Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 6 bài sông nước cà mau...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 6 bài sông nước cà mau

.PDF
12
1301
139

Mô tả:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo Hoàng Mai - Trường THCS Yên Sở - Địa chỉ: 225 Phố Yên Duyên- Phường Yên Sở- Quận Hoàng Mai- Hà Nội - Điện thoại: 0438612726. - Thông tin về giáo viên : Họ và tên: Tạ Minh Thủy Ngày sinh: 28-01-1986 Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0983854648 ; Email: [email protected] -1- PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học Tích hợp liên môn lịch sử, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật qua văn bản “Sông nước Cà Mau”- Học kì II Ngữ Văn 6 2. Mục tiêu dạy học a. Kiến thức - Hiểu biết về tác giả, Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam - Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vùng đất phương Nam - Phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích b. Kĩ năng - Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có sử dụng phương thức miêu tả kết hợp với thuyết minh, tự sự. - Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản - Nhân biết các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản và vận dụng khi làm bài văn miêu tả. c. Thái độ - Yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc - Bảo vệ môi trường thiên nhiên d. Tích hợp - Tích hợp liên môn: địa lí, âm nhạc, mĩ thuật - tiếng việt (tìm hiểu, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ) 3. Đối tượng dạy học của bài học *Đối tượng dạy học là học sinh khối 6 - Số lượng học sinh: 32 em - Số lớp thực hiện: 01 lớp * Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Ngữ văn 6 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 6,7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. - Thứ nhất: các em học sinh lớp 6 ở học kì II đã được tiếp cận và làm quen với các tiếp xúc, tổ chức bài học bậc THCS và môn Ngữ văn 6 nói riêng nên các em đã bớt bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức hoạt động mà giáo viên đưa ra. - Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Sông nước Cà Mau” các em đã được làm quen với các bài văn miêu tả, tự sự từ tiểu học, được làm quen với phương thức tự sự từ học kì I và phương thức miêu tả qua bài “Tìm hiểu chúng về văn miêu tả” trước đó. - Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn: Âm nhạc, mĩ thuật, lịch sử, địa lí cùng kiến thức thực tế các em cũng có một số hiểu biết liên quan. Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bài học để giải quyết vấn đề trong bài các em không cảm thấy bỡ ngỡ. -2- 4. Ý nghĩa của bài học Qua dạy học thực tế nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đối với việc tích hợp kiến thức các môn âm nhạc, mĩ thuật, lịch sử, địa lí vào bài dạy “ Sông nước Cà Mau” sẽ giúp các em có cái nhìn bao quát và cảm nhận độc đáo riêng mình về vùng cảnh quan sông nước, vừa mới lạ, vừa hấp dẫn trong tư duy, kinh nghiệm của học sinh thành phố. Đồng thời các em được chủ động tìm hiểu, sưu tầm hình ảnh, làm việc và trình bày kết quả thảo luận, của từng nhóm một cách chủ động, sáng tạo. Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu * Giáo viên: - Kiến thức về cuộc đời tác giả Đoàn Giỏi, các tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt là truyện “Đất rừng phương Nam” - Kiến thức lịch sử liên quan đến vùng đất Cà Mau, dòng sông Năm Căn và lịch sử khai phá, chiến đấu bảo vệ đất nước của ông cha ta. - Kiến thức địa lí về dòng sông Năm Căn, vị trí của vùng đất Cà Mau trên bản đồ đất nước. - Kiến thức âm nhạc, hội họa qua hình ảnh tư liệu về cuộc sống, con người nơi đây và những cảnh đẹp khác của quê hương đất nước. * Học sinh: - Soạn bài ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh về sông nước Cà Mau, những bài hát, câu hò về vùng sông nước miền Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. * Ứng dụng CNTT: - Sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. -3- 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Đối với bài “ Sông nước Cà Mau” giáo viên thực hiện theo các bước sau: * Ổn định lớp. * Bài mới: Giới thiệu bài Nhà thơ Tố Hữu đã viết đầy tự hào về tổ quốc thân yêu của chúng ta “ Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như nuí, như người Việt Nam” thật vậy các em ạ, đi đâu ta cũng thấy đất nước mình thật đẹp . Vẻ đẹp ấy đã được rất nhiều nhà văn, nhà thơ ghi dấu trong những tác phẩm của họ. Và hôm nay, cô trò mình hãy cùng bước lên con thuyền tri thức để đến với vùng sông nước Cà Mau để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi tận cùng cực Nam tổ quốc qua văn bản “Sông nước Cà Mau”. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung GV : chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức I, Tìm hiểu chung chung xoay quanh văn bản, trước hết là tác giả . 1) Tác giả Đoàn Giỏi (1925? Dựa vào phần chú thích (*), em có thể giới thiệu HS trình 1989), quê ở Tiền Giang đôi nét về tác giả Đoàn Giỏi ? GV : chiếu hình ảnh tác giả :Mời các em quan sát bày Thường viết về trên máy, đây là hình ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi. thiên nhiên, con người Nam Bộ ông sinh năm 1925, mất năm 1989. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình rất khá giả ở Tiền Giang, Đoàn Giỏi có một cơ ngơi tòa ngang dãy dọc, nhưng năm 1954 ông tập kết ra Bắc, hiến toàn bộ nhà cửa cho cách mạng, nhà ông nay là UBND huyện Châu Thành. Dù phần lớn cuộc đời ông sống ở miền Bắc nhưng cả tâm hồn và các sáng tác của mình, ông đều hướng về -4- mảnh đất phương Nam – quê hương yêu dấu của nhà văn . GV chiếu hình ảnh tác phẩm “Đất rừng phương Nam” Nhắc tới Đoàn Giỏi, không thể không kể đến một tác phẩm đã làm nên tên tuỏi của ông : đó là truyện “Đất rừng Phương Nam”. Truyện là trong những sáng tác xuất sắc nhất viết cho thiếu nhi. Qua chặng đường phiêu dạt tìm cha của chú bé An, nhà văn đã đưa người đọc đến với một vùng sông nước Cà Mau đầy màu sắc, thiên nhiên hoang dã mà phong phú, con người hiền hòa, mộc mạc. ? em biết gì về xuất xứ của văn bản chúng ta sẽ được tìm hiểu? Trích từ chương XVIII của truyện “Đất rừng phương Nam”. ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Em có hình dung gì về vị trí quan sát của người kể ? Ngôi thứ nhất -> sinh động, chân thực Đi thuyền trên các con sông -> rất thích hợp cho việc miêu tả GV : truyện được kể theo ngôi thứ nhất với người kể là chú bé An trên con thuyền xuôi theo hành trình trên các dòng sông xứ Cà Mau. Đó là điểm nhìn phù hợp, giúp chú bé có thể quan sát thuận lơi, miêu tả vừa chi tiết vừa cụ thể cảnh vật. Ngôi kể thứ nhất khiến cảm nhận của người kể hiện lên thật sinh động và chân thực. ? văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ? GV : nhấn mạnh : TP “đất rừng phương Nam” là tp truyện mang yếu tố tự sự nhưng trong đoạn trích chúng ta được tìm hiểu, phương thức tự sự đan xen 2) Tác phẩm * Xuất xứ - HS trả - Trích từ chương 18 lời truyện “Đất rừng phương Nam. HS trả lời HS nêu ý kiến * Phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả -5- với yếu tố miêu tả rất linh hoạt, làm nên nét độc đáo của văn bản. HS trả lời ? Dựa theo trình tự miêu tả của người kể, theo em văn bản có bố cục như thế nào ? * Bố cục - 3 phần GV chiếu máy sơ đồ bố cục GV chuyển : Từ những hiểu biết sơ bộ về tác phẩm, chúng ta hay cùng chú bé An khám phá cảnh sắc nơi cực Nam tổ quốc qua phần II – Tìm hiểu chi tiết HĐ 2 : Tìm hiểu chi tiết văn bản GV gọi HS đọc đoạn 1 II. Tìm hiểu chi tiết HS đọc 1. Cảm nhận chung về cảnh sông nước Cà Mau GV chiếu ảnh và giới thiệu : đây là hình ảnh toàn cảnh vùng sông nước Cà Mau, HS đọc câu hỏi qua đoạn văn HS vừa đọc và quan sát hình ảnh minh họa, em có cảm đổi nhận gì về cảnh sông nước Cà Mau ? Để trả lời câu hỏi này, các em hãy thảo luận trong 2 phút và trả lời những câu hỏi nhỏ sau : trao GV chiếu câu hỏi trao đổi nhóm: Ấn tượng nổi bật ban đầu của người kể về vùng sông nước Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết nào ? Người kể đã quan sát cảnh bằng những giác quan gì ? Biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong đoạn này ? GV phát giấy thảo luận HS nhóm GV gọi HS nhóm 1 trình bày phần thảo luận nhóm -6- - Sông ngòi, kênh rạch : bủa giăng chi chít như mạng nhện - toàn một màu xanh đơn điệu - nghệ thuật : so sánh, tính từ màu sắc, nhiều giác quan  thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn mình, GV bình, chốt dần trên máy bằng sơ đồ ? Qua đó, em có nhận xét gì về cảnh quan thiên nhiên nơi đây ?  bức tranh thiên nhiên phủ kín màu xanh, thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. GV chốt: Các em thấy đấy, không chỉ bằng mắt thấy, tai nghe, mà bằng cả những liên tưởng lí thú, chú bé An đã vẽ ra trước mắt chúng ta một khung cảnh thiên nhiên thật mênh mông, như vô hạn với sông ngòi chằng chịt, với màu xanh bao trùm khăp nơi. Bức tranh thiên nhiên còn có cả âm thanh rì rào, bất tận,của rừng, của biển tất cả được khúc xạ qua hơi gió muối mang hương vị mặn mòi của biển cả- một đặc trưng về khí hậu mà cõ lẽ chỉ vùng đất này mới có. ? Thiên nhiên hùng vĩ lớn lao như vậy, nhưng chú bé An lại có cảm nhận như thế nào ? Vì sao ? Nhưng với đầu óc non nớt, ham thích khám phá của một chú bé như An, những màu sắc và âm thanh rì rào triền miên ấy ru ngủ thính giác, làm mòn mỏi thị giác, khiến cậu bé vì choáng ngợp mà thấy đơn điệu, mỏi mòn. 1 trình bày phần thảo luận của nhóm mình Hs nêu ý kiến Chuyển ý: muốn biết liệu thiên nhiên có đơn điệu như cảm nhận ban đầu của An hay không, chúng ta hãy cùng đến gần hơn với cảnh sông ngòi, kênh rạch. Chúng ta hãy lắng nghe những lời giới thiệu của nhóm 2 : ? HS: các bạn hãy cho biêt nét độc đáo mà chúng HS trả lời 2. Cảnh kênh rạch, sông tôi muốn nói đến là gì ? GV hướng dẫn các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm 2 ngòi -> thiên nhiên tự nhiên, hoang dã -> cách đặt tên không dùng danh từ hoa mĩ, mà dựa vào đặc điểm của sự vật mà gọi tên. ? Từ cách đặt tên đó, em có cảm nhận gì về cuộc sống và con người nơi đây ?  Kênh rạch  thiên nhiên phong phú, con người giản dị, mộc HS nhóm - gọi theo đặc điểm của -7- mạc, gần gũi với thiên nhiên GV : Ở miền đất tận cùng cực Nam này, sông ngòi, kênh rạch nhiều vô kể. Mỗi con kênh, con rạch lại mang một cái tên độc đáo mà rất đỗi dễ gọi, giản dị. Những cái tên gần gũi với con người, phần nào cho ta thấy được sự phong phú, độc đáo của tự nhiên, cũng như lỗi sống mộc mạc, gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. Đó là một trong những điểm độc đáo, lôi cuốn của miền đất này. ? 2 trình từng nơi bày phần thuyết minh dựa trên tư liệu đã - > thiên nhiên phong phú, sưu tầm đa dạng, con người mộc mạc, gần gũi HS nhận GV : tiếp tục hành trình, “ thuyền chúng tôi chèo xét thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn”. Cùng diễn tả sự di chuyển của con thuyền mà nhà văn đã dùng 3 từ không hề trùng lặp : chèo thoát, đổ ra và xuôi về.Câu văn được tạo dựng bởi ba nhịp thật uyển chuyển và dòng sông Năm Căn hiện lên như sự vỡ òa về cảnh sắc trong tiếng reo vui của cậu bé. Để cùng cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông, cô mời phần trình bày của nhóm 3: ? các bạn ấn tượng với những hình ảnh nào của dòng sông Năm Căn ? Vì sao ? mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển HS nhóm cá nước bơi hàng đàn 3 trình - rừng đước cao ngất như hai dãy trường thành bày phần vô tận hoạt cảnh hát, ? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để làm hò cảm nhận nổi bật vẻ đẹp của dòng sông ? biện pháp so sánh về dòng quan sát bằng nhiều giác quan sông Năm Căn ? Qua đó, em có cảm nhận gì về dòng sông này ? HS trả lời GV tích hợp với địa lí : Dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước, nối hai cửa biển Bồ Đề và Ông Trang,một trong 100 con sông lớn nhất thế giới. dòng sông độc đáo chảy từ biển ra biển là đã rất gắn bó với cuộc sống của con HS nêu người nơi đây. cảm nhận GV tích hợp với lịch sử : (GV chiếu hình trên máy -8-  Dòng sông Năm Căn - Mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển Cá nước bơi hàng đàn rừng đước cao ngất lòa nhòa ẩn hiện nghệ thuật : so sánh  hùng vĩ mà nên thơ, trù phú HS quan sát) Và, các em có biết không, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nơi đây cũng là căn cứ địa cách mạng, điểm cuối con đường Hồ Chí Minh trên biển, nơi đi về của những con tàu không số anh hùng, vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam góp phần làm nên chiến thắng 30/4/1975. tượng đài bến Vàm Lũng mà các em nhìn thấy trên màn hình chính là niềm tự hào của người dân nơi đây. GV chuyển : Vùng đất Cà Mau không chỉ hấp dẫn ở thiên nhiên nguyên sơ, độc đáo, mà còn cuốn hút người đọc bởi sự nồng ấm, vui tươi trong sinh hoạt nơi đây. Con thuyền của An đã dừng chân ở một địa điểm độc đáo, đầy màu sắc, đó là chợ Năm Căn -> 3. Cảnh chợ Năm Căn Để dễ dàng hình dung quang cảnh một khu chợ nơi 3.Cảnh chợ Năm Căn: - quen thuộc : ồn sông nước, cô mời các bạn đến với một clip nhỏ . HS xác ào, đông vui, tấp định nập - độc đáo : + nhiều bến vận hà, lò than + nhà bè sáng đèn như những khu GV chiếu video về cảnh chợ miền sông nước phố nổi HS thảo + chợ nổi bán đủ Các con vừa xem video giới thiệu một góc nhỏ của luận 2 thứ cảnh chợ miền sông nước vùng Cà Mau. phút + hội tụ nhiều dân Để tìm hiểu về chợ Năm Căn, các nhóm hãy cùng thi tộc khác nhau tài qua trò chơi : Ai nhanh hơn Với câu hỏi sau: Chợ Năm Căn được miêu tả qua những chi tiết - HS theo nào ? dõi, ghi HS thảo luận – GV gọi nhóm 4 trình bày bảng bài -9- Các nhóm nhận xét, bổ sung. ? Theo em , vì sao chợ Năm Căn lại được tác giả gọi là “trấn anh chị rừng xanh” ?  chợ Năm Căn trù phú, độc đáo, đông vui, tấp nập, đầy màu sắc. Con người đến từ nhiều nơi khác nhau ? em có nhận xét gì về cách giới thiệu và giọng kể của An trong đoạn này ?  chợ Năm Căn tấp nập trù phú, độc đáo HS nêu  rất tự nhiên, cậu bé An liệt kê hàng loạt chi cảm nhận tiết của chợ Năm Căn, giọng kể vui tươi, hồ hởi, háo hức GV bình : Chợ Năm Căn nói riêng và vùng đất Cà Mau nói chung hiện lên thật sinh động, nơi đây không chỉ đẹp về thiên nhiên , giàu có vè tài nguyên sông nước, mà còn trù phú, giàu có về văn hóa, là nơi hội tụ nhiều dân tộc từ khắp nơi. Sự hội tụ đó đem đến cho Cà Mau sự phong phú về màu sắc, âm thanh, tiếng nói. Con người hòa hợp với nhau và gần gũi với thiên nhiên , tạo nên bản sắc riêng, độc đáo và hấp dẫn. GV chuyển : Như vậy, trong bài học ngày hôm nay cô trò mình đã cùng đến với tận cùng của tổ quốc để thấy được một phần vẻ đẹp đất nước mình. Vẻ đẹp đó đã được nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả thật tự nhiên, lí HS trả lời thú. Chúng ta hãy tổng kết lại những điểm cần chú ý về nội dung và nghệ thuật của văn bản -? III. Tổng kết -> ghi bảng III. Tổng kết HS đọc HĐ 3 : Tổng kết 1. Nghệ thuật ? trong bài này, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc ? 2. Nội dung ? Qua đó, em có ấn tượng gì về mảnh đất này? Vì sao ?  Ghi nhớ (sgk)  Ghi nhớ (sgk) GV : để củng cố bài học chúng ta hãy cùng luyện tập HS tự IV. Luyện tập một chút : giới thiệu quê GV gọi HS đọc bài tập 1 BT1 (về nhà ) : viết đoạn văn nêu cảm nhận của hương - 10 - mình em về sông nước Cà Mau Chúng ta vừa cùng với cậu bé An đến với cùng sông nước Cà Mau rất lí thú phải không các em ? Vậy nếu được giới thiệu về quê hương mình với bạn, em sẽ giới thiệu điều gì ? GV nhận xét phần giới thiệu của học sinh, khen thưởng GV: Các em thân mến, nhà thơ Xuân Diệu không cần đến tận Cà Mau xa xôi những vẫn viết được những câu thơ xúc động “ Tổ quốc tôi như một con tàu – Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”, Nhà văn Đoàn Giỏi dành cả cuộc đợi mình viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ. Và, đi đâu ta cũng bắt gặp quê hương mình thật đẹp. Cô trò mình hãy cùng đến với một cảnh đẹp thôn quê qua một hình thức nghệ thuật mới mẻ và độc đáo để thêm yêu đất nước mình. Giáo viên chiếu video (nghệ thuật vẽ tranh cát qua nền nhạc bài “Việt Nam quê hương tôi” HS ghi vở Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ dặn dò - làm bàu tập 1,2 - SGK - Chuẩn bị tiết 78 : “So sánh ” Xin cảm ơn các thầy cô và các em ! 7. Đánh giá kết quả học tập Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh chủ động tìm hiểu, sưu tầm kiến thức, tích hợp âm nhạc vào kết quả phần chuẩn bị theo nhóm, tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. Các em sôi nổi tham gia vào bài học, sưu tầm tài liệu có liên quan và hứng thú với những thông tin tích hợp được cung cấp. Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! - 11 - - 12 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan