Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm y...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
201
47
86

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH =======  ====== MAI KHÁNH VÂN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội, tháng 03 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả của sự làm việc nghiêm túc, nỗ lực nghiên cứu, phân tích của riêng bản thân tôi. Mọi thông tin và số liệu trong luận án này đều trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN ÁN MAI KHÁNH VÂN 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................2 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ ..........................................................................3 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ...................................................24 1.1. Bản chất, vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính .............................24 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết .............................................................................................................29 1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết .....................32 Kết luận chương 1 ..................................................................................................56 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................................................57 2.1. Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................................................57 2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam .............................................................65 2.3. Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................96 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................100 Kết luận chương 2 ................................................................................................102 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .........................................................103 3.1.Định hướng phát triển ngành xây dựng trong thời gian tới : .........................103 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................105 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................127 Kết luận chương 3 ................................................................................................138 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NCS .........................................................................................................................140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141 PHỤ LỤC LUẬN ÁN 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Ý nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CP Cổ phần 3 CTCP Công ty cổ phần 4 KNTT Khả năng thanh toán 5 LN Lợi nhuận 6 LNST Lợi nhuận sau thuế 7 PTTC Phân tích tài chính 8 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản 9 ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 13 ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 12 TSCĐ Tàisảncốđịnh 11 TSDH Tài sản dài hạn 14 TSNH Tài sản ngắn hạn 15 TTCK Thị trường chứng khoán 16 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước 18 VCĐ Vốn cố định 19 VCSH Vốn chủ sở hữu 17 VKD Vốn kinh doanh 20 VLĐ Vốn lưu động 21 XDCB Xây dựng cơ bản 22 XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu khái quát về cổ phiếu niêm yết ngành xây dựng . 58 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính bình quân của các công ty xây dựng niêm yết ................................................................................................................... 58 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trung bình của các công ty xây dựng niêm yết năm 2014 .............................................................................. 59 Bảng 2.4: Thống kê số lượng công ty cổ phần xây dựng niêm yết theo thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến tháng 10/2014 ................... 61 Biểu đồ 2.1: Phân loại công ty cổ phần xây dựng niêm yếttheo hình thức sở hữu .................................................................................................................. 62 Biểu đồ 2.2 : Phân loại công ty cổ phần xây dựng niêm yết theo quy mô vốn điều lệ .............................................................................................................. 63 Bảng 2.5 : Hệ thống chỉ tiêu phân tích theo quy định của UBCKNN ........... 68 Bảng 2.6: Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình thức sở hữu Nhà nước ............................................................................................ 72 Bảng 2.7 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước đã công bố theo quy định của UBCKNN ................................................................................................. 73 Bảng 2.8 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình thức sở hữu tư nhân ................................................................................................ 76 Bảng 2.9 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư nhân đã công bố theo quy định của UBCKNN ........................................................................................................ 77 Bảng 2.10: Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có vốn điều lệ thực tế trên 120 tỷ đồng .............................................................................. 80 Bảng 2.11 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ trên 120 tỷ đã công bố theo quy định của UBCKNN ........................................................................................................ 81 4 Bảng 2.12 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có vốn điều lệ thực tế dưới 120 tỷ đồng ............................................................................ 83 Bảng 2.13 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ dưới 120 tỷ đã công bố theo quy định của UBCKNN ........................................................................................................ 84 Hình 2.1 : Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của Tổng công ty cổ phần XNK và xây dựng Việt Nam (mã VCG) ............................................... 87 Hình 2.2 : Tổng tài sản, doanh thu, Luân chuyển thuần của Công ty cổ phần Sông Đà 10 (mã SDT) .............................................................................................. 88 Hình 2.3: Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty cổ phần Sông Đà 10 (mã SDT) .................................................................................................... 90 Hình 2.4 : Tỷ suất Giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần của Công ty cổ phần Lilama 5 (mã LO5) ................................................................................ 91 Hình 2.5: Vòng quay nợ phải thu của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG) ....92 Hình 2.6 : Kỳ thu tiền bình quân của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG) .....92 Hình 2.7 : Tỷ suất sinh lời của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và địa ốc Hòa Bình ( mã HBC) ...................................................................................... 93 Hình 2.8: Lợi nhuận bình quân một cổ phiếu thường đang lưu hành (EPS) của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam ( mã PVX) ..................................... 94 Hình 2.9 : Luân chuyển tiền thuần của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Mã VC7) ................................................................................................................ 95 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng ........................... 103 Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013, 2014 theo giá hiện hành (nghìn tỷ đồng) .................................................................................... 104 Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng ngành xây dựng (tỷ VNĐ) .......................... 105 Bảng 3.2 : Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích cho các công ty xây dựng niêm yết theo quy định của UBCKNN ........................................................ 106 5 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản của các công ty xây dựng niêm yết ........................................................................................ 108 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty xây dựng niêm yết ........................................................................................ 110 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình thình tài trợ của các công ty xây dựng niêm yết ........................................................................................ 114 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết ............................................ 115 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích KNTT của các công ty xây dựng niêm yết theo công trình ............................................................................... 117 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của công ty xây dựng niêm yết........................................................... 118 Bảng 3.9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của công ty xây dựng niêm yết ............................................................................ 119 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích khái quát khả năng sinh lợi cho các công ty xây dựng niêm yết ..................................................................... 120 Bảng 3.11: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần của các công ty xây dựng niêm yết .............................................................. 121 Bảng 3.12: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền của các công ty xây dựng lien kết .............................................................................. 122 Bảng 3.13 : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trưởng của các CTCP xây dựng niêm yết .............................................................................. 123 Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu giúp nhận diện rủi ro tài chính trong các CTCP xây dựng niêm yết ....................................................................... 125 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, so với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Do đó : Thứ nhất, cần có hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với những đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của ngành xây dựng Chính vì ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành, điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất, quản lý tài chính, do đó cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là hết sức cần thiết nhằm phục vụ mục đích minh bạch thông tin và quản trị trong nội bộ các công ty xây dựng niêm yết Mặc dù đã trải qua hơn 15 năm phát triển, tuy nhiên Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được công nhận là thị trường phát triển, quy mô thị trường còn rất nhỏ bé. Một trong những lý do quan trọng khiến thị trường chưa thực sự phát triển là bởi thông tin tài chính mà các công ty niêm yết (quy định hiện hành gọi chung là các “tổ chức niêm yết”) công bố thiếu sự minh bạch, chậm và chưa phản ánh đầy đủ, đúng tình hình thực tế diễn ra tại doanh nghiệp. Hơn nữa các chủ thể tham gia thị trường rất đa dạng, bao gồm cả nhà 7 đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ, khả năng tiếp cận và phân tích các thông tin tài chính cũng khác nhau. Do đó, việc thiếu minh bạch và thiếu đầy đủ trong thông tin tài chính mà các tổ chức niêm yết công bố làm ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của các chủ thể tham gia thị trường, làm giảm tính hấp dẫn và giá của cổ phiếu. Chính vì thế, để giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có thể dễ dàng tiếp cận, phân tích và đưa ra các quyết định của mình thì các tổ chức niêm yết cần thiết phải công bố một hệ thống thông tin tài chính minh bạch, đầy đủ rõ ràng. Trong đó hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là bộ phận thông tin quan trọng, không thể thiếu cần phải hoàn thiện để góp phần cung cấp thông tin tài chính một cách tổng hợp, đầy đủ về tình hình tài chính của tổ chức niêm yết cho các chủ thể quan tâm. Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn và giá của cổ phiếu trên thị trường thì bản thân các tổ chức niêm yết phải có tình hình tài chính lành mạnh, ổn định và phát triển bền vững. Do đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cũng cần hoàn thiện để phản ánh đầy đủ, chính xác và rõ ràng tình hình tài chính, làm cơ sở hữu ích để các nhà quản trị đưa ra những quyết định quản trị tài chính của đơn vị mình một cách chính xác và kịp thời Chính vì thế, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu ứng dụng trong phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và khảo sát thực trạng sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong ở các doanh nghiệp này. 8 Mục tiêu cụ thể : Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể bao gồm : - Làm rõ bản chất, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và nội dung của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết; - Phản ánh và đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính áp dụng trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quy định và thực tế vận dụng tại các công ty này; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo 2 hệ thống : hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết phải công bố theo quy định của pháp luật hiện hành và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị nội bộ tại các công ty này. - Đưa ra các điều kiện thực hiện giải pháp. 3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm : các vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính; quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ mục đích công bố thông tin và sử dụng trong nội bộ các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về lý luận : Phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề liên quan đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty niêm yết Về thực tiễn : Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở những chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công xây dựng niêm yết trên thị trường 9 chứng khoán Việt Nam theo 2 khía cạnh : phải công bố công khai cũng như thực tế đang sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Những chỉ tiêu phân tích tài chính mà các công ty xây dựng niêm yết đã công bố, theo quy định của pháp luật trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam được luận án thu thập thông qua các tài liệu công khai trên thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích sử dụng trong nội bộ công ty xây dựng niêm yết là những chỉ tiêu phân tích tài chính chuyên sâu, được tác giả thu thập theo phương pháp khảo sát. Số liệu minh họa thực tế được lấy ở một số các doanh nghiệp có tính điển hình cho hình thức sở hữu và quy mô vốn điều lệ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của phân loại, phân tích, phân tổ thống kê và xử lý số liệu thống kê, khảo sát, phỏng vấn và tổng hợp kết quả, tư duy logic, và các phương pháp khác..Dữ liệu của luận án đã được tiến hành thu thập từ hai nguồn: - Nguồn dữ liệu được công bố công khai trên thị trường chứng khoán bao gồm : cáo tài chính năm (đã được kiểm toán), các báo cáo tài chính giữa niên độ, bản cáo bạch, báo cáo kiểm toán, báo cáo ban kiểm soát, báo cáo của hội đồng quản trị, báo cáo của ban giám đốc.. - Nguồn dữ liệu sử dụng trong nội bộ các công ty xây dựng niêm yết : Luận án thu thập thông tin qua phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị trong các công ty xây dựng niêm yết bao gồm : Ban giám đốc, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát.. Câu hỏi nghiên cứu : Trên cơ sở xác định được mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận án đưa ra các câu hỏi khảo sát hướng vào mục đích nghiên cứu, dựa trên các câu hỏi nghiên cứu với nội dung chủ yếu như sau : 10 - Nhu cầu sử dụng thông tin của các chủ thể khác nhau từ hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính như thế nào? - Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến các quyết định tài chính của các chủ thể liên quan? Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để các chủ thể ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn (chiến lược) như thế nào? - Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần được hoàn thiện như thế nào để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để các chủ thể sử dụng? 6. Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là công cụ quan trọng để thực hiện phân tích và quản trị tài chính.Trong và ngoài nước đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính công ty cổ phần và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính. Sau đây luận án tiến hành khái quát một số nghiên cứu chính ở trong và ngoài nước liên quan đến nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần và hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có nội dung liên quan đến phân tích tài chính của công ty cổ phần - Năm 1995 trong công trình nghiên cứu “Kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp”, các tác giả GS.TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, và TS Vương Đình Huệ đã nghiên cứu về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. Ở tác phẩm này, các tác giả nghiên cứu chủ yếu về phân tích tài chính, trong đó các chỉ tiêu tài chính là công cụ để phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên công trình nghiên cứu trọng tâm về phân 11 tích tài chính của doanh nghiệp mà không trọng tâm vào xây dựng các chỉ tiêu phân tích tài chính. - Năm 2002, trong công trình nghiên cứu “Lập đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính”, PGS. TS Nguyễn Văn Công và các đồng tác giả (TS. Nguyễn Năng Phúc, TS. Trần Quý Liên) đã nghiên cứu nội dung, phương pháp lập, đọc, kiểm tra báo cáo tài chính; trong đó có nội dung phân tích các chỉ số tài chính. Cũng giống như công trình “Kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp”(1995) của các tác giả GS.TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, TS Vương Đình Huệ, các chỉ số tài chính trong công trình này được các tác giả đề cập đến như một công cụ để phân tích BCTC. Có thể thấy, công trình nghiên cứu về BCTC mà không trọng tâm vào xây dựng các chỉ số tài chính. - Năm 2003, trong công trình “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam”, TS. Nghiêm Văn Lợi đã nghiên cứu để hoàn thiện báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung, trong đó cũng có đề cập đến các chỉ tiêu phân tích tài chính như là một trong các công cụ quan trọng phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp. - Năm 2006, PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc và các đồng tác giả (PGS. TS. Nghiêm Văn Lợi, TS. Nguyễn Ngọc Quang) đã công bố công trình “Phân tích tài chính công ty cổ phần”. Đây là một công trình nghiên cứu sâu về phân tích tài chính của công ty cổ phần, trong đó đề cập đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần, các phương pháp phân tích tài chính công ty cổ phần và hướng dẫn quy trình áp dụng. Tuy nhiên hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính mà công trình đề cập đến là hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung cho công ty cổ phần mà không đặc thù riêng cho một ngành cụ thể. 12 - Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Mai Hương trong luận án tiến sỹ của mình với đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp hoàn thiện các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Miền Trung. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy luận án của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 12 doanh nghiệp khai thác khoáng sản dưới góc độ hiệu quả tài chính trong ngắn hạn. Các đề xuất của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương cũng tập trung vào hoàn thiện nội dung và phân tích hiệu quả kinh doanh mà không đi vào hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính. - Năm 2014, trong luận án tiến sĩ của mình với đề tài “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính cho các công ty cổ phần trong Tổng công ty xi măng Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Quyên (Học viện Tài Chính) đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là một khía cạnh trong hoàn thiện các nội dung phân tích tài chính cho các công ty cổ phần trong Tổng công ty xi măng Việt Nam. - Năm 1994, tác giả GS. Josette Peyrard trong công trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã nhắc đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính như là công cụ quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp - Năm 2001: Bài báo “Linking knowledge management strategy to business performance in construction organizations” của các tác giả Herbert S.Robinson, Patricia M.Carrillo, Chimay J.Anumba và Ahmed M.AlGhassani (Đại học Loughborough – Anh) đăng trong tạp chí Researchers in Construction Management số 1 năm 2002 (các trang từ 577 đến 586) đã phân tích mối quan hệ giữa quản trị tài chính với hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty xây dựng ở Anh. 13 Tóm lại, Các công trình khoa học nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về phân tích tài chính của công ty cổ phần đều thống nhất ở quan điểm coi hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là công cụ quan trọng trong phân tích BCTC và phân tích tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các công trình này các tác giả chỉ sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích làm công cụ phân tích mà không trọng tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có nội dung liên quan đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính. - Năm 1999: Luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Trọng Cơ đã đi vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty cổ phần phi tài chính tại Việt Nam. Luận án đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu này được tác giả xây dựng cho các công ty cổ phần phi tài chính nói chung ở Việt Nam. - Năm 2002: Luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam”), tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã trọng tâm vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu có nội dung rất gần với đề tài nghiên cứu của luận án. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp này. Mặc dù đạt được những thành công trong đề xuất hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung nhưng khía cạnh nghiên cứu của luận án tập trung vào phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích 14 không đặc thù riêng cho các doanh nghiệp xây dựng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Năm 2008 : Tác giả Trần Thị Minh Hương trong luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” đã đi vào hệ thống hóa hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính một cách khá hệ thống và chi tiết. Tuy nhiên, trong nội dung hoàn thiện, luận án chỉ tập trung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho riêng Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. - Năm 2009: Tác giả Nguyễn Văn Hậu trong luận án tiến sỹ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh” lại trọng tâm viết về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp thương mại và nhằm mục đích phục vụ quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. - Năm 2010: Tác giả Nguyễn Thị Quyên (Đại học kinh tế quốc dân) trong luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính chung cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là công trình nghiên cứu có nội dung gần với đề tài của luận án. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị Quyên đã đi vào hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính chung cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết thuộc nhiều ngành nghề khác nhau (như bất động sản, dược phẩm, chế biến thực phẩm..), mà không xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo đặc thù riêng của từng ngành - Năm 2013: Tác giả Nguyễn Thị Minh Hải trong luận án của mình về đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải” 15 lại đề cập đến các chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng trên góc độ là nhóm các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những công ty xây dựng nhưng lĩnh vực xây dựng chính là xây dựng các công trình giao thông và thuộc Bộ Giao thông vận tải. Hơn nữa, hệ thống chỉ tiêu mà luận án trọng tâm hoàn thiện chỉ là một phần trong toàn bộ hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp - Năm 2014: PGS. TS Nghiêm Thị Thà và tập thể tác giả trong đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các ngân hàng thương mại” đề cập đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho riêng ngành ngân hàng, mà cụ thể là các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. - Bài báo “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm tăng cường công tác kiểm toán” của TS. Trần Quý Liên (Đại học Kinh tế quốc dân) đăng trên tạp chí kiểm toán (số 43/năm 2011) lại đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng trọng tâm để phục vụ công tác kiểm toán. - Năm 2006: Cuốn sách “Key Management Ratios: The clearest guide to the critical numbers that drive your business” của tác giả Ciaran Walsh viết về các chỉ tiêu quan trọng sử dụng cho quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh như: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Tác giả cũng đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu trên. - Năm 2007: Tại Thái Lan, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Chulalongkorn (J.Thomas Connelly và Piman Limpaphayom) đã đưa ra mô hình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích trong các doanh nghiệp tại Thái Lan. Hệ thống này gồm 9 chỉ tiêu phân tích tài chính và phi tài chính : 5 chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và 4 chỉ tiêu phản ánh tình hình quản 16 trị doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được trình bày cụ thể trong cuốn sách “Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand” - Cuốn sách “Performance measurement and management control: superior organizational performance” do NXB Elsevier Ltd phát hành năm 2004 tập hợp một số bài viết của các tác giả liên quan đến vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, ảnh hưởng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và mô hình xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp. - Bài báo “Performance implications of strategic performance measurement in financial services firms” được đăng trên tạp chí Accounting, Organizations and Society (từ trang 715 đến 741- số 28 năm 2003) của các tác giả Christopher D. Ittner, David F. Larcker và Taylor Randall (Đại học Tổng hợp Pennsylvania và trường Đại học Tổng hợp Utah (Mỹ)) đã giới thiệu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nằm trong hệ thống đánh giá tài chính chiến lược cho các công ty cổ phần ở Mỹ. - Bài báo “Performance efficiency evaluation of the Taiwan’s shipping industry: an application of data envelopment analysis” của các tác giả Wen - 7 Cheng Lin, Chin - Feng Liu (Prof.), Ching - Wu Chu (Prof.) đăng trên tạp chí Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, số 5 năm 2005 (các trang 467 - 476) giới thiệu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính áp dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển của Đài Loan - Bài báo “Integrated Performance Measurement Systems: A Development Guide” của các tác giả Bititci US, Carrie AS, McDevitt LG trên tạp chí International Journal of Operations and Production Management, vol 17 số 6 do Nhà xuất bản MCB University Press (từ trang 522 đến trang 535 – 17 số tháng 5 và 6 năm 1997). Trong bài báo này, các tác giả đã nêu lên vai trò quan trọng của hệ thống chỉ tiêu phân tích nói chung trong quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các mô hình liên kết các chỉ tiêu phân tích ở các khía cạnh khác nhau của quá trình kinh doanh. - Bài báo “Performance Measurement: Questions for Tomorrow” của các tác giả Umit Bititci, Viktor Dörfler, Sai Nudurupati1 (Đại học Tổng hợp Strathclyde, Glasgow, UK), Patrizia Garengo (Đại học Tổng hợp Padova, Italy) đăng trên tạp chí Nghiên cứu SIOM Research Paper Series số 05 tháng 10/2009 của Đại học Glasgow, giới thiệu về xu hướng phát triển hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa Tóm lại, các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố đã chỉ rõ phương pháp, nội dung, cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp nói chung. Đặc biệt có luận án của tác giả Nguyễn Thị Quyên (Đại học kinh tế quốc dân-2012) đã viết về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết thuộc các ngành nghề khác nhau trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra đã có những công trình nghiên cứu sâu về hệ thống chỉ tiêu phân tích cho các công ty một số ngành nghề nói chung như ngành thương mại dịch vụ (luận án của tác giả Nguyễn Văn Hậu-2009), ngành hàng không (luận án của tác giả Nguyễn Thị Minh Hương-2010), ngành ngân hàng (đề tài cấp cơ sở của PGS.TS Nghiêm Thị Thà), và đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu phân tích cho ngành xây dựng (luận án của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang).. Tuy nhiên, nhận thấy tính đặc thù của ngành xây dựng và những yêu cầu quản trị cũng như công bố thông tin riêng của các doanh nghiệp khi đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố và nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công 18 ty xây dựng đã niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chính vì vậy, qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả đã quyết định đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam. 7. Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các tổ chức niêm yết phải công bố theo quy định của TTCK một số nƣớc trên thế giới Trên thế giới, thị trường chứng khoán các nước đã được hình thành từ những năm 1980, trải qua lịch sử hình thành và phát triển, mỗi quốc gia lại đưa ra những quy định riêng để điều hành thị trường của mình. Trong các quy định đó, có quy định về công bố thông tin và đặc biệt là các thông tin tài chính thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính của các thành viên niêm yết. TTCK Việt Nam còn non trẻ, việc tính toán các và công bố các chỉ tiêu phân tích cũng như các thông tin tài chính còn nhiều hạn chế, chính vì thế, việc chúng ta đi sau sẽ học hỏi thêm được những kinh nghiệm quý báu của các thị trường lâu năm trên thế giới. Các nước trên thế giới có thị trường chứng khoán phát triển lâu đời phải kể đến Mỹ - thị trường chứng khoán lâu đời nhất và quan trọng nhất thế giới (với Sở giao dịch chứng khoán New York, hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia Nasdaq..), thị trường chứng khoán Anh – thị trường chứng khoán lâu đời nhất Châu Âu (với Sở giao dịch chứng khoán London).. Ở Châu Á nổi bật có thị trường chứng khoán Trung Quốc (với Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến), Hồng Kông (với Sở giao dịch chứng khoán Hongkong), Nhật Bản (với Sở giao dịch chứng khoán Tokyo), Singapo (với Sở giao dịch chứng khoán Singapo - một trong những thị trường chứng khoán giao dịch sôi động nhất Châu Á), Hàn Quốc (với Sở giao dịch chứng khoán Hangseng – Một trong 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới)..
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất