, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2009), Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình hóa học THPT, môn Hóa học 8, 9, 10, 11, 12. Vụ Giáo dục Trung học, Bộ giáo học và Đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. Vũ Anh Tuấn, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, Phạm THị Bích Đào (2012), Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Hóa học cấp THCS. Bộ giáo học và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học – Dự án THCS vùng khó khăn nhất – Tài liệu thí điểm. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan