Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án tích hợp liên môn sinh học 10 chủ đề ô nhiễm môi trường nước sông nhuệ đ...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn sinh học 10 chủ đề ô nhiễm môi trường nước sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội

.DOCX
26
2386
133

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC 1. TÊN DỰ ÁN: TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ, HOÁ HỌC, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, VĂN HỌC, TIN HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN SINH LỚP 10 CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG NHUỆ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức: 1. Môn Sinh học Lớp 10 9 TÊN BÀI Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái; Bài 50: Hệ sinh thái; Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường; Bài 54-55: Ô nhiễm môi trường; Bài 58-59-60: Bảo vệ môi trường. NỘI DUNG LIÊN QUAN Vai trò của nước với tế bào và cơ thể Khái niệm môi trường sống Khái niệm hệ sinh thái Khái niệm ô nhiễm, ô nhiễm môi trường nước Các nguyên nhân gây ra các ô nhiễm môi trường nước 2. Môn Toán Thống kê, xử lí số liệu 3. Môn Địa lí 9 Vị trí địa lí Hà Nội Bài 41- Địa lí địa phương- Địa lí Hà Nội 10 Biện pháp giữ gìn và bảo vệ môi trường sống Bài 15: Bảo vệ môi trường và Khái niệm môi trường và các loại phòng chống thiên tai tài nguyên thiên nhiên Bài 56 (SGK nâng cao): Môi Thực trạng, nguyên nhân gây ô trường và tài nguyên thiên nhiên nhiễm nguồn nước sông Nhuệ. Bài 58: Thực hành tìm hiểu một Hậu quả của việc ô nhiễn nước số vấn đề môi trường của địa lí sông Nhuệ địa phương Biện pháp giảm ô nhiễm môi Page 1 trường nước sông Nhuệ Nhiệm vụ cụ thể của học sinh Biện pháp sử dụng và bảo vệ môi trường 4. Môn Hóa học 11 Bài 4: Sự điện li của nước, pH, chất chỉ thị axit bazơ 12 Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch Bài 50: Nhận biết một số chất khí Các nhận biệt pH axit/bazơ Biết cách nhận biết anion gây ô nhiễm môi trường trong dung dịch Biết cách nhận biết chất khí gây ô nhiễm môi trường trong dung dịch Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô Bài 58: Hoá học vấn đề ô nhiễm nhiễm môi trường nước môi trường Nhận biết nước ô nhiễm bằng phương pháp vật lí, hoá học Phương pháp định tính, định lượng các chỉ tiêu sinh hóa: BOD, DO, COD, chất lơ lửng. Biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường nước theo phương pháp hoá học kết hợp với vật lí, sinh học 5. Môn Vật lí Phương pháp xác định nhiệt độ, màu, mùi, độ dẫn điện nước 6. Môn Tin học 10 Bài 14: Khái niệm về soạn thảo Kĩ năng trình bày văn bản trên máy văn bản tính (phần mềm powerpoint, word, Bài 15: Làm quen với Microsoft excel, phần mềm xử lí hình ảnh) word Bài 16: Định dạng văn bả Tìm kiếm thông tin trên Internet Bài 17: Tạo và làm việc với văn bản Gửi và nhận thông tin qua mail Bài 20: Sử dụng trình duyệt Internet explore Bài 21: Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin Page 2 7. Môn GDCD 10 Bài 15: Công dân với vấn đề cấp Luật môi trường thiết của nhân loại 11 Bài 12: Chính sách tài nguyên và Tuyên truyền ý thức của công dân bảo vệ môi trường đối với bảo vệ môi trường 8. Môn Văn học 10 Tuần 5: Thực hành lập dàn ý viết đoạn văn theo yêu cầu khác nhau Rèn luyện kĩ năng viết, trình bày Tuần 11: Đọc hiểu văn bản, đọc bài văn khoa học tích luỹ thông tin Tuần 18: Phong cách ngôn ngữ văn sinh hoạt Tuần 20: Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản trong thuyết minh Tuần 30: Trình bày một số vấn đề 2.2. Kỹ năng 2.2.1. Kĩ năng tự học: - Xác định cơ sở khoa học của ô nhiễm môi trường: các khái niệm, các tiêu chí xác định ô nhiễm môi trường nước, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. - Xác định mức độ ô nhiễm ở sông Nhuệ đoạn chảy qua Thành phố Hà Nội. - Xác định ảnh hưởng của sự ô nhiễm sông Nhuệ Hà Đông đến sức khỏe người dân địa phương. - Đề ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ Hà Đông. - Lên kế hoạch tuyên truyền các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở sông Nhuệ. 2.2.2. Kĩ năng tư duy sáng tạo - Sông Nhuệ Quận Hà Đông bắt đầu ô nhiễm từ khi nào? - Những hoạt động nào gây ra ô nhiễm môi trường nước tại sông Nhuệ Quận Hà Đông? - Sông Nhuệ Quận Hà Đông bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thế nào? + Chính quyền địa phương và người dân đã làm gì để khắc phục sự ô nhiễm nước của sông Nhuệ Quận Hà Đông? Page 3 + Tại sao những giải pháp mà chính quyền địa phương thực hiện để cải tạo sông Nhuệ Quận Hà Đông vẫn chưa mang lại hiệu quả? + Sử dụng biện pháp chế tài nào để ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của cá nhân hoặc tổ chức? + Số người mắc bệnh ngoài da sẽ tăng 50% trong vòng 5 năm tới nếu sông Nhuệ Quận Hà Đông tiếp tục ô nhiễm nặng hơn. 2.2.3. Kĩ năng giao tiếp Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp. 2.2.4. Kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) + Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan + Sử dụng các phần mềm: exel, SPSS để xử lí số liệu, powerpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo cáo. 2.2.5. Kĩ năng tính toán - Thành thạo các phép tính cơ bản: + Lập bảng số liệu, thống kê bảng phỏng vấn. + Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của môn Sinh học); (Viết cụ thể và tường minh) 2.2.6. Các kĩ năng khoa học - Quan sát được màu, mùi của nước, quan sát được các kết quả thí nghiệm, quan sát sinh vật dưới KHV, quan sát môi trường tổng quan xung quanh sông Nhuệ Quận Hà Đông, quan sát được hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương. - Xây dựng được các câu hỏi khảo sát người dân địa phương về ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Nhuệ quận Hà Đông đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. - Xây dựng được phiếu khảo sát thông tin người dân để biết được một số biện pháp mà địa phương và người dân đã thực hiện để góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ quận Hà Đông. Rút ra các kết luận từ các số liệu thu được về tình trạng ô nhiễm nước ở sông Nhuệ quận Hà Đông, sự ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Nhuệ quận Hà Đông đến sức khỏe và đời sống người dân. 2.3. Thái độ - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nước sông Nhuệ nói riêng, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nói chung - Yêu thích các môn học và biết vận dụng kiến thức liên môn vào học tập môn Sinh học làm cho môn học trở nên hấp dẫn hơn. 3. Đối tượng dạy học - Học sinh trường THPT Lê Lợi Page 4 Tiêu chí lựa chọn học sinh (sở thích đặc biệt, kiến thức, kinh nghiệm/kĩ năng): + Có sở thích tìm hiểu môi trường sống, sở thích môn Sinh học và Địa lý. + Có kiến thức hiểu biết về phong tục tập quán của người dân địa phương. + Có khả năng làm phóng viên, sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng máy ảnh, ghi âm. + Có kĩ năng hoạt động nhóm và có khả năng thuyết trình. + Có khả năng sưu tầm tư liệu, khả năng xử lí thông tin. + Ưu tiên cho các học sinh sinh sống trên địa bàn Quận Hà Đông. - Số lượng: 200 học sinh + Số lớp: 5 lớp + Khối lớp: Khối 10 4. Ý nghĩa của bài học 4.1. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học theo chủ đề, dự án sẽ giúp cho học sinh phát triển được tư duy, biết vận dụng những kiến thức đã học của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một chủ đề. - Dự án hỗ trợ tích cực cho các môn như: Toán học, Địa lí, Hoá học, Giáo dục công dân, Tin học, Văn học. - Phát triển được kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lí, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng tính toán, kĩ năng phân tích, tổng hợp, trình bày vấn đề, kĩ năng quan sát phát hiện vấn đề. 4.2. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống Qua chủ đề thấy được ý nghĩa thực tiễn: + Phát hiện được hiện trạng ô nhiễm môi trường nước của sông Nhuệ Quận Hà Đông: mùi hôi nồng nặc, màu nước đen với nhiều bọt, nước sinh hoạt ô nhiễm. + Phát hiện được hiện trạng sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ Quận Hà Đông đến đời sống người dân: nhiều người mắc các bệnh về hô hấp, ngoài da, tiêu hóa. + Biết nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ Quận Hà Đông: chủ yếu do nhà máy xử lí nước thải sinh hoạt và do ý thức người dân chưa tốt. + Đề ra giải pháp hạn chế và khắc phục sự ô nhiễm môi trường nước tại sông Nhuệ Quận Hà Đông. + Có ý thức bảo vệ môi trường nước và môi trường sống xung quanh mình. 5. Thiết bị dạy học và học liệu Page 5 5.1. Thiết bị dạy học 5.1.1. Phần chuẩn bị của giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, loa ngoài. - Các hình ảnh, video tư liệu. - Phiếu phân công nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh. 5.1.2. Phần chuẩn bị của học sinh: - Tổ chức làm việc nhóm. - Thu thập tư liệu, tìm kiếm, tổng hợp thông tin dưới dạng word và powerpoint - Báo cáo sản phẩm đã nghiên cứu. 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2007. - Sử dụng phần mềm Violet tải từ Internet. - Sử dụng máy ảnh, điện thoại để ghi âm, chụp ảnh. 6. Kế hoạch thực hiện dự án học tập 6.1. Thời gian thực hiện: (khoảng 10 ngày, kết thúc chậm nhất là ngày 15/12/2014) Ngày bắt đầu dự án: 5/12/2014 Ngày kết thúc dự án: 15/12/2014 Thời gian thực hiện: 10 ngày 6.2. Mô tả bước thực hiện Các bước Thời Mô tả bước thực hiện chính gian Hoạt động của giáo viên: Thông qua mục đích dự án; Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm; Tổ chức thảo luận để thống nhất kế hoạch hoạt động; Định hướng nguồn tài liệu và thống nhất địa điểm thực hiện dự án; Trình kế Chuẩn bị hoạch cho Ban giám hiệu phê duyệt; Liên hệ tới các cơ thực hiện dự 1 ngày quan , tổ chức có liên quan đến dự án. án Hoạt động của học sinh:Báo cáo bằng văn bản sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm; Xây dựng khung kế hoạch công việc cần thực hiện; Báo cáo dự kiến thời gian hoàn thành của nhóm với giáo viên. Hoạt động của giáo viên: Thông báo tới giáo viên chủ Khởi động 1 ngày nhiệm và giáo viên bộ môn có liên quan; Thông báo tới gia dự án đình phụ huynh có học sinh tham gia. Page 6 Các bước chính Thời gian Mô tả bước thực hiện Hoạt động của học sinh: Học sinh đăng kí thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hoạt động của giáo viên: - Tập huấn các kỹ năng hỗ trợ học sinh thực hiện dự án (Phần mềm photostory; googlesite; Skype) - Theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm. Hướng dẫn học sinh cách khai thác thông tin cho hiệu quả. Thực hiện Hoạt động của học sinh: Cá nhân tiến hành thu thập 6 ngày nhiệm vụ thông tin, điều tra tìm hiểu thực tế, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Ghi âm, chụp ảnh, quay phim thực tế. Phát phiếu khảo sát người dân địa phương. Thực hiện thí nghiệm trong phòng thực hành xác định 1 số chỉ tiêu sinh hóa đánh giá mức độ ô nhiễm nước tại kênh Ba Bò. Xử lí số liệu thông tin đã lấy được. Hoạt động của giáo viên: Hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm sao cho khoa học, sinh động, dễ hiểu trên cơ sở ý tưởng của các em đã có. Hoạt động của học sinh: Sắp xếp các thông tin thu thập Trình bày được và trình bày theo ý tưởng của nhóm. Phát huy tối đa 1 ngày sản phẩm tính sáng tạo, sự lôgic giữa các nội dụng của sản phẩm. Sản phẩm được tạo ra là các bài thuyết trình, các câu chuyện hình ảnh và các video clip. Trình diễn thời trang, đóng kịch. Hoạt động của giáo viên: Nghe báo cáo sản phẩm và đánh giá Hoạt động của học sinh: + Báo cáo kết quả thu được khi thực hiện dự án. Nội dung Báo cáo sản báo cáo tập trung vào các nội dung sau: phẩm 1 ngày - Báo cáo kết quả tìm hiểu - Chia sẻ kinh nghiệm làm dự án - Đánh giá phương pháp học theo dự án + Nhận xét phần báo cáo của các nhóm khác. + Chia sẻ lên mạng bài báo cáo Page 7 6.3. Nhiệm vụ học tập của học sinh Mỗi học sinh trong lớp: Tự thu thập tài liệu liên quan đến các khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường nước, các tác nhân gây ô nhiễm, các biện pháp hạn chế ô nhiễm. Sưu tầm từ SGK, mạng Internet và thư viện giáo viên. Nhó m 1 Nhiệm vụ Thời Người thực gian hiện Tìm hiểu vị trí địa lí của 1 6 học sinh quận Hà Đông, vị trí địa buổi lí của sông Nhuệ, vai trò sông Nhuệ xưa và nay. Phương pháp thực hiện Sưu tầm từ báo, mạng Internet và thư viện, thực địa. 2 Tìm hiểu thực trạng ô 1 nhiễm và hậu quả gây ra buổi ô nhiễm của sông Nhuệ đối với sức khoẻ, đời sống của người dân ven sông Nhuệ 6 học sinh Sưu tầm từ báo, mạng Internet và thư viện, thực địa, thực tế. Khảo sát bằng phiếu điều tra 3 Tìm hiểu nguyên nhân 1 gây ra ô nhiễm môi buổi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội 8 học sinh Sưu tầm từ báo, mạng Internet và thư viện, thực địa; khảo sát thực tế 4 Tìm hiểu về thành phần 1 sinh vật chỉ thị, chỉ số buổi COD, BOD, DO trong khu vực Sông Nhuệ. - Đo độ pH ở các khu vực khác nhau ở sông Nhuệ. - Lấy mẫu nước đánh giá màu sắc, mùi của nước sông Nhuệ. 6 học sinh Sư tầm kết quả thí nghiệm xác định coliform, tổng số sinh vật hiếu khí. BOD, DO, COD, chất lơ lửng Page 8 Sản phẩm File tài liệu: kênh chữ, ảnh chụp File tài liệu: kênh chữ, kênh hình, mẫu nước mặt. File tài liệu: kênh chữ, kênh hình Bảng số liệu sinh vật chỉ thị. Bảng số liệu các chỉ tiêu đo được, minh họa dưới 5 - Tìm hiểu giải pháp của 1 địa phương trong việc xử buổi lý nguồn nước bị ô nhiễm tại sông Nhuệ. 4 học sinh 6 - Tự thiết kế trang phục 2 thời trang và biên kịch 1 buổi đoạn kịch ngắn mang xu hướng bảo vệ môi trường - Trình diễn vào ngày báo cáo tổng kết dự án 8 học sinh dạng biểu đồ, hình ảnh Sưu tầm từ File tài báo, mạng liệu. Internet và thư viện, thực địa. Thiết kế quần áo từ phế liệu: Giấy vụn, báo, ni lông… Sản phẩm thời trang, kịch trình diễn thời trang 7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 7.1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài của các nhóm. GV: Mở bài (4 phút). Giới thiệu chủ đề Môi trường là vấn đề mà cả thế giới đang rất quan tâm. Đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm môi trường. Sau khi học xong bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước. Chúng ta cũng biết nước có vai trò rất quan trọng với sự sống, nước trên Trái Đất không bao giờ cạn kiệt do có vòng tuần hoàn, nhưng thực tế nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm nặng. Cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chủ đề: Ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. Để thực hiện chủ đề này các em sẽ vận dụng kiến thức liên môn của nhiều môn học như: Môn Đia lí, môn Hóa học, môn Vật lí, môn Tin học, môn Văn và môn GDCD. Nhiệm vụ cô đã giao từ tuần trước, hôm nay chúng ta sẽ báo cáo kết quả tìm hiểu. Page 9 Chủ đề: Ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG THỜI GIAN: 10 PHÚT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC NỘI DUNG CHÍNH SINH I.Khái niệm môi trường CH1: Nêu khái niệm về môi trường sinh vật? 1 Khái niệm môi trường sinh vật - HS trả lời - GV chuẩn kiến thức: Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. * Kiến thức liên môn theo chủ đề Trong các môn: Địa lí, Hóa học, GDCD cũng đưa ra khái niệm môi trường. Môi trường là phần không gian bao Còn ở môn Sinh khái niệm môi trường được quanh sinh vật mà ở đó, các yếu tố cấu hiểu như sau: tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật: Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước và môi trường sinh vật. CH2: Thế nào là ô nhiễm môi trường nước? 2. Ô nhiễm môi trường nước HS: trả lời. GV chuẩn kiến thức: Ô nhiễm nước là hiện tượng làm thay đổi thành phần tính chất của nước, phần lớn do các hoạt động khác nhau của con người gây ra. GV: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chủ đề: Môi Trường nước. Đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên sông Nhuệ. Con sông có chảy qua địa bàn quận Hà Đông nơi chúng ta đang sống và học tập. Chúng ta sẽ đánh giá thực trạng và ảnh hưởng trực tiếp của sông Nhuệ đến đời sống của dân cư quận Hà Đông và tìm hiểu nguyên nhân, các biện pháp phòng chống ô nhiễm. Page 10 Để thực hiện chủ đề này, cô đã phân công nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu các thông tin về sông Nhuệ và hôm nay chúng ta sẽ cùng nghe báo cáo sản phẩm của từng nhóm. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜN NƯỚC SÔNG NHUỆ THỜI GIAN: 50 PHÚT Hoạt động nhóm: Yêu cầu chung cho tất cả các nhóm: - Thời gian 10 phút - Đại diện nhóm lên trình bày, 1 HS điều khiển máy tính. - Học sinh khác lắng nghe, có thể đặt câu hỏi. GV: Ngược dòng thời gian, mời các em hãy tìm hiểu vị trí địa lí và vai trò của con sông Nhuệ những năm 70 và hiện nay phần trình bày của nhóm 1. NHÓM 1. (10 phút) Vận dụng kiến thức môn Địa lí giới thiệu vị trí địa lí và hình ảnh của sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội. HS thứ nhất điều khiển máy tính, HS thứ 2 thuyết trình và chỉ bản đồ trên màn hình vị trí địa lí sông Nhuệ đặc biệt đoạn chảy qua Hà Nội và quận Hà Đông. Nêu lên vai trò của sông Nhuệ đối với các địa phương trong khu vực. GV: Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi? Câu hỏi dự kiến: + Chiều dài của sông Nhuệ là bao nhiêu? + Vai trò của sông Nhuệ trước đây và hiện nay khác nhau như thế nào? Thông tin: Chìều dài 74Km; trước đây dùng để tắm giặt, dùng nước để ăn. GV chuẩn kiến thức: Page 11 II. Môi trường nước sông nhuệ 1. Vị trí địa lí - Sông Nhuệ nằm trong toạ độ 200- 210 vĩ độ Bắc và 1050 _ 106030’ kinh độ Đông. GV. Như vậy dòng sông Nhuệ trước đây có vai trò rất quan trọng với người dân sống ven sông Nhuệ, nước sông Nhuệ có thể dùng để tắm, ăn uống. Nhưng hiện nay, dòng sông Nhuệ có còn mang nhiều ý nghĩa với người dân ven sông Nhuệ hay không? Mời các em đến với Phóng viên của nhóm 2 NHÓM 2 (10 phút) - HS thứ nhất: kính thưa cô và các bạn nhóm 2 xin gửi tới cô và các bạn những hình ảnh mà nhóm phóng viên chúng tôi đã tác nghiệp tại 1 vài địa điểm dọc sông Nhuệ để tìm hiểu về thực trạng môi trường nước và ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân. - HS thứ 2: Chiếu các hình ảnh về thực trạng. Qua nghiên cứu, chúng tôi khẳng định: nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm nặng. - HS thứ 3: Chúng tôi đã đi phỏng vấn người dân sống gần sông Nhuệ và thấy mức độ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân. GV hệ thống hoá kiến thức Page 12 - Sông Nhuệ chảy qua thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam bắt đầu từ cửa Liên mạc nối với sông Hồng và cuối cùng qua cống Phủ Lý vào sông Đáy. 2. Vai trò Những năm 70: - Dùng để tắm giặt, ăn uống sinh hoạt. - Nguồn cấp nước tiêu tiêu, phân lũ cho thành phố Hà Nội. Hiện nay: - Sông Nhuệ dùng để tiêu nước là chủ yếu. - Ít được sử dụng để tưới cây (do hàm lượng các chất gây ô nhiễm vượt quá định mức). - Là nhánh sông phân lũ cho hệ thống sông Hồng trong mùa lũ. - Là nơi tiêu thoát nước thải cho thành phố Hà Nội. 3.Thực trạng môi trường nước sông Nhuệ và những ảnh hưởng của nó. a. Thực trạng: - Nước sông đen ngòm, bốc mùi khó chịu. - Rác thải khắp nơi hai bên bờ sông. - Nhiều đoạn rác thải làm ách tắc dòng chảy. b. Ảnh hưởng - Số lượng ruồi muỗi ngày càng nhiều. - Mùi hôi thối rất khó chịu. - Bệnh tật ngày càng gia tăng như các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về da, hô hấp... GV dẫn: Nhóm 2 đã cho chúng ta thấy mức độ ô nhiễm và hậu quả nghiêm trọng của nó. Vậy nguyên nhân gây ra những hậu quả đó là gì? Phần này nhóm 3 sẽ trình bày kết quả tìm hiểu của mình. NHÓM 3: (10 phút) - Chiếu hình ảnh phỏng vấn người dân. 4. Nguyên nhân - Trình bày các nguyên nhân bằng sơ đồ tư duy. Giáo viên hệ thống hoá kiến thức: - Nước thải sinh hoạt: 61% tổng lượng nước thải ra sông Nhuệ - Nước thải công nghiệp - Nước thải y tế - Nước thải từ làng nghề dệt, làm bún, miến. - Chất rắn công nghiệp từ nhà máy. GV. Qua sản phẩm của nhóm 3, chúng ta thấy rất rõ nguyên nhân gây ra ô nhiễm sông Nhuệ chính là do con người gây ra. Vậy chúng ta sẽ tích hợp kiến thức của các môn: vật lí, hoá học, sinh học để tìm hiểu các chỉ số ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ thông qua hoạt động của nhóm 4. 5. Xác định một số chỉ tiêu ô nhĩêm NHÓM 4: (nhóm 4) môi trường nước sông Nhuệ - Học sinh 1 báo cáo kết quả, học sinh 2 điều khiển máy tính. - Đưa ra kết quả qua việc quan sát mẫu nước sông nhuệ + Mùi, màu sắc, trạng thái. + Kết quả đo độ pH mẫu nước sông ở 3 vị trí Page 13 (Cầu Trắng, Cầu Đen, đoạn sông cuối đường Thanh Bình) + Chỉ số COD, BOD, OD, chỉ số sinh vật, chỉ số lơ lửng. GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung GV hệ thống hoá kiến thức GV dẫn: Với những chỉ tiêu ô nhiễm rất nặng nói trên, Chính quyền, địa phương đã có những biện pháp gì để cứu dòng sông Nhuệ? NHÓM 5: (10 phút) Qua khảo sát, tìm hiểu các thông tin từ các nhóm, nhóm chúng tôi đã tập hợp được các biện pháp: - Đối với cấp thành phố - Đối với các cấp chính quyền địa phương. - Đối với các làng nghề. GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV hệ thống hoá kiến thức - Nước màu đen, mùi khó chịu, có nhiều chất lơ lửng. - pH mang tính kiềm nhẹ (7,0 -7,4) - Chỉ số COD, BOD, OD, chỉ số sinh vật, chất lơ lửng vượt nhiều lần so với định mức cho phép của nước loại B (nước dành cho nông nghiệp). 5. Biện pháp - Xử lí nghiêm với những nhà máy, cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp nước, rác thải ra sông Nhuệ. - Hỗ trợ kinh phí để bảo vệ dòng sông Nhuệ, thu gom rác thải thường xuyên. GV: Qua sản phẩm của các nhóm, chúng ta đã - Xây dựng hệ thống xử lí rác, nước nhìn thấy thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải thải sinh hoạt trước khi đổ trực tiếp ra pháp ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ. Là sông Nhuệ. công dân Thủ đô, đặc biệt là sống ở ven sông - Đặt các thùng đựng rác thải ven Nhuệ những học sinh THPT chúng ta cần phải sông. làm gì để bảo vệ môi trường sống nói chung và - Tuyên truyền tới từng hộ gia đình môi trường nước sông Nhuệ nói riêng? sống ven sông về: hậu quả, nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Nhuệ từ đó cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nước sông. Page 14 HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG THỜI GIAN: 20 PHÚT *Kiến thức liên môn theo chủ đề: Môn III. Trách nhiệm của công dân đối GDCD, Hoá học với vấn đề ô nhiễm môi trường sông GV yêu cầu HS: Nhuệ. - Thảo luận nhóm, sử dụng phương pháp khăn trải bàn - Thời gian trình bày 7 phút - Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 học sinh. - Trả lời câu hỏi: là những công dân thủ đô, các em phải làm gì để bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng? - Từng cá nhân hoàn thiện vào góc giấy A0 của mình, nhóm trưởng tổng hợp kiến thức ghi vào vị trí giữa. GV: Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày; nhóm khác nhận xét bổ sung - Giáo viên cho điểm cá nhân và nhóm; - Giáo viên hệ thống hoá kiến thức * Đối với học sinh: - Giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và các nơi công cộng để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Không vứt rác và xả nước thải bừa bãi đặc biệt là không đổ rác xuống GV dẫn: Trong khi chúng ta tìm ra giải pháp dòng sông. tổng thể cho việc giữ gìn bảo vệ môi trường - Có thái độ phê phán các hành vi tiêu nước sông Nhuệ, nhóm 6 đã thể hiện hành động cực gây ảnh hưởng đến môi trường giữ gìn và bảo vệ môi trường theo cách riêng nước sông Nhuệ. của họ. Vậy các mà các bạn bảo vệ trông trường - Cùng đoàn thanh niên tham gia các sống nói chung và nước sông Nhuệ nói riêng là chương trình xanh: Vớt rác dưới dòng gì? sông giúp khơi thông dòng chảy; hàng NHÓM 6 tuần thường xuyên tổng vệ sinh hai bên - Học sinh thứ nhất: giới thiệu về nhóm và nội bờ sông đoạn chảy qua địa phận quận dung thời trang và kịch. Hà Đông. Page 15 - Học sinh thứ 2: Quay video - Màn trình diễn thời trang: là những bộ quần áo được thiết kế từ giấy vụn, báo, nilông. - Đóng kịch tại lớp: chủ đề bảo vệ môi trường nước sông Nhuệ. 7. 3. CỦNG CỐ BÀI: (5 PHÚT) Câu 1: Từ các thông tin trên về nước thải ra từ cống xả sông Nhuệ Quận Hà Đông trên em hãy xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước của sông Nhuệ Quận Hà Đông? Câu 2: Với sự ô nhiễm môi trường nước, và các loại môi trường khác ở sông Nhuệ Quận Hà Đông hiện nay em hãy dự đoán những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người dân sống tại khu vực này? Câu 3: Theo em để giảm ô nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ Quận Hà Đông có thể sử dụng các giải pháp nào? Câu 4: Nếu em là chủ tịch Thành phố Hà Nội thì em có thể thực hiện được những giải pháp nào để góp phần phát triển bền vững môi trường nước tại địa phương? 7.4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ GIỜ HỌC (5 phút) - Giáo viên nhận xét giờ học chung, điểm tốt, điểm cần rút kinh nghiệm. - Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động nhóm: gồm hoạt động nhóm quá trình ( tham khảo thông tin từ phiếu đánh giá cá nhân do nhóm tự đánh giá), hoạt động nhóm báo cáo trình bày. 7.5. KIỂM TRA ĐÁNH GÚA KẾT QUẢ HỌC TẬP 7.5.1. Mục đích kiểm tra đánh giá. - Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng kiến thức Địa lí, Hoá học, Giáo dục công dân, Văn học, Tin học trong dạy học môn Sinh chủ đề: ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn Thành phố Hà Nội. 7.5.2. Kiểm tra, đánh giá Sau khi kết thúc quá trình dạy thực nghiệm, tôi thu thập toàn bộ thông tin và kết quả thực nghiệm, tiến hành kiểm tra – đánh giá trên 3 lớp thực nghiệm, thống kê, xử lý các kết quả thu được từ thực nghiệm trên các phương diện định tính và định lượng. Tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ngay sau khi kết thúc dạy thực nghiệm và đều được kiểm tra cùng một đề và cùng một tiêu chí đánh giá. Định tính: Phân tích bài kiểm tra của HS nhằm so sánh, đánh giá chất lượng làm bài ở các lớp thực nghiệm. Page 16 Định lượng: Tôi tiến hành đánh giá qua số liệu thống kê về điểm số bài kiểm tra. 7.6. Xử lý số liệu. 7.6.1. Phương tiện đánh giá. Trong quá trình thực nghiệm, tôi chủ yếu sử dụng các biện pháp chủ yếu là: - Căn cứ vào khả năng vận dụng của HS khi trả lời câu hỏi của GV hay làm bài tập để xác định mức độ nhận thức của HS: biết, hiểu, vận dụng. - Phiếu trắc nghiệm, phiếu thăm dò, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng hiểu biết và vận dụng dạy học tích hợp của GV và HS. - Phân tích các thông tin thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra. 7.6.2. Phân tích kết quả định tính. Căn cứ vào tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá gồm: - Những dấu hiệu nhận thức tích cực của HS trong quá trình dạy học: + Không khí lớp học + Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học. - Chất lượng các bài kiểm tra theo các tiêu chí: + Khả năng trả lời đúng các câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi khó trong bài kiểm tra. + Hiệu quả của việc vận dụng dạy học tích hợp vào quá trình dạy học. Các tiêu chí trên được cụ thể hóa trong các phiếu đánh giá, bài kiểm tra của HS. 7.6.3. Phân tích kết quả định lượng. Sau khi dạy học thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra, và xử lý số liệu thu được theo phương pháp thống kê toán học 7.7. Kết quả thực nghiệm. 7.7.1. Phân tích định tính. - Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học. Thông qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy rằng HS lớp TN có thái độ học tập tốt, HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chủ động tích cực tìm hiểu thông tin trên internet. Khi GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức Địa lí, Văn học, Vật lý và GDCD để giải quyết nhiệm vụ của bài học thì HS hăng hái, sôi nổi thảo luận và trình bày ý kiến. Phát triển năng lực hoạt động nhóm. 7.7.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS. * Về mức độ hiểu bài ngay sau bài học: Đa số các em đều vận dụng được kiến thức trả lời câu hỏi phần củng cố, giải quyết các tình huống trong đời sống thực tế. Page 17 * Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm: Sau thực nghiệm tôi cho HS làm bài kiểm tra 15, để đánh giá độ bền kiến thức (khả năng lưu giữ thông tin của HS). Kết quả các bài kiểm tra cho thấy, phần lớn các em lưu giữ được thông tin rất tốt khoảng điểm từ khá đến giỏi chiếm tỉ lệ lớn 7.7.3. Phân tích định lượng. Kết quả thực nghiệm (Qua bài kiểm tra 15 phút). Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra – đánh giá được phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Cụ thể là: - Lập bảng thống kê các số liệu thu được. - Xác định các đại lượng thống kê đặc trưng: Trung bình, Phương sai, Mod của mỗi mẫu. - So sánh giá trị trung bình để đánh giá mức độ hiểu bài của HS. Kết quả bài kiểm tra ở các lớp TN được thể hiện ở Bảng 1.1. Các đại lượng thống kê như giá trị Trung bình cộng, Độ lệch chuẩn và Phương sai của dãy số liệu điểm số bài kiểm tra ở các lớp được thể hiện trong Bảng 3.2. Bảng 1.1: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra 15 phút. Lớp Điểm (xi) 1 TN 0 N 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 0 0 2 5 13 15 5 Phương án N TN 40 Bảng 1.2: Các đại lượng thống kê  x S2 5,87 2,13 40 S 1,46 Số liệu trong Bảng 1.2 cho thấy giá trị Trung bình cộng điểm của cao. Điều đó cho phép nhận định điểm trắc nghiệm ở các lớp tập trung quanh giá trị trung bình cộng, chứng tỏ các em có sự tiếp thu bài tốt Page 18 fi % 35 30 25 20 15 10 5 0 T N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Xi Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra 15 phút. 8. Sản phẩm của học sinh 1. Bài chuẩn bị nội dung kiến thức chuyên đề 2. Sản phẩm nghiên cứu hoạt động nhóm 3. Hình ảnh học sinh tham gia giờ học tích cực 4. Kết quả bài kiểm tra đánh giá cho học sinh Đánh giá: Đánh giá quá trình thực hiện dự án bao gồm: - Giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá quá trình (các bước thực hiện dự án) và tiêu chí đánh giá kết quả (sản phẩm). - Phương pháp đánh giá bao gồm có: Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá giữa các nhóm, giáo viên đánh giá học sinh. PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM (đánh giá đồng đẳng) Page 19 Tên người/ nhóm đánh giá Tổng điểm:...................../100 Tên dự án: Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG NHUỆ Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 STT Tiêu chí 1 2 Tên chủ đề Dữ liệu và nội dung 3 Giải thích 4 Trình bày 5 Tổ chức báo cáo 6 Hiểu nội dung 7 Tính sáng tạo của nhóm 8 Tư duy tích cực 9 Làm việc nhóm 10 Ấn tượng chung Tổng điểm: Page 20 Ghi chú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146